Cổ Tích Việt Nam
SỰ TÍCH ÔNG HOÀNG MƯỜI
Theo truyền thuyết kể lại,
Thì xưa, Ông Hoàng Mười
Con Vua Cha Bát Hải,
Là một người Nhà Trời.
Ông được Trời phái xuống
Để giúp đỡ trần gian.
Cụ thể xuống vùng đất
Thành Vinh, ở Nghệ An.
Ông giáng sinh Nguyễn Xí,
Một tướng giỏi cầm binh.
Giúp vua Lê Thái Tổ
Đánh đuổi giặc nhà Minh.
Sau ông về Xứ Nghệ,
Trấn giữ vùng đất này.
Cũng vốn là quê gốc,
Tiên tổ bao đời nay.
Ông là ông quan tốt,
Luôn chăm lo cho dân.
Lo đắp đê ngăn lũ,
Lo cái mặc, cái ăn.
Những lần có mưa bão,
Đổ hết cây, hết nhà,
Ông mở kho phát chẩn,
Cứu giúp người gần xa.
Lần nọ, đang du ngoạn
Trên Sông Cả, thuyền ông
Khi qua núi Hồng Lĩnh,
Thì trời bỗng nổi giông.
Mây đen cuộn kìn kịt,
Gió gầm rú trên đầu.
Chiếc thuyền lớn biến mất.
Tìm mãi không thấy đâu.
Khi gió yên, sóng lặng,
Người ta thấy, lạ sao,
Xác ông trôi trên nước,
Da dẻ vẫn hồng hào.
Rồi nhiều mây ngũ sắc
Bỗng xuất hiện khắp nơi.
Các thiên binh, thiên tướng
Rước ông lên Nhà Trời.
Về sau, dân trong tổng
Lập đền thờ thờ ông.
Đúng chỗ trời nổi gió
Và xác dạt trên sông.
Ông, người con xứ Nghệ,
Một thiên sứ Nhà Trời,
Được người dân trìu mến
Gọi là Ông Hoàng Mười.
Mười là tốt, hoàn hảo,
Tức ông vua vẹn toàn.
Bao đời nay ban phúc
Cho người dân Nghệ An.
Theo truyền thuyết kể lại,
Hàng năm ông giáng trần,
Không chỉ để giúp đỡ,
Mà cùng vui với dân.
Ông hiện về rực rỡ -
Tấm áo lụa phát quang
Có thêu hình chữ Thọ.
Khăn và hia màu vàng.
Ngồi trên mây ngũ sắc,
Mọi người dâng cho ông
Bát nước chè xanh nóng
Và một cơi trầu không.
Còn ông, vừa uống nước,
Vừa mở chiếc hầu bao,
Tung những tờ Tài Lộc
Lấp lánh như vì sao.
Người nào nhặt được chúng,
Nếu có tình, có tâm
Sẽ làm ăn phát đạt
Và may mắn suốt năm.
*
Hàng năm Lễ Trùng Thập,
Ngày mồng Mười tháng Mười,
Được tổ chức trong thể
Thờ Đức Ông Hoàng Mười.
Người dân từ tứ xứ
Kéo nhau về rất đông
Để cầu tài, xin lộc
Trong đền mang tên ông.
Đền này được xây dựng
Từ thời nhà Hậu Lê,
Năm Một Sáu Ba bốn,
Đủ Long, Phượng, Quy, Nghê.
Trong chùa còn lưu giữ
Hai mươi mốt sắc phong
Các triều vua phong kiến,
Vinh danh và ghi công.
QUAN ÂM DIỆU THIỆN
Truyện Quan Âm Diệu Thiện
Lưu truyền ở nước ta
Qua thể thơ lục bát
Và các bài dân ca.
Lưu truyền ở nước ta
Qua thể thơ lục bát
Và các bài dân ca.
Truyện kể rằng, ngày trước,
Đã từ lâu, rất lâu,
Có một ông vua nọ
Nước mạnh và dân giàu.
Đã từ lâu, rất lâu,
Có một ông vua nọ
Nước mạnh và dân giàu.
Vua chỉ hiềm một
nỗi
Chưa sinh được con trai,
Một hoàng tử cao quí,
Để nối ngôi thay ngài.
Chưa sinh được con trai,
Một hoàng tử cao quí,
Để nối ngôi thay ngài.
Hai con đầu đều
gái,
Sắp đến tuổi trăng rằm.
Tên của hai công chúa
Là Diệu Thanh, Diệu Tâm.
Sắp đến tuổi trăng rằm.
Tên của hai công chúa
Là Diệu Thanh, Diệu Tâm.
Cầu có được hoàng
tử,
Vua chi không tiếc tiền
Vào những việc từ thiện
Và năng lễ chùa chiền.
Vua chi không tiếc tiền
Vào những việc từ thiện
Và năng lễ chùa chiền.
Thế mà rồi hoàng
hậu
Sinh con lần thứ ba
Cũng lại con gái nốt,
Dù mặt phấn, da hoa.
Sinh con lần thứ ba
Cũng lại con gái nốt,
Dù mặt phấn, da hoa.
Tên nàng là Diệu
Thiện,
Nhu mì và thông minh.
Khác với hai cô chị,
Chỉ thích sống một mình.
Nhu mì và thông minh.
Khác với hai cô chị,
Chỉ thích sống một mình.
Nàng say mê kinh
kệ,
Hàng ngày đi lễ chùa.
Gả chồng, không chịu lấy.
Rất tức giận, nhà vua
Hàng ngày đi lễ chùa.
Gả chồng, không chịu lấy.
Rất tức giận, nhà vua
Nhốt nàng trong
cung cấm,
Hệt như một tên tù.
Nhưng lòng nàng đã quyết,
Nhất mực đòi đi tu.
Hệt như một tên tù.
Nhưng lòng nàng đã quyết,
Nhất mực đòi đi tu.
Cuối cùng, cực
chẳng đã,
Vua đành phải cho nàng
Lên tu chùa Bạch Tước
Giữa một khu rừng hoang.
Vua đành phải cho nàng
Lên tu chùa Bạch Tước
Giữa một khu rừng hoang.
Nhưng vua ngầm ra
lệnh
Sư trụ trì chùa này
Cùng các tăng ni khác
Phải khuyên nhủ hàng ngày
Sư trụ trì chùa này
Cùng các tăng ni khác
Phải khuyên nhủ hàng ngày
Để con ngài, Diệu
Thiện,
Sớm hoàn tục. Nhà vua
Dọa nếu không làm được,
Sẽ giết sư, đốt chùa.
Sớm hoàn tục. Nhà vua
Dọa nếu không làm được,
Sẽ giết sư, đốt chùa.
Các sư nghe, hoảng
sợ,
Hết sức thuyết phục nàng.
Nhưng tâm nàng hướng Phật
Vẫn như đá, vững vàng.
Hết sức thuyết phục nàng.
Nhưng tâm nàng hướng Phật
Vẫn như đá, vững vàng.
Đang trong cơn
cuồng nộ,
Vua ra lệnh đốt chùa,
Cùng công chúa bướng bỉnh
Là Diệu Thiện, con vua.
Vua ra lệnh đốt chùa,
Cùng công chúa bướng bỉnh
Là Diệu Thiện, con vua.
Tuy nhiên, ngay lập
tức,
Dẫu bầu trời đang quang,
Bỗng có mưa trút xuống,
Cứu chùa và cứu nàng.
Dẫu bầu trời đang quang,
Bỗng có mưa trút xuống,
Cứu chùa và cứu nàng.
Vua liền sai đồ tể
Chém đầu con gái ngài.
Lập tức có sét đánh,
Làm dao gãy làm hai.
Chém đầu con gái ngài.
Lập tức có sét đánh,
Làm dao gãy làm hai.
“Vậy thì đem treo
cổ!
Treo cổ nó cho ta!”
Vua kêu lên, bất chợt
Một con hổ chạy ra.
Treo cổ nó cho ta!”
Vua kêu lên, bất chợt
Một con hổ chạy ra.
Đó là con hổ trắng,
To và đẹp lạ thường.
Nó đưa nàng Diệu Thiện
Một mạch tới Chùa Hương,
To và đẹp lạ thường.
Nó đưa nàng Diệu Thiện
Một mạch tới Chùa Hương,
Một ngôi chùa nổi
tiếng,
Huyện Mỹ Đức ngày nay.
Nơi nàng được yên tĩnh
Sống, tu tập đêm ngày.
Huyện Mỹ Đức ngày nay.
Nơi nàng được yên tĩnh
Sống, tu tập đêm ngày.
Nhờ nhân duyên, đức
độ,
Nhờ tinh tấn, chuyên tâm,
Cuối cùng nàng đắc quả,
Thành một Quan Thế Âm.
Nhờ tinh tấn, chuyên tâm,
Cuối cùng nàng đắc quả,
Thành một Quan Thế Âm.
Tức Quan Âm Diệu
Thiện,
Đại từ và đại bi.
Chuyên cứu độ dân chúng
Thoát khỏi Tham - Sân - Si.
Đại từ và đại bi.
Chuyên cứu độ dân chúng
Thoát khỏi Tham - Sân - Si.
Một hôm, nghe tin
dữ,
Nàng liền trở về nhà,
Thì thấy vua sắp chết,
Gầy yếu và mù lòa.
Nàng liền trở về nhà,
Thì thấy vua sắp chết,
Gầy yếu và mù lòa.
Chắc do Trời trừng
phạt
Vì tội ác trước đây,
Vua mắc chứng bệnh hủi,
Rụng hết mười ngón tay.
Vì tội ác trước đây,
Vua mắc chứng bệnh hủi,
Rụng hết mười ngón tay.
Nàng ôm cha thương
xót,
Rồi, chí hiếu, chí tình,
Nhường ngài đôi mắt sáng
Và đôi tay của mình.
Rồi, chí hiếu, chí tình,
Nhường ngài đôi mắt sáng
Và đôi tay của mình.
Nàng còn giúp bố mẹ
Và hai chị quy y,
Tu tập rồi chứng quả,
Thoát vòng Tham - Sân - Si.
Và hai chị quy y,
Tu tập rồi chứng quả,
Thoát vòng Tham - Sân - Si.
THỦ HUỒN
Ngày xưa ở Gia Định,
Nay là đất Sài Gòn,
Có một viên thơ lại,
Tên gọi là Thủ Huồn.
Người này rất gian ác,
Làm thơ ký trong tòa.
Rất nhiều người vì hắn
Mà tan cửa nát nhà.
Hai mươi năm vơ vét,
Túi tham hắn đã đầy,
Với rất nhiều nhà cửa,
Đồng ruộng và rừng cây.
Hắn quyết định giải nghệ
Để hưởng thụ, ăn chơi.
Với một bọc tiền lớn,
Đi thăm thú nhiều nơi.
Một lần hắn ra Bắc,
Đến thăm chợ Mạnh Ma,
Nơi người sống, người chết
Gặp nhau rằm tháng Ba.
Thủ Huồn có người vợ
Chết trước đó mười năm.
Hắn rất thương yêu thị,
Nên chờ đến ngày rằm.
Sau rất nhiều nghi lễ,
Hai người được gặp nhau,
Hắn thấy vợ đài các
Có dáng vẻ người giàu.
Hỏi thì người vợ đáp
Rằng ở dưới cõi âm
Nàng được làm bão mẫu
Cho con vua nhiều năm.
Thủ Huồn liền nằng nặc
Xin theo xuống âm ti.
Cuối cùng nàng đồng ý
Rồi dẫn hắn cùng đi.
Qua rất nhiều trạm gác
Đầy quỉ xanh nanh vàng.
Không hề gặp trắc trở,
Hắn đến được phòng nàng.
Nàng bảo hắn ngồi đợi,
Rồi vội vã đi ngay.
Một chốc sau quay lại
Với tờ giấy trên tay.
Tờ giấy cho phép hắn
Được đi lại tự do.
Muốn xem gì cũng được,
Trừ vùng cấm cung vua.
Hắn đến khu nhà ngục.
Từ đâu đó phía trong
Vang lên tiếng la hét
Nghe mà thật não lòng.
Rồi đến một khu khác.
Rất nhiều người ở đây
Bị moi gan, mổ bụng,
Móc mắt và chặt tay.
Sợ quá, hắn chạy đến
Chỗ một người thợ rèn
Đang rèn chiếc gông lớn
To và nặng, màu đen.
Tò mò, hắn bèn hỏi,
Chiếc gông ấy cho ai.
Ông thợ rèn nhìn hắn,
Rồi chép miệng, thở dài:
“Cho một người độc ác,
Tên là Võ Thủ Hoằng,
Tức Thủ Huồn, vì hắn
Gian xảo ít ai bằng.
Vì tiền, con người ấy
Không gì không dám làm.
Hắn quê ở Gia Định,
Thuộc vương quốc Đại Nam”.
Thủ Huồn nghe thấy thế
Liền hồn vía lên mây.
Lại hỏi: “Muốn chuộc lỗi,
Hắn phải làm gì đây?”
“Có vay thì có trả.
Vì đó là luật trời.
Của người anh ăn cướp
Thì phải trả cho người”.
Không hứng thú xem tiếp,
Hằn liền rời cõi âm.
Hẹn vợ sẽ quay lại
Ngày này, sau ba năm.
Khi về tới Gia Định,
Thủ Huồn liền vung tay,
Gặp ai cũng giúp đỡ.
Bất kể đêm hay ngày.
Hắn cúng nhà, cúng đất
Cho sư và chùa chiền.
Trong ba năm, gia sản
Chỉ còn lại ít tiền.
Rồi hắn lại khăn gói
Ra Bắc, tới Mạnh Ma.
Chờ đến ngày phiên chợ,
Đúng vào rằm tháng Ba.
Lại lần nữa nhờ vợ,
Hắn xuống được cõi âm.
Mọi thứ vẫn như cũ,
Như trước đấy ba năm.
Ông thợ rèn vẫn thế,
Làm việc, mặt đăm chiêu.
Nhưng chiếc gông của hắn
Đã bé hơn rất nhiều.
Hỏi vì sao, ông đáp:
“Có lẽ con người này
Đã làm việc công đức
Trong thời gian gần đây.
Nếu gắng thêm chút nữa,
Có thể rồi nay mai
Sẽ được hưởng phúc lớn
Và ân đức lâu dài”.
Thủ Huồn liền vội vã
Quay trở lại cõi dương.
Tiếp tục làm việc thiện,
Bố thí và cúng dường.
Hắn bán hết nhà cửa,
Rồi xây ở Biên Hòa
Một ngôi chùa rất lớn
Để thờ Phật Thích Ca.
Với ít tiền còn lại,
Hắn đến ngã ba sông
Đồng Nai và Gia Định,
Có bãi nước mênh mông.
Hắn mua nhiều tre nứa
Kết thành một chiếc bè,
Chở mọi người miễn phí,
Cả đi và cả về.
Ở hai bờ, hơn thế,
Hắn còn cho làm đường
Và xây nhiều nhà trọ
Cho các khách thập phương.
Nhờ thế mà nhanh chóng
Vùng đất ngã ba sông
Đồng Nai và Gia Định
Người định cư rất đông.
Cứ thế, hắn tiếp tục
Làm việc thiện giúp đời,
Cho đến khi Thần Chết
Đến rước hắn lên trời.
*
Mấy chục năm sau đó,
Vua Đạo Quang nước Tàu,
Cho sứ sang Đại Việt
Tìm kiếm mãi rất lâu.
Vua tìm một người Việt
Có liên quan đến mình.
Số là vua, thật lạ,
Trên tay ngài khi sinh,
Tay trái, có dòng chữ
Bằng mực tím, rõ ràng”
“Nước Đại Nam, Gia Định”.
Phía dưới là “Thủ Hoằng”.
Khi biết rõ lai lịch,
Vua Đạo Quang Trung Hoa
Tặng ba tượng vàng lớn
Cho chùa ở Biên Hòa.
Ngày nay ngôi chùa ấy
Gọi là chùa Thủ Huồn.
Khách vào ra tấp nập,
Đặc biệt các nhà buôn.
Nơi ngã ba sông nước,
Thuyền ngược xuôi đi về,
Người đời sau trìu mến
Gọi là bến Nhà Bè.
SẦU RIÊNG
1
Vua Gia Long Nguyễn Ánh,
Khi giành được giang sơn,
Đã thẳng tay đàn áp
Những người giúp Tây Sơn.
Có một chàng trai trẻ
Vì vậy phải xa làng,
Chạy sang tận Căm Bốt,
Thủ đô là Nam Vang.
Ở đấy chàng đã gặp
Và rồi yêu một người
Con gái xứ chùa tháp,
Xinh đẹp và hay cười.
Họ sống thật hạnh phúc,
Yêu thương, giúp đỡ nhau,
Dẫu cuộc sống vất vả,
Phải mưa nắng dãi dầu.
Một hôm cô vợ trẻ
Mang về nhà cho chồng
Một trái cây kỳ lạ
Có mùi hăng và nồng.
Chàng vội vàng bịt mũi,
Lúc đầu không dám ăn.
Cô vợ cười: “Cứ thử,
Rồi sau sẽ quen dần.”
Và rồi chàng quen thật,
Rồi nghiện trái cây này,
Đến mức phải ra chợ
Mua nó ăn hàng ngày.
Chàng thấy như thể nó
Có cái gì khác thường,
Vừa xao xuyến, day dứt,
Vừa thầm kín yêu thương.
Bỗng vợ chàng lâm bệnh
Rồi chẳng may qua đời.
Chàng vô cùng đau khổ,
Tiếc thương người bạn đời.
Chàng quyết định về nước,
Mang theo giống cây này
Như kỷ niệm về vợ,
Một mối tình riêng tây.
Mấy năm sau, hái quả,
Chàng đem mời xóm giềng,
Và âu yếm gọi nó
Là trái cây sầu riêng.
Sau, trái sầu riêng ấy
Trở thành trái cây chung,
Được nhân giống, yêu thích
Không chỉ ở trong vùng.
SỰ TÍCH CÂY ĐÀO NGÀY TẾT
Nghe người ta kể lại,
Xưa ở núi Sóc Sơn
Có cây đào đại thụ
Tán rộng, lá xanh rờn.
Có hai thần trú ngụ
Trong thân cây đào này,
Là Trà và Uất Lũy,
Loại cây cao, bóng dày.
Mọi người nhờ hai vị
Mà được sống yên thân.
Nhờ họ luôn canh giữ,
Ma quỉ chẳng dám gần.
Chúng sợ thần một nhẽ,
Còn sợ cả cây đào.
Hễ thấy nó là chạy,
Không ngoái lại lần nào.
Như các vị thần khác,
Khi đông hết, xuân sang,
Đăc biệt mấy ngày Tết,
Họ lên chầu Ngọc Hoàng.
Nhân dịp ấy, ma quỉ
Liền kéo đến hoành hành.
Để xua quỉ, dân chúng
Cắm đào trong nhà mình.
Rồi vẽ hình hai vị
Đem dán lên cột nhà.
Cột nhà đen, giấy đỏ
Là bùa yểm trừ ma.
Sau, dần dần thành lệ,
Một tục lệ lâu đời,
Tết có câu đối đỏ
Và cành đào hồng tươi.
SỰ TÍCH ĐÁ VỌNG PHU
Xưa, hai vợ chồng nọ
Sinh một gái một trai.
Cô em mới tám tuổi.
Thằng anh đã mười hai.
Bố mẹ đi làm vắng,
Hai anh em trông nhau.
Dặn: Anh làm em khóc,
Bố về sẽ đánh đau.
Ngày nọ, như thường lệ,
Bố mẹ đi làm xa,
Hai anh em ngoan ngoãn
Tha thẩn chơi trong nhà.
Trưa, thằng anh chơi chán,
Ngồi chặt mía bên thềm.
Không may lưỡi dao sắc
Văng bật, trúng đầu em.
Cô bé ngã, bất tỉnh.
Cả người đầy máu me.
Thằng anh tưởng em chết,
Bỏ đi, không dám về.
Cậu lang thang phiêu bạt
Suốt mười lăm năm trời.
Cuối cùng đến Bình Định
Làm con nuôi một người.
Ông này làm nghề cá.
Thường cho cậu đi theo.
Biển nuôi họ đủ sống,
Không đến nỗi quá nghèo.
Anh lấy vợ, hạnh phúc.
Vợ là người đàn bà
Giỏi đan lưới, muối mắm,
Lo toan việc trong nhà.
Năm sau họ sinh hạ
Cô con gái đầu lòng.
Niềm vui thế là trọn,
Cả vợ và cả chồng.
Một hôm, trời biển động.
Chồng nghỉ việc, ở nhà.
Vợ gội đầu bên giếng.
Đứa bé đã lên ba.
Anh chồng, khi được vợ
Nhờ dội nước, vô tình
Thấy có vết sẹo lớn
Trên đỉnh đầu vợ mình.
Hỏi thì vợ kể lại,
Câu chuyện cũng hơi dài.
Quê làng này, tổng nọ,
Rằng một lần anh trai
Chặt mía, lưỡi dao nhọn
Không may văng trúng đầu.
Người anh bỏ nhà trốn,
Nay không biết ở đâu.
Phần cô, cũng phiêu bạt
Nay đó rồi mai đây.
Cũng ba chìm, bảy nổi
Trước khi đến nơi này.
Người chồng nghe vợ kể,
Đau xót đến lặng người.
Nhưng lặng im không nói.
Chiếc gáo dừa suýt rơi.
Vậy là phạm tội ác.
Tội anh trai lấy em.
Người chồng ôm mặt khóc,
Thức trắng suốt nhiều đêm.
Rồi anh bỏ đi biệt,
Để người vợ ở nhà
Ôm con chờ chồng mãi.
Ngày tháng cứ trôi qua.
Trôi qua và lặng lẽ
Người phụ nữ chờ chồng
Biến thành đá, vời vợi
Hướng nhìn về hướng đông.
*
Ngày nay người vợ ấy
Ở cửa biển Đề Đông,
Huyện Phú Cát, Bình Định,
Vẫn lặng lẽ chờ chồng.
CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA
Ngày xưa ở làng Mít,
Cùng mồ côi mẹ cha,
Có hai anh chàng nọ
Như anh em một nhà.
Một người tên là Địa.
Người kia tên là Thiên.
Cả Thiên và cả Địa
Phải làm thuê kiếm tiền.
Thiên được trời ưu ái,
Ban cho trí thông minh.
Một hôm, Địa nghiêm túc
Gợi ý với bạn mình:
“Anh là người sáng dạ,
Sao không thử đi thi?
Tôi sẽ cố làm lụng
Nuôi anh không thiếu gì.
Có điều, khi đỗ đạt,
Mong anh không quên nhau”.
Thiên lưỡng lự một lúc,
Rồi cuối cùng gật đầu.
Và thế là từ đó
Địa không quản nhọc nhằn,
Cố kiếm tiền nuôi bạn,
Nhịn cả mặc, cả ăn.
Sau mấy năm đèn sách,
Thiên đi thi, đỗ đầu.
Được vinh hoa, phú quí.
Làm quan và rất giàu.
Được tin, Địa lập tức
Bỏ nghề cũ nghèo hèn.
Bán cả căn nhà nhỏ,
Lên kinh đô tìm Thiên.
Nào ngờ, Thiên trở mặt,
Không biết Địa là ai.
Lại còn cho quân lính
Chặn bạn từ bên ngoài.
Không thể làm gì khác,
Chàng lủi thủi ra về.
Đến một khúc sông vắng,
Ôm mặt khóc não nề.
Bụt hiện lên, hỏi Địa:
“Sao con khóc, nói đi”.
Chàng kể hết, cả chuyện
Giờ không biết làm gì.
Phật làm phép, lập tức
Có một chiếc đò ngang
Liền từ từ trôi đến.
Ngài chỉ tay, bảo chàng:
“Từ nay con sinh sống
Ngay ở bến sông này.
Nghề chèo đò chở khách
Chắc đủ ăn qua ngày”.
Nói xong, Bụt biến mất.
Địa ngoái nhìn lên bờ,
Thấy có túp lều nhỏ
Và mâm cơm đang chờ.
Mấy hôm sau, bất chợt,
Khi trời đã nhá nhem,
Một phụ nữ trẻ đẹp,
Xin ngủ nhờ một đêm.
Nàng là một tiên nữ,
Con gái út Ngọc Hoàng.
Ngài thấy Địa tử tế
Nên muốn giúp đỡ chàng.
Họ trở thành chồng vợ.
Rồi nàng biến túp lều
Thành một dinh cơ lớn,
Người hầu hạ rất nhiều.
Lại vừa đúng ngày giỗ,
Địa làm cỗ linh đình.
Xong, diện quần áo đẹp,
Mời Thiên đến nhà mình.
Thiên ngạc nhiên, hắn nói:
“Anh muốn tôi đến nhà,
Thì từ đây tới đấy
Phải trải toàn chiếu hoa.
Chàng về nói với vợ.
Lập tức cả quảng đường
Được trải chiếu hoa đẹp.
Một cảnh tượng lạ thường.
Càng ngạc nhiên gấp bội,
Khi kiệu vừa đến nơi,
Thiên thấy vợ Địa đẹp,
Đến không thốt nên lời.
Đến mức, trong bữa tiệc,
Khi đã ngà ngà say,
Hắn khẩn khoản xin Địa
Rằng hắn sẽ ở đây
Cùng nhà và vợ Địa.
Còn Địa thì làm quan.
Chức quan to của hắn,
Vừa giàu vừa an nhàn.
Tất nhiên Địa không muốn,
Cho dù giàu đến đâu.
Nhưng được vợ ra hiệu,
Cuối cùng chàng gật đầu.
Sau đó chàng miễn cưỡng
Lên kiệu về nhà Thiên.
Còn Thiên thì ở lại,
Ngủ một giấc triền miên.
Sáng dậy thì chợt thấy
Hắn đang nằm còng queo
Trong túp lều, bên cạnh
Con đò và mái chèo.
SỰ TÍCH CHIM CUỐC
Xưa có một đôi bạn
Tên là Quắc và Nhân.
Hai người cùng nghèo khổ,
Mồ côi cả song thân.
Quắc làm nghề dạy trẻ.
Chẳng được mấy đồng tiền.
Nhưng mặc dù túng thiếu,
Vẫn giúp bạn thường xuyên.
Một lần, Quắc ốm nặng,
Nhân chăm sóc tận tình.
May qua khỏi, từ đấy
Càng biết ơn bạn mình.
Nhưng rồi vì sinh kế,
Nhân buộc phải ra đi
Tới những miền xa lạ,
Khốn khổ chẳng thiếu gì.
Cuối cùng chàng phụ việc
Cho một phú thương già.
Thấy chàng người tử tế,
Chăm chỉ và thật thà,
Ông phú thương già ấy
Giao hết cả cửa hàng
Để chàng quản lý hộ
Và gả con cho chàng.
Vậy là Nhân bỗng chốc
Thành một người rất giàu.
Có con khôn vợ đẹp
Và vô số người hầu.
Nhưng chàng không quên bạn,
Vì là người ân tình.
Chàng về quê tìm Quắc,
Rồi đưa đến nhà mình.
Vậy là đôi bạn cũ
Được ở chung một nhà.
Vui bên nhau, chia sẻ
Phú quý và vinh hoa.
Nhưng vợ Nhân, thật tiếc,
Không suy nghĩ như chồng.
Khó chịu với ông khách
Chỉ ăn không, ngồi không.
Lúc đầu còn giữ ý,
Chỉ nói gần nói xa.
Sau công khai xưng xỉa,
Muốn đuổi khách khỏi nhà.
Mấy lần Quắc xin cáo
Để được trở về quê,
Nhưng Nhân năn nỉ mãi,
Muốn mà chưa thể về.
Và rồi một tối nọ,
Quắc lén ra khỏi nhà.
Để bạn không tìm thấy,
Chàng cố tình băng qua
Một khu rừng rậm rạp.
Rồi treo lên cành cây
Chiếc khăn lụa bạn tặng
Để bạn tìm nơi này.
Trong khi chàng lặng lẽ
Tới một vùng rất xa
Sống, dạy học ở đấy
Cho tận đến lúc già.
Lại nói Nhân tìm mãi
Mọi ngõ ngách rừng sâu,
Miệng luôn kêu “Quắc, Quắc.
Anh ở đâu, ở đâu?”
Cuối cùng chàng kiệt sức,
Chết thành chim đỗ quyên.
Còn gọi là chim cuốc,
Da diết gọi bạn hiền.
SỰ TÍCH HỒ LINH ĐÀM, HÀ NỘI
Chu Văn An mdạy học
Ngay bên bờ sông Tô.
Lớp, nghe nói, không lớn,
Nhưng rất đông học trò.
Trong số học trò ấy,
Ông để ý một người,
Sáng nào cũng đến sớm,
Ghi chép kỹ từng lời.
Ông khen, hài lòng lắm,
Nhưng không biết người này.
Không biết cả gia cảnh
Và từ đâu đến đây.
Ông cho người lặng lẽ
Theo người ấy về nhà.
Nhưng khi đến đầm Đại
Thì biến mất bất ngờ.
Cái đầm Đại ngày ấy
Nhiều sen và vân sam,
Bây giờ vẫn chưa lấp.
Đó là hồ Linh Đàm.
Mọi người lấy làm lạ.
Nhưng sáng ngày hôm sau,
Người học trò vẫn đến,
Kinh sử thuộc làu làu.
Một lần, trời hạn lớn,
Cây và đồng cháy khô.
Chu Văn An buồn bã
Nói với các học trò,
Rằng nếu ai có thể
Thì làm mưa giúp dân.
Người học trò lạ ấy
Đứng trước thầy, phân vân:
“Thưa thầy, con làm được,
Tuy trái với lệnh trời.
Nhưng con nghĩ thà chết,
Không thể không giúp người.”
Rồi người ấy thong thả
Bước ra giữa sân trường.
Sau khi đọc thần chú,
Vung mực khắp bốn phương.
Khi nghiên mực đã cạn,
Anh tung nó lên cao.
Lập tức trời nổi gió
Rồi mưa xối ào ào.
Trời mưa suốt đêm đó.
Phía đầm Đại chớp lòa.
Sấm sét nổ liên tục.
Sáng tỉnh dậy, người ta
Thấy giữa hồ trôi nổi
Xác con thuồng luồng to.
Chu Văn An vội vã
Cho gọi đám học trò
Vớt nó lên chôn cất.
Rồi dân lập miếu thờ.
Cái mộ ấy, nghe nói,
Còn tận đến bây giờ.
*
Theo truyền thuyết kể lại,
Chỗ rơi xuống chiếc nghiên
Sau gọi là Đầm Mực,
Vì nước nó màu đen.
Còn quản bút rơi trúng
Đất làng Tả Thanh Oai.
Vì vậy, vùng đất ấy
Sinh ra lắm hiền tài.
CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ,
ĐÃ ĐE HÀNG TỔNG
Ngày xưa ở làng nọ
Có anh học trò nghèo,
Không hiểu sao Số Phận
Lại ưu ái, yêu chiều.
Sổ Nam Tào ghi rõ
Rằng về sau anh này
Làm đến chức tể tướng,
Đức và lộc đều dày.
Nên dẫu thi chưa đỗ,
Mà mỗi lần anh chàng
Đi qua hoặc ngồi nghỉ
Bên ngôi đền cuối làng,
Thì cả ông tượng đá
Cũng cúi thấp mình chào.
Anh chàng lấy rất lạ,
Nhưng không hiểu vì sao.
Một hôm Thần Đền báo
Với người giữ đền già:
“Ngày mai có quan lớn
Sẽ đến thăm nhà ta”.
Người giữ đền quét dọn
Cả trong và cả ngoài.
Ngồi chờ khách quý đến
Mà mãi không thấy ai,
Ngoài anh học trò ấy,
Vừa nhếch nhác vừa nghèo.
Nên ông già tội nghiệp
Thất vọng, mặt buồn thiu.
Thêm hai lần tương tự,
Ông mới chợt nghĩ ra,
Rằng anh chàng nghèo khổ
Là “khách quý đến nhà”.
Rồi ông đem mọi chuyện
Kể với anh học trò.
Anh này vui, thầm nghĩ
Mình sẽ làm quan to.
Quan to thì giàu có
Và sung sướng nhất đời.
Từ đó thay đổi hẳn
Thái độ với mọi người.
Đầu tiên, anh chàng nghĩ
Một quan to như chàng
Mà vợ thì thô, xấu,
Nên đã ruồng rẫy nàng.
Có người đến đòi nợ,
Không trả cho người ta,
Anh chàng còn mắng chửi,
Thẳng tay đuổi khỏi nhà:
“Dám đòi nợ ta hả?
Mai mốt làm quan to,
Ta sẽ tống vào ngục,
Còn bắt hết trâu bò”.
Đại khái là như vậy.
Dẫu nghèo rớt mồng tơi,
Chưa thi, chưa đỗ đạt,
Đã lên mặt khinh người.
Tất cả những điều ấy
Không qua mắt chư thiên.
Một hôm, Thần Đền nói
Với ông già giữ đền:
“Từ nay anh chàng ấy,
Ngu dốt và thơ ngây,
Không còn là khách quý
Mỗi lần đến đền này.
Thiên Tào đã quyết định
Xóa phúc lộc anh ta.
Vì tội chưa đỗ đạt
Đã làm điều xấu xa”.
Về sau, quả đúng vậy,
Anh chàng học trò nghèo
Thi mãi mà không đỗ.
Đã nghèo càng thêm nghèo.
Nên mới có tục ngữ,
Rằng chưa đậu Ông Nghè
Mà đã đe hàng tổng.
Quả thật đáng cười chê.
LÝ ÔNG TRỌNG
1
Ở Làng Chèm thời ấy
Có một người cao to.
Cao hai trượng, sáu thước,
Như một người khổng lồ.
Dẫu bề ngoài quá khổ,
Ông là người rất hiền.
Dân làng gọi Ông Trọng,
Vừa sợ vừa thân quen.
Bấy giờ, gần sông Cái,
Ở khúc sát rìa làng,
Có một con giải lớn
Chuyên gây chuyện kinh hoàng.
Nó thường bắt súc vật
Và cả dân Làng Chèm.
Bắt và rồi ăn thịt,
Toàn phụ nữ, trẻ em.
Một hôm, đi lấy nước
Mẹ Ông Trọng không may
Cũng bị nó vồ bắt.
Ông khóc đúng năm ngày,
Rồi một mình lấy đá
Xây đê chắn hai bên.
Dùng gàu tát cạn nước
Lôi con giải ấy lên.
Ông liền phanh thây nó,
Làm lễ tế mẹ mình.
Một mình ăn hết thịt
Con quái vật yêu tinh.
2
Như rất nhiều khác,
Ông bị lính nhà vua
Bắt làm phu lao dịch
Xây cung điện, đền chùa.
Thấy nhục không chịu được,
Ông trốn, bỏ đi xa,
Định tìm thầy học chữ.
Không dám trở về nhà.
Không may, một lần nọ,
Do gặp cảnh bất công,
Ông đánh một người chết.
Lính vua bắt, giải ông
Đưa về cung trị tội.
May, thấy ông to cao,
Vua tha không treo cổ,
Còn được cho sung vào
Đội thị vệ cung cấm
Túc trực bên ngai rồng.
Sau đó, ông nổi tiếng
Nhờ lập nhiều chiến công.
3
Tiếng đồn về Ông Trọng
Bay sang tận nước Tàu,
Là nước, ta lúc ấy
Phải làm phận chư hầu.
Vua nước Tàu thời đó,
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng,
Cho sứ mang chiếu chỉ,
Kèm theo ít bạc vàng
Đưa ông lên phương Bắc
Rồi tấn phong cho ông
Làm Tư Lệnh Hiệu Úy,
Lo bảo vệ biên phòng.
Sau, ông được thăng chức
Thành trấn thủ Lâm Thao.
Dẹp Hung Nô phương Bắc.
Cũng là một chức cao.
Nhà Tần rất phiền toái
Vì giặc Hung Nô này.
Chúng đánh rồi lại rút,
Cứ quấy nhiễu đêm ngày.
Từ khi có Ông Trọng
Chúng mới chịu rút binh.
Vì thấy ông cao lớn
Như một vị thần linh.
Vua Tần càng kính trọng,
Phong thêm tước cho ông,
Lại còn cho con gái
Được lấy ông làm chồng.
4
Dẹp xong giặc, Ông Trọng
Xin trở về quê hương.
Tần Thủy Hoàng đồng ý,
Chu cấp chuyện đi đường.
Giặc Hung Nô phương Bắc
Lâu không thấy bóng ông,
Lại tràn sang quấy phá,
Gây lắm chuyện phiền lòng.
Vua Tần đành lần nữa
Gọi ông sang nước Tàu.
Để ông lại giữ chức
Quan trấn thủ Lâm Thao.
Nhưng ông thì không muốn.
Thà ở quê, đói ăn
Hơn được làm quan lớn
Phục vụ cho vua Tần.
Bị vua Tần giục rát,
Còn dọa đánh, thế là
Vua Việt bèn lập kế,
Cho sứ sang Trung Hoa
Nói Ông Trọng đã chết.
Vua Tần vẫn không nghe,
Cho người sang kiểm chứng.
Thấy nguy hiểm cận kề,
Ông Trọng bèn quyết định
Nhảy xuống giếng quyên sinh.
Thà chỉ một mình chết
Để đất nước yên bình.
5
Khi biết chắc là thật,
Vua Tần thương tiếc ông,
Rồi ban chiếu, ra lệnh
Mở cửa các kho đồng.
Vua cho đúc bức tượng
Lý Ông Trọng tướng quân.
Cao to như người thật,
Oai nghiêm như vị thần.
Vua còn cho làm máy
Đặt trong bức tượng này,
Giúp bức tượng đi lại,
Cử động cả chân tay.
Tượng được đặt ở trấn
Cửa Tư Mã, Hàm Dương.
Hướng nhìn về phương Bắc,
Đẹp, oai vệ lạ thường.
Giặc Hung Nô thấy thế,
Hồn vía bay lên mây.
Tưởng Ông Trọng còn sống,
Liền vội rút quân ngay.
Từ đấy chúng ngoan ngoãn
Thần phục vua nước Tàu.
Không còn dám quấy phá,
Giữ đúng lễ chư hầu.
SỰ TÍCH ĐẦM NHẤT DẠ VÀ BÃI TỰ NHIÊN
1
Ngày xưa có người đẹp
Tên là nàng Tiên Dung,
Đẹp nghiêng thành, nghiêng nước.
Con một vị vua Hùng.
Thế mà nàng, thật tiếc,
Quyết định chẳng lấy chồng,
Để suốt ngày du ngoạn
Trên hồ và trên sông.
Thời ấy ở Chử Xá,
Thuộc Hưng Yên ngày nay,
Có cha con nhà nọ
Sống cơm cháo qua ngày.
Con là Chử Đồng Tử,
Cha là Chử Cù Vân.
Cha con thương nhau lắm,
Dẫu sống cảnh thanh bần.
Họ làm nghề chài lưới.
Sau một vụ cháy nhà,
Chỉ còn lại chiếc khố
Cho con và cho cha.
Nghĩa là khi cha mặc,
Anh con phải ở truồng,
Cho nên muốn ra phố
Đành chờ khi đêm buông.
Chợt ông bố bệnh nặng,
Trước khi chết dặn con:
“Con để khố mà mặc,
Chứ không được đem chon”.
Chử Đồng Tử, không nỡ
Để bố chết lõa lồ,
Nên chiếc khố duy nhất
Đã bị chôn xuống mồ.
Vậy là chàng, từ đó
Không có gì che người.
Đêm mới đi câu cá,
Ngày phơi nắng giữa trời.
Nửa người dưới ngập nước,
Còn nửa trên ở trần,
Khi tìm thuyền bán cá,
Hoặc lúc đói, xin ăn.
*
Nàng Tiên Dung ngày nọ,
Lại giong thuyền đi chơi,
Ngang qua làng Chử Xá.
Cờ và trống rợp trời.
Chàng thấy thế, hoảng sợ,
Lên bãi cát gần nhà,
Vùi sâu mình ở đó,
Chờ thuyền rồng đi qua.
Đúng là trời dun dủi,
Khi đi ngang chỗ này,
Nàng Tiên Dung muốn tắm,
Cho thuyền dừng tại đây.
Nàng sai người dựng tạm
Bức vách ngăn xung quanh,
Rồi thong thả múc nước
Dội nhẹ lên người mình.
Ngẫu nhiên chỗ nàng tắm,
Trên bãi cát ven sông,
Lại đúng nơi chàng trốn,
Nằm dưới cát, tồng ngồng.
Không khó đoán lúc ấy
Nàng công chúa Tiên Dung
Nhìn thấy Chử Đồng Tử,
Rất hoảng sợ, thẹn thùng.
Rồi tĩnh tâm, nàng nói:
“Tôi định không lấy chồng,
Nhưng chắc trời định sẵn,
Chàng có lấy tôi không?”
Anh chàng kia sợ quá,
Nên từ chối lời mời.
May thời xưa phong kiến,
Không ai dám trái lời.
Vậy là thành chồng vợ,
Do đất trời tạo duyên.
Đám cưới được tổ chức
Ngay hôm ấy, trên thuyền.
2
Khi bố nàng hay chuyện,
Tức Vua Hùng Thứ Ba,
Ngài vô cùng tức giận,
Và lệnh được ban ra:
“Nếu vợ chồng chúng nó
Mà dám quay về đây,
Thì không cần phải báo,
Cứ việc giết chúng ngay!”
Tiên Dung nghe lệnh ấy,
Sợ không dám quay về.
Bèn cho các thuộc hạ
Được tự do về quê.
Vợ chồng nàng từ đó
Sống bằng nghề đi buôn.
Việc làm ăn khấm khá,
Ít khi gặp chuyện buồn.
Một hôm Chử Đồng Tử
Quyết định đi buôn xa,
Tới các hòn đảo lớn
Ở đất nước Gia-va.
Rất thuận buồm xuôi gió,
Đi suốt năm ngày liền,
Chàng dừng ở hòn đảo
Có tên là Quỳnh Viên.
Chàng lên bờ, trời đẹp,
Vui chân đi, và rồi
Chợt thấy chiếc am nhỏ,
Có một người đang ngồi.
Người ấy ngoái đầu lại,
Trông giống một dị nhân:
“Thằng bé Chử muộn thế?
Ta đã gọi nhiều lần”.
Chử Đồng Tử cả sợ,
Phủ phục trước người này.
Xin được làm đồ đệ,
Học đạo từ hôm nay.
Khi bạn buôn tìm đến,
Chàng đưa hết bạc vàng,
Bảo lên đường đi tiếp
Để buôn bán thay chàng.
Nhờ thông minh, mẫn tiệp,
Chàng học đạo rất mau.
Được thầy dạy nhiều phép,
Thần thông và nhiệm màu.
Chàng đã kịp đắc đạo
Khi đoàn thuyền quay về.
Được sư thầy ban tặng
Chiếc nón và gậy tre.
“Con có thể xuống núi.
Ta giao hai vật này.
Mọi linh diệu từ chúng”.
Rồi hai người chia tay.
3
Đoàn thuyền Chử Đồng Tử
Quay về Bắc, mọi người
Vui mừng vì lãi lớn.
Một vốn bốn, năm lời.
Ngay lập tức chàng dạy
Cho Tiên Dung, vợ mình
Đạo pháp và phép thuật,
Vi diệu và anh linh.
Nàng Tiên Dung sáng dạ,
Lại tinh tấn, kiên trì.
Chẳng bao lâu đắc đạo,
Thoát được Tham Sân Si.
Một ngày nọ, lặng lẽ
Hai vợ chồng Tiên Dung
Đem hết cả gia sản
Cho người nghèo trong vùng.
Cũng lặng lẽ như vậy,
Họ đã đi rất lâu.
Đến một vùng đất rộng,
Vắng vẻ và sẫm màu.
Đêm, đến lúc cần nghỉ.
Bốn xung quanh trống không.
Họ ngồi xuống bãi cỏ,
Ngoảnh mặt về hướng đông.
Đồng Tử cắm xuống đất
Chiếc gậy tre của thầy.
Đặt chiếc nón lên đó.
Lập tức, lạ kỳ thay -
Cả đất trời rung chuyển.
Hai vợ chồng ôm nhau,
Sợ hãi, cùng nhắm mắt.
Và rồi, một lúc sau,
Khi định thần trở lại,
Họ ngạc nhiên thấy mình
Đang nằm trên giường lụa
Đính ngọc sáng lung linh.
Ra hành lang, họ thấy
Xung quanh nhiều lâu đài.
“Đây là đâu? Chàng hỏi.
Kinh đô này của ai?”
Một thị nữ đứng cạnh
Đáp: “Của hai vợ chồng
Tiên Dung và Đồng Tử.
Đúng như nàng ước mong”.
Một lúc sau chợt thấy
Có quan đại thần già
Bê một cuốn sách lớn
Từ đâu đó đi ra.
Ông này hắng giọng đọc
Một danh sách rất dài.
Bao nhiêu kho lương thực,
Cung điện và lâu đài.
Bao nhiêu rừng và đất,
Đồi núi và sông hồ.
Bao nhiêu binh và tướng
Và vũ khí trong kho...
Hai vợ chồng từ đó
Làm chủ vùng đất này.
Dân khắp nơi nghe tiếng
Đến dâng quà hàng ngày.
4
Tin đồn vang xa mãi,
Đến tận tai vua Hùng.
Nhà vua, như lần trước,
Lại nổi giận đùng đùng.
“Hai đứa này láo thật,
Muốn chia đôi sơn hà.
Dám có riêng quân đội.
Bắt chúng về cho ta!”
Các Lạc tướng rầm rộ
Đưa quân đi bắt nàng.
Tiếng trống dục không nghỉ.
Tiếng kèn đồng âm vang.
Tới nơi, thấy binh lính
Của vợ chồng Tiên Dung
Đã sẵn sàng nghênh chiến,
Khí thế rất hào hùng.
Viên thống lĩnh quân đội
Xin được ra quân ngay.
Hứa tiêu diệt quân địch
Chỉ trong vòng một ngày.
Lắc đầu, Tiên Dung đáp:
“Con không chống lại cha.
Rể không chống bố vợ.
Các người cứ mặc ta”.
Đúng canh tư đêm ấy
Nàng Tiên Dung và chồng
Ra vườn lễ trời đất,
Ngoảnh mặt về phía Đông.
Sau mấy lời cầu khấn,
Giông bão bỗng kéo lên.
Cả đất trời nghiêng ngã,
Chớp lóe và sấm rền.
*
Sáng hôm sau, ngơ ngác,
Người dân khắp trong vùng
Và tất cả binh tướng
Của đội quân vua Hùng
Chỉ thấy trên nền cũ
Một kinh thành cổ xưa
Giờ chỉ là đầm nước
Và bãi sông ngập mưa.
Nay Đầm và Bãi ấy
Ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Gọi là Đầm Nhất Dạ.
Bãi là Bãi Tự Nhiên.
QUAN ÂM DIỆU THIỆN
Truyện Quan Âm Diệu Thiện
Lưu truyền ở nước ta
Qua thể thơ lục bát
Và các bài dân ca.
Truyện kể rằng, ngày trước,
Đã lâu, từ rất lâu,
Có một ông vua nọ
Nước mạnh và dân giàu.
Vua chỉ hiềm một nỗi
Chưa sinh được con trai,
Một hoàng tử cao quí,
Để nối ngôi thay ngài.
Hai con đầu đều gái,
Sắp đến tuổi trăng rằm.
Tên của hai công chúa
Là Diệu Thanh, Diệu Tâm.
Cầu có được hoàng tử,
Vua chi không tiếc tiền
Vào những việc từ thiện
Và năng lễ chùa chiền.
Thế mà rồi hoàng hậu
Sinh con lần thứ ba
Cũng lại con gái nốt,
Dù mặt phấn, da hoa.
Tên nàng là Diệu Thiện,
Nhu mì và thông minh.
Khác với hai cô chị,
Chỉ thích sống một mình.
Nàng say mê kinh kệ,
Hàng ngày đi lễ chùa.
Gả chồng, không chịu lấy.
Rất tức giận, nhà vua
Nhốt nàng trong cung cấm,
Hệt như một tên tù.
Nhưng lòng nàng đã quyết,
Nhất mực đòi đi tu.
Cuối cùng, cực chẳng đã,
Vua đành phải cho nàng
Lên tu chùa Bạch Tước
Giữa một khu rừng hoang.
Nhưng vua ngầm ra lệnh
Sư trụ trì chùa này
Cùng các tăng ni khác
Phải khuyên nhủ hàng ngày
Để con ngài, Diệu Thiện,
Sớm hoàn tục. Nhà vua
Dọa nếu không làm được,
Sẽ giết sư, đốt chùa.
Các sư nghe, hoảng sợ,
Hết sức thuyết phục nàng.
Nhưng tâm nàng hướng Phật
Vẫn như đá, vững vàng.
Đang trong cơn cuồng nộ,
Vua ra lệnh đốt chùa,
Cùng công chúa bướng bỉnh
Là Diệu Thiện, con vua.
Tuy nhiên, ngay lập tức,
Dẫu bầu trời đang quang,
Bỗng có mưa trút xuống,
Cứu chùa và cứu nàng.
Vua liền sai đồ tể
Chém đầu con gái ngài.
Lập tức có sét đánh,
Làm dao gãy làm hai.
“Vậy thì đem treo cổ!
Treo cổ nó cho ta!”
Vua kêu lên. Bất chợt
Một con hổ chạy ra.
Đó là con hổ trắng,
To và đẹp lạ thường.
Nó đưa nàng Diệu Thiện
Một mạch tới Chùa Hương,
Một ngôi chùa nổi tiếng,
Huyện Mỹ Đức ngày nay.
Nơi nàng được yên tĩnh
Sống, tu tập đêm ngày.
Nhờ nhân duyên, đức độ,
Nhờ tinh tấn, chuyên tâm,
Cuối cùng nàng đắc quả,
Thành một Quan Thế Âm.
Một hôm, nghe tin dữ,
Nàng liền trở về nhà,
Thì thấy vua sắp chết,
Gầy yếu và mù lòa.
Chắc do Trời trừng phạt
Vì tội ác trước đây,
Vua mắc chứng bệnh hủi,
Rụng hết mười ngón tay.
Nàng ôm cha thương xót,
Rồi, chí hiếu, chí tình,
Nhường ngài đôi mắt sáng
Và đôi tay của mình.
SỰ TÍCH HOA CÚC
1
Xưa có một cô gái
Sống với bà mẹ già.
Cô gái tên là Cúc,
Bà mẹ tên là Hoa.
Nhà nghèo nhưng hạnh phúc.
Họ rất yêu thương nhau.
Cô con ngoan, chí hiếu,
Mẹ mưa nắng dãi dầu.
Bỗng mẹ cô ốm nặng.
Cô chạy chữa đủ đường
Mà bệnh vẫn không khỏi.
Đầy tuyệt vọng, đau thương,
Cuối cùng cô quyết định
Một mình rời quê nhà
Tìm thầy thuốc cho mẹ,
Không quản ngại đường xa.
Cô đi mãi, đi mãi,
Qua nhiều núi, nhiều sông,
Chưa tìm được thầy giỏi,
Nhưng vẫn không nản lòng.
Một hôm, đến chùa nọ,
Ngôi chùa con bên hồ,
Cô khấn lạy Đức Phật
Chữa lành cho mẹ cô.
Cô thành khẩn đến mức
Đức Phật động lòng thương
Hóa thành nhà sư trẻ
Ngẫu nhiên gặp trên đường.
Ngài đưa cho cô gái
Một bông hoa màu vàng,
Vẻn vẹn chỉ năm cánh,
Năm ngón tay xòe ngang.
“Hãy mang về cho mẹ
Bông hoa sự sống này.
Nó giúp bà khỏi bệnh,
Nhưng phải nhớ, từ nay
Mỗi năm hoa sẽ rụng,
Một cánh hoa, và bà
Giảm đi một tuổi thọ.
Hoa năm cánh, thành ra
Bà mẹ cô chỉ sống
Năm năm nữa mà thôi.”
Cô nghe, lòng đau xót,
Cảm ơn sư, và rồi
Về nhà cô lặng lẽ
Tách nhỏ năm cánh hoa
Thành một trăm cánh nhỏ
Để cứu mẹ, và bà
Sống thêm trăm tuổi nữa.
Đức Phật biết điều này
Nhưng Ngài im, không trách,
Còn thầm khen là hay.
Về sau loài hoa ấy
Được người dân trong làng
Trồng trong vườn của họ,
Gọi là hoa cúc vàng.
Hoa biểu tượng sự sống,
Hoa ước mơ trường tồn,
Mong ước chữa lành bệnh,
Hoa của tình mẹ con.
Trong tâm linh người Việt,
Cúc thanh cao, là loài
Được mọi người yêu mến,
Thành “Tùng Trúc Cúc Mai.”
Biểu tượng của thanh bạch,
Với thi sĩ, trung thần,
Cúc là bạn tri kỷ
Trong nỗi niềm thơ văn.
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Năm Một Bốn Không Bảy,
Giặc Minh chiếm nước ta.
Cai trị rất khắc nghiệt,
Làm nhiều điều xấu xa.
Ở Lam Sơn, Thanh Hóa,
Lê Lợi, một anh tài,
Đã dấy binh khởi nghĩa,
Chống xâm lược nước ngoài.
Phò ông có Nguyễn Trãi
Và nhiều vị anh hùng.
Tất cả cùng thề nguyện
Tiêu diệt kẻ thù chung.
Những ngày đầu gian khổ,
Quân và lương chưa nhiều.
Chưa dày dạn chinh chiến,
Và thiếu thốn đủ điều.
Nên hầu hết các trận,
Không cân sức, quân ta
Bị giặc Minh đánh bại,
Dồn tới những vùng xa.
Thấy tình hình nguy kịch,
Vua Thủy Tề, Long Quân,
Quyết định giúp Lê Lợi,
Cho ngài mượn Gươm Thần.
*
Truyện kể rằng Lê Lợi,
Dấy binh dựng sơn hà,
Có bạn tên là Thận,
Như anh em một nhà.
Thận làm nghề chài lưới,
Một hôm đi ra sông,
Thấy đáy nước phát sáng,
Rất nghi hoặc trong lòng.
Ông quăng lưới bắt cá,
Mãi không thấy cá đâu,
Chỉ vớt được thanh sắt
Dài một thước, xỉn màu.
Định vứt đi, nhưng tiếc,
Ông đem nó về nhà,
Đặt ở chỗ góc tối,
Đêm phát sáng chói lòa.
Một hôm Lê Lợi đến,
Thấy lạ, hỏi sự tình.
Rồi xin thanh sắt ấy,
Đem về nhà của mình.
Ông cho người rửa sạch,
Đánh bóng lớp gỉ đen,
Thấy trên có chữ “Lợi”
Và hai chữ “Thuận Thiên”.
Hôm sau, bước ra cửa,
Thấy vỏ gươm bằng vàng,
Ông sụp lạy xuống đất
Rất cung kính, mà rằng:
“Nếu đây là gươm báu
Trời ban cho Lợi này,
Thì hãy làm phép lạ,
Cho nhập làm một ngay!”
Ông giơ thanh sắt nhỏ
Trước mặt mình, bất ngờ
Thanh sắt thành gươm sáng
Cho vào vỏ rất vừa.
Đêm hôm ấy bất chợt
Mưa gió to rất lâu.
Sáng dậy, vợ Lê Lợi
Đi ra vườn hái rau
Thấy bốn vết chân lớn,
Vừa rộng lại vừa dài.
Bà gọi chồng, muốn hỏi
Dấu chân này của ai.
Rồi hai người lại thấy
Chiếc ấn ngọc đắt tiền,
Trên mặt có chữ “Lợi”
Và hai chữ “Thuận Thiên”.
Về sau, lên ngôi báu,
Vua dùng hai chữ này
Làm niên hiệu Đại Việt.
“Thuận ý trời” là đây.
Lê Lợi liền vội vã
Đem nó giấu trong nhà,
Mừng được trời giao ấn,
Lo đại sự quốc gia.
Từ ngày ấy, Lê Lợi
Luôn mang gươm theo mình,
Dùng nó chém đầu địch,
Đuổi hết giặc nhà Minh.
Khi công thành danh toại,
Vua Lê Lợi một lần
Đi thuyền rồng du ngoạn
Trên mặt hồ Thủy Quân.
Bỗng Rùa Vàng xuất hiện,
Đòi gươm báu, và hồ
Thành Hồ Gươm, Hoàn Kiếm,
Ngay trong lòng thủ đô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét