CHU VĂN AN
(1292 - 1370)
Đại Việt Sử Ký chép:
“An là người Thanh Đàm
(Nay thuộc đất Hà Nội.
Thanh Trì và Linh Đàm).
Tính cương nghị, thẳng thắn.
Tiết tháo, không cầu vinh.
Trong và ngoài đều sạch.
Đạm bạc và giữ mình.
Chỉ ở nhà đọc sách.
Nổi tiếng khắp gần xa.
Học trò đứng đầy cửa.
Nhiều người đỗ đại khoa.
Lớn như Phạm Sư Mạnh
Và Lê Quát đại thần
Cũng xưng trò lễ phép
Và quỳ lạy dưới sân.
Được thầy tiếp, trò chuyện,
Dẫu chỉ một vài câu,
Đã lấy làm mừng lắm.
Sợ, không dám ngẩng đầu.
An là người nghiêm khắc.
Ai sai thì phê bình.
Thậm chí còn quát tháo.
Nhưng có nghĩa, có tình.
Vua Minh Tông quý mến
Mời ông ra làm quan
Tư nghiệp Quóc Tử Giám,
Dạy con vua, con quan.
Thấy quan trái phép nước,
Vua không lo cho dân,
Ông dâng sớ đòi chém
Bảy tên quan nịnh
thần.
Đó là Thất Trảm Sớ.
Tiếc là vua không nghe.
Ông buồn chán thế sự,
Treo mũ, xin về quê.
Nơi ông chọn về ẩn
Là khu núi Chí Linh.
Triều đình có việc lớn
Thì đi kiệu về kinh.
Vua Dụ Tông nhiều bận
Muốn được trao cho ông
Đảm việc lớn chính sự.
Ông một mực nói không.
Hiến Từ Thái Hậu nói:
Một người như ông ta
Cái tâm lớn, chí lớn,
Đâu dễ làm sai nha.
Vua nghe, rất cảm kích,
Bèn sai bọn nội thần
Mang quần áo đến tặng.
Ông nhận, rồi cho dân.
Hay tin Dụ Tông mất,
Chọn vua mới lên thay,
Ông cả mừng, vội vã
Chống gậy vào triều ngay.
Làm xong các nghi lễ,
Ông lại chống gậy về.
Không nhận chức nào hết.
Mặc cho người khen chê.
Đúng là bậc cao thượng.
Thiên hạ kính trọng ông.
Lúc về già, ông mất,
Người đến viếng rất đông.
Vua sai quân đến tế
Rồi ban lệnh từ nay
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Phải thờ con người này”.
*
Cuốn Sử Ký viết thế.
Đủ biết ông là ai.
Một nhà thơ, nhà giáo.
Một nhân sĩ hiền tài.
Ông đã có công lớn
Truyền bá vào nước ta
Các giá trị đạo đức
Và văn hóa Nho Gia.
Một tấm gương liêm khiết
Và dũng cảm hơn người.
Ông đáng được kính trọng
Và tôn vinh muôn đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét