Bát Nhã ngát hương sen.
Mong sớm được gặp cụ
Cùng nhau bàn lẽ huyền.
LÝ THƯỜNG KIỆT
(1019 - 1105)
Trong lịch sử dân tộc,
Đời nhà Lý, chín triều,
Đã làm được nhiều việc.
Vâng quả thật rất nhiều.
Bình Chiêm, mở lãnh thổ.
Đánh giặc Tống thành công.
Đạo Phật phát triển mạnh.
Dời đô về Thăng Long.
Đổi tên nước Đại Việt
Năm Một Không Năm Tư.
Vua đứng đầu nhà nước,
Công tâm và nhân từ.
Một chiếc chuông rất lớn
Đặt trước điện Long Trì.
Dân oan cứ đến gõ,
Kêu bất cứ việc gì.
Nước có hăm tư tỉnh.
Quan - tri phủ, tri châu.
Chủ yếu người hoàng tộc
Hoặc con cái nhà giàu.
Nhà Lý ban bộ luật
Năm Một Không Bốn Ba,
Dạng như luật Hình Sự,
Đầu tiên ở nước ta.
Quân đội gồm hai loại -
Cấm quân và địa phương.
Có cả bộ cả thủy,
Rất chặt chẽ, kỷ cương.
Vũ khí gồm giáo mác,
Đao kiếm và cung tên.
Có cả máy bắn đá,
Có xưởng đóng chiến thuyền.
Về ngoại giao, nhà Lý
Hòa hoãn với Bắc Phương.
Với Chiêm Thành, Đại Việt
Giữ quan hệ bình thường.
*
Giữa thế kỷ mười một,
Nhà Tống gặp khó khăn.
Nội tình đầy mâu thuẫn,
Ngân khố luôn nợ nần.
Chúng muốn đánh Đại Việt
Để giải quyết việc nhà,
Nhưng phải chịu thất bại
Trước quân và dân ta.
Bây giờ ta sẽ nói
Về vị tướng thiên tài
Đã đánh bại quân Tống.
Vị tướng ấy là ai?
Đó là Lý Thường Kiệt,
Một con người tài ba,
Một anh hùng dân tộc
Trong lịch sử nước ta.
Ông là tướng nhà Lý,
Đồng thời một hoạn quan,
Có công đánh quân Tống,
Giữ đất nước bình an.
Tên thật là Ngô Tuấn,
Hậu duệ Ngô Quyền xưa,
Ông quê huyện Quảng Đức,
Thuộc Gia Lâm bây giờ.
Bố ông làm Thái úy
Đời vua Lý Thái Tông,
Được vua ban quốc tính,
Do đức và do công.
Năm Một Không Bốn Mốt,
Nhờ khôi ngô, thông minh,
Ông được làm thái giám,
Vua cho theo bên mình.
Sau ông được thăng chức
Nội thị Sảnh đô tri
Lúc mới ba lăm tuổi,
Vinh hiển và quyền uy.
Rồi sau, tiến hơn nữa,
Dưới triều Lý Thánh Tông,
Làm Kiểm hiệu Thái bảo,
Chức quan hàng tam công.
Năm Một Không Sáu Một,
Ở Thanh Hóa, Nghệ An
Các tộc Mường quấy rối,
Vua sai ông trấn an.
Nhờ ông biết thuyết giảng,
Có lý lại có tình,
Cả năm châu, sáu huyện
Đã quy phục triều đình.
Năm Một Không Sáu Chín,
Ông đi đánh Chiêm Thành,
Bắt được vua Chế Củ,
Mở rộng đất nước mình.
Khi Càn Đức, bảy tuổi,
Lên ngôi báu, triều đình
Lục đục các phe cánh,
Đất nước chẳng an bình.
Lý Thường Kiệt ủng hộ
Phe Ỷ Lan phu nhân,
Nhờ thế mà mọi chuyện
May cũng ổn định dần.
*
Tể tướng Tống, An Thạch,
Năm Một Không Bảy Năm,
Xui vua đánh Đại Việt,
Một quyết định sai lầm.
Thấy trước âm mưu giặc,
Không đợi bị tấn công,
Lý Thường Kiệt chủ động
Cả đường bộ, đường sông
Tiến quân vào đất giặc,
Cùng Tôn Đản tướng quân,
Vượt qua các thành ải,
Chiếm châu Liêm, châu Khâm.
Năm Một Không Bảy Sáu,
Hai cánh quân gặp nhau,
Cùng bắt đầu vây hãm,
Quyết hạ thành Ung Châu.
Đó là một thành lớn,
Ngày nay là Nam Ninh,
Tướng Tô Giám cố thủ
Cùng ba vạn tinh binh.
Tướng giặc Trương Thủ Tiết
Đem quân đến giải vây,
Bị ông chém tại trận.
Sử Tàu chép trận này.
Cuối cùng Lý Thường Kiệt
Phải dùng kế hỏa công,
Bắn các chất dễ cháy
Như bùi nhùi, nhựa thông.
Ông còn bắt dân Tống
Chồng bao cát thật cao
Để quân lính Đại Việt
Vượt tường thành xông vào.
Thành Ung Châu thất thủ
Vào ngày thứ bốn hai.
Tướng Tô Giám tự tử,
Lửa ngùn ngụt trong, ngoài.
Sáu vạn người bị giết.
Cả Khâm Châu, Liêm Châu,
Con số là mười vạn.
Một thất bại thật đau.
Làm cỏ ba châu ấy,
Nhiều cảnh cũng đau lòng,
Lý Thường Kiệt ra lệnh
Quay trở về Thăng Long.
Ông bắt nhiều dân Tống
Cùng đi theo với mình
Rồi cho vào khai khẩn
Vùng Nghệ Tĩnh, Quảng Bình.
*
Tháng Ba năm Bảy Sáu,
Quân Tống lại đánh ta,
Xui Chiêm Thành, Chân Lạp
Từ phía Nam đánh ra.
Nhưng rồi hai nước ấy
Sợ, không dám xuất quân.
Quân Tống gồm mười vạn,
Hai mươi vạn phu dân.
Hay tin, Lý Thường Kiệt
Liền cấp tốc đề phòng,
Lập các chốt phòng ngự,
Cả đường bộ, đường sông.
Ông cho xây chiến lũy
Bên cửa ải Chi Lăng
Ngăn quân Tống tràn xuống
Từ phía Bắc Cao Bằng.
Tuyến phòng thủ đường thủy
Ông lập ở sông Cầu,
Xưa là sông Như Nguyệt,
Chỗ sông hẹp, nước sâu.
Nhờ hai phòng tuyến ấy,
Giặc Tống bị kìm chân,
Quân mười phần chết bảy,
Ý chí cũng nguội dần.
Biết giặc đang thế bí,
Ông sai sứ “nghị hòa”.
Quân Tống liền đồng ý.
Thoát được nạn can qua.
*
Năm Một Một Không Bốn
Và Một Không Bảy Năm,
Hai lần Lý Thường Kiệt
Phải đem quân bình Nam.
Cả hai lần đều thắng,
Chưa nói đến lần đầu
Khi bắt được Chế Củ,
Đổi vua lấy ba châu.
Ông được phong Thái úy,
Bậc khai quốc công thần,
Một anh hùng dân tộc,
Sống mãi cùng nhân dân.
Tháng Sáu năm Ất Dậu,
Tức Một Một Không Năm,
Ở tuổi tám mươi bảy,
Lý Thường Kiệt từ trần.
Ông là vị thái giám
Đầu tiên ở nước ta
Có công với dân tộc,
Giúp bảo vệ sơn hà.
*
Theo truyền thuyết kể lại,
Trước ba quân, bấy giờ,
Ở phòng tuyến Như Nguyệt,
Ông đã đọc bài thơ.
Bài thơ như lời hịch,
Như một bản tuyên ngôn
Về độc lập dân tộc,
Sống mãi cùng nước non.
Bài thơ tứ tuyệt ấy
Vang vọng mãi lòng người.
Bốn câu thơ ngắn gọn
Xuyên suốt đã bao đời.
Nước Nam người Nam ở.
Trời định thế từ lâu.
Đừng tìm cách xâm phạm,
Kẻo lại bị đánh đau.
Không gì đúng hơn thế.
Cũng không gì hay hơn.
Đó là lời cảnh cáo
Nhằm bảo vệ giang sơn.
Đến nay vẫn chưa biết
Ai viết bài thơ này.
Điều ấy không quan trọng.
Quan trọng là nó hay.
Nó nói đúng khí phách
Của con cháu Lạc Rồng,
Bản Tuyên ngôn Độc lập,
Lời thề với non song.
Thái úy Lý Thường Kiệt
Đã đọc vang bài thơ
Trong đền thờ Trương Hống,
Huyện Yên Phong bây giờ.
Tuyến phòng thủ Như Nguyệt
Đứng sừng sững bên sông.
Binh sĩ nghe tướng đọc
Mà thấy náo nức lòng.
Rồi vạn người như một
Tiến lên theo tiếng thơ.
Khiến quân Tống bỏ chạy,
Ô nhục tận bây giờ.
Nhà thơ không xung trận
Trong trận ấy bên sông,
Nhưng với bài tứ tuyệt
Đã góp phần lập công.
HOẠN QUAN LÝ THƯỜNG KIỆT
Theo sử, Lý Thường Kiệt
Vốn là một hoạn quan.
Một từ không đẹp lắm,
Khiến thiên hạ luận bàn.
Nhiều nhà nho khinh bỉ
Khi nhắc đến tên ông,
Thậm chí có đánh giá
Sai lệch và bất công.
Với ta, Lý Thường Kiệt
Là khai quốc công thần,
Người anh hùng dân tộc,
Sống vì nước, vì dân,
Cho nên không quan trọng
Ông là người thế nào.
Dẫu vậy, thử tìm hiểu
Vấn đề này xem sao.
*
Xưa nay trong lịch sử
Từng có nhiều hoạn quan
Làm khuynh đảo chính sự,
Tàn bạo và mưu gian.
Xưa nhất phải kể đến
Tên hoạn quan Triệu Cao,
Từng giữ chức tể tướng
Thời nhà Tần năm nào.
Khi Tần Thủy Hoàng chết,
Hắn giả di chiếu vua,
Lập con thứ Nhị Thế
Thay con trưởng Phù Tô.
Hai anh em tranh chấp,
Nên cơ đồ nước Tần
Lọt vào tay nhà Hán,
Làm ly tán lòng dân.
Về phần mình, nhà Hán
Có họa mười hoạn quan
Thao túng cả triều chính,
Nên vận nhà Hán tàn,
Để gian thần Đổng Trác
Nắm hết mọi quyền hành,
Mở đường cho Tam Quốc
Dùng dằng thế phân tranh.
Trường hợp Lý Thường Kiệt
Của Đại Việt chúng ta,
Dẫu hoạn quan, tuy vậy,
Là hiền tài, khác xa.
Vì sao Lý Thường Kiệt
Lại trở thành hoạn quan?
Có khá nhiều giả thuyết
Được đưa ra luận bàn.
Một - sinh ra đã thế.
Điều này rất khó tin,
Vì ông, như ta biết,
Từng có một mối tình
Với nàng Dương Hồng Hạc,
Sau là vợ Thái Tông.
Khi biết ông bị hoạn,
Nàng dứt tình với ông.
Hai - hay Lý Thường Kiệt
Tự hoạn để lấy tiền?
Lý Thái Tông, nghe nói,
Thấy mặt ông xinh, hiền,
Nên hứa nếu tự hoạn
Để trở thành hoạn quan
Theo hầu vua sớm tối,
Vua thưởng ba vạn quan.
Điều này khó có thật.
Là con một công hầu,
Tuy bố mẹ mất sớm,
Nhưng nhà ông khá giàu.
Nên không thể có chuyện
Ông bán mình vì tiền.
Với một nhân cách lớn,
Việc ấy là đê hèn.
Lại có người còn nói
Tự hoạn để tiến thân,
Hoặc do vua trừng phạt
Vì tội dám khi quân.
Còn một số thuyết nữa,
Nhưng tất cả xem ra
Không hoàn toàn thuyết phục,
Trừ một thuyết, đó là
Khi vua tuyển thái giám,
Người ta đánh thuốc mê,
Hoạn ông ngoài ý muốn,
Một nỗi đau ê chề.
Chắc kẻ làm việc ấy
Có liên quan ít nhiều
Đến nàng Dương Hồng Hạc,
Một người ông từng yêu.
Không ngẫu nhiên sau đó,
Đúng vào lúc gian nguy,
Lý Thường Kiệt ủng hộ
Phe Ỷ Lan Nguyên phi.
Giả thuyết là giả thuyết,
Còn chưa rõ thế nào.
Dẫu ông là quan hoạn,
Việc ấy cũng chẳng sao.
Nó không thể che lấp
Tài đức và công danh.
Ông, vị tướng lỗi lạc
Phá Tống, bình Chiêm Thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét