Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

THƠ MỚI VIẾT

 CẦU PHẬT

Một bác nông dân nọ
Thu hoạch mùa màng xong,
Lên chùa cầu Đức Phật
Cho an bình, thành công.

Đang sì sụp khấn vái,
Nhìn sang bên, bác ta
Thấy có người đang lạy,
Giống hệt Phật Thích Ca.

“Ông là ai?”, bác hỏi.
“Ta là Phật, như ông
Cũng đến chùa xin Phật
Cho an bình, thành công”.

Bác nông dân lạ lắm.
“Sao bác phải xin mình?”
“Là vì, như bác biết,
Muốn thành công, an bình,

Thì đừng chờ giúp đỡ
Từ người khác, xưa nay
Tốt nhất nên tự lực
Để đạt được điều này”.


THẾ GIỚI CỰC LẠC

Sau buổi kinh, chú tiểu
Rụt rè nói: “Bạch thầy,
Cái thế giới cực lạc
Thấy vẫn dạy hàng ngày

Sao con mãi không thấy,
Dù theo thầy đã lâu?
Vậy xin thầy cho biết,
Nó có không, ở đâu?”

Sư phụ liền đưa chú
Đi sang căn phòng bên,
Rồi đóng hết các cửa.
Tắt hết nến và đèn.

“Trong phòng có cuốn sách
Ta đọc giở hôm qua.
Bây giờ con chịu khó
Tìm giúp nó cho ta”.

Vì phòng tối, chú tiểu
Cố sức tìm rất lâu
Mà tìm mãi, bất lực
Không thấy nó ở đâu.

Cuối cùng vị hòa thượng
Thắp hết đèn trong phòng
Rồi cười, hỏi chú tiểu:
“Bây giờ con thấy không?”

“Bạch thầy, giờ con thấy
Cuốn sách ấy của thầy.
Nó nằm kia, trên gối,
Cạnh chiếc chăn bông dày”.

“Lúc nãy, sư phụ nói,
Con không thấy, không do
Không hề có cuốn sách.
Mà vì con tìm mò.

Tương tự, con chưa thể
Thấy Cực Lạc Tây Phương
Vì đèn con chưa sáng,
Chưa đủ tình yêu thương”.


THÌA NƯỚC CƠM

Thời Phật còn tại thế,
Theo quy định Tăng Đoàn,
Sư phải đi khất thực,
Không được tự nấu ăn.

Một ngày nọ, Đức Phật
Cùng một tốp Sa Môn
Cầm bát đứng trước cửa
Một người Bà La Môn.

Vợ người này lúc ấy
Đang nấu cơm trong nhà.
Dừng tay, nhìn ra của
Có ánh sáng chói lòa.

Bà cảm thấy bất chợt
Tâm an lạc, thanh bình.
Và hiểu, chính Đức Phật
Đang đứng trước nhà mình.

Bà muốn cúng Đức Phật
Nồi cơm nhỏ của bà.
Hiềm nỗi nếu làm thế,
Sẽ nhịn đói cả nhà.

Đó là chưa nói chuyện,
Bà, theo Bà La Môn,
Mà cúng dường Phật tử,
Sẽ phiền với chồng con.

Sau một hồi do dự,
Trong chiếc chén sứt quai,
Bà chắt nước cơm đặc,
Thành kính dâng lên Ngài.

Phật cúi đầu tạ lễ.
Lâu hơn cả những lần
Thọ lễ đồ cúng tế
Của vua chúa, vương thân.

Chiều hôm ấy, đệ tử
Ngạc nhiên hỏi vì sao?
Lúc ấy đang ngồi nghỉ
Dưới tán một cây cao.

Đức Phật đáp: “Bố thí
Không quan trọng ít, nhiều.
Cái tâm mới quan trọng.
Quan trọng lòng tin, yêu.

Thì đây, cây cổ thụ
Mà chư vị đang ngồi,
Nhờ ai đó gieo hạt,
Hạt lành, rồi đâm chồi.

Thìa nước cơm, tương tự,
Được cúng dường hôm nay.
Sẽ mang lại phúc hạnh
Cho người đàn bà này.

Bà sẽ quy y Phật,
Kéo theo cả gia đình.
Sẽ chứng A La Hán,
Thoát khỏi vòng vô minh.
    

TU TẠI GIA

Theo lịch sử Phật giáo,
Đầu tiên tu tại gia
Là một người giàu có
Lắm ruộng và nhiều nhà.

Ông có người con trưởng
Chán chuyện Tham Sân Si
Của ông bố thực dụng,
Nên bỏ nhà ra đi.

Ông và đám đầy tớ
Bổ đi tìm khắp vùng,
Nhưng tìm mãi không thấy.
Sau một tháng, cuối cùng,

Nhờ có người mách bảo,
Ông tìm thấy anh ta
Đang nghe Phật giảng pháp
Ở vườn cây Kỳ Đà.

Trong khi chờ giảng hết,
Dẫu đứng xa bên ngoài,
Ông cũng nghe, và ngộ
Các giáo lý của Ngài.

Ông liền quỳ trước Phật,
Kể chuyện nhà, chuyện buồn.
Nhưng nay được nghe Phật,
Muốn quy y theo con.

“Quy y không nhất thiết,
Phải lên chùa theo ta.
Ông còn nhiều công sự,
Có thể tu tại nhà.

Tu tại nhà, Phật nói,
Ngoài tĩnh tâm hàng ngày,
Người tu còn được hưởng
Bốn niềm vui sau đây.

Một, niềm vui lao động -
Làm ruộng hoặc kinh doanh.
Tự do, không gò bó.
Miễn là làm điều lành.

Hai, niềm vui giàu có.
Vui có tiền, sao không?
Những đồng tiền chính đáng,
Để giúp đỡ cộng đồng.

Ba, niềm vui thanh thản,
Không vay nợ người nào.
Sống khiêm tốn, giản dị.
Tiền rủng rỉnh trong bao.

Bốn, niềm vui sống tốt.
Không cờ bạc, rượu chè.
Luôn tu Thân, Khẩu, Ý.
Không bị người cười chê”.

Phật dạy ông như thế.
Cũng là dạy chúng ta.
Không nhất thiết xuống tóc.
Muốn tu, tu tại gia.


TẢN MẠN VỀ NHÂN QUẢ

1
Không phải do Trời Phật
Hay ai đó tạo ra,
Nhân Quả là quy luật
Của Vũ Trụ bao la.

Ở ác thì gặp ác
Ở hiền thì được hiền.
Gieo gì sẽ nhận ấy.
Quy luật của tự nhiên.

Không ai tránh được nó.
Chỉ sớm muộn mà thôi.
Vạn vật luôn tuân thủ
Luật Nhân Quả, Luân Hồi.

Chỉ cần nhìn hiện tại
Cũng biết việc trước đây.
Việc đang làm hiện tại
Sẽ ảnh hưởng sau này.

Nhân Quả rất vi diệu
Và sâu xa, người đời
Và cả bậc Bồ Tát
Cũng chưa hiểu rạch ròi.

Kinh Phật đã từng dạy:
“Bậc Bồ Tát sợ Nhân.
Hạng chúng sinh sợ Quả.
Người trần tục sợ thần”.

Vì là Luật Vũ Trụ,
Nên không thể có ai
Thay đổi hay can thiệp.
Kể cả Đức Như Lai.

Mà Phật, như ta biết,
Cũng phải đành bó tay
Nhìn cái chết bi thảm
Dòng họ Ngài trước đây.

Đã trót làm việc ác
Thì yên tâm mà chờ.
Cái phải đến sẽ đến.
Chưa ai biết bao giờ.

Có cúng dường ức triệu
Hay cầu Phật Như Lai,
Cũng không thể thay đổi.
Mọi cái đã an bài.

Tương tự, Phúc và Lộc
Hoặc duyên phận lứa đôi
Không phải xin là được,
Mà Nhân Quả, Luân Hồi.

Nhiều người chăm kinh kệ
Và hăng hái cúng dường
Mà thấy mình vẫn khổ
Thành mệt mỏi, chán chường.

Họ quay sang trách Phật
Mất niềm tin, nản lòng.
Thậm chí còn buồn bực
Vì tiếc tiền, tiếc công.

Họ không biết rằng việc
Sướng hay khổ hôm nay
Là kết quả tất yếu
Của Phúc Nghiệp trước đây.

Không biết mới trả một
Mà vay những chín mười.
Tức chưa đủ chuộc lại
Cái ác gây cho đời.

Cũng nhiều người thắc mắc
Sao lắm kẻ ác tà
Mà vẫn sống, sống tốt
Như không gì xẩy ra.

Là vì hạt nhân quả
Như mọi hạt trên đời,
Cũng phải chờ mới mọc,
Tùy điều kiện, tùy thời.

Chưa nói chuyện nhân quả
Trực tiếp vướng vào mình
Hay gián tiếp sẽ đến
Với con cháu của mình.

2
Nhân Quả, hay Nghiệp Báo,
Có hai loại phân minh.
Biệt Nghiệp - ai làm ác
Người ấy chịu một mình.

Loại thứ hai  - Công Nghiệp.
Làm ác chỉ một người.    
Mà gánh chịu hậu quả
Thì rất, rất nhiều người.

Về thời gian, Nhân Quả
Thường được chia làm ba.
Một - Đương Kiếp Nhân Quả.
Tức việc ác của ta

Sẽ báo ứng nhanh chóng
Khi chưa kịp lìa đời.
Hai - Hậu Kiếp Nhân Quả.
Tức cháu con là người

Sẽ gánh chịu hậu quả
Việc ác của ông cha.
Ba - Tiền Kiếp Nhân Quả,
Tức tổ tiên, ông bà

Đã để lại nghiệp chướng
Ta gánh chịu hôm nay.
Mà thường, dẫu đau xót,
Ta phải giấu điều này.

*
Nhân Quả là như vậy.
Không phân biệt giàu nghèo.
Đã là Luật Vũ Trụ,
Thì ai cũng tuân theo.

Vô thần hay có  Đạo,
Tin hay không mặc lòng.
Nó vẫn cứ tồn tại.
Xin hỏi: Bạn tin không?


ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Địa tạng vương Bồ Tát
Theo Phật Giáo Đại Thừa -
Một trong sáu Bồ Tát
Được thờ cũng từ xưa:

Đại Thế Chí Bồ Tát,
Bồ Tát Quán Thế Âm,
Địa Tạng Vương Bồ Tát
Chăm sóc việc cõi âm.

Rồi Di Lặc Bồ Tát
Béo hiền như ông tiên.
Đại diện cho trí tuệ
Là Bồ Tát Phổ Hiền.

Còn một Bồ Tát nữa
Với tiếng nói dịu dàng
Là Văn Thù Sư Lợi
Ngự trên đóa sen vàng.

Như chính danh xưng Phật,
Trong Phật giáo có nhiều
Địa Tạng Vương Bồ Tát,
Cả giàu và cả nghèo.

Sứ mạng của Bồ Tát
Là cứu giúp chúng sinh
Thoát khỏi bị đầy đọa
Trong địa ngục u minh.


ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT MỤC KIỀN LIÊN

Theo truyền thuyết nhà Phật,
Bà mẹ Mục Kiền Liên
Là người không mộ đạo,
Báng bổ cả thánh hiền.

Bà không tin Đức Phật,
Không tin cả Pháp, Tăng.
Tam Bảo và Ngũ Giới,
Bà cho là nhố nhăng.

Nên bà, sau khi chết,
Vì tội lỗi của mình,
Bị đày xuống địa ngục,
Chịu bao nỗi cực hình.    

Sau thành A La Hán,
Tôn giả Mục Kiền Liên,
Đạt lục thông, ngũ nhãn,
Nhìn thấu hết mọi miền.

Ông thấy mẹ chịu khổ
Dưới địa ngục âm u,
Bát cơm ăn chẳng có,    
Bị đói khát, cầm tù.    

Ngay lập tức tôn giả
Liền mở phép thần thông,
Lần xuống đáy địa ngục,
Đưa cơm cho mẹ ông.

Bà này khi còn sống
Từng tranh ăn với con,
Bây giờ xuống địa ngục
Thói xấu ấy vẫn còn.

Bà vội lấy vạt áo
Che bát cơm to đầy,
Định lẻn đi ăn mảnh
Một mình sau gốc cây.

Nhưng vừa đưa lên miệng,
Cả bát cơm, than ôi
Đã biến thành cục lửa,
Cháy hết răng và môi.

Dẫu là người hiếu thảo,
Lại đệ nhất thần thông,
Tôn giả đành bất lực,
Không giúp được mẹ ông.

Ông quay về Tịnh Xá
Tìm gặp Phật Thích Ca,
Nhờ Ngài chỉ giùm cách
Cứu giúp bà mẹ già.

Đức Phật nghe rồi đáp:
“Mẹ ngươi quá lỗi lầm,
Nên ngươi không thể cứu.
Chờ tháng Bảy, ngày Rằm,

Ngày chư Phật hoan hỷ,    
Hãy làm lễ Vu Lan.
Mời chư tăng đến dự,
Mâm cỗ phải đầy bàn.

Trước hết cúng Tam Bảo,
Rồi sau mời mọi người.
Họ ăn xong, hy vọng
Sẽ cứu được mẹ ngươi.”

Ngay lập tức tôn giả
Đúng theo lời Thích Ca,
Làm lễ Vu Lan lớn,
Cứu được người mẹ già.

Và mọi người từ đấy,
Vào ngày này hàng năm,
Tổ chức lễ xá tội
Cho tổ tiên lỗi lầm.

Về sau, chính tôn giả
Đã tự nguyện thành người
Trông coi chuyện âm phủ
Đầy oan trái sự đời.

Khi làm lễ xá tội
Cho tổ tiên lầm đường,
Người ta cúng tôn giả,
Bồ Tát Địa Tạng Vương.


THÊM MỘT ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Xưa có người con gái,
Đẹp đức hạnh, tâm hồn,
Đẹp cả bề nhan sắc,
Dòng dõi Bà La Môn.

Được chư thiên phù trợ,
Được mọi người kính yêu,
Nàng hạnh phúc, tuy vậy,
Vẫn canh cánh một điều.

Đó là vì bà mẹ
Không tin yêu Thích Ca,
Luôn coi thường Tam Bảo,
Mê mẩn đạo ma tà.

Và rồi mẹ nàng chết,
Theo Nhân Quả xưa nay,
Bị đày xuống địa ngục.
Thương khóc suốt nhiều ngày,

Cuối cùng nàng quyết định
Chuộc lỗi, cứu mẹ mình,
Bằng cách đem tài sản
Phân phát cho chúng sinh.

Lần nọ, ở chùa nọ,
Kết thúc lễ cúng dường,
Nàng cầu kinh, rồi khóc,
Chân thành và xót thương.

Bỗng nhiên có tiếng nói
Đâu đó từ rất xa:
“Thôi, con đừng khóc nữa.
Hãy yên tâm về nhà.

Con là người hiểu thảo,
Chí nghĩa và chí tình.
Ta giúp con chuộc lại
Lỗi lầm của mẹ mình”.

Nàng biết đó là Phật.
Phật đang muốn giúp nàng.
Liền về, rồi ngủ thiếp
Trong giấc ngủ mơ màng.

Bỗng nhiên một làn gió
Nâng nàng đi thật xa.
Tới một bờ biển rộng
Dưới ánh nắng chói lòa.

Có điều, vùng biển ấy
Không lặng mà sục sôi.
Nước không xanh mà đỏ.
Đầy xác người và dòi

Nàng nhìn quanh, cả sợ,
Chợt thấy quỷ Dạ Xoa
Với khuôn mặt gớm ghiếc,
Tay cầm cây thanh ba.

“Đây là đâu?” nàng hỏi.
Con quỉ đáp: “Biển này
Là Biển Nghiệp thứ nhất
Trong ba biển ở đây.

Nó là tầng thứ nhất
Của địa ngục đại dương,
Dành cho người ở ác,
Không tụng niệm, cúng dường.

Những người sau khi chết
Trong vòng bốn chín ngày
Không được ai cứu rỗi
Bị đày đọa ở đây.

Còn hai Bể Nghiệp tiếp
Thì dành cho những người
Độc ác, phạm trọng tội
Khi còn sống ở đời.

Đến được đây chắc hẳn
Quý bà có phước lành.
Người thân của bà chết?
Xin cho biết quý danh”.

Nàng đem hết mọi chuyện
Kể cho con quỉ nghe.
“Chúc mừng bà, nó nói.
Xin bà hãy quay về.

Nhờ con gái hiếu thuận,
Cúng chùa và giúp người.
Thân mẫu bà được Phật
Cho giáng sinh Cõi Trời”.

Đến đây, nàng chợt tỉnh
Rồi mang lễ đi ngay
Đến ngôi chùa hôm trước
Và phát nguyện thế này:

“Xin chư Phật chứng dám,
Con còn sống ngày nào
Là ngày ấy không quản
Tiền bạc và công lao

Sẽ đem sức nhỏ mọn
Hằng cứu giúp chúng sinh
Trót lầm đường, lạc lối
Khỏi địa ngục u minh”.

*
Trong khi đó Đức Phật
Đang khất thực nơi xa,
Bảo Văn Thù Sư Lợi:
“Vậy là nay Tăng Già

Có thêm một Bồ Tát,
Bồ Tát Địa Tạng Vương.
Để cứu giúp, giải thoát
Những chúng sinh lầm đường”.


QUY Y TAM BẢO

1
Đời là khu rừng rậm
Mà ta, khách lữ hành.
Nhiều cám dỗ, cạm bẫy.
Đời nhiều dữ, ít lành.

Ai cũng mong thành đạt,
Hạnh phúc và yên bình.
Không ai muốn lạc lối,
Rơi vào vòng vô minh.

Ta, phần đông, vô thức,
Yếu đuối, dễ buông lơi.
Dễ sa vào cạm bẫy,
Dò dẫm giữa đường đời.

Vậy thì cần ai đó
Chỉ cho ta đường đi
Để giúp sống an lạc,
Bớt cái Tham Sân Si.

Người ấy chính là Phật
Hoặc Đức Chúa Ki-tô.
Tùy thuộc vào tín ngưỡng,
Tùy nơi chọn tín đồ.

Sau bao nhiêu gian khổ,
Phật tìm ra con đường
Giúp chúng ta sống thiện.
Con đường của yêu thương

Nếu thấy con đường ấy
Tốt và hợp với ta,
Thì hãy thành Phật Tử,
Xuất gia hay tại gia.

Theo Phật, không nhất thiết
Phải xuống tóc đi tu.
Mà Quy Y Tam Bảo
Cũng là một cách tu.

Quy Y cũng là cách
Ta nhắc nhở chính mình
Theo con đường Phật chọn
Để thoát vòng vô minh.

Thọ Quy Y Tam Bảo
Là nấc thang đầu tiên
Trên hành trình Giải Thoát
Đưa ta đến Cõi Thiền

2
Quy, theo nghĩa gốc Hán,
Là Quay Về, còn Y
Có nghĩa là Nương Tựa.
Quay về nương tựa gì?

Nương tựa nơi Tam Bảo.
Tam là Ba, tất nhiên.
Bảo là cái Quý Giá
Ngoài nhà cửa và tiền.

Tam Bảo gồm Phật Bảo.
Phật là Đấng Soi Đường.
Giúp chúng sinh sống thiện
Bằng tình yêu, tình thương.

Tiếp đến là Pháp Bảo.
Pháp Bảo là các Kinh,
Các giáo lý Đạo Phật
Chỉ đường cho chúng sinh..

Cuối cùng là Tăng Bảo.
Tăng là người tu hành.
Chọn đúng Thầy để học
Việc tu tập mới thành.

Bổn phận của Phật Tử
Là Kính Phật, Yêu Tăng.
Làm theo diều Phật dạy,
Chăm lo việc Cúng Dàng.

3
Sau Quy Y Tam Bảo
Ta thực sự là người
Được gọi là Phật Tử
Với mình và với đời.

Quy Y có nghi thức.
Trước hết phải chọn thầy.
Chọn đúng Thầy mẫu mực
Để noi theo hàng ngày.

Đó là ngày quan trọng.
Bỏ lại mọi ưu phiền
Để với lòng thanh thản,
Ta bước vào cửa thiền.

Người quy y quỳ gối
Thọ lễ trước Sư Thầy
Rồi thành tâm phát nguyện
Ba lời nguyện sau đây:

“Nguyện suốt đời theo Phật.
Yêu quý Tăng suốt đời.
Suốt đời theo Đạo Phật
Để cứu mình, cứu người”.

Sau đó nghe thầy giảng
Về Ngũ Giới, tức là
Năm điều răn của Phật
Với người tu tại gia.

Năm điều phải ghi nhớ,
Là không được Sát Sinh.
Không Ăn Cắp, Nói Dối,
Uống Say và Ngoại Tình.

Tam Bảo và Ngũ Giới
Ví như tấm thông hành
Trên đường đời gian khó
Để nghĩ lành, làm lành.

Sau Quy Y Tam Bảo
Cuộc sống vẫn bình thường.
Nó nhắc ta sống tốt,
Sống nghĩa tình, yêu thương.

Khi đã là Phật Tử
Lại càng phải Tu Tâm,
Tu Thân và Tu Khẩu
Để Nhân Lành nẩy mầm.


BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát Chánh Đạo, còn gọi
Là Bát Lộ, Bát Chi,
Tức Con Đường Tám Nhánh
Rũ bỏ Tham Sân Si.

Là con đường duy nhất
Giải thoát mọi đau buồn,
Nỗi khổ và nghịch cảnh
Đặng giải phóng tâm hồn.

Khởi đầu của Tu Phật
Là khi người tu hành
Hướng cái tâm đến Phật
Để sống thiện, sống lành.

Đích đến là chứng đắc
Được Tam Minh Lục Thông.
Tức chứng A La Hán,
Thoát Luân Hồi lòng vòng.

Để đến được đích ấy,
Phải chọn đúng đường đi.
Tránh không bị lạc lối,
Rơi vào Tham Sân Si.

Ngay khi mới đắc Đạo,
Chính Đức Phật Thích Ca
Tìm ra Con Đường ấy
Để dẫn dắt chúng ta.

Đó là Bát Chánh Đạo.
Tám Con Đường sau đây.
Người tu hành chiêm nghiệm
Và ghi nhớ hàng ngày.

Thứ nhất là Chánh Kiến.
Đức Phật dạy chúng sinh
Chánh Kiến là hiểu đúng
Về Đạo và về mình.

Hiểu đúng về Tam Bảo,
Về cuộc sống, con người.
Hiểu sai dễ sa ngã
Vào cảm bẫy cuộc đời.

Thứ hai, rất quan trọng,
Gọi là Chánh Tư Duy.
Tức phải suy nghĩ đúng
Để Hỷ Xả Từ Bi.

Để tránh không làm ác,
Trước hết người tu hành
Tuyệt đối không nghĩ ác.
Mà chỉ được nghĩ lành.

Thứ ba là Chánh Ngữ.
Chánh Ngữ là nói lời
Trung thực và đúng đắn
Để không làm hại người.

Phải luôn nhớ tu khẩu.
Phải biết mình, biết ta.
Không nói dối, xúc xiểm
Gây tổn thương, bất hòa.

Thứ tư là Chánh Nghiệp.
Nghiệp - việc làm, hành vi.
Chánh Nghiệp là làm đúng
Qua Hỷ Xả Từ Bi.

Phải giữ đúng Ngũ Giới.
Sống có nghĩa, có tình.
Tâm nguyện làm điều thiện
Cho đồng loại chúng sinh.

Thứ năm là Chánh Mạng.
Mạng là sống, là đời.
Chánh Mạng là sống đúng,
Cả với mình, với người.

Sống sao cho hữu ích,
Không làm hại người nào.
Sống bằng nghề lương thiện,
Không phân biệt thấp cao.

Thứ sáu - Chánh Tinh Tấn.
Là nỗ lực dài lâu
Bỏ Cái Ác đã có,
Ngăn Cái Ác về sau.

Đồng thời phải tiếp tục
Làm điều tốt đã làm
Và không ngừng cố gắng
Làm điều tốt chưa làm.

Thứ bảy là Chánh Niệm.
Niệm là nhớ, nhắc mình
Phải thành tâm, đúng đắn
Như Niệm Phật, Niệm Kinh.

Chánh Niệm có bốn pháp -
Thân, Thọ Niệm, tiếp theo
Là Tâm Niệm, Pháp Niệm,
Không phân biệt giàu nghèo.

Cuối cùng là Chánh Định.
Định ở đây là Thiền,
Khi Tâm Thân buông xã
Trong tư thế ngồi yên.

Định Thiền có bốn bậc.
Là Sơ Thiền, Nhị Thiền.
Rồi lên cao hơn nữa
Là Tam Thiền, Tứ Thiền.

Đi theo Bát Chánh Đạo
Của Đức Phật Thích Ca
Chắc chắn sẽ đến đích
Viên mãn và yên hòa.


TỪ BI HỶ XẢ

Thích Ca Mâu Ni Phật
Luôn nhắc nhở chúng sinh
Phải Từ Bi Hỷ Xả
Với đời và với mình.

Giáo lý này còn gọi
Là Tứ Vô Lượng Tâm.
Bốn Vô  Cùng, Vô Tận
Của Cái Tình, Cái Tâm.

Tâm cần bốn phẩm hạnh.
Tâm Từ, tâm đầu tiên.
Tức tâm lành, tâm thiện,
Bao dung và hướng Thiền.

Đối lập với Sân Hận,
Tâm Từ là vị tha,
Thương yêu và thông cảm
Với những người quanh ta.

Biết bao dung chưa đủ.
Còn cần cả Tâm Bi.
Bi là biết thương xót
Người trót Tham Sân Si.

Bi, tỏ lòng giúp đỡ
Với người kém gặp may,
Bi, cảm thông, an ủi
Người đau khổ hàng ngày.

Thứ ba là Tâm Hỷ.
Hỷ là vui trong lòng
Khi thấy người khác sướng,
Giàu có và thành công.

Trái với sự ghen tỵ,
Thấy niềm vui chúng sinh,
Người có cái Tâm Hỷ
Coi như niềm vui mình.

Cuối cùng là Tâm Xả.
Xả là buông, cho qua.
Cho qua mọi phiền muộn
Ở cõi đời Ta Bà.

Cho qua sự xúc xiểm,
Thói xấu của người đời.
Không so đo, câu chấp
Để giữ lòng thảnh thơi.

*
Sống Từ Bi Hỷ Xả
Với Tứ Vô Lượng Tâm
Là sống theo Chánh Đạo
An lạc và cao tầm.


LUÂN HỒI

Luân Hồi, nghĩa tiếng Phạn,
Là Kamadhatu.
Một giáo lý quan trọng
Cho người muốn chân tu.

Theo quan niệm Nhà Phật,
Cuộc sống của con người
Không bắt đầu từ lúc
Đứa trẻ mới ra đời.

Và cũng không kết thúc
Sau khi chết, than ôi,
Mà còn sống nhiều kiếp
Theo nhân quả, luân hồi.

Chừng nào chưa giải thoát,
Do nghiệp mà chúng sinh
Chết, đầu thai kiếp khác
Không phụ thuộc ý mình.

Tùy sống ác hay thiện
Mà người chết sau này
Đầu thai vào Sáu Cõi
Theo thứ bậc sau đây.

Một, Cõi Trời Cực Lạc
Cho các bậc thánh hiền
Tạo được nhiều nghiệp thiện
Khi còn ở kiếp tiền.

Nhờ phước lành mà họ
Được đưa lên Cõi Trời,
Trong khi chờ kiếp khác,
Sống an lạc suốt đời

Hai, là cõi tốt đẹp,
Được gọi là Cõi Người.
Sống làm người, khi chết
Lại đầu thai thành người.

Và rồi, như kiếp trước,
Cả hạnh phúc, buồn đau.
Lại tùy vào nhân quả
Để bước sang kiếp sau.

Ba, thấp hơn, được gọi
Là Cõi A-tu-la.
Người đầu thai cõi ấy
Nóng nảy, gây bất hòa.

Họ có tâm sân hận,
Tạo nghiệp xấu, vô minh.
Hung hăng, thích sinh chuyện
Thậm chí với thần linh.

Bốn, Cõi thấp hơn nữa,
Gọi là Cõi Súc Sinh.
Cõi của các loài vật
Bản năng và vô minh.

Thân phận loài hạ đẳng,
Chúng chịu nhiều khổ đau.
Bị đánh đập, giết thịt
Hoặc giết hại lẫn nhau.

Năm, là Cõi Ngạ Quỷ.
Nơi hạng người xấu xa
Chết đầu thai thành quỷ
Luôn đói, khá, kêu la.

Miệng của chúng bé nhỏ,
Nhưng bụng lại rất to.
Uống, không bao giờ đủ.
Ăn, không bao giờ no.

Cuối cùng, Cõi Địa Ngục,
Nơi chờ được tái sinh
Những người phạm trọng tội
Như trộm cắp, ngoại tình...

Họ phải chịu tra tấn
Cùng muôn vàn khổ đau.
Chờ đến khi hết tội,
Đầu thai vào kiếp sau.

*
Tương tự Bát Chánh Đạo,
Luân Hồi giúp chúng sinh
Tránh được Thân Tâm ác,
Sống có nghĩa, có tình.




TẢNG ĐÁ XÂY CHÙA

Một bác nông dân nọ
Thấy mảnh đất bỏ hoang,
Bèn lấy cuốc cuốc xới,
Định trồng luống kê vàng.

Bỗng chiếc cuốc bé nhỏ
Đang bình thường, nẩy lên,
Va phải cái gì đó
Sâu dưới lớp mùn đen.

Ông khều đất và thấy
Một tảng đá màu ngà.
To, bốn góc vuông vắn,
Thường dùng làm móng nhà.

Ông quay về gọi vợ
Cùng mấy bác nhà nông
Giúp dưa tảng đá ấy
Khỏi mảnh đất của ông.

Công việc đang xúc tiến,
Chợt có một cụ già
Tóc và râu bạc trắng,
Đến nói với ông ta:

“Hãy khoan, khoan, gượm đã.
Xin các vị ngừng tay.
Tôi có một đề nghị
Với các vị thế này:

Hãy để yên tảng đá
Nơi cũ, chỗ đất hoang.
Tôi sẽ cho các vị
Năm trăm đồng tiền vàng”.

Bác nông dân không hiểu
Như thế là thế nào.
“Tôi đồng ý, tuy vậy,
Xin được hỏi vì sao?”

Cụ già đáp: “Tôi vốn
Là người của xứ này.
Mấy nghìn năm về trước
Từng sinh sống ở đây.

Thời ấy, có ai đó
Muốn xây một ngôi chùa
Để thờ cúng Đức Phật.
Người ta bỏ tiền mua

Đủ các loại nguyên liệu
Mà vẫn không xây xong
Vì thiếu một tảng đá
Đặt làm móng, buồn không?

Tôi có cái họ muốn,
Tức là tảng đá này.
Xây chùa là điều tốt.
Thì tôi giúp cùng xây.

Sau đó thì thật lạ.
Tự nhiên tôi thành người
Hạnh phúc và giàu có.
Chết, được lên Cõi Trời.

Được sống trong cung điện,
Nhiều tiên nữ theo hầu.
Lại trường sinh bất tử,
Không hề biết khổ đau.

Cái chùa xa xưa ấy
Được xây chính ở đây.
Rồi sau thành hoang phế
Trên bãi đất trống này.

Vậy nghĩa là tảng đá
Mang phước hạnh cho tôi.
Không chỉ thoát nghèo đói,
Mà thoát cả Luân Hồi.

Hôm nay, nơi thiên giới,
Chợt tòa lâu đài vàng
Bỗng rung lên dữ dội
Gây sửng sốt, hoang mang.

Nhưng rồi tôi chợt hiểu.
Liền vội vã xuống đây.
Xin các vị chiếu cố
Để yên tảng đá này”.

*
Sau, bác nông dân nọ
Dùng năm nghìn đồng vàng
Xây một ngôi chùa lớn
Cho bà con dân làng.

Bác vẫn làm nghề ruộng,
Nhưng giàu có hơn người.
Với niềm tin sớm muộn
Cũng được lên Cõi Trời.


BÀ LÃO BỘC GIÀ

Thời Đức Phật tại thế,
Ở thành Xá Vệ Đà
Có một đại thí chủ
Tên là Tu Đạt Đa.

Ông rộng tay bố thí
Cho những người nghèo hèn.
Đặc biệt cho Tam Bảo,
Hào phóng và thường xuyên.

Gia tài ông, cai quản
Là một lão bộc già.
Bà siêng năng, trung thực,
Chẳng bao giờ kêu ca.

Nhưng tính bà tiết kiệm,
Dẫu cho chủ, cho nên
Thấy chủ hào phóng quá
Bà buồn vì tiếc tiền.

Thậm chí bà khó chịu
Thấy Đức Phật Thích Ca
Cùng đồ đệ được chủ
Mời ăn uống tại nhà.

Từ khó chịu thành ghét,
Theo kiểu không giống ai,
Cuối cùng bà thề độc
Không muốn nhìn mặt Ngài.

Lạ, lời thề độc ấy
Của bà lão bộc già
Không hiểu sao nhanh chóng
Lan khắp Xá Vệ Đà.

Cả hoàng hậu Mạt Lợi
Cũng tỏ ý bất bình.
Nàng bảo đại thí chủ
Cho bà đến nhà mình.

Bà lão đem lễ đến,
Khi quay bước đi ra,
Bất chợt thấy trước mặt
Là Đức Phật Thích Ca.

Bà che mắt, bối rối,
Định đi theo lối sau.
Nhưng lại thấy Đức Phật
Như đứng chờ từ lâu.

Trốn hai ba lần nữa.
Nhưng tiếc thay lần nào
Bà cũng đối diện Phật
Mà chẳng hiểu vì sao.

Cuối cùng bà phủ phục
Sám hối trước mặt Ngài.
Phật cúi đỡ bà dậy,
Nói “thiện tai, thiện tai!”

*
Bà già lão bộc ấy
Sau thành tỳ kheo ni.
Tu tập rất tinh tấn,
Bỏ được Tham Sân Si.

Rồi bà chứng La Hán.
Mọi người rất ngạc nhiên.
Đem thắc mắc hỏi Phật.
Chắc phải có tiền duyên.

Phật kể: “Nghìn kiếp trước
Có con vị quân vương
Thông minh và giàu có.
Nhưng tiếc chọn lầm đường.

Chàng không tu chánh đạo
Mà tin thuyết ma tà.
Rốt cục người thì tốt
Mà làm chuyện xấu xa.

Một tỳ kheo tốt bụng
Thương hại, khuyên ngăn chàng.
Chàng không nghe, hơn thế,
Còn chửi mắng phủ phàng.

Cuối cùng, khi chàng chết
Bị đày xuống ngục sâu.
Chịu vô vàn đau đớn
Nơi biển lửa, vạc dầu.

Khi trả xong nghiệp chướng,
Thoát khỏi cảnh đọa đày.
Chàng đầu thai lần nữa
Thành bà lão bộc này.

Còn vị tỳ kheo nọ,
Khuyên quy chính bỏ tà
Nhưng bị chàng mắng chửi,
Là tiền thân của ta”.

*
Nghe xong, các đệ tử
Đảnh lễ rồi lui ra.
Thấm thía phép tu khẩu
Của Đức Phật Thích Ca.


CHIẾC ÁO CÀ SA

Có một nhà sư nọ
Tốt, không thua kém ai.
Chỉ tội tính luộm thuộm,
Không chăm lo bề ngoài.

Chiếc áo cà sa mới
Một thí chủ tặng xong,
Mặc vài ngày đã bẩn.
Còn rách một bên hông.

Đức Phật không vui lắm.
Một hôm bảo ông ta
Đi vào thành khất thực,
Không mặc áo cà sa.

Chiều về, Ngài khẽ hỏi:
“Hôm nay xin được gì?”
“Bạch thế tôn, rất tiếc,
Không ai cho con gì.

Quả thật con không hiểu
Vì sao lại thế này.
Không giống những hôm khác.
Nhờ Ngài nói con hay”.

Phật đáp: “Con phải biết
Rằng chiếc áo cà sa
Là biểu tượng cao quý
Của những người xuất gia.

Không có chiếc áo ấy,
Con là người bình thường.
Sao người ta tôn kính,
Hơn thế còn cúng dường?

Giờ chắc con đã hiểu
Chiếc áo quý thế nào.
Và con có bổn phận
Gìn giữ nó ra sao”.


Vừa xong
NGÀY MƯA, NGẦY NẮNG

Có một bà già nọ,
Không ai hiểu vì sao.
Hễ trời mưa là khóc.
Nước mắt cứ tuôn trào.

Lạ, hôm sau trời nắng,
Tức đáng lẽ phải mừng,
Thế mà bà vẫn khóc,
Hai khóe mắt rưng rưng.

Một nhà sư bèn hỏi:
“Như thế là thế nào.
Bà khóc cả ngày nắng,
Cả ngày mưa, vì sao?”

Bà đáp: “Ông không biết,
Thằng rể đầu nhà tôi
Sống bằng nghề làm muối.
Mưa, chết đói mà thôi.

Còn một thằng rể khác
Sống bằng nghề bán ô.
Ông nghĩ xem, trời nắng,
Sao không thể không lo?”

Nhà sư ôn tồn đáp:
“Phật đã dạy, thưa bà.
Hoàn cảnh tốt hay xấu
Tùy cách nhìn của ta.

Ngày mưa, cây tươi tốt.
Ngày nắng, đường khô hanh.
Ngày mưa hay ngày nắng
Đều là ngày tốt lành.

Mà rồi mưa hay nắng
Là việc của đất trời.
Bất luận xấu hay tốt,
Cho tất cả mọi người.

Trời mưa hay trời nắng,
Hai con rể của bà
Cũng luân phiên có lợi.
Sao còn buồn, kêu ca?”

*
Thời tiết luôn thay đổi.
Mưa nắng luân phiên nhau.
Đời có sướng, có khổ.
Có mạnh khỏe, ốm đau.

Bạn làm ăn lãĩ, lỗ
Là chuyện rất bình thường.
Phải thản nhiên chấp nhận.
Không nản chí, chán chường.

Bạn muốn làm gì đấy,
Không làm được, đừng buồn.
Hãy thử làm việc khác.
Việc bao giờ chả còn.

Phật Thích Ca cũng dạy
Khi bạn đến rừng nào
Hãy hái củi rừng ấy.
Không hái cũng chẳng sao.

Tức là xấu hay tốt,
Sướng hay khổ tùy mình.
Đỗ lỗi cho hoàn cảnh
Là những người vô minh.


ĐÚNG, SAI

Có hai nhà hàng xóm
Hoàn cảnh na ná nhau.
Thế mà rồi cư xử
Lại hoàn toàn khác nhau.

Một nhà thì êm ấm,
Luôn đầy ắp tiếng cười.
Sống nhường nhịn, hòa thuận.
Không thấy ai nặng lời.

Nhà kia thì ngược lại,
Luôn cãi cọ, đôi co.
Cả người già, người trẻ.
Cả chuyện nhỏ, chuyện to.

Cứ thế tiếp diễn mãi,
Chẳng ai hiểu thế nào.
Chủ nhà sang hàng xóm
Hỏi nguyên cớ vì sao.

Đúng lúc nhà “hòa thuận”,
Chú em út vô tình
Vấp, để rơi, làm vỡ
Cốc trà của anh mình.

Chú vội vàng xin lỗi.
Nhưng người anh xua tay:
“Anh để không đúng chỗ,
Em mới vấp thế này”.

Ông chủ nhà “cãi cọ”
Liền thốt lên: “Hiểu rồi.
Nếu một việc tương tự
Xẩy ra ở nhà tôi,

Thì thằng anh lập tức
Sẽ quát tháo vang nhà.
Thằng em sẽ bác lại,
Lỗi do anh mà ra.

Nhà người ta thế đấy.
Ai cũng nhận mình sai.
Thậm chí cả khi đúng.
Nhà mình thì ai ai

Cũng tranh nhau mình đúng.
Cả khi sai rành rành.
Cho nên mới cãi cọ.
Mất hết sự yên lành".

Vậy là ông đã hiểu
Do đâu và vì sao.
Liền quay về, vui quá,
Thậm chí quên cả chào.

*
Phật dạy, mọi bất hạnh
Xuất phát từ vô minh.
Mình sai mà không biết,
Không nhận lỗi về mình.

Luôn tự nghĩ mình đúng
Là người ngu, bất tài.
Người có học, dũng cảm
Dễ chấp nhận mình sai.

Câu chuyện này đơn giản
Là bài học giúp ta
Nuôi dưỡng sự đoàn kết
Và hòa khí trong nhà.


BỐN MƯƠI LẠNG VÀNG

Một hôm, ở Xá Vệ,
Ngồi nghỉ dưới gốc cây,
Phật kể cho đệ tử
Một câu chuyện thế này.

*
Một bác nông dân nọ
Có bốn người con trai.
Tiếc rằng chúng lười biếng,
Ham chơi và bất tài.

Ông làm lụng vất vả
Nuôi khôn lớn đến ngày
Bị bệnh nặng, sắp chết.
Lo con sống sao đây?

Giờ lâm chung, ông gọi
Bốn người con vào phòng:
“Nhà ta có thửa ruộng
Nằm ngay sát bờ sông.

Bố chôn giấu ở đó
Hơn bốn mươi lạng vàng.
Cho mỗi đứa mười lạng.
Sống no đủ, đàng hoàng.

Vậy đến đào mà lấy.
Chừng ấy cũng là nhiều.
Nhớ đừng để ai biết.
Nhớ tiết kiệm chi tiêu”.

Nói xong, ông nhắm mắt.
Làm ma cho bố xong,
Bốn anh con vội vã
Đêm, vác cuốc ra đồng.

Khốn nỗi, ruộng thì rộng.
Vàng bố chôn ở đâu?
Thật tiếc, quên không hỏi.
Họ đưa mắt nhìn nhau.

Vốn xưa nay lười biếng,
Ít khi động chân tay.
Nhưng được vàng khích lệ,
Họ đào rất hăng say.

Đào lần một không thấy.
Họ về, chờ đêm mai
Lại ra ruộng đào tiếp.
Người nào cũng mệt nhoài.

Rồi thêm mười lần nữa,
Vẫn không thấy vàng đâu.
Cho đến khi chợt tỉnh,
Họ đưa mắt nhìn nhau:

“Có thể bố nói thế,
Chứ không hề có vàng.
Ý bố, muốn sống tốt,
No đủ và đàng hoàng

Thì phải cần cày cuốc
Trên chính thửa ruộng này.
Là điều bố lặng lẽ
Làm mấy chục năm nay”.

Tất nhiên là thất vọng
Vì không tìm được vàng.
Nhưng mấy ngày cuốc xới
Phần nào giúp bốn chàng

Quen dần với lao động,
Giảm bớt nhiều sự lười.
Họ bắt đầu gieo mạ,
Chăm sóc như mọi người.

Vụ ấy may lúa tốt.
Thu hoạch, chất đầy kho.
Các vụ sau cũng thế.
Khỏi lo chuyện đói no.

Nhẩm đi rồi tính lại.
Dẫu không tìm thấy vàng,
Bốn anh em tự thấy
Mình sống cũng đàng hoàng.

Họ biết ơn, nhờ bố
Mới có cuộc sống này.
Thậm chí nghĩ, có thể
Không thấy vàng là may.


LẠI NGẪM VỀ NHÂN QUẢ

Không ai dám tuyên bố
Mình hết Tham Sân Si.
Cũng không ai dám nói
Luôn Hỉ Xả Từ Bi.

Không người nào thiện cả.
Ác cả lại càng không.
Vấn đề là tỉ lệ
Giữa Nghiệp và Hạnh Công.

Đời dài và phức tạp,
Phức tạp cả lòng người.
Khó, quả tình rất khó
Không dính vào bẫy đời.

Đời cũng lắm cám dỗ,
Dễ làm ta vô minh.
Quan trọng là phải biết
Để tỉnh táo răn mình.

Nhân Quả là có thật.
Không phải hù dọa nhau.
Cần phải tin, phải biết
Và ghi nhớ trong đầu.

Người không tin nhân quả
Là người không sợ gì.
Và dễ làm điều ác.
Dễ vướng Tham Sân Si.

Nhiều người, do ngu dốt,
Đáng sợ và đáng thương.
Dám phỉ báng Thần Phật,
Luân lý và đạo thường.

Đáng sợ nữa, rằng họ
Làm ác mà không hay.
Không hề biết nghiệp chướng
Đang chờ họ sau này.

*
Nhiều người làm điều ác
Mà vẫn sống bình yên.
Vì họ chưa hưởng hết
Phúc lành của kiếp tiền.

Nhiều người làm việc thiện
Vẫn khổ, đừng trách mình.
Vì họ chưa trả hết
Các nghiệp chướng của mình.

Yên tâm, cái phải đến
Rồi sẽ đến, cứ chờ.
Không ai bị bỏ sót,
Dẫu chưa biết bao giờ.

Và trong khi chờ đợi
Hãy cố phát Tâm Lành,
Hành thiện để xóa Nghiệp.
Để mình tự cứu mình.


Vừa xong
TÂM BỒ ĐỀ

Bồ Đề là giác ngộ.
Người có Tâm Bồ Đề
Là người giúp người khác
Thoát khỏi vòng U Mê.

Trong các chứng ngộ pháp,
Bồ Đề là tối cao.
Nó cũng là nền tảng
Mọi đức hạnh lớn lao.

Người muốn hành Đạo Phật,
Thì việc làm đầu tiên
Là có cái tâm ấy,
Thanh tịnh và hướng thiền.

Một khi tâm giác ngộ,
Ta tự cứu được mình.
Và chừng nào có thể,
Giúp cứu độ chúng sinh.

Hạnh phúc ta phụ thuộc
Vào những người xung quanh.
Vậy thì hãy giúp họ
Giác ngộ và sống lành.

Chúng sinh có hai loại.
Vô tình và hữu tình.
Vô tình là cây cỏ.
Con người là hữu tình.

Do chưa đến với Phật,
Còn nặng Tham Sân Si.
Hãy giúp họ tinh tấn
Sống Hỷ Xả Từ Bi.

Hãy làm người hướng đạo
Đưa họ qua rừng đời.
Để chết được phước hạnh
Tái sinh lên Cõi Trời.

Dẫu chưa thành Bồ Tát,
Vẫn là người bình thường,
Nhưng đã đến với Phật,
Tức là đã thấy Đường,

Thì mỗi sáng tỉnh dậy,
Hãy phát Tâm Bồ Đề
Để cố giúp ai đó
Thoát được vòng U Mê.

PS
Bản thân tôi, mỗi sáng
Lúc tỉnh dậy, nhắc mình:
Hôm nay giữ Năm Giới
Và cố giúp chúng sinh.

Phật lớn, giúp Pháp lớn.
Tôi nhỏ, chỉ là người,
Viết về giáo lý Phật
Hoặc châm ngôn dạy đời.

Tức cũng là một cách
Khởi phát Tâm Bồ Đề.
Giúp mình và người khác
Vượt qua dòng Sông Mê.


BIA

Có một ngôi mộ nhỏ
Bên sườn núi xanh xanh,
Với tấm bia để lại
Của người chết vô danh.

"Tôi rất giàu khi sống.
Chết, vẫn giàu hơn người.
Vì chết, tôi vẫn có
Những gì đã cho đời".

*
Đức Phật dạy: Hạnh phúc
Không phải Nhận, mà Cho.
Sẽ không bao giờ mất
Những cái ta đã cho.


TÔI KHÔNG THỂ

Dẫu thế nào chăng nữa,
Tôi không thể đành lòng
Mắng chửi Zukerberg.
Các bác hỏi sao không?

Vì chình Zukerberg,
Một thiên tài xa xôi
Đã nghĩ ra Facebook,
Làm thay đổi đời tôi.

Tương tự, nhờ Bill Gates
Và Steve Jobs, những người
Đã cho tôi vi tính
Và Iphone tuyệt vời.

*
Dẫu thế nào chăng nữa,
Tôi không thể đành lòng
Mắng Bác Phạm Nhật Vượng.
Các bạn hỏi sao không?

Vì Bác Vượng Vinfast
Và Bác Quyết máy bay
Và nhiều đại gia khác
Giúp thay đổi từng ngày

Bộ mặt của đất nước.
Tạo nguồn thu, việc làm.
Giúp phát triển kinh tế,
Tạo hình ảnh Việt Nam...

Ô-kê, các bạn hỏi:
Thế họ sai thì sao?
Sai thì phải bình tĩnh
Xem vụ việc thế nào.

Nếu muốn thì góp ý,
Xây dựng và ôn hòa.
Không buông lời thóa mạ.
Phải ngẫm người ngẫm ta.

Chuyện làm ăn phức tạp.
Ai cũng dễ sai làm.
Nhìn, phải nhìn toàn cục.
Cái nhìn kèm cái tâm.

*
Một người nghèo lương thiện
Không ghen tị người giàu,
Thực chất người nghèo ấy
Đã có tố chất giàu.

Tôi tâm niệm theo Phật,
Sống có nghĩa, có tình.
Không bao giờ xúc phạm
Những người đã giúp mình.

Càng biết ơn Bác Vượng
Và các bác đại gia
Đang góp phần thay đổi
Bộ mặt của nước nhà.


CHÍNH DANH

Trong Tứ Thư, Khổng Tử
Nói về thuyết Chính Danh.
Theo đó, ta ứng xử
Theo đúng danh phận mình.

Là thầy, phải gương mẫu.
Là trò, phải trò ngoan.
Được giao trọng trách lớn,
Thì quan phải ra quan.

Đã mang danh kẻ sĩ,
Có học và có tầm,
Thì việc làm, lời nói,
Phải có nghĩa, có tâm.

Là nhà thơ, ca ngợi
Cái đẹp và cái nhân,
Đầu tóc phải sạch sẽ,
Sạch sẽ cả áo quần.

Đại khái là như vậy,
Đơn giản và phân minh.
Mỗi người phải ứng xử
Theo chức phận của mình.

Giờ thì đúng là loạn.
Mọi cái lộn tùng phèo.
Đặc biệt người ít chữ,
Cứ rất thích nói theo.

Và phán như thánh tướng.
Kiểu nhất trời nhì mình.
Người ta nghe, không nói,
Nhưng khinh thì có khinh.

Phải học nhiều, nhiều lắm
Mới biết được đúng sai.
Để nói đúng, làm đúng
Càng phải học dài dài.

Hãy nhớ, nghệ thuật nói
Không chỉ biết nói gì,
Mà quan trọng hơn thế
Là biết không nói gì.


KHIÊM TỐN

Một bác vừa inbox:
"Bác Tân hơi bị kiêu.
Nếu bác mà khiêm tốn,
Chắc sẽ tốt hơn nhiều.

Thí dụ, tôi nhận xét
Mà bác không trả lời.
Cứ nghiêm khắc mà nói,
Đó là sư khinh người".

Đọc còm, tôi có thói
Không trả lời xưa nay.
Nhưng hôm nay ngoại lệ,
Khiêm tốn đáp thế này:

"Bác thích thì cứ đọc,
Khỏi phải còm, mà rồi
Bác là ai mà dám
Đòi tranh luận với tôi?"


ĐOÀN NGỌC HẢI

Quả thật đáng ngưỡng mộ,
Đáng chúng ta noi theo.
Tấm gương Đoàn Ngọc Hải
Lăn lộn giúp người nghèo.

Bác không ngại tốn kém,
Không ngại cả gian lao,
Đem hơi ấm của Bác
Đến bà con đồng bào.

Không đao to búa lớn,
Làm được gì thì làm.
Cũng không cần ai biết.
Vì tương lai Việt Nam.

Mỗi người theo một cách,
Đóng góp tùy sức mình.
Không quan trọng nhiều ít.
Quan trọng là cái tình.

Thương Bác đang vất vả
Đâu đó vì đồng bào.
Chẳng biết nói gì nữa,
Xin ngã mũ cúi chào.

PS
Bác nhớ giữ sức khỏe.
Lượng sức và lượng tiền.
Đường còn dài, chúc Bác
Vạn sự được bình yên.


ĐỆ TỬ QUY

Chào các cháu yêu quý.
Ông Tân, Ông Béo đây.
Hôm nay ông giới thiệu
Một cuốn sách rất hay.

Một cuốn sách giáo huấn,
Tồn tại đã nhiều đời.
Hy vọng các cháu đọc,
Sẽ khôn lớn thành người.

*
Tên của cuốn sách ấy
Gọi là Đệ Tử Quy.
Người sọan, Lý Dục Tú,
Sống ở thời Khang Hy.

Quy là các quy phạm
Mọi người phải tuân theo.
Đệ tử là người trẻ,
Là học trò, giàu nghèo.

Đệ Tử Quy được soạn
Dựa theo cuốn Tứ Thư.
Chủ yếu phần Luận Ngữ
Của Khổng Tử Nhân Từ.

Cả cuốn sách chưa đến
Bốn trăm câu, không dài.
Mỗi câu chỉ sáu chữ.
Còn được chia làm hai.

Hai câu thành một cặp.
Cân đối và có vần.
Ông chuyển thành năm chữ.
Dễ đọc, kiểu Ông Tân.

Sách bao gồm nhiều mục,
Dạy học trò, cháu con
Về việc làm cụ thể,
Về đức hạnh, tâm hồn.

Mục nào cũng rất quý.
Nhưng ông chọn ít thôi.
Các cháu đọc thật kỹ,
Thuộc càng tốt, và rồi

Vận dụng cái đã học
Vào việc làm hàng ngày.
Nào, ta bắt đầu nhé.
Ngay từ ngày hôm nay.


Chương Một
NHẬP TẮC HIẾU

1
Là con thì trước hết
Phải hiếu với mẹ cha.
Tiếp đến là hòa thuận
Với anh em trong nhà.

Một khi cha mẹ gọi
Phải nhanh chóng trả lời.
Bảo phải làm gì đấy,
Thì làm ngay, không lười.

Cha mẹ trách thì nhận.
Lặng lẽ đứng cúi đầu.
Thấy sai thì tự sửa,
Không cãi, không buồn rầu.

2
Phải thương yêu, hòa thuận
Với gia đình, người thân.
Không phân biệt đối xử,
Cả xa và cả gần.

3
Đi đâu, phải xin phép..
Cha mẹ dặn phải nghe.
Tương tự, phải chào hỏi,
Thưa báo khi quay về.

Sáng dậy phải thă hỏi.
Đi ngủ không quên chào.
Đi học về phải báo
Việc học hành thế nào.

4
Mùa đông luôn mặc ấm.
Ấm cả đầu cả chân.
Hãy nhớ, mình đau ốm
Là làm khổ người thân.

Không quan trọng xấu tốt.
Đắt tiền hay rẻ tiền.
Quần áo phải sạch sẽ,
Gọn gàng và mặc bền.

5
Giường chiếu phải gọn ghẽ.
Tự mình gấp chăn màn.
Sách vở và bút mực
Để đúng chỗ trên bàn.

6
Một khi mình còn nhỏ,
Muốn đi đâu, làm gì
Đều phải xin phép trước..
Đồng ý mới được đi.

7
Cả khi thấy bố mẹ
Sai hoặc trái ý mình,
Phải nhẹ nhàng giải thích,
Giữ hòa khí gia đình.

Nếu giải thích không được,
Thì mình là phận con
Cũng đành phải chấp nhận.
Đừng khóc, cố nén buồn.

8
Khi giao tiếp xã hội,
Phải luôn nhớ giữ mình
Không làm điều sai trái,
Liên lụy đến gia đình.

9
Cha mẹ mà đau ốm,
Phải chăm sóc ân cần.
Không rời giường, phải nếm
Cả thuốc và thức ăn.

10
Không may cha mẹ chết,
Phải để tang ba năm.
Đều đặn lo hương khói.
Tảo mộ và viếng thăm.

*
Chương Hai
XUẤT TẮC ĐỄ

1
Việc anh em hòa thuận,
Kính trọng, thương yêu nhau
Là hiếu với cha mẹ.
Cha mẹ không buồn đau.

2
Không so đo tiền bạc,
Oán giận sẽ không còn.
Không hơn thua lý lẽ,
Cha mẹ vui vì con.

3
Trong ăn uống, đi đứng,
Người em nhỏ tuổi hơn
Phải làm sau anh chị,
Những người lớn tuổi hơn.

4
Chuyện trò với người lớn,
Không được nói trống không.
Không gọi tên, mà gọi
Thưa bà hoặc thưa ông.

5
Đi đường, gặp người lớn,
Mình phải chào trước tiên.
Xuống ngựa, nếu cưỡi ngựa.
Cúi đầu đứng sang bên.

6
Một khi người lớn đứng,
Trẻ con không được ngồi.
Người lớn ngồi, cho phép,
Trẻ con mới được ngồi.

7
Khi người lớn nói chuyện,
Trẻ con không xen vào.
Được hỏi thì mới nói.
Nói nhỏ, giọng không cao.

Khi nói, mắt nhìn thẳng.
Không gãi đầu, gãi tại.
Hỏi gì được nói ấy,
Không kể lể rông dài.

8
Chú bác nhờ giúp đỡ,
Xem như việc nhà mình.
Đối xử với anh họ
Như với anh ruột mình.

Chương Ba
CẨN

1
Từ nhỏ phải học cách
Biết quý trọng thời gian.
Ngủ muộn và dậy sớm
Là quý trọng thời gian.

2
Phải đánh răng, rửa mặt
Vào buổi sáng hàng ngày.
Mỗi lần đại, tiểu tiện,
Luôn phải nhớ rửa tay.

3
Mũ nón đội nghiêm chỉnh.
Ngay ngắn, nhớ thắt dây.
Luôn giữ gìn sạch sẽ,
Nghiêm chỉnh cả dép, giày.

Về nhà, để đúng chỗ.
Không cẩu thả vứt bừa.
Lúc cần lại vất vả
Tìm kiếm, mất thì giờ.

4
Ăn uống không kén chọn.
Vừa đủ, không quá no.
Liệu cơm mà gắp mắm,
Không mè nheo, đôi co.

5
Nhỏ, không được uống rượu.
Không đua đòi bạn bè.
Được mời cũng không uống.
Cả trong dịp hội hè.

6
Bước chậm, đi thong thả,
Cả khi có việc cần.
Đứng thẳng, ngồi ngay ngắn,
Không rung đùi, dạng chân.

7
Làm việc, không được vội.
Không quản ngại phiền hà.
Kiên nhẫn, không sợ khó,
Không được làm qua loa.

8
Nơi đông người, náo nhiệt,
Trẻ không nên đến gần.
Với trẻ, nơi tốt nhất
Là gia đình, người thân.

9
Khi vào nhà ai đó,
Phải gõ cửa, xưng tên.
Nói lý do mình đến.
Tuyệt đối không được quên.

10
Mượn đồ của ai đấy
Thì xin phép người ta.
Không thì thành ăn trộm,
Một việc làm xấu xa.

Mượn phải trả đúng hẹn.
Để lần sau có cần
Người ta lại cho mượn.
Cả người lạ, người thân.

*
Chương Bốn
TÍN

1
Không cần thì không nói.
Nhưng đã nói là làm.
Không làm rồi xin lỗi
Là không tốt và nhàm.

2
Một việc còn do dự,
Không biết đúng hay chưa,
Thì phải suy nghĩ kỹ,
Không vội vàng nói bừa.

Đã nói, nói thực chất,
Không vòng vèo loanh quanh.
Không nói điều xúc xiểm.
Chỉ nói điều tốt lành.

3
Gặp người tốt, đức hạnh,
Phải tìm cách quen thân.
Gặp người xấu, người ác,
Phải cố không đến gần.

4
Người đời thường có thói
Thích khen, không thích chê.
Nếu lời chê là đúng,
Thì chịu khó lắng nghe.

5
Lỗi cố ý là tội.
Lỗi vô ý là sai.
Sai thì cố sửa chữa.
Không đổ lỗi cho ai.

Thất lỗi mà biết sửa
Sẽ tránh được lần sau.
Thấy lỗi mà không sửa
Là loại người ngu lâu.


Chương Năm
TẤN ÁI CHÚNG

1
Người tài năng, đức hạnh
Không cần phải khoa trương.
Luôn thong dong, tự tại.
Hữu xạ tự nhiên hương.

Vì là bậc trí giả,
Họ ít khi chê người,
Mà chia sẻ trí thức
Để giúp ích cho đời.

2
Hãy học hỏi ở họ,
Dẫu gian khó, dài lâu.
Không được mới nới cũ.
Không khinh nghèo, nịnh giàu.

3
Ai đó đang bận việc,
Đừng hỏi, đừng làm phiền.
Ai đó đang đau khổ,
Lại càng không làm phiền.

4
Ai đó trót có lỗi,
Không chì chiết, coi khinh.
Việc người, người lo được.
Hãy lo việc nhà mình.

5
Thấy tốt phải khen tốt.
Thấy xấu, không được khen.
Khen, làm theo, chắc chắn
Sẽ thành xấu và hèn.

6
Đời có tình, có nghĩa.
Đời là nhận và cho.
Nhận thì nên nhận ít.
Nên tăng cường sự cho.

7
Đời có ân, có oán.
Oán, không nên oán lâu.
Còn ân thì ngược lại,
Nên báo ân thật lâu.

8
Với kẻ hầu, người ở,
Phải đối xử chân tình.
Không cậy mình con chủ
Mà buông lời bất bình.

*
Chương Sáu
THÂN NHÂN

1
Gặp được người đức hạnh,
Nên tìm cách đến gần.
Chơi với người độc ác
Sẽ chuốc vạ vào thân.

2
Học giỏi mà kém đức,
Không hiếu với mẹ cha,
Có đỗ làm quan lớn
Là hạng người xấu xa.

3
Đọc sách có ba cách,
Là mắt, miệng và tâm.
Đọc mà không suy ngẫm,
Suốt đời vẫn tối tăm.

4
Sự đọc không cẩu thả.
Sách ngay, bàn ghế ngay.
Ngồi thẳng, không ngọ nguậy.
Luôn nhớ đọc hàng ngày.

5
Không làm sách nhàu nát.
Không gấp, viết bên trong.
Càng không để dây mực.
Xếp lại lúc đọc xong.

6
Muốn nỗ lực học tập
Để phấn đấu tiến lên
Thì đọc và suy ngẫm
Sách các bậc thánh hiền.

*
Vậy là ông dịch hết
Cuốn sách Đệ Tử Quy.
Một cuốn sách rất quý
Và bổ ích cực kỳ.

Các cháu nhớ đọc nhé.
Đọc rồi cố làm theo.
Giờ thì ta tạm biệt.
Ông yêu các cháu nhiều.

ÔNG TÂN BÉO.

ĐỆ TỬ QUY

 ĐỆ TỬ QUY

Chào các cháu yêu quý.
Ông Tân, Ông Béo đây.
Hôm nay ông giới thiệu
Một cuốn sách rất hay.

Một cuốn sách giáo huấn,
Tồn tại đã nhiều đời.
Hy vọng các cháu đọc,
Sẽ khôn lớn thành người.

*
Tên của cuốn sách ấy
Gọi là Đệ Tử Quy.
Người sọan, Lý Dục Tú,
Sống ở thời Khang Hy.

Quy là các quy phạm
Mọi người phải tuân theo.
Đệ tử là người trẻ,
Là học trò, giàu nghèo.

Đệ Tử Quy được soạn
Dựa theo cuốn Tứ Thư.
Chủ yếu phần Luận Ngữ
Của Khổng Tử Nhân Từ.

Cả cuốn sách chưa đến
Bốn trăm câu, không dài.
Mỗi câu chỉ sáu chữ.
Còn được chia làm hai.

Hai câu thành một cặp.
Cân đối và có vần.
Ông chuyển thành năm chữ.
Dễ đọc, kiểu Ông Tân.

Sách bao gồm nhiều mục,
Dạy học trò, cháu con
Về việc làm cụ thể,
Về đức hạnh, tâm hồn.

Mục nào cũng rất quý.
Nhưng ông chọn ít thôi.
Các cháu đọc thật kỹ,
Thuộc càng tốt, và rồi

Vận dụng cái đã học
Vào việc làm hàng ngày.
Nào, ta bắt đầu nhé.
Ngay từ ngày hôm nay.


Chương Một
NHẬP TẮC HIẾU

1
Là con thì trước hết
Phải hiếu với mẹ cha.
Tiếp đến là hòa thuận
Với anh em trong nhà.

Một khi cha mẹ gọi
Phải nhanh chóng trả lời.
Bảo phải làm gì đấy,
Thì làm ngay, không lười.

Cha mẹ trách thì nhận.
Lặng lẽ đứng cúi đầu.
Thấy sai thì tự sửa,
Không cãi, không buồn rầu.

2
Phải thương yêu, hòa thuận
Với gia đình, người thân.
Không phân biệt đối xử,
Cả xa và cả gần.

3
Đi đâu, phải xin phép..
Cha mẹ dặn phải nghe.
Tương tự, phải chào hỏi,
Thưa báo khi quay về.

Sáng dậy phải thă hỏi.
Đi ngủ không quên chào.
Đi học về phải báo
Việc học hành thế nào.

4
Mùa đông luôn mặc ấm.
Ấm cả đầu cả chân.
Hãy nhớ, mình đau ốm
Là làm khổ người thân.

Không quan trọng xấu tốt.
Đắt tiền hay rẻ tiền.
Quần áo phải sạch sẽ,
Gọn gàng và mặc bền.

5
Giường chiếu phải gọn ghẽ.
Tự mình gấp chăn màn.
Sách vở và bút mực
Để đúng chỗ trên bàn.

6
Một khi mình còn nhỏ,
Muốn đi đâu, làm gì
Đều phải xin phép trước..
Đồng ý mới được đi.

7
Cả khi thấy bố mẹ
Sai hoặc trái ý mình,
Phải nhẹ nhàng giải thích,
Giữ hòa khí gia đình.

Nếu giải thích không được,
Thì mình là phận con
Cũng đành phải chấp nhận.
Đừng khóc, cố nén buồn.

8
Khi giao tiếp xã hội,
Phải luôn nhớ giữ mình
Không làm điều sai trái,
Liên lụy đến gia đình.

9
Cha mẹ mà đau ốm,
Phải chăm sóc ân cần.
Không rời giường, phải nếm
Cả thuốc và thức ăn.

10
Không may cha mẹ chết,
Phải để tang ba năm.
Đều đặn lo hương khói.
Tảo mộ và viếng thăm.

*
Chương Hai
XUẤT TẮC ĐỄ

1
Việc anh em hòa thuận,
Kính trọng, thương yêu nhau
Là hiếu với cha mẹ.
Cha mẹ không buồn đau.

2
Không so đo tiền bạc,
Oán giận sẽ không còn.
Không hơn thua lý lẽ,
Cha mẹ vui vì con.

3
Trong ăn uống, đi đứng,
Người em nhỏ tuổi hơn
Phải làm sau anh chị,
Những người lớn tuổi hơn.

4
Chuyện trò với người lớn,
Không được nói trống không.
Không gọi tên, mà gọi
Thưa bà hoặc thưa ông.

5
Đi đường, gặp người lớn,
Mình phải chào trước tiên.
Xuống ngựa, nếu cưỡi ngựa.
Cúi đầu đứng sang bên.

6
Một khi người lớn đứng,
Trẻ con không được ngồi.
Người lớn ngồi, cho phép,
Trẻ con mới được ngồi.

7
Khi người lớn nói chuyện,
Trẻ con không xen vào.
Được hỏi thì mới nói.
Nói nhỏ, giọng không cao.

Khi nói, mắt nhìn thẳng.
Không gãi đầu, gãi tại.
Hỏi gì được nói ấy,
Không kể lể rông dài.

8
Chú bác nhờ giúp đỡ,
Xem như việc nhà mình.
Đối xử với anh họ
Như với anh ruột mình.

Chương Ba
CẨN

1
Từ nhỏ phải học cách
Biết quý trọng thời gian.
Ngủ muộn và dậy sớm
Là quý trọng thời gian.

2
Phải đánh răng, rửa mặt
Vào buổi sáng hàng ngày.
Mỗi lần đại, tiểu tiện,
Luôn phải nhớ rửa tay.

3
Mũ nón đội nghiêm chỉnh.
Ngay ngắn, nhớ thắt dây.
Luôn giữ gìn sạch sẽ,
Nghiêm chỉnh cả dép, giày.

Về nhà, để đúng chỗ.
Không cẩu thả vứt bừa.
Lúc cần lại vất vả
Tìm kiếm, mất thì giờ.

4
Ăn uống không kén chọn.
Vừa đủ, không quá no.
Liệu cơm mà gắp mắm,
Không mè nheo, đôi co.

5
Nhỏ, không được uống rượu.
Không đua đòi bạn bè.
Được mời cũng không uống.
Cả trong dịp hội hè.

6
Bước chậm, đi thong thả,
Cả khi có việc cần.
Đứng thẳng, ngồi ngay ngắn,
Không rung đùi, dạng chân.

7
Làm việc, không được vội.
Không quản ngại phiền hà.
Kiên nhẫn, không sợ khó,
Không được làm qua loa.

8
Nơi đông người, náo nhiệt,
Trẻ không nên đến gần.
Với trẻ, nơi tốt nhất
Là gia đình, người thân.

9
Khi vào nhà ai đó,
Phải gõ cửa, xưng tên.
Nói lý do mình đến.
Tuyệt đối không được quên.

10
Mượn đồ của ai đấy
Thì xin phép người ta.
Không thì thành ăn trộm,
Một việc làm xấu xa.

Mượn phải trả đúng hẹn.
Để lần sau có cần
Người ta lại cho mượn.
Cả người lạ, người thân.

*
Chương Bốn
TÍN

1
Không cần thì không nói.
Nhưng đã nói là làm.
Không làm rồi xin lỗi
Là không tốt và nhàm.

2
Một việc còn do dự,
Không biết đúng hay chưa,
Thì phải suy nghĩ kỹ,
Không vội vàng nói bừa.

Đã nói, nói thực chất,
Không vòng vèo loanh quanh.
Không nói điều xúc xiểm.
Chỉ nói điều tốt lành.

3
Gặp người tốt, đức hạnh,
Phải tìm cách quen thân.
Gặp người xấu, người ác,
Phải cố không đến gần.

4
Người đời thường có thói
Thích khen, không thích chê.
Nếu lời chê là đúng,
Thì chịu khó lắng nghe.

5
Lỗi cố ý là tội.
Lỗi vô ý là sai.
Sai thì cố sửa chữa.
Không đổ lỗi cho ai.

Thất lỗi mà biết sửa
Sẽ tránh được lần sau.
Thấy lỗi mà không sửa
Là loại người ngu lâu.


Chương Năm
TẤN ÁI CHÚNG

1
Người tài năng, đức hạnh
Không cần phải khoa trương.
Luôn thong dong, tự tại.
Hữu xạ tự nhiên hương.

Vì là bậc trí giả,
Họ ít khi chê người,
Mà chia sẻ trí thức
Để giúp ích cho đời.

2
Hãy học hỏi ở họ,
Dẫu gian khó, dài lâu.
Không được mới nới cũ.
Không khinh nghèo, nịnh giàu.

3
Ai đó đang bận việc,
Đừng hỏi, đừng làm phiền.
Ai đó đang đau khổ,
Lại càng không làm phiền.

4
Ai đó trót có lỗi,
Không chì chiết, coi khinh.
Việc người, người lo được.
Hãy lo việc nhà mình.

5
Thấy tốt phải khen tốt.
Thấy xấu, không được khen.
Khen, làm theo, chắc chắn
Sẽ thành xấu và hèn.

6
Đời có tình, có nghĩa.
Đời là nhận và cho.
Nhận thì nên nhận ít.
Nên tăng cường sự cho.

7
Đời có ân, có oán.
Oán, không nên oán lâu.
Còn ân thì ngược lại,
Nên báo ân thật lâu.

8
Với kẻ hầu, người ở,
Phải đối xử chân tình.
Không cậy mình con chủ
Mà buông lời bất bình.

*
Chương Sáu
THÂN NHÂN

1
Gặp được người đức hạnh,
Nên tìm cách đến gần.
Chơi với người độc ác
Sẽ chuốc vạ vào thân.

2
Học giỏi mà kém đức,
Không hiếu với mẹ cha,
Có đỗ làm quan lớn
Là hạng người xấu xa.

3
Đọc sách có ba cách,
Là mắt, miệng và tâm.
Đọc mà không suy ngẫm,
Suốt đời vẫn tối tăm.

4
Sự đọc không cẩu thả.
Sách ngay, bàn ghế ngay.
Ngồi thẳng, không ngọ nguậy.
Luôn nhớ đọc hàng ngày.

5
Không làm sách nhàu nát.
Không gấp, viết bên trong.
Càng không để dây mực.
Xếp lại lúc đọc xong.

6
Muốn nỗ lực học tập
Để phấn đấu tiến lên
Thì đọc và suy ngẫm
Sách các bậc thánh hiền.

*
Vậy là ông dịch hết
Cuốn sách Đệ Tử Quy.
Một cuốn sách rất quý
Và bổ ích cực kỳ.

Các cháu nhớ đọc nhé.
Đọc rồi cố làm theo.
Giờ thì ta tạm biệt.
Ông yêu các cháu nhiều.

ÔNG TÂN BÉO.

ĐẠT LAI LẠT MA, tiếp

 ĐẠT LAI LẠT MA - TIẾP

41
Hoàn toàn không xa xỉ
Tình yêu, lòng từ bi.
Không có hai cái ấy,
Thế giới chẳng còn gì.

Không bao giờ thế giới
Được yên vui, hòa bình,
Nếu trái tim nhân loại
Chưa yên vui, hòa bình.

42
Làm được việc gì đấy,
Chẳng còn gì phải lo.
Không làm được việc ấy,
Cũng không cần phải lo.

Vậy sao phải lo lắng.
Lo lắng thì ích gì?
Cái gì đến sẽ đến,
Cái gì đi sẽ đi.

43
Không cần các giáo lý.
Không cần cả đền chùa.
Lòng tốt là giáo lý.
Tâm thiện là đền chùa.

Không ngẫu nhiên, không dễ
Hạnh phúc đến với ta.
Hạnh phúc là kết quả
Việc làm của chúng ta.

44
Hãy cố gắng để sống
Một cuộc sống bình thường,
Nhưng cao đẹp, tử tế,
Thấm đẫm tình yêu thương.

Để về già, nhớ lại,
Ta thanh thản, yên bình
Hưởng thụ thêm lần nữa
Cuộc sống ấy của mình.

45
Không có các tôn giáo
Ta vẫn sống bình thường.
Nhưng ta không thể sống
Thiếu tình yêu, tình thương.

Tiếc, ta hăm hở sống
Như không chết bao giờ.
Cuối cùng thì ta chết
Như chưa sống bao giờ.

46
Bạn mới thay bạn cũ.
Đêm được thay bằng ngày.
Không có gì đáng ngại.
Đó là luật đổi thay.

Quan trọng là ý nghĩa
Mà một ngày, một người
Sau khi đi, để lại
Trong tim ta suốt đời.

47
Muốn người khác hạnh phúc,
Hãy luyện tập từ bi.
Muốn chính mình hạnh phúc,
Hãy luyện tập từ bi.

Quan trọng với tôn giáo
Không phải chùa dát vàng,
Mà những tấm lòng tốt
Và những trái tim vàng.

48
Ta phung phí sức khỏe
Để kiếm thật nhiều tiền.
Sau đó lại dùng tiền
Để phục hồi sức khỏe.

Quá lo về tương lại,
Ta quên mất hiện tại.
Rốt cục ta để mất
Cả hiện tại, tương lai.

49
Người ta có xu hướng
Không nhận lỗi về mình.
Mà đổ cho người khác,
Dẫu trái lý, trái tình.

Việc cho mình là đúng,
Còn người khác thì sai
Là cái sai lớn nhất.
Tưởng đúng mà lại sai.

50
Khi bạn nói, có nghĩa
Chỉ nhắc lại những điều
Bạn đã biết trước đấy,
Dẫu ít hoặc dẫu nhiều.

Nhưng nghe người khác nói,
Bạn tích lũy dần dần
Những điều chưa hề biết,
Bổ ích và rất cần.

51
Để biến cải tâm thức,
Không cần tôn giáo nào.
Con người vốn thiêm bẩm
Tự nâng mình lên cao.

Vì vậy, tôi quảng bá
Nền Đạo Đức Nghìn Năm.
Không phân biệt tôn giáo
Miễn là sống có Tâm.

52
Nền tảng Đạo Đức ấy
Phải phổ quát toàn cầu.
Giúp nhân loại hướng thiện
Để xích lại gần nhau.

Đó là cuộc cách mạng
Về thế giới tâm linh,
Dựa vào lòng bác ái,
Cái Tâm và cái Tình.

53
Đạo lý cơ bản nhất
Của Phật Giáo xưa nay
Là tôn trọng sự sống
Mọi chúng sinh đời này.

Các sinh linh bé nhỏ,
Cũng như ta, con người,
Có quyền được tôn trọng
Khi có mặt trên đời.

54
Sống phải tuân Giới Luật,
Vì Giới Luật giúp ta
Có hành xử đúng đắn,
Không buông thả, sa đà.

Sống không theo Giới Luật
Gây hại cho chúng sinh.
Và quan trọng hơn cả
Là gây hại cho mình.

55
Các cảm xúc bấn loạn
Khiến tâm thức u mê.
Dẫn tới những hành động
Gây hậu quả nặng nề.

Muốn khắc phục điều ấy,
Phải thường xuyên tập thiền
Để suy nghĩ tích cực
Và tâm trí bình yên.

56
Không thể yêu người khác
Nếu không yêu chính mình.
Ta làm hại người khác
Là làm hại chính mình.

Khi cầu mong hạnh phúc
Và những điều tốt lành,
Trước hết ta phải nghĩ
Về những người xung quanh.

57
Nhiều khi ta, thật tiếc,
Gây tai họa cho người
Mà không hề hay biết,
Thậm chí đến hết đời.

Điều ấy nghiệp không nặng
Như những người cố tình
Âm mưu hại người khác,
Dẫu âm mưu chưa thành.

58
Khi ý nghĩ anh xấu
Mà im lặng bề ngoài,
Đó cũng là tội ác,
Chịu nghiệp chướng lâu dài.

Quan trọng, không thuần túy
Anh đã làm điều gì.
Quan trọng hơn, trước đó
Anh toan tính điều gì.

59
Cách chúng ta nhìn nhận
Thế giới và con người
Phản ánh sự nhận thức
Tích lũy trong nhiều đời.

Người nghiệp tốt nghĩ tốt.
Không có gì ngẫu nhiên.
Người nghiệp ác nghĩ ác.
Cũng do bởi kiếp tiền.

60
Dẫu thế nào đi nữa,
Cũng nên tin Con Người.
Người, ai cũng là Phật
Chưa phát lộ trên đời.

Nhưng Người cũng là quỉ,
Sâu thẳm trong tiềm tàng.
Đừng bỏ qua cái ác,
Thơ ngây và dễ dáng.

61
Một tâm thức lắng dịu,
Phi bạo lực, hướng thiền
Sẽ mang lại cuộc sống
Hài hòa và bình yên.

Sự độc ác, thù hận
Lởn vởn mãi trong đầu
Sớm muộn sẽ phát lộ
Thành bệnh tật, buồn đau.

63
Hạnh phúc và đau khổ
Luôn song hành, nếu ta
Lĩnh hội được điều ấy,
Tâm thức sẽ yên hòa.

Tự ta sẽ phát lộ
Tâm Thiện với chúng sinh
Mà không cần tôn giáo
Hay ai giảng cho mình.

64
Khi một người nào đó
Vô cớ nhục mạ mình
Mà ta liền phản ứng
Bằng giận dữ vô minh.

Thì điều ấy có nghĩa
Ta đã không thành công
Kiềm chế các cảm xúc,
Gây hậu quả đau lòng.

65
Các thành quả khoa học
Nếu phục vụ con người,
Là việc làm tốt đẹp
Cho mình và cho đời.

Nhưng tiến bộ khoa học
Mà phục vụ chiến tranh
Là hành vi bạo lực,
Và không phải việc lành.

66
Vật chất không quyết định
Trạng thái của tâm linh.
Quyết định là Tâm Thiện
Và hành vi của mình.

Hành vi ấy xuất phát
Từ tấm lòng vị tha.
Muốn cứu nhân độ thế
Để xã hội hài hòa.

67
Giữ thái độ bình thản
Không có nghĩa vô tình,
Thờ ơ, không xúc động
Với nỗi đau chúng sinh.

Ngược lại, là thái độ
Cẩn trọng và hiểu đời.
Không ứng xử bồng bột,
Công bằng với mọi người.

68
Vô minh là gốc rễ
Mọi cảm xúc xấu xa.
Nó cũng là thủ phạm
Làm hại cuộc đời ta.

Ta sẽ là nô lệ
Cho ông chủ vô minh,
Cho đến khi giác ngộ,
Vượt qua được chính mình.

69
Việc tu hành đích thực
Không phải ở chùa chiền.
Mà ở đời sống thật
Với trăm nỗi buồn phiền.

Đó là nơi tốt nhất
Thể hiện Tâm từ bi
Với chúng sinh đau khổ,
Cho, không chừa lại gì.

70
Suy cho cùng, hạnh phúc
Là tâm trí bình yên.
Gặp khó khăn, thiếu thốn,
Cũng không thấy buồn phiền.

Ngược lại, giàu vật chất
Mà lòng không thảnh thơi,
Cảm xúc luôn khuấy động
Thì vẫn khổ suốt đời.

71
Khi giúp đỡ ai đó
Mà họ không biết ơn.
Đừng nghĩ xấu về họ,
Hoặc nói lời giận hờn.

Tốt hơn, nên xem họ
Là người thầy giúp mình
Rèn luyện tính nhẫn nhục
Để thương yêu chúng sinh.

72
Gặp khó khăn, trắc trở,
Đừng rơi vào buồn phiền.
Nên nghĩ nó nhân quả
Của những việc kiếp tiền.

Điều ấy sẽ giúp bạn
Tĩnh tâm hơn ít nhiều
Để cố sống thật tốt
Bằng tình thương, tình yêu.

73
Không phải là kiêu ngạo
Khi tự tin về mình.
Về những cái ta có,
Tốt đẹp và thông minh.

Ý thức được điều ấy
Nâng cánh ta bay xa.
Khởi phát Tâm Bồ Tát,
Từ bi và vị tha.

74
Ngoài phát triển trí óc,
Ta dạy dỗ trẻ con,
Quan trọng là giúp chúng
Phát triển về tâm hồn.

Ta dạy chúng nhân ái,
Bỏ cái Tham Sân Si.
Sống trách nhiệm, nghiêm cẩn,
Hỷ Xả và Từ Bi.

75
Khó cải tạo người khác
Nếu không cải tạo mình.
Không thể dạy người khác
Khi ta còn vô minh.

Không thể giúp thế giới
Tránh được họa chiến tranh
Nếu ta, cả hành động
Và lời nói chưa lành.

76
Theo giáo huấn Phật Giáo,
Thì mỗi một chúng sinh
Rất có thể kiếp trước
Là bố mẹ của mình.

Tin vào giáo huấn ấy,
Ta sẽ đỡ thù hằn,
Đối xử với người khác
Như với những người thân.

TAM TỰ KINH

 TAM TỰ KINH
Tóm lược nội dung

Người xưa có cuốn sách,
Gọi là Tam Tự Kinh.
Tam Tự là ba chữ.
Kinh, đơn giản là Kinh.

Kinh là cái gì đó
Chuẩn mực mà người đời
Luôn noi theo, học hỏi
Để khôn lớn thành người.

Cuốn sách này quý giá
Dùng để dạy trẻ con
Về kiến thức sơ đẳng,
Về đạo đức, tâm hồn.

Viết từ đời Nhà Tống.
Các đời sau, Minh, Thanh,
Được nhiều người góp sức
Chấn chỉnh lại mà thành.

Các cụ ta ngày trước
Ai cũng học sách này.
Vì thời ấy chưa có
Chữ Quốc Ngữ ngày nay.

Đọc nghe rất vần điệu
Như cuốn Đệ Tử Quy.
Mỗi câu có sáu chữ.
Viết thì khó cực kỳ.

Vâng, mỗi câu sáu chữ.
Nhưng được chia làm hai,
Thành hai nửa ba chữ.
Đều đều, rất vui tai.

Ba chữ là Tam Tự.
Đầy triết lý thông minh.
Vì thế nó được gọi
Là Sách Tam Tự Kinh.

Các cháu hãy đọc nhé.
Nếu rỗi, đọc hàng ngày.
Nội dung cuốn sách ấy
Ông tóm lược thế này.

*
CHƯƠNG MỘT

1
Mới sinh, ai cũng thiện.
Cái ác, cái xấu xa
Do không được giáo dục.
Từ đó mà sinh ra.

2
Thấy con lười, Mạnh Mẫu
Chặt khung cửi dạy con.
Dạy năm con phép tắc
Là ông Đặng Yên Son.

3
Chỉ nuôi mà không dạy
Là lỗi của mẹ cha.
Cháu chắt quá ngỗ nghịch
Là lỗi của ông bà.

Thầy dạy, không tiến bộ
Thì là lỗi của thầy.
Trẻ không lo tu luyện
Sẽ thế nào sau này?

4
Ngọc mà không đẽo gọt,
Chỉ là đá, vứt đi.
Trẻ mà không chịu học,
Sau lớn, biết làm gì?

5
Ông Hương, mới chín tuổi,
Đã nhường chăn cho cha.
Nhỏ, hiếu với bố mẹ,
Sẽ nhận hiếu lúc già.

6
Phận làm con, còn nhỏ
Phải tìm bạn, tìm thầy.
Để qua thầy, qua bạn,
Học lễ nghĩa hàng ngày.

7
Học, phải tiên học Lễ
Rồi mới hậu học Văn.
Học đi đứng, thưa gửi
Rồi cộng, trừ, chia, nhân.

8
Phàm khi thầy dạy trẻ,
Phải giải thích rõ ràng.
Khúc triết từng câu chữ.
Viết đẹp và thẳng hàng.

9
Hai người chênh lệch tuổi
Chơi với nhau thân quen
Cũng phải giữ khoảng cách
Về tuổi tác, dưới trên.

10
Bạn bè cùng trang lứa
Mà chơi thân với nhau,
Thì chữ tín, chữ nghĩa
Phải đặt lên hàng đầu.

*
CHƯƠNG HAI

1
Làm người có ba Đạo.
Đạo vua tôi vẹn tròn.
Đạo nặng tình chồng vợ.
Đạo cha mẹ và con.

2
Vũ trụ có ba bậc,
Là Trời, Đất và Người.
Trời có ba cái Sáng
Là Trăng, Sao, Mặt Trời.

3
Thời tiết luôn luân chuyển
Là Xuân, Hạ, Thu Đông.
Hướng cũng có bốn hướng,
Là Nam, Bắc, Tây, Đông.

4
Vũ trụ được cấu tạo
Từ năm chất, đó là
Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.
Cân bằng và hài hòa.

5
Đạo làm người quân tử
Được tôn quí xưa nay -
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Phải ghi nhớ hàng ngày.

6
Đã là người, chắc chắn
Ai cũng Tham Sân Si.
Nhưng trong ai cũng có
Chất Hỉ Xả Từ Bi.

7
Trong gia đình, thứ tự
Là Cố, Nội, Ông Bà.
Tiếp đến là Bố Mẹ,
Rồi con cái trong nhà.

8
Đến lượt con cháu lớn,
Chúng sẽ lập gia đình.
Rồi sinh con đẻ cái,
Thành con cháu của mình.

9
Con hiếu với cha mẹ.
Vợ tiết nghĩa với chồng.
Dân trung quân, báo quốc,
Hòa thuận với cộng đồng.

10
Đó là những Đạo lớn
Khi sinh ra ở đời.
Con trẻ cần phải biết
Để khôn lớn thành người.


*
CHƯƠNG BA

1
Sách cũng có thứ bậc.
Đại Học, bộ đầu tiên.
Trung Dung là sách tiếp.
Tổng cộng có ba thiên...

Tiếp đến là Luận Ngữ
Mười hai thiên, cuốn này
Là bài giảng Khổng Tử.
Trò chép lại cho thầy.

Sách thứ tư, Mạnh Tử,
Cũng một bậc thánh hiền.
Bao gồm nhiều triết lý,
Gộp lại thành bảy thiên.

Vì sách có bốn cuốn,
Nên gọi là Tứ Thư.
Già trẻ đều phải đọc.
Nghiền ngẫm và từ từ.

2
Khổng Tử dạy trước hết
Phải Tu Thân, Tề Gia.
Tức luyện mình cho tốt
Để chăm lo việc nhà.

Làm xong hai việc ấy
Mới đến hai việc sau.
Trị Quốc, Bình Thiên Hạ.
Đều quan trọng như nhau.

3
Còn năm bộ Kinh khác,
Giúp người đọc chuyên tu ,
Là Thư, Thi, Dịch, Lễ.
Cuối cùng là Xuân Thu.

Tứ Thư của Khổng Tử.
Ngũ Kinh của nhiều người,
Giup trẻ học, tấn tới
Để cống hiến cho đời.

4
Đầu tiên học Tiểu Học,
Tiếp đến là Tứ Thư.
Rồi Ngũ Kinh năm cuốn.
Học từng câu, từng từ.

Rồi Lục Kinh, Tam Dịch,
Lễ Ký và Tam Truyền...
Học, thấu đáo lời dạy
Của các bậc thánh hiền.

 
*
CHƯƠNG BỐN

1
Tam Tự Kinh, Chương Bốn,
Dẫu điểm xuyết qua loa,
Nói toàn bộ lịch sử
Của đất nước Trung Hoa.

Bắt đầu từ thượng cổ,
Tức khi mới hình thành,
Suốt chiều dài lịch sử,
Đến triều đại Nhà Thanh.

2
Đầu tien là Nghiêu Thuấn
 Rồi đến Hạ, Thương, Chu
Với ba vua kiệt xuất
Để tiếng tốt nghìn thu.

Nhà Hạ có vua Vũ.
Vua Thang đời nhà Thương.
Nhà Chu - vua Văn, Vũ,
Thành Tam Đại đế vương.

3
Quá mê nàng Đát Kỷ,
Vua Trụ thành bất lương.
Vua Vũ dấy quân đánh -
Nhà Chu thay nhà Thương.

4
Thời Đông Chu, loạn lạc,
Có Chiến Quốc, Xuân Thu.
Các tiểu quốc cát cứ,
Coi nhau như kẻ thù.

Vào cuối thời Chiến Quốc,
Nước Tần lớn mạnh dần,
Diệt hết các nước nhỏ,
Lập nên triều Nhà Tần.

5
Tiếp đến là giai đoạn
Hán và Sở tranh hùng.
Hán Cao Tổ đánh thắng
Tướng Hạng Vũ kiêu hùng.

6
Rồi thiên hạ đại loạn.
Tướng Vương Mãng soán quyền.
Đất nước lại loạn lạc
Và chiến tranh triền miên.

7
Hán Cao Tổ dựng nghiệp,
Truyền được mười hai đời.
Sau bị Vương Mãng tiếm,
Để bài học cho đời.

8
Sau đó là Đông Hán,
Rồi Tam Quốc tranh tài.
Ba nước Ngô, Ngụy, Thục
Đánh nhau giành đất đai.

9
Cuối cùng Nhà Ngụy Thắng.
Ngụy chia thành Đông, Tây.
Đông Ngụy và Tây Ngụy.
Lại đánh nhau suốt ngày.

10
Nhà Đường thay Nhà Ngụy.
Ba trăm năm kéo dài.
Một giai đoạn ổn định.
Nhiều nhân vật hiền tài.

Kinh tế và văn hóa
Đều đạt đến đỉnh cao.
Nhiều phát minh khoa học.
Cũng nhiều các thi hào.

Tiếc rằng giai đoạn ấy
Không kéo dài, Nhà Đường
Đã dần dần lụn bại,
Nhường chỗ cho Nhà Lương.

11
Sau Lương là Nhà Tống
Với mười tám đời vua.
Tiếp đến quân Mông Cổ
Đánh Tống, Tống phải thua.

12
Chiếm được đất nhà Tống,
Mông Cổ lập triều Nguyên.
Chín mươi năm cai trị.
Chiến tranh vẫn triền miên.

13
Nhà Nguyên bị lật đổ.
Lên thay là nhà Minh.
Kim Lăng, kinh đô cũ
Được dời về Bắc Kinh.

Cả mười sáu hoàng đế
Chú trọng nghề công, nông.
Tiếc, về sau, quan hoạn
Làm Nhà Minh diệt vong.

14
Cuối cùng, một triều mới,
Là triều đại Nhà Thanh,
Đã cai trị Trung Quốc,
Sau rất nhiều chiến tranh.

15
Học sử, rất quan trọng
Là không chỉ nghe thầy,
Mà phải đọc nhiều sách
Để tấn tới hàng này.

*
CHƯƠNG NĂM

1
Muốn thực sự học tốt,
Phải đọc sách hàng ngày.
Vừa đọc vừa suy ngẫm
Để áp dụng sau này.

2
Học từ sách chưa đủ.
Phải học cả từ người.
Đến Khổng Tử còn học
Cả Hạng Thác, lên mười.

3
Triệu Trung Lệnh, đời Tống,
Không vì làm quan to
Mà quên đọc Luận Ngữ,
Chăm chỉ như học trò.

4
Nhà nghèo vẫn chăm học.
Dẫu đói ăn hàng ngày,
Lộ Ôn Thư, Tây Hán,
Viết chữ lên lá cây.

5
Để tránh không ngủ gật,
Khi đọc sách, Tô Tần,
Phải lấy dùi, thỉnh thoảng
Đâm vào tay, vào chân.

6
Xa Dận, thời nhà Tấn,
Nhà nghèo, không có đèn.
  Ban đêm bắt đom đóm
Lấy ánh sáng thay đèn.

7
Đời Tống có Lương Hạo,
Tuổi, hơn tám mươi niên.
Mà đi thi vẫn đậu.
Hơn thế, đậu trạng nguyên.

8
Lưu Yến tuổi còn trẻ
Đã làm quan đại thần.
Là nhờ ngày còn nhỏ
Học tập rất chuyên cần.

9
Bắc Tề có Tổ Oánh,
Tám tuổi, nhờ chuyên cần
Mà thông kim bác cổ,
Còn giỏi cả thơ văn.

10
Thời nhà Tùy, Lý Mật,
Treo sách trên sừng trâu.
Đọc suốt ngày mê mải,
Sau phát đạt, thành giàu.

11
Tô Tuân, thời Đường Tống,
Một trong Bát Đại Gia,
Ngày nhỏ không chịu học,
Lười biếng cả việc nhà.

Đến năm mười tám tuổi,
Ông sực tỉnh, quyết tâm
Học hành, rồi tấn tới.
Sau thành người uyên thâm.

12
Ông Tô Tuấn, bảy tuổi,
Triều vua Đường Huyền Tông,
Làm quan sửa văn tự.
Ông là một thần đồng.

Thần đồng không chịu học
Thì cũng khó thành người.
Xưa nay, tai hại nhất,
Với trẻ là thói lười.

13
Triệu Phổ học Luận Ngữ
Giúp Thái Tổ, Thái Tôn.
Nửa cuốn giúp vua bố.
Nửa kia giúp vua con.

14
Ông Tôn Kinh nước Tấn
Hiếu học, mồ côi cha.
Sợ ngủ quên, khi học
Tự treo ngược lên xà.

15
Bố thi hào Tô Thức
Mãi đến gần ba mươi
Mới bắt đầu học chữ,
Sau dạy con thành người.

16
Ông Lương Hiệu nước Tống,
Dẫu sức yếu, tuổi già,
Vẫn đi thi, đỗ Trạng,
Ở tuổi gần tám ba.

17
Con ong cho mật ngọt,
Làm việc không nghỉ ngơi.
Còn nhỏ không chịu học,
Sau lấy gì cho đời?

18
Con trẻ mà chịu học,
Đọc các sách thánh hiền,
Sau công thành danh toại,,
Làm rạng rỡ tổ tiên.

19
Sẽ là tội bất hiếu
Còn nhỏ mà đã lười.
Sau ma tàn, thân dại,
Sẽ ân hận suốt đời.

20
Có cho con ức triệu
Cũng không bằng dạy con
Học hành để thành đạt
Và làm đẹp tâm hồn.

Hết

            -------


TAM TỰ KINH DIỄN NGHĨA

Ngẫu nhiên ngồi đọc lại
Tứ Thư, Tam Tự Kinh,
Rồi ngẫu nhiên, muốn viết
Đôi ý nghĩ của mình.

Người xưa thật chí lý,
Nói câu nào cũng hay.
Xin rông dài cóp nhặt
Những ý ấy ra đây.

Chúng có thể giúp bạn
Chiêm nghiệm lại chính mình,
Thanh lọc tâm và trí
Để thành người thông minh.

Có điều như Phật nói:
Để đạt tới giác thiền,
Phải tập trung suy nghĩ,
Ngồi lâu và ngồi yên.

Vậy hãy đọc chầm chậm.
Nên đọc một, nghĩ mười
Để lời thánh hiền dạy
Chầm chậm lắng vào người.

1
Nhân chi sơ bản thiện.
Ai cũng tốt ban đầu.
Tính tương cận, tương viễn.
Sau này mới khác nhau.

2
Khi sinh ai cũng tốt.
Do giáo dục sau này,
Từ những người tốt ấy
Thành kẻ xấu, người ngay.

3
Lắm thương, lắm đau khổ.
Tích nhiều sẽ mất nhiều.
Biết vừa là biết đủ.
Biết dừng là biết điều.

4
Bản tính người vốn thiện,
Nhưng phải dạy từ đầu.
Trong việc dạy - quan trọng,
Phải dạy đều, dạy lâu.

5
Con hư tại bố mẹ
Không bảo ban hàng ngày.
Dạy mà không nghiêm khắc,
Trò hư là tại thầy.

6
Ngọc mà không gọt dũa -
Chỉ viên đá bình thường.
Người mà không chịu hoc
Dễ thành người bất lương.

7
Đạo làm con - từ nhỏ
Không được quá ham chơi.
Phải tìm thầy học chữ,
Học lễ nghĩa làm người.

8
Ông Hoàng Hương, chín tuổi
Đã biết lấy thân mình
Làm ấm chăn cha đắp.
Thật chí hiếu, chí tình.

9
Ông Khổng Dung, bốn tuổi,
Biết nhường lê cho anh.
Đó là tình huynh đệ,
Phải rèn luyện mới thành.

10
Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín -
Ấy là năm đại thường.
Bao trùm lên tất cả
Là tình yêu, tình thương.

11
Đời có ba rường cột:
Vua phải thương dân mình.
Cha con phải hòa thuận.
Vợ chồng phải có tình.

12
Khổng Tử dạy: Trước hết
Phải biết lo tu thân.
Thứ đến yêu cha mẹ.
Mọi cái sau học dần.

13
Tiếc bây giờ con trẻ
Không học Tam Tự Kinh.
Học để biết lễ nghĩa,
Biết chữ hiếu, chữ tình.

14
Thứ nhất phải học lễ,
Sau mới đến học văn.
Nhưng khi đói trước hết
Phải lo học kiếm ăn.

15
Trẻ học xong Tiểu Học
Mới chuyển sang Tứ Thư.
Vì học lời của thánh,
Nên học chậm, từ từ.

16
Tứ Thư có bốn cuốn.
Đại Học là cuốn đầu.
Tu thân phải học trước,
Tề gia mới học sau.

Quên đi chuyện trị nước.
Bình thiên hạ - tránh xa.
Con người tốt hay xấu
Ở tu thân, tề gia.

17
Luận Ngữ của Tứ Thư
Chỉ mười hai chương nhỏ.
Mọi triết lý cuộc đời
Gần như nằm trong đó.

18
Sách Trung Dung Khổng Tử
Súc tích và kiệm lời.
Không thể không đọc nó
Để trung dung ở đời.

Tử Tư, cháu Khổng Tử
Biên soạn cuốn sách này.
Ba mươi ba chương nhỏ.
Giá trị đến ngày nay.

19
Còn một cuốn sách khác,
Là Mạnh Tử, bảy chương.
Sách giảng về lễ nghĩa,
Đạo lý và luân thường.

20
Tam Tự Kinh, sách cổ,
Thâm thúy và thật hay.
Ngoài vâng lời cha mẹ,
Trẻ nên đọc cuốn này.

21
Sau đời vua Nghiêu Thuấn
Là đến Hạ, Thương, Chu
Với ba vua kiệt xuất
Để tiếng tốt nghìn thu.

Nhà Hạ có vua Vũ.
Vua Thang đời nhà Thương.
Nhà Chu - vua Văn, Vũ,
Thành Tam Đại đế vương.

22
Đạo Đức Kinh Lão Tử
Dạy vô vi, phớt đời.
Kinh Nam Hoa Trang Tử
Lấy ngụ ngôn dạy người.

Trong các sách chư tử
Nên đọc cả thầy Tuân,
Tức Tuân Tử nước Sở,
Và thầy Vương, thầy Văn.

23
Chuyện Ngu Công dời núi
Có thể chỉ hoang đường.
Nhưng không có chuyện ấy
Đời sẽ thành tầm thường.

24
Đời loạn - về ở ẩn.
Đời thịnh ra làm quan.
Ai học theo Khổng Tử,
Sẽ được sống an nhàn.

25
“Tôi may được hơn ngưòi
Nhờ biết đứng sau người”.
Lão Tử nói câu ấy.
Đáng noi theo, nhớ đời.

26
Quá mê nàng Đát Kỷ,
Vua Trụ thành bất lương.
Vua Vũ dấy quân đánh -
Nhà Chu thay nhà Thương.

27
Hán Cao Tổ dựng nghiệp,
Truyền được mười hai đời.
Sau bị Vương Mãng tiếm,
Để bài học cho đời.

28
Thông minh như Khổng Tử
Mà cũng luôn học người.
Ngài học cả Hạng Thác,
Một cậu bé lên mười.

29
Triệu Phổ học Luận Ngữ
Giúp Thái Tổ, Thái Tôn.
Nửa cuốn giúp vua bố.
Nửa kia giúp vua con.

30
Ông Tôn Kinh nước Tấn
Hiếu học, mồ côi cha.
Sợ ngủ quên, khi học
Tự treo ngược lên xà.

31
Xả Doãn bắt đom đóm
Cho vào lọ làm đèn,
Đọc cho đến tận sáng,
Lĩnh hội ý thánh hiền.

32
Bố thi hào Tô Thức
Mãi đến gần ba mươi
Mới bắt đầu học chữ,
Sau dạy con thành người.

33
Ông Lương Hiệu nước Tống,
Dẫu sức yếu, tuổi già,
Vẫn đi thi, đỗ Trạng,
Ở tuổi gần tám ba.

34
Con ong cho mật ngọt,
Làm việc không nghỉ ngơi.
Còn nhỏ không chịu học,
Sau lấy gì cho đời?

HẾT

Thơ Phật

KINH A DI ĐÀ

Xưa nay trong Phật Giáo,
Bộ Kinh A Di Đà
Được tụng niệm rộng khắp
Ở Châu Á và ta.

Nguồn gốc bằng tiếng Phạn.
Sau, vào thời Hậu Tần
Ngài Cưu Ma La Thập
Chuyển dịch thành Hán Văn.

Là người dịch nổi tiếng
Các Kinh Phật trước đây,
Ông cũng là tác giả
Bản chữ Hán Kinh này.

Hiện giờ phổ biến nhất
Bộ Kinh A Di Đà
Do ngài Thích Trí Tịnh
Chuyển sang tiếng nước ta.

Dười đây xin tóm lược
Một số đoạn trong Kinh.
Bằng lời thơ ngắn gọn,
Dễ hiểu và có tình.

*
CÚNG HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Phảng phất khắp mười phương.

Nguyện suốt đời giữ đạo.
Nguyện khởi phát tâm lành.
Cúng Phật và cúng Pháp,
Hằng cứu giúp chúng sinh.

Cầu Đức Phật phù trợ
Giúp khởi Tâm Bồ Đề.
Để sớm đến Bờ Giác,
Và sớm rời Sông Mê.

*
TÁN THÁN PHẬT

Bậc Pháp Vương vô thượng,
Chúa tể Ba Cõi Trời,
Phật là bậc phụ mẫu,
Dạy dỗ, cứu giúp người.

Tận tâm tán thán Phật,
Niệm một lòng quy y.
Đêm ngày chăm tinh tấn
Thoát khỏi nghiệp ba kỳ.

*
SÁM HỐI

Trước A Di Đà Phật
Đại từ và đại bi.
Trước Thế Tôn, Bồ Tát,
Xin sám hối quy y.

Sám hối vì nghiệp ác
Đã trót làm trước đây.
Sám hối Thân Khẩu Ý
Không luôn giữ hàng ngày.

Sám hối tâm chưa thiện,
Còn vướng Tham Sân Si.
Từ nay con xin nguyện
Sống Hỉ Xả Từ Bi.

*
PHÁT NGUYỆN

Nam mô Trụ Tam Bảo.
Cúi lạy Đấng Chí Tôn.
Xin chư vị chấp nhận
Lời nguyện này của con.

Nguyện đêm ngày trì tụng
Lời Kinh A Di Đà.
Trên, đền các ơn nặng.
Dưới, cứu khổ Ta Bà.

Xin chư vị chứng dám.
Nguyện phát Tâm Bồ Đề.
Sớm về nơi Cực Lạc.
Sớm thoát khổ Sông Mê.

*
KỆ KHAI KINH

Phật Pháp luôn vô lượng,
Như trời rộng, biển sâu.
Như Cam Lồ, tươi mát.
Tốt đẹp và nhiệm màu.

Nguyện ngày đêm trì tụng
Kinh Phật A Di Đà.
Mong Như Lại chứng dám.
Nam mô A Di Đà.

*
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

Ngày nọ ở Xá Vệ,
Phật Thích Ca Mâu Ni
Giảng pháp cho nhiều vị
Bồ Tát và tăng ni.

Ngài bảo Xá Lợi Phất:
“Cách đây xa, rất xa,
Qua muôn ức Cõi Phật,
Có một cõi chói lòa

Được gọi là Cực Lạc.
Nghìn vạn kiếp xưa nay
Được A Di Đà Phật
Luôn ngự trị nơi này”.

Xá Lợi Phất bèn hỏi:
“Bạch Thế Tôn, vì sao
Lại gọi là Cực Lạc?
Con chưa hiểu thế nào”.

Phật đáp: “Vì nơi ấy
Không hề có khổ đau.
Chỉ niềm vui, tất cả
Sống hạnh phúc với nhau”.

Tiếp đến Ngài mô tả
Những quang cảnh lạ thường
Của thế giới Cực Lạc
Ở nơi ấy, Tây Phương.

Rồi tiếp: “Xá Lợi Phất,
Ngươi hãy lắng nghe ta.
Đức Phật ấy được gọi
Là Phật A Di Đà.

Ngài sống lâu vô lượng
Cùng đệ tử của mình.
Cũng vô lượng Bồ Tát
Và vô lượng chúng sinh.

Nhờ công đức tu luyện,
Họ được lên cõi này.
Thoát Luân Hồi, Nhân Quả.
Thật ân lớn, phúc dày.

Vậy hãy chăm niệm Phật
Khi ở chốn Ta Bà
Để về nơi Cực Lạc
Với Phật A Di Đà.

Niệm hàng ngày, liên tục
Tâm tĩnh và chân thành.
Chết, được Ngài đến gặp
Và cho phép vãng sanh.

Nhiều Phật, nhiều Bồ Tát
Ở Cõi A Di Đà.
Tương tự, cũng nhiều Phật
Ở Cõi Người, Ta Bà”.

Rồi Ngài nêu danh tính
Sáu vị Phật Đông Phương,
Mà chúng sinh phải niệm,
Lễ bái và cũng dường.

Chuyển sang đề tài khác,
Ngài nói chuyện Thuyết Kinh
Đó là việc rất khó.
Vì phần lớn chúng sinh

Không dễ tin vào Pháp,
Vì nghiệp chướng còn nhiều.
Cái tâm chưa tĩnh tại,
Chưa ngập tràn thương yêu.

Vì vậy cần giảng giãi,
Giúp họ hiểu các Kinh,
Đặng sống thiện, sống tốt,
Thoát khỏi vòng vô minh...

*
Tôn Giả Xá Lợi Phất
Cùng các vị tặng ni
Lui ra, cùng đảnh lễ
Phật Thích Ca Mâu Ni.

*
BÁT NHÃ TÂM KINH

Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi thực hành thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật,
Thoát hết mọi buồn đau.

Nghe đây, Xá Lợi Phất,
Sắc chẳng khác gì Không.
Không cũng giống như Sắc.
Không và Sắc tương đồng.

Cái Không và Sắc ấy
Chẳng diệt mà chẳng sinh.
Chẳng thêm cũng chẳng bớt.
Hữu hình và vô hình.

Không có sinh, có tử,
Không có tiến, có lùi.
Không Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Không có buồn, có vui...

Khi chúng sinh, Bồ Tát
Thấu hiểu được điều này,
Hiểu Trí Tuệ Bát Nhã,
Sẽ thoát khỏi đọa đày

Mọi khổ đau thế tục.
Cảm thấy mình tự do.
Không còn gì ngăn trở.
Không sợ hãi, buồn lo.

Tâm thức được giải phóng,
Tĩnh lặng và bình an.
Không vấn vương ảo mộng,
Được lên Cõi Niết Bàn.

Nhờ Trí Tuệ Bát Nhã,
Xưa nay Phật Ba Đời
Được đắc quả vô thượng,
Đẳng giác mười Phương Trời.

Vì vậy mà Bát Nhã
Là đại chú từ bi.
Tức đại chú cao nhất
Giúp diệt Tham Sân Si.

PS
Xin có đôi lời chú:
Cuốn Bát Nhã Tâm Kinh
Là cuốn Kinh ngắn nhất.
Ba trăm chữ tượng hình.

Đó là chữ Trung Quốc.
Khi chuyển sang tiếng ta
Có dài hơn chút ít.
Súc tích và sâu xa.

Nó là Kinh cơ bản
Của Đại Thừa, Thiền Tông.
Được rất nhiều người biết,
Thậm chí học thuộc lòng.

Hầu hết các phật tử
Thường tụng niệm ở nhà,
Ở chùa khi tu tập.
Nam Mô A Di Đà.