NGUYỄN CÔNG TRỨ
(1778 - 1858)
Ông là quan nhà Nguyễn,
Đồng thời - chính trị gia,
Một nhà thơ; hơn thế,
Một vị tướng tài ba.
Bố ông người Hà Tĩnh,
Nổi tiếng rất công minh.
Nhiều năm làm tri huyện
Huyện Quỳnh Côi, Thái Bình.
Khi Tây Sơn Bắc tiến,
Mời bố ông tham gia,
Nhưng cụ đã từ chối.
Đưa con về quê cha.
Nguyễn Công Trứ từ bé
Sống trong cảnh nghèo hèn.
Mãi năm bốn mốt tuổi,
Đi thi - đậu Giải Nguyên.
Ông giữ chức tri huyện
Huyện Đường Hào, Hải
Dương.
Tư Nghiệp Quốc Tử Giám.
Tức hiệu trưởng nhà trường.
Rồi sau ông thăng tiến
Làm Tham Tri Bộ Hình.
Kiêm chức Dinh Điền Sứ
Chăm lo chuyện mưu sinh
Cho các tỉnh miền bắc
Bằng lấn biển, khai hoang.
Lo kênh mương thủy lợi,
Chăm sóc chuyện mùa màng.
Rồi Tham Tán Quân Vụ,
Rồi Thị Lang Bộ Binh.
Rồi Án Sát Quảng Ngãi
Rồi đổi về Quảng Bình...
Sau nhiều lần thăng giáng,
Đổi công việc nhiều lần,
Cuối cùng ông xin nghỉ,
Để về quê, Nghi Xuân.
*
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ
Đầy biến động lớn lao.
Ông đóng góp rất lớn
Cho đất nước, đồng bào.
Về kinh tế, xã hội -
Ông chiêu mộ nhà nông
Đắp đê và lấn biển
Mở rộng đất gieo trồng.
Nhờ thế nay mới có
Huyện Kim Sơn, Ninh Bình,
Và thêm một huyện nữa
Là Tiền Hải, Thái Bình.
Rồi ông lập nhà học,
Nhà chữa bệnh, miếu đường
Để nâng cao dân trí
Và đẩy mạnh giao thương.
Ngày nay hai huyện ấy
Có nhiều đền thờ ông,
Một người dân Nghệ Tĩnh
Mở rộng đất sông Hồng.
Về quân sự, thời ấy
Thường có loạn nhiều nơi,
Và chính Nguyễn Công Trứ,
Quan văn, lại là người
Được phái đi dẹp loạn.
Lần nào cũng dẹp xong.
Hóa ra ông cũng giỏi
Cả quân sự, binh phòng.
Ông cũng có công lớn
Trong chiến tranh Việt - Xiêm
Từ Một Tám Bốn Mốt
Đến Một Tám Bốn Lăm.
Khi đã tám mươi tuổi,
Ông vẫn xin triều đình
Tham gia đánh giặc Pháp
Theo cách riêng của mình.
Về thơ, ông để lại
Một trăm ba mốt bài.
Cả chữ Nôm, chữ Hán.
Phần lớn giọng bi ai.
Cả thơ hát, thơ nói,
Thơ chính sự, thơ tình.
Qua thơ ông gửi gắm
Nỗi niềm riêng của mình.
*
Ông mất năm Mậu Ngọ,
Tám mươi tuổi, người dân
Luôn ghi nhớ công đức
Một con người tuyệt trần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét