Trạng Quỳnh
NHẶT BÃ TRẦU
Một ông quan vào quán,
Bệ vệ ngồi nhai trầu.
Quỳnh đến đứng bên cạnh,
Kiên nhẫn chờ hồi lâu.
Quan ăn xong một miếng,
Vứt bã xuống sàn nhà.
Quỳnh lại cúi xuống nhặt.
Một, hai, rồi đến ba...
Quan ngạc nhiên, bèn hỏi:
“Cái thằng này thật kỳ.
Mày là ai? Lại nữa,
Nhặt bã trầu làm gì?”
“Bẩm, xưa nay nghe nói
Rằng “miệng của nhà sang
Luôn có gang, có thép.
Thậm chí có cả vàng.
Con muốn biết, nên nhặt
Các bã trầu của ngài”.
Thấy có ý xấc xược,
Quan lớn tiếng ra oai:
“Tự nhận học trò hả?
Vậy thì phải đối ngay
Cái câu mày vừa nói.
Không thì ăn cái này!”
Quan giơ chiếc gậy trúc.
Quỳnh giả bộ van nài:
“Tức là đối câu ấy,
Câu rằng miệng của ngài...
Bẩm, nhưng mà khó lắm...”
“Khó cũng đối, nhanh lên”.
“Dạ, cứt của nhà khó,
Luôn vừa nhọ vừa đen”.
Quan nghe, thấy bị lỡm.
Đỏ hết cả mặt mày:
“Ừ, mày đối cũng chỉnh.
Nhưng mà hỗn lắm thay”.
DÊ ĐỰC CHỬA
Quan thiên văn xem bói,
Thấy địa phận tỉnh Thanh
Có một ngôi sao sáng,
Là điềm báo tốt lành.
Chắc có người tài đức,
Mang phúc lộc dài lâu.
Nhưng biết tìm người ấy
Lúc nào và ở đâu?
Một đại thần hiến kế:
“Bệ hạ bắt mỗi làng
Tiến một con dê đực,
Béo tốt và mỡ màng.
Đồng thời hạn một tháng,
Làm sao con dê này
Phải có bầu, không được,
Sẽ bị đánh roi mây”.
Trát về làng, các cụ
Lo sốt vó, suốt ngày
Bàn với nhau, tìm cách
Giải được bài toán này.
Là người có vai vế,
Bố của Quỳnh cũng lo.
Về nhà mặt thờ thẫn
Cứ như anh mất bò.
Quỳnh hỏi thì ông gắt,
Mày biết gì, trẻ ranh.
Nhưng bị căn vặn mãi,
Ông nói thật ngọn ngành.
“Tưởng là gì, Quỳnh nói.
Việc ấy quá dễ dàng.
Cứ bảo các bô lão
Bố nhận lời với làng.
Chỉ cần làng ứng trước
Đúng một trăm quan tiền
Để ta mua dê đực.
Rồi mọi chuyện sẽ yên”.
Ông bố nghe thấy lạ.
Nhưng đang lo hết hồn,
Không biết làm gì khác,
Đành phải nghe theo con.
Ngày hôm sau, sáng sớm,
Hai người lên Thăng Long
Mua dê đực, hy vọng
Đến chiều tối sẽ xong.
Khi bố con khăn gói
Đến cổng thành, bất ngờ,
Quỳnh chui xuống chiếc cống
Ở Cửa Đông, rồi chờ.
Khi trời vừa quá Ngọ,
Xa giá vua đi qua.
Quỳnh bỗng ôm mặt khóc.
Tiếng khóc to, vang xa.
Vua cho lính bắt cậu,
Dẫn đến hỏi vì sao.
Vì sao cháu phải trốn
Sự tình như thế nào?
“Dạ, là vì cháu sợ
Xe vua lăn qua người”.
“Thế vì sao cháu khóc?”
“Vì mẹ cháu qua đời,
Mà bố cháu, chờ mãi,
Vẫn không chịu có bầu
Để sinh thêm em bé
Cháu mong chờ từ lâu”.
Vua và quan hộ giá
Nghe thế, phá lên cười.
“Đàn ông đẻ sao được.
Thằng bé thật buồn cười”.
“Bẩm, làng cháu có trát
Bắt tiến dê cho vua.
Mà dê đực có chửa.
Chuyện nghiêm túc, không đùa.
Dê đực mà có chửa
Thì bố cháu, đàn ông,
Cũng sinh được em bé.
Cũng sinh được em bé.
Chắc chắn vậy, đúng không?”
Vua và quan chợt hiểu
Cậu bé lém lỉnh này
Chính là ngôi sao sáng
Ở xứ Thanh gần đây.
Vua ra lệnh bỏ trát
Tiến dê đực, về cung
Còn sai quan giám hộ
Cho Quỳnh được đi cùng.
TRẢ NỢ ANH LÁI ĐÒ
Vì nghèo, Quỳnh có thói
Đi đò cứ nợ tiền.
Lâu, tích tiểu thành đại.
Bản thân cũng thấy phiền.
Cuối cùng thì anh lái,
Vừa nhăn nhó gãi tai,
Vừa nhắc Quỳnh món nợ.
Quỳnh nói: “Được, đến mai”.
Hôm sau, Quỳnh lấy nứa
Kết chiếc bè, cắm sào.
Kết chiếc bè, cắm sào.
Treo tấm biển có chữ
“Đờ mờ cái thằng nào...”
Xong, Quỳnh phao khắp tổng
Rằng ở giữa dòng sông
Có Lầu Yết Thơ Trạng.
Người muốn xem rất đông.
Và thế là thiên hạ
Nườm nượp đua đi xem.
Anh lái đò vất vả
Anh lái đò vất vả
Suốt cả ngày lẫn đêm.
Đến nơi, họ tức giận,
Vì không hề thấy thơ.
Chỉ thấy mình bị chửi
Bằng hai tiếng đờ mờ.
Thế mà về, ai hỏi:
“Lầu Thơ ấy thế nào?”
Họ nói: “Ôi, hay lắm.
Thật hay và thanh tao”.
Sau ba hôm như thế,
Quỳnh cho dỡ cái bè,
Quỳnh cho dỡ cái bè,
Gạ bán cho anh lái.
Được trận cười thỏa thuê.
Anh lái mua, nhân tiện,
Muốn trừ khoản tiền đò.
“Anh nợ tôi thì có.
Đúng là ngu như bò.
Ba hôm nay không lẽ
Không phải anh nhờ tôi
Mà kiếm được kha khá.
Tha không bắt chia đôi”.
Anh lái đò đực mặt,
Cuối cùng cũng hiểu ra.
Chia cho Quỳnh một nửa,
Vì tính anh thật thà.
CẤY RẼ RUỘNG CHÚA LIỄU
Quỳnh lúc còn nghèo
khổ
Không có tí ruộng nào,
Phải xin Bà Chúa Liễu
Được cấy rẽ vài sào.
Quỳnh vào đền cúng
khấn:
“Bây giờ em gieo tiền.
Chị lấy gốc hay ngọn,
Đến mùa em dâng lên?”
Bà Chúa Liễu lấy ngọn.
Quỳnh liền trồng khoai
lang.
Ăn củ, nộp cho Chúa
Những sợi lá úa vàng.
Lần sau, Chúa lấy gốc,
Quỳnh trồng lúa, đến
mùa
Để rạ lại cho Chúa.
Lần nữa Chúa chịu
thua.
“Chú mày lém lỉnh lắm,
Chúa nói, nhưng lần
này,
Ta lấy cả gốc, ngọn.
Chú mày định sao đây?”
Quỳnh giả vờ nhăn nhó:
“Thế thì em ăn gì?
Bà Chúa đáp: “Mặc cậu.
Đồng ý không thì tùy”.
“Cũng được, em xin
chị”.
Năm ấy Quỳnh trồng ngô
Và chừa lại cho Chúa
Cả mấy sào thân khô.
Bà Chúa Liễu giận lắm,
Mắc lỡm những ba lần.
Không cho Quỳnh thuê
nữa.
Nhưng Quỳnh đã dư ăn.
TRẢ ƠN BÀ CHÚA LIỄU
Quỳnh tự nhiên nổi hứng,
Lên kinh thành đi thi.
Vào đền Bà Chúa Liễu,
Sụp lạy, khấn thầm thì:
“Xin Bà Chúa phù hộ
Cho em đỗ kỳ này.
Rồi sau xin trả lễ,
Hậu hĩnh và trả ngay”.
Lần ấy quả nhiên đỗ.
Khi vinh quy về làng,
Mua một con bò mẹ
Và bê con màu vàng,
Quỳnh buộc con bò mẹ
Vào tay ngai của Bà,
Sì sụp lạy và khấn:
“Thưa Bà Chúa, vậy là,
Được Bà thương, phù hộ,
Em thi đỗ, đỗ cao.
Vậy nay đến tạ lễ
Như đã hứa hôm nào.
Chúa là chị, hãy nhận
Lễ lớn, con bò này.
Em xin con bê nhỏ
Về khao dân hôm nay”.
Rồi vái thêm lần nữa,
Quỳnh dắt bê về làng.
Thấy mất con, bò mẹ
Chạy theo, đổ ngai vàng.
Chạy theo, đổ ngai vàng.
Quỳnh ngoái đầu, cười nói:
“Chắc chị thương em nghèo
Không nhận lễ, thôi được.
Vậy thì cho nó theo”.
THI VẼ
Sứ Tàu rất giỏi vẽ,
Lại nổi tiếng thông
minh.
Một lần hắn cao hứng,
Thách vẽ với Trạng
Quỳnh:
“Chỉ nghe ba tiếng
trống,
Tôi có thể vẽ xong
Một con vật nào đó.
Ông làm được thế
không?”
Quỳnh cười khẩy rồi
đáp:
“Ba tiếng trống một
con?
Tôi ấy à, một tiếng,
Đã vẽ xong mười con!”
Rồi hai người thi vẽ.
Nghe tiếng trống đầu
tiên,
Sứ Tàu cắm cúi vẽ.
Trạng Quỳnh vẫn ngồi
yên.
Còn nhai trầu rất
điệu.
Sang tiếng trống thứ
hai.
Sứ Tàu nhìn đối thủ -
Vẫn ngồi nghịch con
bài.
Khi nghe tiếng trống
cuối,
Tức là tiếng thứ ba,
Trạng mới chịu đứng
dậy,
Đi thẳng đến góc nhà,
Nhúng tay vào bát mực,
Cả mười ngón, hai tay,
Rồi quệt lên tờ giấy
Thành đúng mười sợi
dây.
“Ông thua tôi rồi nhé,
Trạng Quỳnh bảo sứ
Tàu.
Đây, mười con giun
đất.
Con vật của ông đâu?”
Sứ Tàu đành cứng họng.
Giỏi vẽ và thông minh,
Từ đấy không dám thách
Thi vẽ với Trạng
Quỳnh.
ĐÓN SỨ TÀU
Triều đình đang chuẩn
bị
Đón sứ thần Nhà Thanh.
Hắn nổi tiếng hống
hách,
Lại quen thói đành
hanh.
Vì thế Quỳnh được chọn
Ra nghênh tiếp; vâng
lời,
Quỳnh xin vua cho phép
Được mang theo một
người.
Đó là Đoàn Thị Điểm,
Đẹp gái, giỏi văn
chương.
Cô sẽ làm chủ quán
Một quán nước bên
đường.
Còn Quỳnh thì đóng giả
Người chèo đò qua
sông.
Cuối cùng, khách sứ
đến,
Cũng một đoàn khá đông.
Đi qua quán cô Điểm,
Đi qua quán cô Điểm,
Đoàn sứ Tàu ghé vào,
Thấy xinh, bèn chọc ghẹo,
Trái lễ thức bang giao.
Bất chợt cao hứng đọc
Một tên sứ Nhà Thanh:
“Nam bang nhất thốn thổ,
Ắt bất tri nhân canh”.
Nước Nam có cái lỗ.
Chắc nhiều người ước mơ.
Ý chê đàn bà Việt
Nhẹ dạ và lẳng lơ.
Chủ quán, Đoàn Thị Điểm,
Nhỗ toẹt bãi nước trầu,
Rồi nhìn các quan sứ,
Thủng thỉnh đọc hai câu:
“Giai do thử đồ xuất
Bắc quốc chư đại pha”.
Tức quan lớn Phương Bắc
Từ chỗ đó mà ra.
Sứ Tàu nghe câu ấy,
Ngạc nhiên, đứng như ngây.
Chỉ một cô bán nước
Mà uyên thâm thế này?
Xong rồi chúng đi tiếp
Đến bến đò bên sông,
Nơi Quỳnh đang đợi sẵn.
Khi ra đến giữa dòng,
Một tên trong đoàn sứ
Đánh rắm, thật sỗ sàng.
Xong, còn đọc vế đối
Là “Lôi động Nam Bang”.
Tức Nam bang có sấm.
Hắn định đổ cho người.
Quỳnh nghe, khó chịu lắm,
Nhưng im lặng gượng cười.
Rồi vạch quần đứng đái,
Vòng qua đầu sứ Tàu,
Đáp: “Vũ qua Bắc Hải”.
Một vế đối thật đau.
Mà đối rất hoàn chỉnh.
Khi có sấm Nam Bang
Thì sẽ mưa Biển Bắc.
Đúng là câu đối vàng.
Quan sứ Tàu từ đó
Chẳng dám ho he gì.
Tưởng Nam Di ngu dốt
Mà thông minh cực kỳ.
TIÊN SƯ THẰNG BẢO THÁI
Vua Lê vốn ngu dốt,
Lại thích nghe nịnh
thần.
Quỳnh không ưa, định
bụng
Chơi một vố nên thân.
Sáng, Quỳnh cho đầy
tớ,
Khi chợ mới bắt đầu,
Nói với các quầy thịt
Rằng sắp đón sứ Tàu,
Nên vua cần nhiều
thịt.
Cấm không bán, không
mua.
Cứ thái sẵn để đấy,
Để sẵn đấy chờ vua.
Các hàng thịt hý hửng,
Tưởng chuyến này gặp
may.
Có bao nhiêu thái hết.
Sốt ruột chờ hết ngày
Mà không ai đến lấy.
Họ tìm tới nhà Quỳnh.
Quỳnh liền chối đây
đẩy,
Thề thốt không phải
mình.
“Chắc có ai xấu tính
Chơi xỏ các bác thôi.
Làm gì có yến tiệc,
Lại càng không phải
tôi.
Cái bọn bảo thái ấy,
Các bác cứ réo tên
Tiên sư thằng bảo
thái.
Hắn sẽ ra trả tiền”.
Bảo Thái là tên húy
Của đức vua bấy giờ.
Bọn hàng thịt không
biết,
Nên cứ thế, nhiều giờ,
Nhiều nơi và nhiều lúc
Réo tên đứa lừa mình.
Tiên sư thằng Bảo
Thái.
Sôi động cả kinh
thành.
ĐÀO ĐOẢN THỌ
Vua được một người nọ
Dâng tặng mâm đào
tươi.
Còn nói đào trường
thọ,
Giúp sống lâu hơn
người.
Những quả đào thật
đẹp,
Vừa to vừa hồng hào.
Ai nhìn cũng rỏ dãi,
Nhưng không dám động
vào.
Thế mà Quỳnh, thật
láo,
Ngay ở giữa cung đình,
Với tay, nhón một quả,
Nhai rau ráu ngon
lành.
Các quần thần trố mắt,
Đến không dám nhìn
nhau.
Tội khi quân mức ấy,
Nhất định phải chém
đầu.
Vua thấy thế, quyết
định
Sẽ giết Quỳnh phen
này.
Quỳnh không hề sợ hãi,
Chỉ cúi đầu, chắp tay:
“Bẩm, thần đáng tội
chết.
Trước khi chết, tuy
nhiên,
Muốn có đôi lời nói,
Nếu bệ hạ không
phiền”.
Nhà vua cho phép nói.
“Bẩm, những quả đào
này
Nếu gọi là trường thọ
Thì buồn cười lắm
thay.
Đó là đào đoản thọ.
May bệ hạ chưa ăn.
Chứ nếu không, dại
miệng,
Cũng phải chết như
thần”.
Vua nghe, thấy có lý,
Không khỏi không giật
mình.
Không những tha không
giết,
Còn lấy đào tặng
Quỳnh.
MẦM ĐÁ
Làm vua thì chắc chắn
Luôn yến tiệc triền
miên
Đủ sơn hào hải vị,
Dâng cúng từ mọi miền.
Cho nên vua ăn mãi
Những thứ ấy cao
lương,
Đến mức ngấy tận cổ
Và cảm thấy chán
chường.
Một hôm, nhân rỗi rãi,
Vua nói với Trạng Quỳnh:
“Các của ngon vật lạ
Tìm thấy ở nước mình,
Ta đã nếm qua hết.
Không sót một món nào.
Không lẽ không còn nữa
Các món khác hay sao?”
“Bẩm, còn có đấy ạ.
Có món cực ngon này,
Tên gọi là Mầm Đá.
Món ngon nhất xưa
nay”.
Vua thấy cái tên lạ,
Muốn nếm thử xem sao.
Mà nếm ngay lập tức,
Bằng bất cứ giá nào.
“Tiếc là món Mầm Đá
Quỳnh đáp, phải nấu
lâu.
Phải ninh dừ nhiều
tiếng,
Không nóng vội được
đâu”.
“Không sao, ta đợi
được.
Vậy hãy mau về nhà
Mà nấu cái món ấy,
Món Mầm Đá cho ta”.
Hôm sau, Quỳnh sai
lính
Mời vua đến nhà mình
Để ăn món ăn quý,
Chiêu đãi rất thịnh
tình.
Vua ngạc nhiên thấy
trạng
Cứ đi vào đi ra,
Giục người này người
nọ
Và quát tháo vang nhà.
Biết rằng món Mầm Đá
Phải nấu kỹ, ninh lâu.
Nhưng vua chờ, chờ mãi
Mà vẫn chẳng thấy đâu.
Cuối cùng, vua phải
gắt:
“Nhanh lên, ta đói rồi”.
Quỳnh đáp: “Phiền bệ
hạ
Chờ một chút nữa
thôi”.
Một chút rồi mười
chút,
Mầm Đá vẫn chưa xong.
“Hay dọn cái gì đó
Ta ăn tạm được không?”
Quỳnh liền sai người
dọn
Một mâm cơm bình
thường
Với đĩa rau muống luộc
Và chiếc lọ đựng
tương.
Vua chỉ lọ tương, hỏi:
“Cái gì đây, sẫm màu?”
Quỳnh rót tương vào
bát
Rồi mời vua chấm rau.
Vua ăn, thấy ngon
tuyệt.
Vừa cay vừa thơm nồng.
“Món này, tâu bệ hạ,
Gọi là món Đại Phong.
Đại phong là gió lớn.
Gió lớn làm đổ chùa.
Đổ chùa thì sập mái.
Sập mài thì tượng lo.
Tượng lo, tâu bệ hạ,
Nói ngược thành lọ
tương.
Tương là món thường
nhật
Của những người dân
thương”.
Bệ hạ ăn món ấy
Thấy ngon vì hôm nay
Bệ hạ đang rất đói,
Chứ không như mọi
ngày.
Khi đói, tâu bệ hạ,
Ăn gì cũng thấy ngon.
Đây là món Mầm Đá.
Trong nhà thần vẫn
còn”.
Hiểu ra chân lý ấy,
Vua thích thú vô cùng.
Cảm ơn Quỳnh chiêu
đãi,
Rồi lên kiệu về cung.
ÔNG NỌ BÀ KIA
Làng Quỳnh có nhiều kẻ
Rỗi, vô công rồi nghề.
Cậy giàu thành hỗn
láo,
Thích đàn đúm rượu
chè.
Thêm một thói xấu nữa
Là chúng rất hiếu
danh.
Muốn mua quan, mua
chức
Mà ngặt nỗi chưa
thành.
Một hôm, nhân có việc
Từ kinh về thăm thầy,
Quỳnh nghe kể về
chúng,
Và nghĩ ra kế này.
Quỳnh cho gọi bọn
chúng,
Nói sẽ xin vua ban,
Nhỏ to tùy công trạng,
Mỗi người một chức
quan.
Và rằng tối, tất cả
Đánh chén ở nhà Quỳnh.
Gọi là ăn mừng trước,
Rồi sáng cùng lên
kinh.
“Sau chuyến này các
bác
Thành ông nọ, bà kia.
Vua ban nhiều bổng
lộc,
Sẽ tha hồ mà chia”.
Bọn chúng nghe, thích
quá,
Về khoe với vợ con,
Ông nọ bà kia nhé.
Chuyến này thì liệu
hồn.
Rồi chúng mang rượu
thịt
Đến nhà Quỳnh truy
hoan.
Uống say quên trời
đất,
Chỉ nhớ mình là quan.
Khuya, chờ chúng vật
vã
Nằm giữa nhà, trên hè
Quỳnh mới sai đầy tớ
Lần lượt cõng chúng
về.
Nhưng bởi vì chúng
thích
Làm ông nọ, bà kia,
Nên đầy tớ phải cõng
Đứa nọ vào nhà kia.
Tức là sai địa chỉ.
Những ông chồng say
mềm
Được trao cho nhầm vợ.
Và vì đang nửa đêm,
Các bà vợ hớt hải
Đưa “chồng mình” vào
nhà.
Rồi ôm ấp, hôn hít,
Đấm bóp và xuýt xoa.
Đến sáng thì té ngửa.
Trời ơi, lạ chưa kìa.
Quỳnh đã giữ lời hứa -
Đúng ông nọ bà kia.
CHỌI GÀ TRỐNG THIẾN
Có khá nhiều quan hoạn
Lộng hành trong triều
đình.
Từng bị chơi nhiều vố,
Nên chúng rất ghét
Quỳnh.
Một lần, như thường
lệ,
Chúng tổ chức chọi gà.
Có cả vua chứng kiến,
Mời trạng Quỳnh tham
gia.
Vừa mới tung vào trận,
Gà của Quỳnh, tiếc
thay,
Cứ ngơ ngơ, ngác ngác,
Đứng đực như thằng
ngây.
Và rồi bị đá chết.
Bọn quan hoạn reo lên.
Vua cũng cười thích thú,
Còn thưởng chúng thêm tiền.
Một hoạn quan trêu chọc:
“Thế mà trạng từ lâu
Cứ khoe gà mình giỏi,
Thắng cả gà sứ Tàu”.
Quỳnh giả bộ nhắn nhó:
“Đó là chuyện trước đây.
Nhưng vì tôi hoạn nó
Nên mới nông nỗi này”.
Bọn quan hoạn chợt hiểu
Rằng Quỳnh đang xỏ mình,
Rằng Quỳnh đang xỏ mình,
Tìm cách chuồn lặng lẽ,
Càng để bụng thù Quỳnh.
TRỘM MÈO
Vua có con mèo quý,
Đẹp một cách lạ thường.
Cổ đeo xích vàng óng.
Ăn toàn đồ cao lương.
Quỳnh vào chầu, thấy thế,
Bèn bắt trộm về nhà.
Xích vàng thay xích sắt,
Đến bữa ăn đưa ra
Một bát có thịt cá.
Một bát cơm bình thường,
Có rưới chút nước mắm
Hoặc chút nước đậu tương.
Quen được ăn sung sướng,
Mèo liền vồ đến mau
Bát cơm có cá thịt.
Bị Quỳnh đánh rất đau.
Sau nhiều lần bị đánh,
Cuối cùng nó phải ăn,
Lúc đầu hơi khó chịu,
Bát cơm người bình dân.
Bằng cách ấy, nửa tháng,
Bỏ được thói xa hoa
Bị nhiễm nơi quyền quý,
Con mèo được thả ra.
Vua mất mèo, sai lính
Đi tìm lại cho mình.
Binh lính, không khó lắm,
Thấy nó ở nhà Quỳnh.
Quỳnh phải đem mèo quý
Đến gặp vua, phân trần:
“Tâu bệ hạ, quả thật,
Nó là mèo của thần.
Cứ thử, ngài sẽ biết.
Vì nếu mèo của vua,
Nó chắc chắn không chịu
Ăn thức ăn quê mùa”.
Vua sai đem ra thử.
Con mèo, theo lệ thường,
Không ăn bát có thịt,
Mà ăn cơm chan tương.
“Người nào thì vật ấy.
Thần, cũng như con mèo,
Chỉ ăn thứ đạm bạc,
Món ăn của nhà nghèo”.
Vua nghe thấy có lý,
Không bắt bẻ được gì.
Quỳnh cúi đầu lạy tạ,
Rồi ôm mèo bỏ đi.
BÀ QUẬN CHÚA MẮC LỠM
Có một bà quận chúa,
Kiêu ngạo nhưng rất xinh.
Thường sai lính đánh đập
Những ai trái ý mình.
Một hôm Quỳnh đi dạo,
Thấy bà quận chúa này
Ngồi trên kiệu, giữa phố,
Ra vẻ rất ta đây.
Quỳnh khó chịu quyết định,
Chơi bà bày một phen.
Bèn xắn quần đi xuống
Cái ao bèo gần bên.
Rồi ra vẻ nhàn nhã,
Đá cây bèo bằng chân.
Bà quận chúa thấy lạ,
Bèn cho kiệu lại gần:
“Trạng làm trò gì thế?
Nhàn rỗi hay chán đời?”
Quỳnh đáp: “Bẩm, nhàn nhã,
Tôi ra đá bèo chơi”.
Biết mình bị mắc lỡm.
Đá bèo là đéo bà.
Bà quận chúa xấu hổ,
Liền bảo kiệu lánh xa.
CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
Sau nhiều lần thất lễ,
Trước được yêu bao
nhiêu,
Giờ Trạng Quỳnh, thật
tiếc,
Bị Chúa ghét bấy
nhiêu.
Thế mà Quỳnh, thật
hỗn,
Còn tìm cách trêu đùa,
Cố tình làm bẽ mặt
Cả Chúa và cả vua.
Lần nọ, Chúa sai lính
Đến kéo đổ nhà Quỳnh.
Quỳnh nói, được, cứ
kéo.
Nhưng bắt phải lặng
thinh.
“Đứa nào dám mở miệng
Kêu dô-ta, dô-ta,
Là ông sẽ cắt lưỡi”.
Mà phàm khi kéo nhà,
Hay kéo cái gì đấy,
Để hợp sức, hợp lòng,
Là phải kêu, vì thế,
Bọn lính đành về
không.
Lần khác, Chúa sai
lính
Đến ỉa vào nhà Quỳnh.
Quỳnh nói: “Ỉa cũng
được,
Nhưng phải ỉa thật
nhanh.
Và cấm không được đái.
Ai đái là cắt chim”.
Thường ỉa thì phải
đái.
Chúng đành về, lặng
im.
Một thời gian sau đó
Có việc, ra ngoại
thành,
Quỳnh mua một cây cải
Thật to, tươi và xanh.
Rồi gửi lên dâng Chúa.
Mấy hôm sau, vào chầu,
Chúa khen cải ngon
lắm,
Mua của ai, ở đâu?
Trạng Quỳnh cung kính đáp:
“Bẩm, cây nhà lá vườn.
Nhờ nước đái lính Chúa
Nên to hơn, ngon hơn”.
Chúa nghe xong, tái
mặt,
Vẫn giả đò làm thinh.
Nhưng từ đó tìm cách
Kiếm cớ hãm hại Quỳnh.
TRẠNG CHẾT CHÚA CŨNG
BĂNG HÀ
Một ngày nọ, bất chợt,
Chúa mời trạng vào
cung.
Gọi là mời dự yến.
Nhưng Quỳnh hiểu, cuối
cùng
Chúa đã không chịu nổi
Và quyết định giết
Quỳnh.
Khi lên xe, cẩn thận,
Quỳnh dặn vợ con mình:
“Dữ nhiều mà lành ít,
Chuyến vào cung lần
này.
Nếu ta bị giết chết,
Đừng vội phát tang
ngay.
Hãy cho ta lên võng,
Cắt hai đứa quạt hầu.
Gọi nhà trò về hát,
Lần lượt luân phiên
nhau.
Khi nào trong phủ Chúa
Thấy người ta phát
tang,
Mới được hạ ta xuống
Và bắt đầu phát tang”.
Xong, Quỳnh bước lên
kiệu.
Khi vừa vào đến nơi,
Đã thấy Chúa đợi sẵn
Với nét mặt tươi cười.
“Lâu rồi bận, không
gặp,
Ông có nhớ ta không?
Nay có vài món quý,
Ta muốn chiêu đãi
ông”.
Quỳnh hiểu ngay rằng
Chúa
Đang muốn trả thù mình
Về cây cải nước đái,
Món “quà ngon” của
Quỳnh.
Biết không ăn không
được,
Quỳnh cầm đũa, và rồi,
Vưa ăn được một miếng,
Chúa liền hỏi: “Bề tôi
Liệu bao giờ sẽ chết?”
“Bẩm, chắc cũng không
xa.
Nhưng một khi trạng
chết
Thì Chúa cũng băng
hà”.
Ăn xong, thấy khang
khác,
Trạng vội về nhà mình.
Về đến nhà thì chết.
Do biết trước, vợ
Quỳnh
Làm theo lời đã dặn.
Chúa sai người dò la,
Thấy lạ, rằng Quỳnh
chết,
Nhà vẫn còn hát ca.
Chúa bèn gọi đầu bếp
Hỏi đánh thuốc thế nào
Mà người ăn không
chết,
Còn vui hát là sao?
Chúa ăn thử một miếng,
Chết, phủ Chúa phát
tang.
Ở nhà Quỳnh lúc ấy
Mới bắt đầu phát tang.
Thế mới biết Quỳnh
giỏi,
Chẳng kém gì Khổng
Minh.
Chết còn lừa được Chúa
Cũng phải chết theo
mình.
Người đời sau ngưỡng
mộ
Còn làm mấy câu thơ,
Được dân gian truyền
tụng,
Lưu lại đến bây giờ.
“Một khi trạng phải
chết
Thì chúa cũng không
còn.
Dưa gang mà đỏ đít.
Thì cà cũng đỏ trôn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét