LÊ QUÝ ĐÔN
(1726 - 1784)
Lê Quý Đôn thời nhỏ
Tên là Lê Danh Phương.
Tên tự là Doãn Hậu.
Tên hiệu là Quế Đường.
Trấn Nam Sơn văn vật
Là nơi ông được sinh.
Nay là xã Độc Lập,
Huyện Hưng Hà, Thái Bình.
Ngày nhỏ ông ham học,
Rất thông minh, tài ba.
Mười bốn tuổi, đọc hết
Kinh sách của Nho Gia.
Thi Hương, mười tám tuổi,
Ông đỗ đầu, Giải Nguyên.
Thi Hội, hăm bảy tuổi,
Cũng đỗ đầu, Giải Nguyên.
Tới lần thi cao nhất,
Thời ấy gọi Thi Đình,
Ông đỗ nhì, Bảng Nhãn.
Làm xôn xao kinh thành.
Lần thi ấy giám khảo
Không cho ai Giải Nguyên.
Tức ba lần thi cử,
Ông đều đoạt Giải Nguyên.
Triều đình thấy ông giỏi,
Nên luôn cất nhắc ông.
Trao nhiều chức quan trọng,
Đến Thượng Thư bộ Công.
*
Ông là con mọt sách,
Lại đi nhiều, biết nhiều.
Tinh thông đến tận dáy
Mọi lĩnh vực, mọi điều.
Ông là nhà bác học,
Một Toàn Thư Bách Khoa.
Có kiến thức rộng nhất
Xưa nay ở nước ta.
Trong hai năm đi sứ
Ở Bắc Kinh, nhiều người,
Nhiều học giả Trung Quốc
Và Triều Tiên hết lời
Khen ngợi sứ thần Việt
Uyên bác và thâm sâu.
Nhân dịp này ông đọc
Rất nhiều sách nước Tàu.
Ông là người nổi tiếng
Sức làm việc phi thường.
Viết bốn mươi tác phẩm
Về chính sự, văn chương.
Về địa lý, lịch sử,
Về triết học, chiêm tinh,
Nông nghiệp và công nghiệp,
Và các nghề mưu sinh.
Như - Đại Việt Thông Sử,
Bộ lịch sử nước nhà.
Chính xác và chi tiết,
Không thêu dệt rườm ra.
Như - Vân Đài Luận Ngữ,
Viết lúc tuổi ba mươi.
Một cuốn sách tổng hợp
Về xã hội, con người.
Như - Toàn Việt Thi Lục
Gồm sáu quyển, rất dài.
Bảy mươi ba tác giả.
Tám Trăm Chín Bảy bài.
Riêng cuốn này, vua đọc
Thấy hay, liền cho ông,
Coi như tiền ban thưởng,
Hai mươi lạng bạc ròng.
Như - Phủ Biên Tiểu Lục,
Tập bút ký mà ông
Ghi chép lại phong tục
Và tập quán Đàng Trong...
*
Năm Giáp Thân, khi thấy
Nhiều quan trong triều đình
Không tôn trọng pháp luật,
Tham nhũng và lộng hành,
Ông dâng sớ, xin phép
Được chấn chỉnh điều này.
Thiết lập lại pháp chế
Vốn lỏng lẽo xưa nay.
Tiếc, vua không đồng ý.
Thay vào đó, cho ông
Làm Hải Dương Tham Chính
Hoặc Kinh Bắc Đốc Đồng.
Nhưng ông đã nhất mực
Xin từ quan về quê.
Viện cớ vợ mới mất,
Gia cảnh còn nặng nề.
Thực ra ông làm thế
Là vì thấy triều đình
Đang ngày càng thối nát,
Không chăm lo dân tình.
Ông mất ngày Mười Bốn,
Tháng Bốn năm Giáp Thìn.
Ở quê mẹ, Nguyễn Xá.
Nay thuộc huyện Duy Tiên.
Thương tiếc, chúa Trịnh Khải
Xin vua Lê Hiển Tông
Ba ngày không triều chính
Để tỏ lòng nhớ ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét