HOÀNG HOA THÁM
(1858 - 1913)
Ông, còn gọi Đề Thám,
Nhà cách mạng, cầm đầu
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế,
Gian khổ và dài lâu.
Ông chủ trương chống Pháp
Bằng bạo lực, vũ trang.
Cương quyết không thỏa hiệp.
Lại càng không đầu hàng.
Ông hăng hái gia nhập
Vào hàng ngũ nghĩa binh
Của Đại Trân, sau đó -
Trần Xuân Soạn, Cai Kinh.
Rồi ông rủ Bá Phức
Về Yên Thế, cùng nhau
Đứng dưới cờ khởi nghĩa
Do Đề Nắm cầm đầu.
Khi Đề Nắm bị hại
Năm Một Tám Chín Hai,
Ông trở thành thủ lĩnh,
Dũng cảm và có tài.
Ba mươi năm liên tục
Ông lãnh đạo nghĩa quân.
Ông, Hùm Xám Yên Thế,
Nức tiếng khắp xa gần.
Ông đánh nhiều trận lớn,
Khiến giặc Pháp hết hồn.
Trận Luộc Hạ, Cao Thượng,
Lũng Chuối và Đồng Hom...
Giặc tìm cách mua chuộc
Hoặc dụ dỗ ra hàng.
Còn treo giải thủ cấp
Ba mươi nghìn phờ-răng.
Biết khó thắng, quân Pháp
Xin cầu hòa, hai lần.
Cắt nhượng bốn tổng lớn,
Thuộc toàn quyền nghĩa quân.
Trong mười năm hòa hoãn,
Phong trào phát triển nhanh.
Đánh xuống tận Hà Nội
Và những vùng xung quanh.
Năm Một Chín Không Chín
Quan Thống Sứ Bắc Kỳ
Cho điều hơn vạn rưỡi
Lính dõng, lính chính quy.
Chúng tấn công Yên Thế
Cùng đại bác, súng trường.
Ông tổ chức đánh trả,
Dũng cảm và kiên cường.
Khi con trai, Cả Trọng,
Bị tử thương, cuối cùng
Ông rút về Tam Đảo
Nơi rừng núi chập chùng.
Lại tổ chức kháng chiến.
Đánh thêm mấy trận liền.
Lúc thắng, lúc thất bại.
Cứ kéo dài, tuy nhiên
Nghĩa quân tổn thất nặng.
Bị giết rất nhiều người.
Rồi dần dần tan rã
Đầu năm Một Chín Mười.
Cùng hai người tâm phúc,
Từ đó ông ẩn mình
Giữa núi rừng Yên Thế.
Hy vọng sẽ hồi sinh.
Cuối cùng ông bị bắt,
Bị chém, giặc bêu đầu.
Sau hai ngày, đốt xác,
Rắc tro xuống áo sâu.
TRƯƠNG VĨNH KÝ
(1837 - 1898)
Nhà văn hóa kiệt xuất,
Một danh nhân tài ba,
Người có công rất lớn
Giúp khai sáng nước nhà -
Là ông, Petrus Ký,
Chủ tờ báo đầu tiên
Viết bằng chữ Quốc Ngữ,
Phổ biến khắp ba miền.
Ông là người theo Đạo,
Quê Chợ Lách, Bến Tre.
Bố bệnh nặng, mất sớm,
Cũng vất vả đủ bề.
May, nhờ hai linh mục
Đem về nuôi như con.
Còn được cho đi học
Ở quê và Sài Gòn.
Sau ông học trường đạo
Ở Cămpuchia.
Tám năm học chủng viện
Ở Malaysia.
Vốn bản tính chăm chỉ,
Lại thông minh khác thường,
Được nhiều thầy giỏi dạy.
Nhiều bạn bè bốn phương,
Ông học rất tấn tới.
Môn nào cũng đứng đầu.
Đặc biệt môn ngoại ngữ.
Tiếng nào cũng làu làu.
Năm mới hăm hai tuổi
Ông đã rất tinh thông
Mười mấy ngôn ngữ chính
Của phương Tây, phương Đông.
Ra trường, hăm ba tuổi,
Ông đi làm thông ngôn
Cho các quan sứ Pháp.
Chủ yếu ở Sài Gòn.
Ba năm sau, người Pháp
Cho ông đi theo đoàn
Đại thần Phan Thanh Giản
Sang mẫu quốc nghị bàn.
Trong thời gian ở Pháp,
Ông có nhiều bạn bè,
Và chơi thân đặc biệt
Với giáo sư Paul Bert.
Ông này là viện sĩ,
Tính hiền lành, dễ thương.
Về sau được bổ nhiệm
Làm Toàn Quyền Đông Dương.
Năm Một Tám Sáu Sáu,
Để đào tạo thông ngôn,
Ông mở trường phiên dịch
Ở Gia Định - Sài Gòn.
Năm Một Tám Sáu Chín,
Ông lập và chủ biên
Nguyệt san Gia Định Báo.
Là tờ báo đầu tiên
Viết bằng chữ quốc ngữ
Phát hành ở nước ta.
Lập tức được mến mộ
Bởi bạn đọc gần xa.
Năm Một Tám Tám Sáu
Vị giáo sư dễ thương,
Ông Laul Bert, nhậm chức
Làm Toàn Quyền Đông Dương.
Nhân danh tình bạn cũ,
Quan Toàn Quyền mời ông
Làm quan to cho Pháp,
Nhưng ông đã nói không.
Ông cũng rất lịch sự
Từ chối cả lời mời
Nhập quốc tịch nước Pháp.
Mơ ước của nhiều người.
Nhưng ông đã đồng ý
Làm cố vấn tối cao
Cho vua Việt, Đồng Khánh,
Để phục vụ đồng bào.
Trên cương vị cố vấn,
Ông làm được nhiều điều.
Như làm đường Xứ Quảng,
Đào kênh, đắp đê điều.
Ông cũng từng đề nghị
Nhiều chính sách canh tân
Để chấn hưng đất nước,
Mang phúc lợi cho dân.
Cuối đời, ông dạy học,
Giúp nhiều người thành tài.
Nghiên cứu và viết sách,
Đủ các loại đề tài.
Hơn một trăm tác phẩm,
Về nghệ thuật, canh nông.
Chính trị, văn, sử, địa
Và các nghề thủ công...
Đó là những kiến thức
Thiết thực và rất cần.
Giúp phát triển đất nước
Và khai trí người dân.
Sinh thời, Petrus Ký
Được đánh giá rất cao
Trong giới khoa học Pháp;
Được rộng cửa mời chào
Làm thành viên nhiều hội -
Hội Khoa Học Nhân Văn,
Hội Nhân Chủng Học Pháp,
Hội Giáo Dục Cách Tân...
Năm Một Tám Bảy Bốn
Ông vinh dự được phong
Là giáo sư ngôn ngữ
Các dân tộc phương Đông.
Là một trong mười tám
“Bác học lớn toàn cầu”
Mà tên tuổi lừng lẫy
Như đồng nghiệp châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét