LỜI CỔ NHÂN
Sẽ thảnh thơi, hạnh phúc
Người biết sống vị tha.
Người sống vì tiền bạc
Sẽ khổ mãi đến già.
Lấy ganh đua làm trọng
Sẽ suốt đời vô minh.
Luôn chìm trong đau khổ
Người ham hố ái tình.
Biết lấy ít làm đủ
Là người sống an nhàn.
Người nặng lòng ân nghĩa
Sẽ thư thái, bình an.
*
Lễ là trên - cung kính,
Dưới - không khinh người ta.
Nghĩa là được cầm sáu,
Chỉ cầm bốn, cầm ba.
Tín - Trước sau như một,
Nói lời luôn giữ lời.
Trung - bạn với ai đó
Là làm bạn suốt đời.
*
Không cho sẽ không nhận.
Không đêm sẽ không ngày.
Không cầm được cái mới
Nếu không mở bàn tay.
Vừa do luật nhân quả,
Vừa trái đất hình tròn,
Gieo gì sẽ gặt ấy.
Không dại thì không khôn.
*
Khi ở trong phòng kín
Cũng coi như có người.
Vì rất gần bên cạnh
Ngoài mình còn có trời.
Không gì trời không biết.
Trời luôn theo dõi anh.
Ở ác thì cho ác.
Ở lành thì cho lành.
Cả ý nghĩ thầm kín
Chưa thổ lộ với ai
Cũng được trời ghi lại
Để phán xét đúng sai.
Bậc chính nhân quân tử
Khi ứng xử ở đời,
Không sợ một ai khác
Ngoài sợ mình, sợ trời.
*
Đừng trông chờ người khác
Đối xử tốt với mình.
Con người vốn ngu dốt,
Đừng nghĩ họ thông minh.
Người thế này thế nọ.
Kẻ nói ít làm nhiều.
Kẻ nói nhiều làm ít.
Kẻ dút dát, kẻ liều.
Đời mình mình cứ sống.
Ai thế nào mặc ai.
Đúng, chưa hẳn đã đúng.
Sai, chưa hẳn đã sai.
Hãy chăm sự lương thiện,
Nuôi dưỡng sự chân thành.
Khoan dung với người khác,
Nghiêm khắc với chính mình.
Biết phận mình là đủ.
Đường mình mình cứ đi.
Làm những việc cần thiết.
Bớt cái Tham Sân Si.
Hãy học cách buông bỏ
Để vươn tới chân thiền.
Cứ vô vi mà sống.
Vạn sự cứ tùy duyên.
LẠI NGẪM VỀ LỜI NGƯỜI XƯA
Người xưa đã đúc kết
Nhiều kinh nghiệm cuộc đời
Về đối nhân xử thế,
Bổ ích cho mọi người.
Học và làm theo chúng,
Theo người xưa, chúng ta
Sẽ tránh được lầm lỗi,
Tâm trí cũng an hòa.
1
Suy nghĩ trước khi nói.
Không nói khi không cần.
Vừa khỏi chịu trách nhiệm,
Lại vừa được yên thân.
Nói mà không suy nghĩ
Là nguy hiểm khôn lường.
Giống như cắm cổ chạy
Mà chưa thấy rõ đường.
2
Đừng vội vã kết luận.
Rất phức tạp sự đời.
Ta có thể biết một,
Trong khi cần biết mười.
Thoạt nhìn tưởng là đúng.
Nhìn kỹ mới thấy sai.
Vậy thì hãy gượm nói.
Chờ chút không chết ai.
3
Hãy học coi chuyện lớn
Thành chuyện nhỏ hàng ngày.
Trong cái may có rủi.
Trong cái rủi có may.
Mọi chuyện có nguyên cớ.
Không có gì ngẫu nhiên.
Mọi người đều có số.
Số là do Bề Trên.
4
Không bình luận người khác.
Hiểu là đủ. Mỗi người
Có riêng một hoàn cảnh,
Một nỗi khổ cuộc đời.
Nếu thực sự muốn nói,
Hãy nói điều tốt lành.
Người nghe tuy im lặng,
Nhưng thầm cảm ơn anh.
5
Phải tuân thủ qui tắc:
Làm bất cứ điều gì
Không làm đến tận tuyệt.
Không quá Tham Sân Si.
Trong đối nhân, hãy nhớ
Hai chữ yêu và thương.
Chừa đất cho người sống,
Không dồn vào chân tường.
6
Với tiểu nhân, kẻ ác,
Hãy đứng xa mà nhìn.
Đừng dây với bọn chúng.
Đừng nghe và đừng tin.
Chúng, đê tiện, hạ đẳng,
Luôn có mặt trên đời.
Đừng lại gần, không để
Chúng bôi bẩn lên người.
7
Với người thân, ngược lại,
Phải chín bỏ làm mười.
Phải nhường nhịn, nhã nhặn
Hơn với người ngoài đời.
Từ việc làm, lời nói,
Phải có lý, có tình.
Rất đơn giản vì họ
Là người thân của mình.
8
Cầm được thì bỏ được.
Đừng lấn cấn làm gì.
Cái phải đến sẽ đến.
Cái phải đi sẽ đi.
Mà đi cũng chẳng thiệt.
Buông bỏ thì đã sao?
Chí ít sẽ có chỗ
Cho cái mới còn vào.
9
Không lừa gạt người khác.
Cũng không để bị lừa.
Ai có phần người ấy.
Không thiếu cũng không thừa.
Chưa nói luật nhân quả.
Anh cố tình lừa người
Thì người sẽ lừa lại.
Luôn vẫn thế ở đời.
10
Cứ lặng lẽ làm việc.
Ai khen chê mặc lòng.
Không nói với người khác
Khi việc làm chưa xong.
Thậm chí làm việc lớn
Cũng nên xem bình thường.
Không khoe khi làm tốt.
Hữu xạ tự nhiên hương.
KHỔNG MINH CHỌN VỢ
Khi trên ba mươi tuổi,
Tức là đủ thông minh,
Ta, đàn ông, mới hiểu
Rằng vì sao Khổng Minh
Lại yêu thương đến thế
Vợ của ông, dù bà -
Một trong năm phụ nữ
Xấu nhất nước Trung Hoa.
Khổng Minh Gia Cát Lượng
Ta đã biết là ai.
Nhưng thật tiếc, về vợ,
Nhiều người còn hiểu sai.
Ta lấy vợ không chỉ
Để có người ngủ chung.
Mà quan trọng hơn thế,
Để có người thức cùng.
Ta lấy vợ không chỉ
Để quán xuyến gia đình,
Mà ta cần ở vợ
Một người lắng nghe mình.
Ta lấy vợ không chỉ
Có người để ăn chung,
Mà quan trọng hơn thế -
Có người để nấu cùng.
Ta lấy vợ không chỉ
Để song hành với nhau.
Mà ta cần ai đó
Đứng dõi theo phía sau.
Vợ Khổng Minh Gia Cát,
Là bà Hoàng Nguyệt Anh,
Được yêu vì hội tụ
Những điều này tốt lành.
Ông đã dạy hậu thế,
Trong đó có chúng ta,
Cách nhận biết cái đẹp
Trong một người đàn bà.
LỜI NGƯỜI XƯA
Người xưa đã đúc kết,
Để lại cho người nay
Nhiều bài học quí báu
Rất đáng học thế này:
Một - Không lo nghèo đói.
Tiết kiệm, sẽ không nghèo.
Mình có dốt, cố gắng,
Cũng đạt được mục tiêu.
Hai - Hiếu cũng có giả.
Tức là Hiếu giả vờ.
Trung lại càng có giả,
Tức là Trung giả vờ.
Cả hai cái giả ấy
Đều xấu và đáng khinh,
Xấu nhất là giả nghĩa
Với cả người thân mình.
Ba - Dạy con nghiêm khắc
Thành người tốt ở đời.
Với người xấu - độ lượng
Để thu phục lòng người.
Dạy con, dạy đọc sách,
Học cái chữ thánh hiền.
Dạy được một nghề giỏi
Hơn cho một núi tiền.
Bớt giao lưu với bạn,
Ngồi đọc sách ở
nhà.
Sách là người bạn tốt,
Và là thầy của ta.
Học chữ - không được vội.
Nên học một, nghĩ mười
Mới làm được đại sự,
Để tiếng thơm cho đời.
Bốn - Hãy làm việc thiện
Tích phúc lộc về sau.
Gia đình cốt yên ấm,
Không nhất thiết phải giàu.
Năm - Con có năng khiếu
Mà cha mẹ nhiều tiền,
Quá chiều, thì sau lớn
Sẽ nhụt chí vươn lên.
Sáu - Người tư cách kém
Coi lợi là nhất đời.
Người thi cử lận đận
Chung qui là do lười.
Bảy - Khi cái Tâm thẳng,
Cái đầu sẽ thảnh thơi,
Vì không phải lo nghĩ
Cách đối phó với người.
Người biết trọng lễ nghĩa
Chơi với bạn như mình,
Tránh xa kẻ dối trá,
Vì lợi, không vì tình.
Tám - Một người mà tốt,
Tính khí sẽ yên bình.
Người nóng nảy, đồng bóng
Phần nhiều do vô minh.
Chín - Người trẻ thiển cận,
Ít đọc, lại thích lười,
Dễ bị những kẻ xấu
Làm tha hóa chất người.
Nhưng người hiểu biết rộng,
Tưởng không ai bằng mình.
Nói nhiều mà làm ít,
Nghiệp lớn cũng khó thành.
Mười - Mỗi khi gặp khó,
Phải tìm hiểu nguyên do,
Không trách oán người khác.
Không sợ, không quá lo.
Các sai lầm hầu hết
Ngẫu nhiên và nhất thời.
Phải học tính cẩn thận
Khi cư xử với người.
LỜI CỔ NHÂN
Nói ít sẽ hại ít.
Muốn ít sẽ ít lo.
Cơ thể sẽ khỏe mạnh
Nếu không ăn quá no.
Muốn khổ thì thành khổ.
Muốn vui thì thành vui.
Cứ ung dung tự tại.
Đời có tiến có lui.
Duyên đến thì nên nhận.
Duyên hết thì nên buông.
Sai mà có thể đúng.
Tròn mà có thể vuông.
VÔ VI
Xưa, Dược Sơn Duy Nghiễm
Là đại sư Đời Đường.
Nổi tiếng về uyên bác
Và thâm nho lạ thường.
Là đại sư Đời Đường.
Nổi tiếng về uyên bác
Và thâm nho lạ thường.
Lần nọ, cùng đồ đệ
Đi qua một ngôi làng,
Thấy có cây thông nhỏ
Chết khô, lá úa vàng.
Đi qua một ngôi làng,
Thấy có cây thông nhỏ
Chết khô, lá úa vàng.
Ngài hỏi một đồ đệ:
“Theo con, cây thông này
Héo khô và đang chết,
Là hay, hay không hay?”
“Theo con, cây thông này
Héo khô và đang chết,
Là hay, hay không hay?”
“Bạch thầy, cây phải chết
Là một điều đáng buồn.
Cây phải xanh mơn mởn.
Đặc biệt những cây non”.
Là một điều đáng buồn.
Cây phải xanh mơn mởn.
Đặc biệt những cây non”.
Hỏi một đệ tử khác,
Người này đáp: “Bạch thầy,
Cây chết để trồng mới,
Đó cũng là điều hay”.
Người này đáp: “Bạch thầy,
Cây chết để trồng mới,
Đó cũng là điều hay”.
Dược Sơn Duy Nghiễm đáp:
“Thái độ của người hiền
Là vô vi, thanh thản,
Thuận theo lẽ tự nhiên.
“Thái độ của người hiền
Là vô vi, thanh thản,
Thuận theo lẽ tự nhiên.
Cây sống cứ để sống,
Tốt tươi và mỡ màng.
Cây chết cứ để chết,
Khô héo và úa vàng.
Tốt tươi và mỡ màng.
Cây chết cứ để chết,
Khô héo và úa vàng.
Không tự vấn, cố chấp.
Lại càng không buồn phiền.
Vạn vật trong vũ trụ
Thuận theo lẽ tự nhiên”.
Lại càng không buồn phiền.
Vạn vật trong vũ trụ
Thuận theo lẽ tự nhiên”.
*
Lão Tử: Nhân pháp Địa
Thì Địa sẽ pháp Thiên.
Mà khi Thiên pháp Đạo,
Đạo sẽ pháp Tự Nhiên.
Lão Tử: Nhân pháp Địa
Thì Địa sẽ pháp Thiên.
Mà khi Thiên pháp Đạo,
Đạo sẽ pháp Tự Nhiên.
Tức người phải thuận Đất.
Đất phải thuận theo Thiên.
Thiên phải thuận theo Đạo.
Đạo theo lẽ Tự Nhiên”.
Đất phải thuận theo Thiên.
Thiên phải thuận theo Đạo.
Đạo theo lẽ Tự Nhiên”.
Luật Đời mới thực lớn.
Luật Người chẳng là gì.
Cứ tùy duyên mà sống,
An bình và vô vi.
Luật Người chẳng là gì.
Cứ tùy duyên mà sống,
An bình và vô vi.
CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA
Đức Khổng Tử từng nói,
Rằng “Quân tử ái tài”
Nhưng “Thủ chi hữu đạo”.
Tức kiếm tiền thì ai
Cũng phải đúng đạo lý.
Vì nếu tiền bất minh,
Thì cách này, cách khác,
Tiền vốn không của mình
Sẽ bị trời thu lại.
Luôn vẫn thế xưa nay.
Người nào muốn kiểm chứng,
Hãy đọc câu chuyện này.
*
Chuyện ngày xưa Trung Quốc,
Ở huyện Hiến, Tứ Xuyên,
Có người tên Vương Mỗ,
Rất giỏi việc kiếm tiền.
Hắn làm trong tòa án,
Am hiểu luật đương thời.
Biết dùng các xảo thủ
Moi tiền của nhiều người.
Nhưng mỗi lần, khi hắn
Tích được khá nhiều tiền,
Thì nhất định có sự,
Lại làm hắn mất tiền.
*
Lần nọ, đêm trời rét
Chú hầu nhỏ Đạo Đồng
Gặp mưa, vào trú tạm
Trong ngôi miếu bên sông.
Bất chợt chú nhìn thấy
Hai con quỉ râu đen
Đang ghi ghi chép chép
Vào cuốn sổ trước đèn.
Một con gãi đầu nói:
Thằng Vương Mỗ lần này
Tích lũy được kha khá.
Giờ phải tính sao đây?
Con kia đáp, yên chí.
Lần này mình Thúy Vân
Đủ làm hắn khánh kiệt.
Khánh kiệt hơn mọi lần.
Đạo Đồng nghe không hiểu,
Lặng lẽ quay về nhà.
Khoảng một tuần sau đó
Khắp huyện Hiến người ta
Xì xào về cô gái
Có tên là Thúy Vân,
Người từ miền Bắc xuống,
Đẹp như tiên giáng trần.
Chủ của chú, Vương Mỗ,
Vốn lắm bạc, nhiều vàng,
Liền lân la trò chuyện
Và tư thông với nàng.
Sau một thời gian ngắn,
Không hiểu bằng cách nào,
Nàng làm hắn khánh kiệt,
Chẳng còn lại đồng nào.
Đến mức khi hắn chết,
Không tiền mua đèn dầu.
Thúy Vân thì biến mất,
Không ai biết đi đâu.
*
Của thiên thì trả địa,
Nhất là tiền bất minh.
Đừng ngu mà hám hố
Cái không phải của mình.
CỔ NHÂN XƯA ĐÃ DẠY
Nấu cháo, ba phần gạo.
Mà nước những bảy phần.
Sống ba phần là đủ.
Còn lại thừa bảy phần.
Trong đối nhân xử thế.
Chỉ ba phần tùy mình.
Bảy phần tùy người khác.
Một phần tùy thông minh.
Uống rượu, ba phần tỉnh.
Còn lại bảy phần say.
Sống, ba phần khôn khéo.
Cứ để bảy phần ngây.
Nhờ bảy phần ngây ấy
Mới được hưởng lộc trời.
Cái gì cũng muốn được
Thì ngu và buồn cười.
*
Chữ Tâm có ba dấu.
Tất cả hướng vào trong.
Sự đời có nhiều ngả.
Quan trọng là cái lòng.
Cứ tùy duyên mà sống.
Duyên nhạt thì duyên đi.
Duyên đậm thì quấn quít.
Cưỡng lại mà làm gì.
Dừng quên một sự thật
Rất đơn giản thế này:
Muốn giữ chặt hạnh phúc
Thì phải biết nới tay.
NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA
Sống ở đời không dễ.
Có nhiều lúc chúng ta
Rơi vào cảnh bế tắc
Không thể nào gỡ ra.
Và rồi ta mệt mỏi,
Cáu giận và buồn phiền.
Muốn buông xuôi tất cả.
Thường là thế. Tuy nhiên,
Người xưa đã để lại
Cho ta Năm Chữ Vàng
Để tránh và khắc phục
Tình cảnh ấy dễ dàng.
1 - BÌNH
Bình là sống tự tại,
Không ganh đua với người.
Tùy duyên và tùy sức,
Thuận tự nhiên, đất trời.
Đặc biệt khi tức giận
Hoặc có chuyện bực mình.
Phải kiềm chế cảm xúc,
Để tâm trí quân bình.
2 - TĨNH
Tĩnh là biết im lặng.
Đời sôi động buồn lo.
Tĩnh giúp tâm của bạn
Yên ắng như mặt hồ.
Tĩnh là im, ít nói,
Nhất là lúc khó khăn.
Hãy nhớ: Trước khi nói
Nên uốn lưỡi bảy lần.
3 - TÂM
Tâm vốn là tâm điểm
Của mọi cái ở đời.
Là giá trị lớn nhất
Với chúng ta, con người.
Đã sống, phải biết đặt
Chữ Tâm lên hàng đầu.
Chữ Tâm sẽ hóa giải
Mọi trắc trở, buồn đau.
4 - NHẪN
Nhẫn là phép nhẫn nhịn,
Biết người và biết ta.
Biết nhún nhường, điềm đạm
Và có lòng vị tha.
Chịu hạ mình một chút,
Không phải do ta hèn.
Nhẫn không phải là nhục,
Mà tự nâng mình lên.
5 - NHẸ
Nhẹ là biết xem nhẹ
Danh lợi và tiền tài.
Không so đo được mất,
Không ghen tị với ai.
Cuộc đời là gánh nặng
Luôn đè lên lưng ta.
Đường đời, hành trang ít
Đi càng dễ, càng xa.
*
Người xưa đã để lại
Cho ta năm chữ này.
Muốn an bình, hạnh phúc,
Nhớ tâm niệm hàng ngày.
ĐẠO LÀM NGƯỜI
1
Người lấy tiền làm trọng
Sẽ phải khổ suốt đời.
Người lấy tình làm trọng
Sẽ khắc khoải suốt đời.
Người hiềm khích, ghen tị
Lòng sẽ không an hòa.
Hạnh phúc và thanh thản
Người có lòng vị tha.
Biết lấy ít làm đủ,
Đời sẽ không buồn phiền.
Người biết trọng ân huệ
Tức gần chạm chân Thiền.
2
Lễ là khi ai đó
Biết cung kính với trên,
Không cao ngạo với dưới,
Khiêm tốn với người bên.
Nghĩa là khi được giúp,
Ghi nhớ và biết ơn.
Khi giúp được ai đó,
Quên và không chờ ơn.
Tín là người trung thực,
Biết nói lời giữ lời.
Không sợ ai nói xấu.
Chỉ sợ mình và trời.
Liêm - giữ mình thanh
khiết
Như bông sen giữa hồ.
Là người sống tự lập,
Không nhận, chỉ muốn cho.
ĐẠO LÀM NGƯỜI
Tử Phòng là tướng giỏi.
Sau khi giúp Lưu Bang
Lấy lại được nhà Hán,
Danh vọng ông chẳng màng.
Sau khi giúp Lưu Bang
Lấy lại được nhà Hán,
Danh vọng ông chẳng màng.
Ông từ chối không nhận
Ba vạn hộ nước Tề.
Từ chối cả chức, tước
Và ân sủng mọi bề.
Ba vạn hộ nước Tề.
Từ chối cả chức, tước
Và ân sủng mọi bề.
Một mình, ông lên núi
Để học phép tu tiên.
Con ông là Bất Nghị,
Giàu đất, giàu cả tiền.
Để học phép tu tiên.
Con ông là Bất Nghị,
Giàu đất, giàu cả tiền.
Một hôm lên thăm bố
Giữa lưng chừng mây trời:
“Thưa cha, gì khó nhất
Trong đạo lớn làm người?”
Giữa lưng chừng mây trời:
“Thưa cha, gì khó nhất
Trong đạo lớn làm người?”
Tử Phòng không ngoảnh mặt,
Tiếp tục luyện thuốc tiên:
“Đạo làm người khó nhất
Không ở đất, ở tiền.
Tiếp tục luyện thuốc tiên:
“Đạo làm người khó nhất
Không ở đất, ở tiền.
Mà ở hai điều lớn:
Một, biết mình là ai.
Biết thời mình đang sống
Là điều lớn thứ hai.”
Một, biết mình là ai.
Biết thời mình đang sống
Là điều lớn thứ hai.”
Bất Nghị nghe, đứng lặng,
Rồi vội quay về nhà,
Mải suy nghĩ, thậm chí
Quên không kịp chào cha.
Rồi vội quay về nhà,
Mải suy nghĩ, thậm chí
Quên không kịp chào cha.
CAO NHÂN
Tả Tông Đường là tướng
Đời Nhà Thanh - ông này
Không chỉ giỏi đánh giặc,
Mà giỏi cả cờ vây.
Lần nọ, ông cải dạng
Ra ngoài thành ngắm hoa,
Trước khi dẫn quân đội
Lên đường chinh chiến xa.
Đi ngang một nhà nọ,
Thấy tấm biển trên cao:
“Đây Đệ Nhất Kỳ Thủ.
Ai muốn thử, mời vào”.
Tả Tông Đường xuống ngựa,
Vào chơi với chủ nhà.
Bày cờ, đánh ba ván.
Ông đều thắng cả ba.
“Bác chơi cờ rất khá.
Nhất thiên hạ thì không.
Nên bỏ tấm biển xuống
Kẻo lòng thẹn với lòng”.
Lần ấy đi chinh phạt,
Rất thảnh thơi, vô lo,
Gặp nhân hòa, địa lợi,
Quân ông đã thắng to.
Quay về kinh, nhàn rỗi,
Ông lại ra ngoại thành.
Lạ, vẫn thấy tấm biển
Treo trước cửa nhà tranh.
Hơi khó chịu, xuống ngựa,
Vào chơi với chủ nhà.
Chơi liên tục ba ván.
Ông đều thua cả ba.
“Sao chơi cờ lần trước
Tôi thắng bác dễ dàng?”
Chủ nhà cúi rất thấp
Cung kính đáp khẽ khàng:
“Bẩm, chơi cờ lần trước,
Tôi nhận ra tướng quân.
Chủ ý để ngài thắng
Vì việc ấy rất cần.
Ngài cần phải phấn khích,
Và thư thái trong lòng
Để lên đường chinh phạt,
Chiến thắng và lập công.
Tôi, lão già sắp chết,
Ngu dốt và quê mùa,
Không phải gánh trọng trách,
Quan trọng gì thắng thua”.
*
Cao nhân là những bậc
Đặt lợi ích nước nhà
Cao hơn sự hiếu thắng,
Danh vọng và phù hoa.
Dẫu giỏi nhưng chịu nhục,
Để thua những ba lần,
Ông - Đệ Nhất Kỳ Thủ
Và “Đệ Nhất Cao Nhân.
TÂY THI
Ngày xưa ở nước Việt
Có người đẹp Tây Thi.
Đẹp đến cá ngừng lượn,
Cây cối ngừng thầm thì.
Nàng có chứng đau bụng.
Và vì chứng đau này,
Thỉnh thoảng không chịu nổi,
Phải chau mặt, nhíu mày.
Thật lạ, những lúc ấy,
Vốn đã đẹp tuyệt trần,
Nhờ nhíu mày chau mặt,
Càng đẹp thêm bội phần.
*
Trong làng có cô gái,
Lớn tuổi, con nhà giàu,
Thấy thế cũng bắt chước
Nhăn mặt, giả vờ đau.
Vốn không dễ coi lắm,
Tội nghiệp cô nàng này
Trông lại càng xấu xí
Vì cái tật chau mày.
Đến mức ba mươi tuổi
Vẫn chưa lấy được chồng.
Khuôn mặt nhăn nhó ấy
Đã xua đuổi đàn ông.
*
Trang Tử có nhận xét
Về việc này như sau:
Chính nhờ khuôn mặt đẹp
Mới có đẹp nét chau.
Một khi đã xấu xí
Còn muốn bắt chước người,
Lại bắt chước vô lối
Thì sẽ thành trò cười.
MẠNH THƯỜNG QUÂN
Ai tài trợ người khác,
Hào phóng và nhiều lần,
Ta thường gọi người ấy
Là một Mạnh Thường Quân.
Nhưng nhiều người không biết
Mạnh Thường Quân là ai.
Ông là người có thật,
Và là câu chuyện dài.
Có “tứ đại công tử”
Thời Chiến Quốc, Trung Hoa.
Mạnh Thường Quân là một,
Giàu, nổi tiếng hào hoa.
Giàu, nổi tiếng hào hoa.
Ông là con trai cả
Của Tướng Quốc Điền Anh.
Điền Văn là tên thật,
Thuộc dòng dõi trâm anh.
Rồi ông thành Tướng Quốc
Của nước Tề thay cha.
Hưởng lộc ở ấp Tiết,
Vàng và thóc đầy nhà.
Tính ông vốn nghĩa hiệp,
Nên bè bạn rất đông.
Có khi ba nghìn khách
Tá túc ở nhà ông.
Ai có việc cần giúp,
Ông nhiệt tình giúp ngay.
Chí ít cho quần áo
Và ăn uống hàng ngày.
Nhờ tính nghĩa hiệp ấy,
Ông may mắn mọi bề.
Nổi tiếng khắp thiên hạ,
Còn hơn cả vua Tề.
*
Về sau có kẻ xấu
Xúi vua Tề ghét ông.
Vua cách chức Tướng Quốc,
Bắt về quê làm nông.
Hàng vạn dân ấp Tiết,
Không quên chuyện nghĩa tình,
Mang cờ hoa, rượu thịt
Đón ân nhân của mình.
Tiếc, khi ông thất sủng,
Bạn bè cũng thưa dần.
Thì đời luôn vẫn vậy,
Ít nhớ Mạnh Thường Quân.
KHÔNG GIẤU ĐƯỢC TRỜI
Chư thần luôn quan sát
Việc làm của con người.
Việc làm của con người.
Không việc gì, dù bé,
Lọt qua được mắt trời.
Cả khi anh đóng chặt
Ba lần cửa nhà mình.
Cả khi đêm trời tối,
Không có ai xung quanh.
Mọi việc được nhìn thấy,
Ghi vào sổ Nam Tào.
Có nhân thì có quả.
Anh định trốn cách nào?
Sách Chính Kinh đời Tống
Có câu chuyện thế này.
Làm thí dụ minh họa,
Xin được chép ra đây.
1
Ở huyện Trình, Phúc Kiến,
Có ông lão tên Bần.
Vợ bạo bệnh, con nhỏ,
Nên thường ngày đói ăn.
Trong nhà có cuộn vải,
Vốn liếng cả gia đình,
Đành phải đem đi bán
Nuôi vợ và con mình.
Mặc lão Bần năn nỉ,
Chủ hàng tơ không mua.
Dẫu chỉ đòi nửa giá.
Còn lớn tiếng trêu đùa.
Lão Bần buồn phát khóc,
Chẳng biết làm thế nào.
Đi ra ngoài một chốc,
Quay lại thì lạ sao.
Đã không thấy cuộn vải.
Hỏi thì ông lái buôn
Thản nhiên nói: Không biết.
Mày nghi tao? Liệu hồn.
Và thế là hôm ấy
Lão Bần đành về không.
Tự nhiên mất cuộn vải.
Trong túi không một đồng.
Thất thểu về đến cửa,
Thằng con đến đòi quà.
Lão hất mạnh, nó ngã,
Đập đầu chết giữa nhà.
Đau khổ và tuyệt vọng,
Lão liền nhảy xuống sông.
Bệnh, không ai chăm sóc,
Vợ cũng chết theo chồng.
Đúng ba ngày sau đó
Trời đang đẹp, xanh cao,
Bỗng nhiên gió thổi mạnh,
Và sấm chớp ào ào.
Rồi một tiếng nổ lớn.
Tiếng sấm vang bất ngờ.
Thì ra có sét đánh
Đúng nhà người bán tơ.
Chờ đến khi trời tạnh,
Nhiều người dân trong làng
Chạy đến, thấy mấy xác
Bị sét đánh cháy vàng.
*
Có thể là chuyện thật.
Cũng có thể là không
Nhưng ở đời luôn có
Một thực tế đau lòng -
Rằng nhiều người làm ác,
Mừng, tưởng giấu được người,
Mà quên không hết biết
Họ không giấu được trời.
LỤC HẠI VÀ TAM HOẠN
Khi nói đến Lão Tử,
Ta thường tự nhắc mình
Những điều ông đã dạy
Trong cuốn Đạo Đức Kinh.
Ông dạy, để cơ thể
Và tâm thức tốt dần,
Thì việc quan trọng nhất
Là tu tâm, dưỡng thân.
Phải thắng cái “Lục Hại”,
Tức sáu điều không hay.
Bằng rèn luyện, tu dưỡng
Và thực hành hàng ngày.
Một, không màng danh lợi.
Hai, đoạn tuyệt sắc thân.
Ba, coi nhẹ vật chất.
Bốn, không lợi cá nhân.
Năm, không nói xu nịnh.
Sáu, không ghen với người.
Tu được sáu điều ấy,
An lạc một cuộc đời.
*
Ngoài ra còn “Tam Hoạn”.
Tức ba điều chúng ta
Phải hàng ngày tâm niệm
Để cố tránh thật xa.
Một, đòi hỏi nhiều quá.
Không làm mà muốn ăn.
Tiền ít mà mua sắm
Cả những cái không cần.
Hai, ăn chơi sa đọa.
Đàn đúm và rượu chè.
Không chỉ hại thân xác
Mà còn bị cười chê.
Ba, dục vọng phóng túng,
Không biết kiềm chế mình.
Hại sức khỏe, tổn thọ,
Chìm trong cõi vô minh.
Khai tổ của Đạo Giáo,
Lão Tử là thánh nhân.
Những lời dạy quí giá
Về Tu Tâm, Dưỡng Thân.
GÃ PHÚ ÔNG VÀ ANH NHÀ NGHÈO
Có gã phú ông nọ
Gặp một anh nhà nghèo.
Hắn vung chiếc gậy trúc,
Nói, nét mặt rất kiêu:
“Ta là người giàu có.
Sao mày không cúi chào?”
Anh nhà nghèo đáp lại:
“Ông giàu thì đã sao?
Nhiều tiền thì ông sướng.
Liên quan gì đến tôi?”
“Thế hả? Được, mày giỏi.
Nếu ta đem chia đôi
Tiền bạc ta đang có.
Mày một nửa, thì sao?
Thử hỏi mày lúc ấy
Có cúi đầu chào tao?”
Anh nhà nghèo lại đáp:
“Không, tất nhiên là không.
Giàu như nhau, thử hỏi,
Sao tôi phải chào ông?”
“Được lắm, nếu giả sử
Ta đem hết cho mày
Tất cả tiền ta có.
Thì sẽ thế nào đây?”
“Thì lúc ấy, đơn giản,
Như ông nghĩ vừa rồi,
Ông nghèo, tôi giàu có,
Thì ông phải chào tôi!”
BÀI HỌC TRƯƠNG PHI
Trương Phi, thời Tam Quốc,
Là dũng tướng phi thường.
Thế mà rồi ông chết
Không phải trên chiến trường.
Mà vì do uất ức,
Giận quá thành vô minh.
Để cuối cùng phải chết.
Tức mình tự giết mình.
Nghe tin Quan Vũ chết,
Trương Phi gào khóc to,
Nằng nặc xin minh chủ
Xuất quân đánh Đông Ngô.
Mãi không được cho phép,
Trương Phi uống rượu say,
Luôn đánh đập binh lính,
Hoặc chửi mắng hàng ngày.
Cuối cùng, không chịu nổi,
Hai thuộc hạ của ông,
Là Phạm Cương, Trương Đạt,
Nhân chủ tướng say nồng
Đã chém, mang thủ cấp
Sang quy hàng Tôn Quyền.
Một dũng tướng đã chết
Vì cơn giận cuồng điên.
*
Một người mà không biết
Kiềm chế bản thân mình,
Thì tài giỏi đến mấy
Cũng dễ thành vô minh.
Phàm muốn làm việc lớn
Để cứu nước, giúp đời,
Thì phải biết nhẫn nhục
Để chờ cơ, đợi thời.
MỆNH
Nhân sinh luôn có mệnh.
Phú quý đều do trời.
Không thể thay đổi mệnh.
Mệnh đeo đuổi suốt đời.
Ta sinh ra, tất cả,
Số mệnh định từ lâu.
Ai phải sống nghèo khổ,
Và ai sẽ được giàu.
*
Thần Tài, ở Trung Quốc,
Tên là Triệu Công Minh.
Lần nọ đến Tề Lỗ
Chơi với bạn của mình.
Bạn là vua Phi Hổ.
Uống rượu trong vườn cây.
Vua xin ngài ban lộc
Cho người dân nước này.
Thần đáp: “Tâu bệ hạ,
Mọi chuyện đã an bài,
Ai giàu, ai nghèo đói.
Còn tôi đây, Thần Tài,
Chỉ là người thừa lệnh,
Không thiên vị, công minh.
Giàu có hay nghèo đói
Theo đúng mệnh của mình”.
Nói rồi ngài đứng dậy,
Mời vua ra bờ sông.
Nơi có chiếc cầu nhỏ
Vắt qua làn nước trong.
“Xin bệ hạ hãy ném
Một đồng vàng lên cầu.
Để xem ai nhặt nó.
Chắc không phải chờ lâu”.
Một chốc sau, họ thấy
Có hai người làng bên
Sắp qua cầu, đi chợ
Bán củi khô lấy tiền.
Một người, vốn tinh nghịch,
Nói: “Nước sông không sâu.
Hay ta thử nhắm mắt
Rồi cùng đi qua cầu?”
Thế là họ, thuộc loại
Nghèo đói nhất trong làng,
Nhắm mắt, không hề biết
Dẫm lên đồng tiền vàng.
Một công tử sau đó
Cưỡi ngựa đi qua cầu.
Con ngựa chợt dừng lại,
Không chịu bước hồi lâu.
Chàng nhìn xuống và thấy
Đồng tiền vàng thần tài,
Đành miễn cưỡng cúi nhặt,
Rồi phóng về lâu đài.
VI NHÂN NAN
Vi nhân nan! - Khổng Tử
Đã dạy thế từ lâu.
Tức làm người tưởng dễ,
Mà không dễ lắm đâu.
Đã dạy thế từ lâu.
Tức làm người tưởng dễ,
Mà không dễ lắm đâu.
Ý là làm người tốt
Tưởng dễ mà khó thay.
Làm người xấu mới dễ
Ở cõi trần gian này.
Tưởng dễ mà khó thay.
Làm người xấu mới dễ
Ở cõi trần gian này.
Giàu sẽ bị ghen tị.
Nghèo đói bị coi khinh.
Sống tử tế, cao thượng
Dễ chuốc vạ vào mình.
Nghèo đói bị coi khinh.
Sống tử tế, cao thượng
Dễ chuốc vạ vào mình.
Dễ là khi người khác
Mắng chửi mình bất công,
Mình sẽ mắng chửi lại,
Mang hậm hực trong lòng.
Mắng chửi mình bất công,
Mình sẽ mắng chửi lại,
Mang hậm hực trong lòng.
Khó, theo lời Đức Phật,
Khi bị mắng, chúng ta
Không những không mắng lại,
Mà còn thương người ta.
Khi bị mắng, chúng ta
Không những không mắng lại,
Mà còn thương người ta.
Thương vì người mắng ấy
Chưa thoát vòng vô minh,
Nên trở thành nô lệ
Cơn giận của chính mình.
Chưa thoát vòng vô minh,
Nên trở thành nô lệ
Cơn giận của chính mình.
Là vì Phật quan niệm
Chỉ có tình thương yêu
Mới thắng được thù hận,
Và hóa giải mọi điều.
Chỉ có tình thương yêu
Mới thắng được thù hận,
Và hóa giải mọi điều.
Khổng Tử nói: Thời loạn,
Người tốt nên rút lui,
Lên ở ẩn trong núi,
Lấy hoa lá làm vui.
Người tốt nên rút lui,
Lên ở ẩn trong núi,
Lấy hoa lá làm vui.
Đức Phật thì ngược lại,
Nói như thế là hèn,
Không cứu nhân độ thế,
Cam bất lực, buồn phiền.
Nói như thế là hèn,
Không cứu nhân độ thế,
Cam bất lực, buồn phiền.
Vi nhân nan! Đúng vậy.
Làm người tốt khó thay.
Khó, nhưng cố sống tốt
Ở cõi trần gian này.
Làm người tốt khó thay.
Khó, nhưng cố sống tốt
Ở cõi trần gian này.
KHI BẠN TRẮNG TAY
Bạn giàu có, hạnh phúc –
Xin có lời chúc mừng.
Bỗng nhiên bạn mất hết –
Càng có lời chúc mừng.
Là vì do mất hết,
Do bỗng chốc trắng tay,
Tự bạn sẽ học được
Năm bài học sau đây.
Một - Bài học về bạn.
Khi bạn giàu, nhiều người
Muốn chơi thân, lợi dụng,
Ăn uống và vui chơi.
Nhưng bạn nghèo, họ bỏ.
Bạn sẽ hiểu: Bên mình
Những ai còn ở lại
Là bạn tốt, chân tình.
Hai – Bài học xương máu
Về giá trị đồng tiền.
Đồng tiền kiếm dễ dãi
Thì dễ mất, tất nhiên.
Khi đồng tiền kiếm được
Bằng mồ hôi của mình,
Bạn sẽ biết tiêu nó
Hợp lý và thông minh.
Ba – Bài học quy luật
Được và mất ở đời.
Người giàu sang, quyền lực
Ít quan tâm mọi người.
Khi bạn để mất nó
Mới hiểu đời vô thường.
Nhờ thế, sống thanh thản,
Thấy lại tình yêu thương.
Bốn – Bài học giá trị
Của tổ ấm gia đình.
Rằng không ai đáng quí
Bằng người thân của mình.
Họ không bỏ rơi bạn.
Thật tiếc, lúc trắng tay,
Không còn nơi bấu víu,
Bạn mới hiểu điều này.
Năm – Bài học quan trọng
Về giá trị bản thân.
Chỉ những lúc gian khó
Bạn mới ngộ ra dần
Và thực sự hiểu được
Bạn là người thế nào.
Vấp ngã thì đứng dậy
Để làm lại, không sao.
Hơn thế, bạn sẽ hiểu,
Rằng dẫu buồn thì buồn,
Mọi cái có thể mất,
Nhưng tương lai vẫn còn.
Cac bac doc, tich thi com cho vui.
Trả lờiXóaDe nhan xet, truoc het phai nhay vao tieu de ben tren bai. Truong hop nay la chu cham Ngon.
Trả lờiXóaRất hay và triết lý thưa Bác
Trả lờiXóa