Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

 

PHAN CHU TRINH

(1872 - 1926)

 

Là chí sĩ yêu nước,

Học rộng, tầm nhìn xa,

Suốt đời ông trăn trở

Với vận mệnh nước nhà.

 

Ông học hỏi cái mới

Từ Phương Tây văn minh.

Học Nhật Bản mở của

Để đổi mới chính mình.

 

Ông tìm đường cứu nước.

Hình như đã tìm ra.

Tiếc, không ai thực hiện.

Ừ tiếc cho nước nhà.

 

*

Vào năm hăm tám tuổi

Ông thi đỗ cử nhân.

Năm sau, đỗ phó bảng

Tiếng vang nức xa gần.

 

Sau đó, triều Nhà Nguyễn

Cho ông một chức quan,

Là Thừa Biện, Bộ Lễ.

Chức quan nhỏ và nhàn.

 

Hai năm sau, chán nản,

Ông từ quan về quê.

Đọc sách và suy ngẫm

Và kết giao bạn bè.

 

Ông vào Nam, ra Bắc,

Gặp gỡ rất nhiều người.

Cùng lý tưởng, chí hướng,

Để cứu mình, giúp đời.

 

Năm Một Chín Không Sáu

Ông trốn sang Quảng Châu

Để gặp người bạn lớn

Là Cụ Phan Bội Châu.

 

Rồi hai Cụ sau đó

Sang Nhật Bản, ở đây

Họ nghiên cứu, học hỏi

Cải cách của nước này.


Năm Một Chín Không Tám

Ông tham gia phong trào

Chống sưu thuế, bị bắt

Và tống vào nhà lao.

 

Năm Một Chín Một Một,

Ông được tha, một phần

Nhờ Hội Nhân Quyền Pháp

Và phản ứng của dân.

 

Ông lên tàu sang Pháp,

Vất vả một chuyến đi.

Viết Đông Dương Chính Trị

Và Dân Biến Trung Kỳ.

 

Ông lên án mạnh mẽ

Chuyện sưu thuế nhiễu nhương

Và chính sách cai trị

Của Pháp ở Đông Dương.

 

Cùng bốn nhân sĩ khác,

Năm Một Chín Hai Mươi,

Ông thành lập tại Pháp

Nhóm Ngũ Long năm người.

 

Ba năm sau, về nước

Chí Sĩ Phan Chu Trinh

Được đồng bào quốc nội

Chào đón rất nhiệt tình.

 

Ông gửi thư, khẩn thiết

Gửi Toàn Quyền, yêu cầu

Hủy bản án quá nặng

Cho Cụ Phan Bội Châu.

 

Tháng Mười Một năm ấy,

Liên tiếp trong mấy ngày

Ông đăng đàn diễn thuyết

Về Luân Lý Đông Tây.

 

Về Chủ Nghĩa Quân Trị

Và Dân Chủ Cộng Hòa

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Nức lòng người gần xa.

 

Tháng Ba, năm Hai Sáu,

Ông lâm bệnh, từ trần.

Để lại niềm thương tiếc

Sâu sắc trong lòng dân.

 

*

Ông là nhà cách mạng

Nhưng chủ trương ôn hòa.

Tạm thời chưa lật Pháp

Để độc lập quốc gia.

 

Mà phải, KHAI DÂN TRÍ.

Bỏ phong kiến hủ Nho.
Mở trường dạy Quốc Ngữ,

Dân chủ và tự do.

 

Rồi đến CHẤN DÂN KHÍ.

Để tự lực, tự thân.

Qua văn minh, văn hóa

Giác ngộ cho người dân.

 

Tiếp nữa, về kinh tế,

Đó là HẬU DÂN SINH.

Khai hoang rồi lập hội,

Lo sản xuất, mưu sinh.

 

Đó là những chính sách

Ít nhiều giống Duy Tân

Ở xứ sở Nhật Bản.

Khả thi và thực cần.

 

Ông phản đối bạo động.

Chống xu hướng cải lương.

Quan trọng là Dân Trí,

Dân Khí và Tự Cường.

 

Nhờ Duy Tân, nước Nhật

Mới được như ngày nay.

Những chủ trương của Cụ,

Dẫu đúng đắn, tiếc thay,

 

Không trở thành hiện thực,

Làm ta, kẻ hậu sinh,

Chỉ biết tiếc, có lỗi

Trước Cụ Phan Chu Trinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét