Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Cổ Thi Tác Dịch



Thơ Chữ Hán Việt Nam
NGUYỄN TRÃI

Sinh 1380, mất 1442, thi hào dân tộc, sinh ở Thăng Long, con Nguyễn Phi Khanh, có công lớn trong việc giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh, bị giết oan trong vụ án Lệ Chi viên. Tác phẩm có "Quốc âm thi tập", "Quân trung từ mệnh tập".


427. Tiếng chày đập vải mùa thu ở xóm nhỏ

Tiếng chày đập vải rộn khắp sông.
Đêm vắng, khách nghe chợt chạnh lòng.
Vợ người lính ải vào tiếng nện
Gửi hết tâm tư nỗi nhớ chồng.


428. Buổi chiều đứng trông

Bao la trời rộng, nước bao la.
Cuối thu, lá đỏ rụng quanh nhà.
Mang nặng việc đời, chưa ẩn dật.
Thèm thành chim trắng lượn bên hoa.


429. Thơ đề ở Vân Oa

Nắng chếch rèm thưa, giường sách đầy.
Ngoài vườn gió thổi, trúc lung lay.
Rỗi chẳng làm gì, ôm gối ngủ.
Cửa sổ, tất nhiên, mở suốt ngày.


430. Ngẫu hứng

Đời là giấc mộng, thật mong manh.
Tỉnh mộng, than ôi, việc chẳng thành.
Những muốn suốt đời ngồi đọc sách
Bên dòng suối nhỏ, giữa rừng xanh.


431. Giấc mộng trong núi

Quanh động Thanh Hư trúc mọc dày.
Suối như màn kính, gió lung lay.
Đêm qua trăng sáng trong giấc ngủ,
Mơ cưỡi hạc vàng bay lên mây.


433. Đề bức hoạ "Chim núi gọi người"

Trong núi chim kêu như gọi người.
Con chim tranh vẽ giống ngoài đời.
Rỗi treo bên cửa, đêm trong mộng,
Cứ ngỡ người xưa ghé lại chơi.


434. Bến đò xuân đầu trại

Cỏ xuân đầu bến rối như mây.
Lại mưa, sông nhỏ nước dâng đầy.
Con đường bên cạnh dài heo hút.
Gối bãi, thuyền côi ngủ suốt ngày.


435. Đề chùa Đông Sơn

Hiếu trung hai nỗi vấn vương lòng.
Ước hẹn không thành, thẹn núi sông.
Ba mươi năm ngủ trong đời tục.
Chim hót như xui: Tỉnh giấc nồng!


436. Cuối xuân tức cảnh

Cánh cửa phòng văn đóng suốt ngày.
Khách tục không hề bước đến đây.
Chim quyên buồn hót thương xuân muộn.
Ngoài vườn hoa nở, mưa lây rây.


437. Nghe mưa

Phòng tối, đêm tĩnh lặng,
Ngồi nghe mưa một mình.
Mưa não nề buốt lạnh,
Rơi thánh thót năm canh.
Tiếng chuông như ngái ngủ,
Bên cửa, trúc rùng mình.
Thơ đọc mãi, khó ngủ,
Thức tới rạng bình minh.


438. Tặng bạn

Thương bạn nghèo, lại bệnh,
Cũng phóng túng như ta.
Sách đọc dăm ba quyển,
Đều làm khách phương xa.
Nông cạn, vô tích sự,
Chỉ giỏi nghịch như ma.
Hẹn cùng về làng Nhị,
Thử làm việc nông gia.


439. Gửi bạn

Vất vả quanh năm, chán sự đời.
Mọi việc đành cam phó mặc trời.
Tấc lưỡi đang còn, còn nói được.
Thân còm chưa chết, chỉ nằm chơi.
Vụn vặt thời gian trôi, khó giữ.
Quán trọ đêm đêm lạnh đất người.
Đọc sách mười năm mà kiết xác,
Ăn toàn rau củ để cầm hơi.


440. Thanh minh

Từ ngày lưu lạc phải đi xa,
Thanh minh mấy bận đã trôi qua.
Mồ mả tổ tiên không được viếng.
Vất vả mười năm, mấy xót xa.
Khi tạnh, khi mưa, thời tiết lạ.
Xuân vãn, đồ mi cứ nở hoa.
Gượng nâng chén rượu tìm khuây khỏa,
Vợi bớt ngày đêm nỗi nhớ nhà.


441. Đêm thu khách cảm

Treo chiếu làm mành, quán trước thôn.
Ủ tay đọc sách buổi hoàng hôn.
Gió thổi lá rơi, thương lữ khách.
Đêm mưa, đèn lạnh, giấc mơ buồn.
Sau loạn, người quen không thấy nữa.
Buồn nhìn đau đớn cảnh càn khôn.
Cuối cùng muôn việc đều hư ảo,
Nói chi Phàm, Sở mất hay còn.


442. Ngày hạ ngẫu tác

Gia truyền chỉ có tấm chăn xanh.
Loạn ly, may được sống yên lành.
Xưa nay mọi việc do trời định.
Đời người, giấc mộng cứ trôi nhanh.
Nửa giường gió mát tha hồ ngủ.
Một vò rượu trắng vợi lòng anh.
Duy vẫn nhớ quê, mong lại được
Quay về sông núi, mái nhà tranh.


443. Sau loạn, đến Côn Sơn, cảm tác

Mười năm thấm thoắt đã xa nhà.
Quay về, tùng rậm, cúc ra hoa.
Có hẹn với rừng mà nhỡ hẹn.
Cúi đầu, chỉ biết trách mình ta.
Làng quê quen thuộc mà như lạ.
Thân còn nguyên vẹn buổi can qua.
Bao giờ được dựng lều trên núi,
Múc nước khe sâu để uống trà?


444. Đêm đậu thuyền ở Lâm Cảng

Triều dâng, cửa lạch buộc thuyền con.
Chuông chùa văng vẳng giữa hoàng hôn.
Ngoài thuyền tầm tã mưa không dứt.
Trong vịnh thi nhau sóng dập dồn.
Hư danh phú quý không tơ tưởng.
Giấc mộng phù sinh cũng chẳng còn.
Chí khí làm trai luôn giữ trọn,
Không để mòn hao bởi nỗi buồn.


445. Cửa biển Thần Phù

Gửi lòng theo cánh nhạn về quê.
Cửa biển, chiếc thuyền như lá tre.
Núi như giáo dựng bày sau trước.
Sóng tựa rồng phun, vỗ bốn bề.
Trời đất gặp nhau thành cửa biển.
Nhớ ai lấy đá đắp thành kè.
Trời nước mênh mông, chèo tạm gác.
Xế chiều, sông lạnh, gió se se.


446. Đêm đậu thuyền ở cửa biển

Xa nhà đã mấy chục năm nay.
Đêm buộc thuyền thơ ở bến này.
Sóng gợn mênh mang, trăng chiếu lạnh.
Trên bờ cao thấp những lùm cây.
Ơn nước chưa đền, mai đã bạc.
Thời gian như nước tuột qua tay.
Lo trước vui sau, luôn nghĩ ngợi.
Chăn lạnh ngồi ôm đến rạng ngày.


447. Thơ viết trong thuyền hộ giá, tiết thượng nguyên

Hai bên ngàn vạn đuốc màu hồng.
Con thuyền gặp gió, lướt trên sông.
Lâu đài ảo giác tan trong gió.
Ba canh kèn trống dục vang đồng.
Bập bềnh mặt nước, trăng như ngọc.
Gậy tiên tua tủa vút tầng không.
Gần sáng trên thuyền vừa chợt giấc.
Tưởng nghe Trường Lạc tiếng chuông đồng.


448. Mừng được về Lam Sơn

Quyền mưu vốn để diệt tham tàn.
Nghĩa nhân lo nước được bình an.
Kinh đô quan giỏi, nhà nho ấm.
Biên cương không giặc, lính an nhàn.
Phương xa dâng lụa, tranh vương hội. 1)
Đất nước phục hồi, thấy Hán quan.
Giặc bắc dẹp xong, trời gió lặng.
Muôn đời Nam quốc trọn giang san.

(1) N¨m Trinh Qu¸n thø 3 nhµ §ư­êng, Trung Quèc, tï tr­ưëng ng­ưêi Man lµ §«ng T¹ vµo chÇu, Nhan Sư Cæ thÊy ¸o mò ngư­êi Man kh¸c l¹, t©u xin vÏ tranh "V­ư¬ng héi".


449. Đêm thu, cùng ngâm thơ với
Hoàng Giang Nguyễn Nhược Thủy

Rụng đầy lá đỏ, kín sân con.
Đầy thềm trăng sáng, dẫu hoàng hôn.
Xuyên chín tầng mây, sương ướt đẫm.
Dế lạnh bốn bề cứ nỉ non.
Chớm thu gió thổi, cây xao động.
Ngân Hà xê dịch, chuyển càn khôn.
Phòng văn không ngủ, ngồi đơn độc.
Làm thơ bày tỏ tấm lòng son.


450. Ngẫu nhiên viết thành thơ

Làm quan mà rỗi, sướng thân ta.
Chẳng thiết giao du, cứ ở nhà.
Sáng dậy đốt trầm, mây sát cửa.
Tùng reo bên gối, tối pha trà.
Chăm chỉ tu thân, làm việc thiện.
Đọc nhiều mụ óc, chóng thành ma.
Cái bệnh suốt đời không thực tế,
Về già có vẻ nặng thêm ra.


451. Đêm thu ở đất khách, cảm hứng

Xạc xào tiếng gió thổi cành cây.
Làm buồn lòng khách bấy lâu nay.
Lá úa vàng sân hơn quá nửa.
Đèn xanh mưa hắt mấy canh chầy.
Bệnh lắm, xương còm nên ngủ ít.
Việc quan nhàn nhã cũng thành hay.
Bớt nghĩ một điều, thêm một sướng.
Được thua không tính nữa từ nay.


452. Tức cảnh

Hiên, song đều nhỏ, cảnh thanh bần.
Nhà quan mà chẳng khác nhà dân.
Dưới cây đọc sách, lòng thanh thản,
Trên sông câu cá, thú an nhàn.
Mưa tạnh, hơi thu xuyên cửa sổ.
Gió chiều, lá rụng, múa ngoài sân.
Nằm khểnh bên song, không lụy tục,
Thư thái lòng ta chẳng vướng trần.


453. Núi Dục Thúy 1)

Núi kề ngay cửa biển.
Trước đã từng tới đây.
Như búp sen trên nước,
Cảnh thần tiên ngất ngây.
Tháp có hình trâm ngọc.
Nước như gương, soi mây.
Chợt nhớ Trương Thiên bảo 2)
Bia còn lưu nơi này.

(1) Tức núi Non Nư­ớc ở Ninh Bình.
(2) Tức Tr­ương Hán Siêu, danh sĩ đời Trần có đề thơ ở núi này.


454. Vọng Doanh

Chiều buộc thuyền thơ bến Vọng Doanh. 1)
Ghẹo người, phong cảnh đẹp như tranh.
Dục Thúy sau mưa như ngọc bích.
Đại An 2) trời nước một màu xanh.
Bãi sông bát ngát, đàn chim trắng.
Rặng cây mờ ảo, khói yên lành.
Tô Thức 3)ngày xưa mà sống lại,
Chắc cũng một vòng đi dạo quanh.

(1.Huyện sở thị trấn Ninh Bình x­ưa.
(2) Cửa Đại An thuộc huyện Đại An xưa ở Nam Định.
(3) Tô Đông Pha, thi hào đời Tống, Trung Quốc.


455. Qua cửa Thần Phù 1)

Qua cửa Thần Phù lúc nửa đêm.
Trăng thanh, gió mát cảnh êm đềm.
Sát bờ, núi nhọn như măng mọc.
Xanh biếc dòng sông dải lụa mềm.
Giang sơn còn đó, anh hùng vắng, 2)
Trời đất xoay vần, anh ghét em.
Hồ Việt 3) giảng hòa, nay một khối.
Bốn biển thanh bình, sóng lặng êm.

(1) Chỗ sông Nga Gianh đổ ra biển.
(2) "Đại Nam Nhất thống chí" chép rằng, để chống quân Minh, Hồ Quý Ly đã sai lấy đá lấp đoạn sông ra cửa biển Thần Phù. Nguyễn Trãi nhắc đến chiến công của Hồ Quý Ly, là ng­ười mà ông vẫn cho là anh hùng.
(3) Chỉ cuộc hòa hiếu giữa n­ước ta với Trung Quốc sau chiến thắng của Lê Lợi.


456. Ngẫu hứng trên thuyền
Bài một

Sau mưa, cửa biển nước dâng cao.
Gió ru muôn sóng, biển rì rào.
Nửa rừng chiều xế như rây khói.
Chuông làng lay động ánh trăng sao.
Phong cảnh chiều người, thơ có họa.
Mải ngắm non sông, rượu rót trào.
Những chuyến chơi xưa đều nhớ hết.
Việc đời muốn nhớ, chỉ chiêm bao.


457. Ngẫu hứng trên thuyền
  Bài hai

Góc biển chân trời, đi đó đây.
Phóng bút, ngâm thơ, nhàn suốt ngày.
Ông chài quăng lưới trên hồ rộng.
Mục đồng thổi sáo giữa rừng cây.
Đêm đứng tựa trời xem vũ trụ.
Đang hứng, những thèm cưỡi gió bay.
Ngắm chán, lâng lâng quên mọi việc.
Trao đời cốc rượu giữ trên tay.


458. Than thân bị oan ức 1)

Năm chục năm nay lụy với đời.
Phụ tình sông núi với hoa tươi.
Họa thực, danh hư, đời tệ bạc.
Vì trung bị ghét, trớ trêu người.
Khó trốn số mình, do chữ mệnh.
Chưa bỏ lòng trung bởi ý trời.
Trong ngục, biết oan mà phải chịu.
Cái đau không thể nói nên lời.

(1) Bài này làm trong khi Nguyễn Trãi bị nghi có liên quan với Trần Nguyên Hãn mà bị bỏ ngục. Trần Nguyên Hãn bị Lê Lợi cho là làm phản, giết năm 1429.


459. Nhờ người vẽ tranh Côn Sơn

Nửa đời bỏ phí thú rừng xanh.
Sau loạn, về quê, về chẳng thành.
Thông reo trên đá không ai ngắm.
Phí bông mai nở suối trong lành.
Thấy cảnh hoang tàn, tim nhức nhối.
Muông thú bỏ đi, khóc chẳng đành.
Nhờ người vẽ giỏi trong thiên hạ
Vẽ giúp lòng ta lên bức tranh.

460. Đề tranh Vân Oa của ẩn sĩ họ Trình

Khách quý gặp nhau, đàn suốt ngày.
Được về quê cũ, thật vui thay.
Trăng soi trên thác, rừng đầy trúc.
Đỉnh sành hương bốc, gió trên cây.
Lòng trần muốn rửa, trà pha đặc.
Gọi người thức dậy, có chim bay.
Ngày dài, tựa ghế, quên trò chuyện.
Ai kẻ vô tình, người hay mây?

461. Ngày thu, ngẫu nhiên làm thơ

Ngoài vườn tiếng lá rụng xôn xao.
Bệnh xong, da dẻ lại hồng hào.
Nho đạo đất trời luôn vẫn trọng.
Về già sông núi hứng thêm cao.
Soi tóc trong gương nhiều sợi bạc.
Ngẫm đời danh hão uổng công lao.
Thương nhớ vườn xưa ba luống cúc,
Vẫn về thăm lại lúc chiêm bao.


462. Mạn hứng

Đức đạo tàn suy ngày tiếp ngày.
Sự nghiệp nhà nho khốn lắm thay.
Chẳng được làm mưa mong cứu hạn.
Thì già về núi sống cùng mây.
Vẫn trách cuộc đời như quán trọ.
Nhớ vua, lòng dạ chẳng hề khuây.
"Giỏi chữ, biết nhiều càng lo lắm".
Ta như Tô Thức 1) nói câu này.

(1) T« §«ng Pha, thi hµo ®êi Tèng, Trung Quèc.


463. Mạn hứng

Đường đá xiên xiên dẫn tới nhà.
Nhà vắng như chùa, lại cách xa.
Cái phận làm quan - chim bắn hụt.
Rắn phải vào hang lúc xế tà.
Tỉnh mộng về vườn xưa ngắm cúc.
Rửa sạch ruột gan bằng nước trà.
Nhìn lại sáu mươi năm, chợt thấy
Tóc bạc, đời tàn, mắt đã hoa.


464. Thơ chợt viết khi hứng

Cửa mở, lư trầm hương khói xông.
Vốn tính thích lười, ngại đám đông.
Nhà có sách, đàn, vui cháu chắt.
Sân không xe ngựa, bạn bè không.
An phận tháng ngày đời thanh bạch.
Tìm vui, câu cá tạm yên lòng.
Hờ hững với đời, nay tóc bạc,
Những muốn quay về với núi sông.


465. Họa bài "Yên Hà ngẫu hứng" của bạn
 Bài một

Bồng Lai 1) , Nhược Thủy 2) ở đâu đâu.
Thấm thoắt thoi đưa, đã bạc đầu.
Mây che nhà cũ, nhìn không thấy.
Đêm mộng về quê, rỏ lệ sầu.
Lòng như hạt bụi bay theo gió.
Thân đành phiêu bạt cánh chim câu.
Bao giờ về lại bên hang núi?
Ngước trông: mây xốp đủ năm màu.


466. Họa bài "Yên Hà ngẫu hứng" của bạn
Bài hai

Bên sông, tre nứa mấy gian nhà.
Khác thời trai trẻ giữa phồn hoa.
Được chỗ yên thân thì cứ ở.
Chưa phải xuất gia, cứ tại gia.
Ngắm mây, nhìn núi, không vinh nhục.
Xe, mũ trong triều không hợp ta.
Cát Ông  1)  đi đã nghìn năm chẵn.
Lò hoang, bếp lạnh một thời xa.

(1) Theo huyÒn tho¹i, lµ ngän nói tiªn ë gi÷a biÓn Bét H¶i.


467. Đưa nhà sư Đạo Khiêm về núi

Giảng học ngày nào đã chục niên.
Được ngủ đêm nay với bạn hiền.
Như mơ, mừng gặp, quên đời tục.
Lại ngồi đàm đạo chuyện nhân duyên.
Ngày mai tiễn biệt về Linh Phố, 1)
Hẹn gặp Côn Sơn suối với thuyền.
Già rồi lẩm cẩm, xin đừng chấp.
Rồi tôi có lẽ cũng theo thiền.

(1 Mét con s«ng ë miÒn t©y Trung Quèc, thư­êng ®ư­îc coi lµ n¬i tiªn ë.


468. Đi thuyền trên sông

Sau mưa, núi thêm gầy.
Thuyền vừa ghé bến tây.
Cảnh nhìn như tranh vẽ.
Đơn chiếc bóng nhạn bay.
Thương Lang 1) nơi nào nhỉ.
Bạn dân chài cũng hay.
Nhìn kinh thành chợt thấy
Người không còn bụi dây.

(1) Tức sông Hán ở Trung Quốc, từng đ­ược nói đến trong bài "Ngư­ phủ" của Khuất Nguyên.


469. Thơ đề chơi

An nhàn, gặp hứng cứ ngâm nga.
Thoát tục, phong lưu sống ở nhà.
Lớp lớp núi chồng như ngọc bích.
Nghìn ô nước sáng phía xa xa.
Hoa nở ngoài vườn như tranh gấm.
Chim hót trong rừng tựa sáo ca.
Đưa mắt nhìn quanh toàn cảnh đẹp.
Người đời thử hỏi có bằng ta?

470. Chợt hứng, làm thơ

Trúc xanh Lãm Thúy 1) phía đằng đông.
Sân, cửa hằng ngày quét sạch bong.
Sau mưa, sắc núi đầy thi hứng.
Nước rút, nắng chiều rửa nước sông.
Ngoài cửa chim kêu - nhà có khách.
Lá rụng trong vườn, biết sắp đông.
Bên cửa phía nam vừa tỉnh giấc.
Tựa ghế, châm hương, dạo phím đồng.

(1) §×nh ngåi ®Ó ng¾m c©y cá xanh t­ư¬i.


471. Hứng chiều

Cuối xóm, nhà nghèo, lại vắng tanh.
Buổi chiều chống gậy dạo loanh quanh.
Đường vắng người đi, cầu ngập nước.
Mé sông bãi sậy đứng yên lành.
Vô tận thời gian, sông bát ngát.
Anh hùng mang hận, lá xa cành.
Quay về, tựa cửa ngồi im lặng.
Trăng như vầng ngọc giữa trời xanh.


472. Chùa Tiên Du

Gác mái chèo, buộc thuyền.
Theo hướng chùa, leo lên.
Suối thơm vì hoa rụng.
Mây che, lạnh giường thiền.
Tiếng vượn kêu chiều xế.
Bóng trúc dài bên hiên.
Cảnh tình như có ý.
Muốn nói gì, lại quên.


473. Thơ viết chơi

Sống bằng sách vở bấy lâu nay,
Bằng cả đất trời với gió mây.
Trúc mọc đủ dày che khách tục.
Nhà cửa không hề có bụi dây.
Bến câu cá lạnh, thuyền buông mái.
Ngoài hiên hạc múa, mảnh trăng gầy.
Không mất tiền mua, đời sướng thật,
Được ngắm núi sông suốt cả ngày.


474. Tầm Châu 1)

Dưới thành, tiếng trống giục không ngơi.
Khách nghỉ lại đây mấy tháng trời.
Núi muôn nghìn ngọn, dân đông đúc.
Sáo vẳng lầu cao, nguyệt sáng ngời.
Rặng trúc xôn xao, buồn gió thổi.
Bờ sông man mác nước đầy vơi.
Ta già, nếm hết bao cay ngọt,
Không ngủ đêm nay, ngẫm sự đời.

(1) Mét phñ ë Qu¶ng T©y, Trung Quèc. Bµi nµy viÕt khi NguyÔn Tr·i ®i sø Phư¬ng B¾c.


475. Đêm đậu thuyền ở Bình Nam 1)

Thuyền buồm gặp gió, lướt trên sông.
Ngủ lại Bình Nam, phố huyện đông.
Trong mộng tiếng cây xen tiếng thác.
Bóng trăng đan quyện bóng đèn lồng.
Hẹn với núi sông mà lỡ hẹn.
Đời trôi vô ích, có mà không.
Nửa đêm nghe sáo lầu ai thổi,
Phòng khách cô đơn, chợt chạnh lòng.

(1) Mét huyÖn ë phñ TÇm Ch©u, tØnh Qu¶ng T©y, Trung Quèc.


476. Qua đèo Mai Lĩnh 1)

Ngựa mệt, mặt trời lặn phía tây.
Chẳng thấy có nhiều mai ở đây.
Chỉ thấy hai bên tùng cao vút.
Con đường xẻ núi, vượt qua mây.
Gần tới Trường An, đưa mắt ngóng.
Xa trời cố quốc, nặng tình thay.
Đã mấy trăm năm qua rồi nhỉ,
Khi Cửu Linh xưa mở lối này?
  
(1) §Ìo Mai LÜnh tøc ®Ìo §¹i Dò, tÓ tư­íng nhµ §­ưêng lµ Tr­ư¬ng Cöu Linh më ®­ưêng qua ®Ìo nµy, v× cã trång nhiÒu c©y mai nªn gäi lµ Mai LÜnh. Khi NguyÔn Tr·i qua ®©y l¹i kh«ng thÊy c©y mai nµo c¶.


477. Giang Tây

Lam thắng Hồng Đô 1) ở xứ này.
Đi đường, khách tạm nghỉ nơi đây.
Khói lam Nam Phố 2) trời quang đẹp.
Nắng tắt Tây Sơn 3) báo hết ngày.
Thói đời kiện cáo, suy phong tục,
Lắm người học giỏi, lắm người ngay.
Bia khắc nghìn năm rêu lốm đốm.
Cột đồng còn đó đến hôm nay.4)

(1) Tøc thµnh Nam Xư­¬ng, tØnh lþ tØnh Giang T©y, Trung Quèc.
(2) Khu bÕn phÝa Nam thµnh Hång §«.
(3) D·y nói phÝa t©y Hång §«.
(4) Bia kh¾c, cét ®ång - hai th¾ng tÝch cña vïng nµy, ch­a râ lµ ®Ó kû niÖm g×.


478. Giữa đường, gửi cho bạn

Đi thăm thượng quốc, tính trên tay,
Đường dài, thấm thoắt một năm nay.
Trong mộng nước non xa vời vợi.
Không thư, không cả cánh chim bay.
Đất người mất ngủ, nằm suy nghĩ.
Thời bình côi cút tấm lòng ngay.
Bạn cũ ở nhà mà có hỏi,
Nhờ nói rằng tôi chẳng đổi thay!


479. Gửi bạn

Bạn bè như lá rụng mùa đông.
Gửi thư - chẳng có cánh chim hồng.
Đêm mưa, nằm mộng về quê cũ.
Ngâm thơ giữa tiếng dế đau lòng.
Đỗ Phủ không hề quên Vị Bắc, 1)
Quản Ninh còn muốn ở Liêu Đông. 2)
Ai hỏi, nói giùm: Vì sinh kế,
Tôi phải bạt phiêu kiếp cỏ bồng!

(1) Trong mét bµi th¬ nhí Lý B¹ch, §ç Phñ viÕt: "VÞ B¾c xu©n thiªn thô, Giang §«ng nhËt mé v©n" (C©y trêi mïa xu©n ë VÞ B¾c; M©y buæi chiÒu h«m ë Giang §«ng).
(2) Qu¶n Ninh ngư­êi ®êi HËu H¸n, trong thêi gian lo¹n Hoµng C©n, l¸nh sang Liªu §«ng ®Ó tËp hîp nh÷ng ng­ưêi l¸nh n¹n thµnh mét Êp.



NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Sinh 1491, mất 1585, hiệu Bạch Vân cư sĩ, học giả, nhà  thơ nổi tiếng thế kỷ 16, người Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương, đậu trạng nguyên năm 45 tuổi, còn gọi là Trạng Trình. Tác phẩm có: "Bạch Vân quốc ngữ thi tập", "Bạch Vân am thi tập" và một số bài văn chữ Hán, các truyện sấm ký.


480. Cảnh mùa hè

Ngày dài, cửa thoáng, quán Trung Tân.
Hương sen theo gió tỏa xa gần.
Lai láng tình thơ ai hiểu hết.
Trên lầu chiều xế, tiếng ve ngân.


481. Tự thuật

Tuổi vừa bẩy chục, đã từ quan,
Về nơi núi cũ sống an nhàn.
Ngủ đến mặt trời cao mới dậy.
Đã chắc Thanh Vân 1) hơn Bạch Vân?

(1)Thanh V©n - m©y xanh, ý nãi thi ®ç ®¹t ®Þa vÞ cao sang. B¹ch V©n - tªn chiÕc am nhá NguyÔn BØnh Khiªm dùng lªn ®Ó h­ưu trÝ t¹i quª nhµ. ®©y t¸c gi¶ ch¬i ch÷.


482. Tiết trung nguyên xá tội vong nhân

Trời đất không tha kẻ bạo tàn.
Sao có tết này ở thế gian?
Mong cửa từ bi cùng phép lạ
Cứu người ngay thực khỏi lầm than.


483. Gửi bạn ở Cao Xá, sau khi từ biệt.

Ly loạn, gặp nhau nay đã già.
Giờ cùng nâng chén, bõ lúc xa.
Vân Am đêm vắng, không bè bạn.
Chỉ ánh trăng vàng trên khóm hoa.


484. Ngụ hứng

Chục ngọn núi cao đứng trước lầu.
Hoa tàn, khói nhat đượm thu thâu.
Lưng tựa lan can, nhìn, đoán núi.
Sừng sững núi xanh, biếc một màu.


485. Đi chinh phạt

Quyết thề giành lại đất cha ông.
Lên thuyền, khẳng khái hát vang sông.
Khua mạnh mái chèo, sông gợn sóng.
Buồm no gió thổi, ánh trăng lồng.
Dẫu gầy, sức yếu, lòng không yếu.
Bốn bề cây cỏ, rộng mênh mông.
Lại về nhà cũ, ngồi câu cá
Khi nước thanh bình, giặc dẹp xong.


486. Chợt nhớ mùa thu

Đêm qua bất chợt trận kim phong 1)
Nghĩ đến mùa thu, khẽ chạnh lòng.
Dường như hò hẹn, trăng man mác.
Chim nhạn bay nhiều, cao trên không.
Thời gian đuổi người như đuổi giặc.
Lo nhiều, tóc bạc trắng như bông.
Thẹn mình nghỉ việc về hưu muộn
Bạn cùng khóm cúc với rừng thông.

1. Gió vàng, tức là gió mùa thu.


487. Tự thuật

Không đợi đưa đơn đến bệ rồng,
Tự về quê cũ với nghề nông.
Sách nhiều, già cả, tha hồ đọc.
Vắng tiếng ngựa xe, đượm giấc nồng.
Gian khổ đời này từng lãnh đủ.
Bây giờ làm bạn với dòng sông.
Mong sớm thấy ngày đời thịnh trị,
Giúp nước, phò vua mới thỏa lòng.


488. Ngụ hứng quán Trung Quân

Binh đao liên tục, loạn đất trời.
Nay được an nhàn, tạm nghỉ ngơi.
Líu lo hót nịnh, nhiều Khôn, Diễn 1).
Ẩn dật Hứa Do 2) được mấy người?
Lầu sách ba xuân luôn ấm áp.
Gươm báu mài xong, lóe sáng ngời.
Dẫu già, lòng vẫn vì dân nước.
Được mất ra sao, phó mặc trời.

1. Khôn Diễn, tức Thuần Vu Khôn và Công Tôn Diễn, hai thuyết khách thời Tam Quốc. Tác giả mượn tích này để chỉ bọn nịnh thần.
2. Tên một nhà ẩn dật thời xưa.


489. Ngụ ý
          Bài một

Công danh xem nhẹ tựa lông hồng.
Về vườn khi việc đã làm xong.
Trăng sáng đêm thu soi giá sách.
Ngày hè, gió mát thổi từ sông.
Phía Tây mây trắng -Tây Đô cũ.
Mặt trời đỏ rực phía đằng Đông.
Núi khe cũng đủ ta vui sướng.
Lại không lỗi hẹn với chim mòng 1).

1. Chim hải âu, ý nói sở thích chu du đây đó.


490. Ngụ ý
          Bài hai

Giúp nước, cứu nhà, thẹn lắm thay.
Bất tài nên phải lánh về đây.
Nói rằng mình sạch, e to tát.
Tuổi già lắm bệnh, suốt ngày say.
Núi nhuộm sắc thu, xanh hóa nhạt.
Nước soi bàng bạc mảnh trăng gầy.
Lòng thôi mong muốn, thành thư thản.
Trên bến, nhà tranh mở suốt ngày.


491. Ngụ hứng
  Bài một

Một bên là chợ, một bên làng.
Ao vườn có đủ, cũng khang trang.
Am quán thư nhàn, xuân mãi trẻ.
Cảnh đẹp như tranh, đến ngỡ ngàng.
Suối chảy, tiếng đàn nghe thêm vọng.
Cây che, cành đẹp giấc mơ màng.
Mừng thấy đạo Nho chưa héo lụi,
Mà vẫn đang phơi giữa nắng vàng 1).

(1) S¸ch M¹nh Tö: "Giang H¸n dÜ tr¸c chi, thu ®­ưêng dÜ béc tri" (LÊy nưíc s«ng Giang H¸n ®Ó röa s¹ch, dïng ¸nh n¾ng mïa thu ®Ó ph¬i th× rÊt mau kh«). §©y ý nãi ¶nh hư­ëng cña Khæng Gi¸o ®èi víi ®êi.


492. Ngụ hứng
  Bài hai

Uống rượu ngắm sông buổi xế tà.
Dân chài đâu đó, hát xa xa.
Trời tạnh, dịu dàng cơn gió thổi.
Bên sông cây mọc tốt, xùm xòa.
Nhớ quê lúc tỉnh, thương hoa cúc.
Khi say dễ ướt mắt người già.
Bao giờ trở lại thời Nghiêu Thuấn,
Để thấy càn khôn lại thái hoà.


493. Ngụ hứng
  Bài ba

Đeo đuổi công danh chỉ phí đời.
Quay lại ruộng đồng sống thảnh thơi.
Giặt áo, ngoài khe luôn sẵn nước.
Ngắm hoa, không sợ "khách" qua chơi.
Áo mũ nhà nho làm thân khổ. 1)
Tận tụy việc công chẳng mấy người.
Lo trước nhưng vui sau thiên hạ - 2)
Ta nguyện trong lòng chẳng phút ngơi.

(1) §ç Phñ cã c©u: "Nho quan ®a ngé th©n", nghÜa lµ: C¸i mò nhµ nho lµm th©n nµy lÇm lì nhiÒu.
(2) Ph¹m Träng Yªn ®êi Tèng cã c©u: "Tiªn thiªn h¹ chi ­u, hËu thiªn h¹ chi l¹c nhi l¹c", nghÜa lµ: Lo trưíc c¸i lo cña thiªn h¹, vui sau c¸i vui cña thiªn h¹.


494. Ngụ hứng
   Bài bốn

Chọn đất dựng nhà cạnh suối trong.
An nhàn vui thú với non sông.
Sáng dạo vườn rau, sương dính dép.
Đêm chơi xóm lưới ánh trăng lồng.
Lui, tiến, chơi cờ luôn tính trước.
Buông, giật, đi câu cũng bận lòng.
Lầu son xin khách đàn khe khẽ,
Kẻo nhỡ làm ta tỉnh giấc nồng.


495. Ngụ hứng
   Bài năm

Chán đời ô trọc, lánh phù hoa,
Về quán Trung Tân ta với ta.
Hữu tình sơn thủy, người nhân trí. 1)
Sách nhiều đủ biết chuyện gần xa.
Trăng thanh gió mát, vui ngâm vịnh.
Khắp lượt quen thân, trẻ đến già.
Bên sông nghe sáo dân chài thổi,
Trong đầu vang điệu "Lạc Mai Hoa". 2)

(1) S¸ch LuËn Ng÷ cã c©u: "Nh©n gi¶ nh¹o s¬n, trÝ gi¶ nh¹o thuû", nghÜa lµ: ng­ưêi nh©n ­ái thÝch nói, ngưêi sÜ ­ thÝch n­ưíc.
(2) Tªn mét khóc h¸t næi tiÕng thêi x­ưa ë Trung Quèc.


496. Ngụ hứng
   Bài sáu

Không hám giàu sang chuốc nợ đời.
Ở ẩn về già sống thảnh thơi.
Làm thơ - có sẵn hoa, cây cỏ.
Bên song chim én lượn đầy trời.
Thư sinh mà dám bàn "tam lược", 1)
"Tứ tri" 2) thử hỏi được bao người?
Đời này thực sự tìm chân lý -
Sông Hàn 3) hãy ngắm ánh trăng bơi.

(1) Chỉ ph­ương pháp, mư­u l­ược của nhà binh, gồm th­ượng l­ược, trung lược và hạ l­ược.
(2) Bốn ng­ười biết: Thời Hậu Hán có ng­ười đem bốn m­ươi cân vàng đến biếu Dương Chấn để cầu cạnh, nói: "Đêm khuya không ai biết việc này". Chấn từ chối đáp: "Trời biết, đất biết, ta biết, ng­ươi biết. Sao lại bảo là không ai biết?"
(3) Tức sông Tuyết Hàn ở quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm.


497. Ngụ hứng
   Bài tám

Bất tài, không giúp được người ngay.
Vườn xưa trót hẹn, lại về đây.
Nói mình trong sạch, e hơi quá.
Muốn trốn cái già nên uống say.
Núi nhuộm sắc thu, xanh lại nhạt.
Sông lồng bóng nguyệt, nước lung lay.
Chẳng vướng cơ mưu, lòng nhẹ nhõm.
Cổng tre Tân Quán mở đêm ngày.


498. Ngụ hứng
          Bài mười

Bạch Vân 1) am nhỏ, mạch khe nông,
Được hưởng mà không mất một đồng.
Thanh khiết trên đời ai kẻ sĩ,
Riêng ta như ở chốn tiên bồng.
Cúc thơm ba luống như Bành Trạch, 2)
Nhà tranh đôi chái giống Lư Đồng. 3)
Cũng riêng một cõi, ta là chủ,
Uống rượu ngắm trăng và hát ngông.

(1) Am Bạch Vân do tác giả dựng lên ở quê nhà.
(2) Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Tần ở Trung Quốc
(3) Tức Lư­ Ngọc Xuyên, đời Đu­ờng, có tài, học giỏi, nh­ưng không chịu ra làm quan, chỉ thích sống ẩn dật.


499. Tự thuật

Bao người tráng kiệt thế xưa nay,
Cũng đành tạm náu lúc không may.
Ta xưa là khách nơi lầu tía,
Giờ bạn non sông ở chốn này.
Có đủ mùa xuân, hoa với lá,
Có đàn, có rượu, uống kỳ say.
Một mình đứng ngắm hoàng hôn tắt.
Mặc gió đầu trần thổi tóc bay.


500. Ngẫu hứng

Thấm thoắt đã già, hơn sáu mươi.
Tự thấy mình ngông, những ngậm cười.
Ham muốn làm quan giờ chẳng có.
Quán nhà, hết ngủ lại ngồi chơi.
Thanh thản ngắm hoa, nghe chim hót.
Uống rượu ngâm thơ, hưởng thú đời.
Kìa sáo nhà ai ngoài xóm vắng.
Chiều xế, ngà ngà, gió lả lơi...


501. Ngụ hứng quán Trung Tân
   Bài một

Nhà vắng không vương chút bụi trần.
Dòng sông lờ lững chảy kề sân.
Thuyền cá chiều chiều vào ghé đậu.
Hương thơm rau quế khách xa gần.
Mừng được tạm yên thời loạn lạc.
Thẹn chẳng có tài để cứu dân.
Nhàn nhã ngồi chơi, nhờ ngọn gió
Đưa vào cốc rượu chút mùa xuân.



502. Ngụ hứng quán Trung Tân
   Bài năm

Nhà lá vài gian cạnh bến sông.
Hai bờ xanh nhạt, nước mênh mông.
Trăng lạnh, gió yên, buồm rũ xuống.
Mây núi xa xa tựa dáng rồng.
Đêm vắng, chuông chùa nghe thật rõ.
Le lói làng bên ánh lửa hồng.
Tiếc chẳng phò vua do tuổi tác,
Trước sau tuy vẫn một tấm lòng.


503. Cảm hứng

Ai người có thể cứu muôn dân
Bị giặc xâm lăng, đợi chết dần?
Hại cả con trâu và ngọn núi,
Bừa bãi bắt giam, luật bất cần.
Mòn mỏi dân mong người dẹp loạn,
Mà đời chẳng có tướng cầm quân.
Lại đúng vào khi đang nạn đói,
Biết tìm đâu nổi chốn nương thân?


504. Tức sự
   Bài một

Bên khe, ao nhỏ với vườn cây.
Đường rợp bóng xanh, lá phủ dày.
Trời quang, nắng dịu, hoa đua nở.
Trúc xanh, khe lạnh nước in mây.
Cơm áo vợ nghèo lo chu đáo.
Khách tục không ai đến quấy rầy.
Ta già, mắc bệnh mê thơ phú,
Lại chỉ mây, trăng, gió suốt ngày.


505. Tức sự
   Bài hai

Thong thả thuyền xuôi dọc Nhị Hà.
Lúc ngồi uống rượu, lúc ngâm nga.
Dân ít, lơ thơ nhà mấy nóc.
Cây nhiều, một vệt biếc xa xa.
Loạn lạc, dân mong về xóm cũ.
Bao giờ lính hết việc can qua?
Mong sao sắp sửa mùa đông hết,
Lại đến mùa xuân của thái hòa!


506. Tỏ nỗi lòng trong dịp nguyên đán

Thấm thoắt tuổi đời đã sáu mươi.
Bệnh tật thi nhau đến hại người.
Thương xuân, gượng uống vài ly rượu.
Chỉ tiếc không sao giúp được đời.
Lẩn thẩn quay ra chê vợ vụng,
Trách con hư hỏng, lại chây lười.
Còn thêm cái tội chê thơ bạn
Những lúc thanh nhàn bạn đến chơi.


507. Cảm ơn người bạn từ Cao Xá tới thăm khi ốm

Nhớ tình huynh đệ giữa hai ta,
Thăm tôi, bác đến tự làng xa.
Thương bác cảnh nghèo thời loạn lạc.
Lo mình tự mãn giữa xa hoa.
Giữa bác và tôi chung ngọn gió,
Chung ánh trăng khuya, giọt nắng tà.
Nếu đời giữ được văn và đạo,
Thì rồi cái khổ cũng trôi qua.


508. Ngày mùa đông đến doanh trại,
chợt nhớ một vài bạn tri kỷ

Chưa trừ hết giặc phía trời tây,
Vâng mệnh nhà vua đến trại này.
Chòi canh trống dục, hoa mai lạnh.
Theo trăng thuyền lướt, gió hây hây.
Lòng son những muốn đền ơn nước.
Bất tài ngậm thẹn bấy lâu nay.
Chẳng phụ tình người quen biết cũ,
Trúc tùng dẫu lạnh, vẫn còn đây.


509. Thơ nói nỗi lòng khi vâng lệnh
xuất phát theo đoàn quân
          Họa theo vần của Văn Bá Đạt 1)

Dẫu thẹn rằng không giống Khổng Minh,
Rong ruổi đường xa chẳng tiếc mình.
Đêm ngủ tình quê vào giấc mộng.
Nghĩa nước, ngày đi nặng mối tình.
Dẫu thơ không đẩy lùi quân giặc,
Trong lòng thi sĩ vạn hùng binh.
Trừ giặc chuyến này thu lại đất,
Non nước yên vui hưởng thái bình.

(1) Tu­íc phong cña NguyÔn MËu, b¹n vµ lµ ng­ưêi hay x­ưíng ho¹ víi NguyÔn BØnh Khiªm trong khi hµnh qu©n.


510. Vâng mệnh vua đi theo đoàn quân qua sông Thao
Họa theo vần của Khánh Khê hầu

Giao Nam nổi tiếng đẹp xưa nay.
Thật đẹp sông Thao ở chốn này.
Dưới nước, thân thuyền vàng sắc nắng.
Trên bờ, xanh biếc những hàng cây.
Vượt hiểm thuyền đi, người chắc lái,
Kẻ ngồi bên cửa ngắm trời mây.
Bờ cõi chuyến này mong dẹp loạn,
Khỏi uổng nhiều năm hưởng lộc dày.


511. Đóng doanh trại ở Liệt Khê

Ba quân đóng trại dọc lòng khe.
Cờ xí xen cây, rợp bốn bề.
Tuần thú miền tây, dân phấn khởi.
Kinh đô, lụa ngọc được đem về.
Thống nhất giang sơn thành một mối,
Dân đỡ lầm than đủ mọi bề.
Với vua, cái chính là nhân nghĩa,
Cơ đồ có thể sánh Đinh, Lê.


512. Đi đường thủy đến doanh trại, cảm hứng làm thơ

Quyết tâm khôi phục lại sơn hà,
Lên thuyền, cảm khoái cất lời ca.
Mái chèo khua mạnh, xôn xao sóng,
Thuyền buồm trăng dọi, sáng xa xa.
Mờ mờ bốn phía xanh cây cỏ.
Một tấm lòng trung chẳng ngại già.
Cố đợi đến ngày trừ hết giặc,
Trở về Tân Quán, bạn cùng hoa.


513. Qua sông Hữu
Bài một

Thuyền đi yên ổn dọc sông này.
Nước in hình núi giống xưa nay.
Nước dâng buổi sáng, xoa rêu đá.
Chiều sóng dịu dàng gội tóc mây.
Mọc xen hồng thúy cùng tre nứa.
Đá nhọn lô nhô giữa cỏ cây.
Vua đang mong gặp người nhân đức,
Để trừ loạn giặc đất miền tây.


514. Qua sông Hữu
   Bài hai

Nhớ trước hai lần đã đến đây.
Ngồi ngắm mặt trời lặn phía tây.
Núi non, sông nước nguyên như cũ,
Cảnh vật và người đã đổi thay.
Ngọn tháp bên chùa vương khói nhạt.
Như ngọc, sương chiều trên lá cây.
Lòng trời nếu chẳng tha gian tặc,
Thì hãy giúp vua thắng trận này.


515. Đầu năm xúc cảm, làm bài thơ này

Đã bảy mươi tư cái tuổi già.
Thầm mừng về lại đất ông cha.
Năm mới nhìn quanh, tìm cái mới.
Giàu sang chỉ có sách trong nhà.
Nhà trống trăng soi qua cửa sổ.
Bốn mùa trúc mọc tốt, xen hoa.
Ai đúng, ai sai, thôi chẳng nói.
Nhưng quả ngông, lười, đích thực ta.
                                               

516. Mưa

Hòa hợp âm dương, thuận đất trời.
Đúng mùa, bất chợt có mưa rơi.
Như những giọt ân từ thượng giới,
Rạt rào tưới mát khắp muôn nơi.
Gặp hạn, dân chờ vua đến cứu.
Kẻ sĩ chung lưng để giúp người.
Mưa thuận gió hòa, điềm rất tốt,
Báo một thời bình, sống thảnh thơi.


517. Hai cây đa già ở bến Trung Tân

Người già làm bạn với đa già.
Nào biết mùa xuân, năm tháng qua.
Xum xuê, to khỏe, luôn tươi tốt,
Nhớ tình đất nặng, giọt mưa sa.
Biết chẳng có tài làm cột đỡ,
Bóng mát xin che khắp mọi nhà.
Xin chớ đem so cùng gỗ tạp.
Búa rìu đâu dễ chặt thân đa!


518. Từ quan, gửi thượng thư bộ lại Kế Khê Bá

Đếm tuổi, bây giờ quá bẩy mươi.
Hơi muộn từ quan, thẹn với đời.
Không tham vàng bạc, không ham chức.
Tiếc không tài giỏi được như người.
Mong ông gắng sức phò vua, nước.
Riêng tôi sống ẩn, cứ chê cười.
Cùng ngước nhìn lên, sao Lão Thọ
Đang chiếu trời Nam, sáng khắp trời.


519. Nỗi lòng người vợ có chồng nơi biên ải

Ngoài vườn gió lạnh thổi từng cơn.
Thiếu phụ phòng khuê ngủ chập chờn.
Lặng lẽ thấm qua màn, cái lạnh
Càng làm tê tái nỗi cô đơn.
Chồng xa biền biệt ngoài biên ải,
Không tiếc sức mình, tính thiệt hơn.
Tí tách sau nhà, mưa nặng hạt.
Thủ thỉ bên tai tiếng giận hờn.


520. Tiếng thu

Buồn lạnh đêm thu thức một mình.
Giọt đồng hồ nước nhỏ lanh canh.
Chợt nghe trong tiếng cây xào xạc
Có tiếng ai ngâm, cảm thấu tình.
Ra tiếng than thân người vợ lính,
Trách chồng đeo đuổi nghiệp quân binh.
Muốn làm bài phú như Âu Tử, 1)
E rằng bắt chước, bị đời khinh.

(1) Tøc ¢u D­ư¬ng Tu, nhµ th¬ ®êi §ư­êng, cã lµm bµi phó "TiÕng thu" rÊt næi tiÕng.


521. Ở làng, viết tiễn các bạn cùng chí hướng

Vẫn được ân vua, dẫu bất tài.
Nhàn nhã bên trong, bận vẻ ngoài.
Học vấn còn thua bao kẻ sĩ.
Danh hờ vọng hão bị chê bai.
Người khác vẻ vang cùng bạn hữu,
Còn ta vui thú với tùng mai.
Mây xanh không cao bằng mây trắng, 1)
Khỏi bàn ai đúng hoặc ai sai.

(1) Chç ë Èn cña NguyÔn BØnh Khiªm cã tªn lµ B¹ch V©n (m©y tr¾ng). ë ®©y t¸c gi¶ cã ý ch¬i ch÷.


522. Đêm cuối năm, tức sự

Năm mới đến rồi, năm cũ qua.
Rõ thật thờ ơ cái tuổi già.
Thiên nhiên không của riêng ai cả.
Đất trời bất tận lá và hoa.
Hai phen từng đã phò xe chúa.
Nhiều lần việc nước vẫn đi xa.
Năm năm được sống cùng sông núi -
Quả trời ban thưởng lớn cho ta.


523. Xuân mới năm Ất Sửu, vui đùa làm thơ

Mùa xuân, trời đẹp, nắng chan hòa.
Xuân này ấm áp, khác xuân qua.
Tóc bạc, bạn xưa thường ít gặp.
Đầu năm, mồng một thật nhiều hoa.
Thân ngoài lo lắng, lời trong sách.
Ngâm thơ, ngắm cảnh, rượu ngà ngà.
Mong ngày trở lại đời Nghiêu Thuấn,
Dân thịnh, vua minh, hưởng thái hòa.



LƯU ĐÌNH CHẤT

Sinh năm 1566, mất 1627, người làng Quỳnh Chử, huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Năm 42 tuổi ông thi tiến sĩ, đậu đình nguyên, làm quan tới chức tể tướng thời Trịnh Tráng. Tác phẩm còn 19 bài trong "Toàn Việt thi lục".

524. Họa bài thơ "Ngẫu nhiên
ngâm trong mưa" của người Tây Hà

Mưa trên lá đậu, báo xuân tàn.
Đêm nằm khách sứ nghĩ miên man.
Gió thổi, trở mình, trời đã sáng.
Bên ngoài đỏ rực phía Tràng An.



NGUYỄN ĐÌNH SÁCH

Sinh 1638, mất 1697, hiệu Dực Hiên, người xã Văn Trưng, huyện Bạch Hạc, nay thuộc huyện Vĩnh Trường, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 33 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, đời Lê Huyền Tông. Đi sứ nhà Thanh với chức Đại lý tự khanh, lúc về được thăng chức Binh bộ tả thị lang, tước Nam. Tác phẩm có 34 bài trong "Toàn Việt thi lục".


525. Lên thuyền

Cảnh đời thay đổi cứ trôi qua.
Nhìn Yên, nhớ Việt 1) những xót xa.
Trường Giang mây phủ, buồn man mác.
Một mái chèo xua nỗi nhớ nhà.

(1)   Yên - Yên Kinh, chỉ Trung Quốc, Việt – Việt Nam.



ĐẶNG DUNG

Không rõ năm sinh, năm mất, con Đặng Tất, người huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Một nhà yêu nước, một tướng tài, đánh thắng nhiều trận, sau bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc. Hiện có bài thơ này trong Toàn Việt thi lục.


526. Cảm hoài

Việc nhiều, đời ngắn, oái oăm thay,
Nay già chỉ biết hát và say.
Nổi danh gặp vận, quân xôi thịt,
Nhỡ thời nuốt nhục những người ngay.
Những muốn phò vua, lo việc nước,
Gươm thần chưa rửa nước sông mây.
Nợ nước chưa đền, đầu đã bạc,
Đành ôm mộng cũ, sống qua ngày.



NGUYỄN QUÍ ĐỨC

Sinh năm 1648, mất 1720, hiệu Đường Hiên, tự Thế Nhân, người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, đậu Thám Hoa năm 1676, đời Lê Hy Tông, từng đi sứ sang Trung Quốc, làm quan đến chức Thượng Thư. Ông không chỉ là nhà chính trị, ngoại giao, nhà giáo nổi tiếng, mà còn rất giỏi về sử học và văn thơ. Tác phẩm có "Thi châu tập", "Hoa Trình thi tập" (cả hai đã thất lạc). Gia đình dòng họ Nguyễn Quí đến nay còn lưu được một số thơ văn và câu đối.


527. Nghe ếch kêu, ngẫu nhiên thành thơ

Ngày hè, mưa tạnh ếch trong ao
Kêu lên bất chợt thật ồn ào.
Không phải cãi nhau, mà vui sướng -
Tạ ơn có được trận mưa rào.


528. Cuối xuân, theo hầu xa giá nhà vua xem thi,
nhân chơi sông Nhị Hà mà làm bài thơ này

Lơ thơ hoa liễu tết thành vòng.
Lên thuyền, bốn phía rộng mênh mông.
Sóng vỗ mạn thuyền như tiếng nhạc.
Hữu tình phong cảnh, trời xanh trong.
Đủ trà, đủ rượu cho thi hứng.
Khói vương xóm liễu, xốn xang lòng.
Như suối Vũ Lăng 1) xưa, cảnh vật
Giục người giang cánh lượn trên không.

(1) Theo bài "Đào hào nguyên lý" của Đào Tiên đời Tấn, có ng­ười dân chài ở suối Vũ Lăng đi lạc đường vào suối Hoa Đào, đi mãi vào bên trong thấy chốn thần tiên, cảnh đẹp, dân cư­ sung s­ướng hạnh phúc.


529. Sau tết Trùng Cửu bốn hôm, cùng thượng thư họ Nguyễn đến hội kiến tại nhà thiếu phó họ Đặng, tạm rót rượu uống, khi về nhà làm bài thơ này trình lên hai ông

Gió lặng, trời cao, nắng tắt dần.
Ngồi nhàn, rót rượu tỏ tình thân.
Coi nặng nghĩa tình cùng đạo lý.
Lời gian dẫu ngọt cũng không cần.
Cúc bên bờ dậu, hương thơm ngát,
Chim trời bay đến đậu ngoài sân.
Nâng chén mời nhau, cười lại nói.
Thử hỏi gì bằng bạn cố nhân?


530. Cùng quan tham tấn uống rượu ở bến Nhân Lý,
sau khi từ biệt, nhớ mà gửi thơ này

Bến sông Nhân Lý chuyện râm ran.
Đêm qua vui thế, mãi không tàn.
Bạn bè gặp mặt mời nhau uống.
Thuyền nặng ánh trăng với tiếng đàn.
Nhắc nhau quá chén không quên nghĩa.
Trà ngon vẫn nhớ lúc cơ hàn.
Chia tay "vân thụ"  1) bao giờ nhỉ?
Mặt trời giờ đã quá lan can.

(1) Thơ Đỗ Phủ nhớ Lý Bạch có câu: "Vị bắc xuân thiên thụ; Giang đông nhật mộ vân" (Cây xuân ở phía bắc sông Vị; Mây chiều phía đông sông Giang).


531. Qua Phúc Bồi 1)

Theo sông uốn khúc giữa Quỳnh Côi,
Gặp gió, thuyền đi tới Phúc Bồi.
Bến đò Mỹ Giá nhiều cam mọc,
Dừng thuyền tạm nghỉ, nước lờ trôi.
Thuyền buồm ghé lại rồi đi mất.
Vất vả con đò cứ ngược xuôi.
Từ đây tới biển còn mấy dặm
Mà dân đã biết: nước lên rồi!

(1) Tên một xã thuộc huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình hiện nay.


532. Cảnh đẹp Động Đình

Động Đình phong cảnh đẹp như tranh.
Trải dài mặt nước tấm gương xanh.
Hai bến tây, đông đầy cánh nhạn.
Trên trăng, dưới sóng thật thanh bình.
Tuyệt đẹp, trăng thu không vết bẩn.
Như làn lụa mỏng, sóng mông mênh.
Rốt cục suối sông về với biển.
Thục Ngô sao phải cứ tranh giành?


533. Cảnh đẹp Vũ Xương

Nằm giữa Hoành Dương với Hán Dương,
Cảnh vật nơi đây đẹp khác thường.
Sông xuân cuộn sóng như tranh gấm.
Hoa rừng, cỏ nội ngát mùi hương.
Trên cầu Long Phục trăng soi bóng.
Sau lầu Hoàng Hạc núi mây vương.
Dấu cũ người tiên xưa chẳng thấy.
Mịt mờ lưu lại đống văn chương.



ĐẶNG ĐÌNH TƯỜNG

Sinh năm 1649, mất 1735, tự Đình Trường, hiệu Trúc Trai, Trúc Ông, người làng Lương Xá, huyện Chương Đức, nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, xuất thân trong một dòng tộc nổi tiếng. Ông đỗ tiến sĩ năm 1670, từng làm phó sứ sang trung Quốc, làm quan đến chức Thái Phó, Quốc Lão, tước quận công. Nổi tiếng thanh liêm chính trực, gần gũi với nhân dân. Tác phẩm có "Thuật cổ quy huân lục" (tám quyển), "Linh Giang dinh vệ lục" và tập thơ đi sứ "Trúc Ông phụng sứ tập".


534. Xem bức tranh trúc trên vách quán trọ

Không biết ai trồng hay tự lên,
Khóm trúc xanh tươi thật dịu hiền.
Tả được cái thần phong cảnh đẹp,
Quả đúng phải cần cây bút tiên.


535. Buổi sớm ở thành Lạng Sơn ra đi

Tinh mơ, người ngựa đã lên đường.
Cờ sứ nửa ngày còn đẫm sương.
Ngoái nhìn chợt thấy mây năm sắc
Bao phủ thành đô, đẹp khác thường.


536. Buổi tối dừng lại ở Doanh Mạc phủ

Tạnh mưa, trời mát, sáng đi ngay.
Tới Doanh Mạc phủ vừa hết ngày.
Trằn trọc nhớ quê, đêm khó ngủ.
Gà rừng te tái gáy đâu đây.


537. Thành Hoàng Sào

Thành xưa sót lại khúc sông này.
Bờ thành thấp thoáng giữa hàng cây.
Từ lâu tiếng xấu trôi theo nước,
Hoàng Sào, tên tuổi vẫn còn đây.


538. Tức sự ngày lập xuân

Gió mưa lặn lội chặng đường xa.
Hững hờ xuân đến, lại đông qua.
Vội hướng về Nam, lòng kính cẩn,
Cúi lạy đức vua và mẹ cha.


539. Qua mộ Tỷ Can, thái sư nhà Ân

Nằm giữa rừng thông cao sát mây,
Trái tim bảy lỗ nghỉ nơi này. 1)
Nghìn năm nổi tiếng người nhân nghĩa.
Lời truyền lưu lại đến hôm nay.

(1) Vua Trụ dâm loạn quá mức, Tỷ Can liều chết khuyên can. Vua Trụ tức giận quát: "Ta nghe nói trái tim các bậc thánh như­ ng­ươi có bảy lỗ. Vậy để ta mổ xem có đúng không!" Rồi giết Tỷ Can bằng cách dã man ấy.



LÊ CẢNH TUÂN

Không rõ năm sinh, mất 1416, hiệu Tĩnh Trai, người huyện Đường An, nay là huyện Bình Giang, Hưng Yên. Đỗ thái học năm 1400 dưới triều Hồ, giàu lòng yêu nước, bị giặc Minh bắt giam và chết trong ngục. Hiện còn 12 bài thơ.


540. Ngày đầu năm

Vẫn là khách quán trọ.
Thêm xuân nữa lại về.
Đào xuân xưa đã chết.

Bao giờ ta về quê?



541. Đến trạm Mông Lý 1) cảm xúc thành thơ

Gác chèo lên cát, phía xa xa
Xóm nhỏ mờ xanh dưới nắng tà.
Cảnh vật như không mà lại có.
Thấp thoáng trong sương mấy mái nhà.

(1) Nằm trên đư­ờng từ n­ước ta sang Trung Quốc, ch­ưa biết cụ thể nơi nào.


542. Ngày Nguyên Đán, ở trạm bên sông

Mồng một, đầu xuân, lại đẹp trời.
Chỉ thương ta vẫn ở quê người.
Ngồi trong quán trọ nhìn hoa nở,
Nỗi buồn đơn độc cũng vơi vơi.


543. Ngày xuân, mừng trời hửng nắng

Tầm tã mưa rơi suốt mấy ngày.
Cuối cùng trời nắng hửng, quang mây.
Nước biếc, non xanh khoe khí sắc.
Dịu dàng gió thổi, uốn cành cây.
Rực rỡ mặt trời, lòng ấm lại.
Ngỡ ngàng chưa uống đã ngà say.
Mưa tạnh, xuân tươi, thời tiết đẹp,
Khơi nguồn thi hứng dậy từ nay.


544. Cảm xúc nhân ngày giỗ tổ tiên

Tài nhỏ, không kham nổi gánh đời,
Lang thang phiêu bạt tám năm trời.
Tê tái buồn đau nơi đất khách,
Hôm nay giỗ, ở quê người.
Nhà cũ ông cha bên Trạch Thủy,
Sát bờ sông Tả, mộ sương rơi.
Đạm bạc rau tần xin cúng tạm.
Ngoái trông mây trắng cuộn bời bời.


545. Đêm dừng thuyền ở trạm
Tư Giang, huyện Nam Hải 1)

Thành bại, công danh bởi ý trời.
Trôi nổi lênh đênh một kiếp người.
Đầu rối, thân gầy, hai thứ tóc.
Một chiếc thuyền con đi khắp nơi.
Triệu Võ 2)  gặp thời thành nghiệp lớn.
Ngũ Viên 3) lỡ vận, phải lìa đời.
Cập bến Tư Giang, buồn đất khách,
Nhớ nhà, nhớ nước, lệ trào rơi.

(1) Thuộc tỉnh Giang Đông. Bài này Lê Cảnh Chân làm lúc bị bắt sang Yên Kinh.
(2) Tức Triệu Mạnh, ngư­ời n­ước Tấn thời Xuân Thu, giúp n­ước Tấn cư­ờng thịnh, khuất phục đư­ợc các nước khác.
(3) Tức Ngũ Tử Tư­ , ng­ười n­ước Sở thời Xuân Thu, nhiều lần can khuyên vua Phù Sai n­ước Ngô không nên hòa với Câu Tiễn. Vua không nghe còn giết Ngũ Tử Tư­. Quả sau nư­ớc Ngô bị Câu Tiễn diệt.


546. Trên sông, gặp ngày lập xuân

Năm cũ sắp qua, ngày lại ngày,
Trên đường gió tuyết vẫn còn bay.
Núi sông trùng điệp, đường heo hút.
Đông hết, xuân về, luôn đổi thay.
Mọi việc luân hồi theo thứ tự.
Mặc đời, con tạo cứ vần xoay.
Sắp tết, kinh thành hoa nở rộ.
Người vui, chắc đẹp lắm xuân này.


547. Ghi nỗi lòng trong ngày chí nhật 1)

Cảnh trời thay đổi, lại mùa đông.
Thời gian như nước, cứ xuôi dòng.
Tuyết sương trước mặt, buồn da diết.
Người nhà không có, bạn bè không.
Đêm nằởităn trở, luôn suy nghĩ.
Nửa đời sống uổng, kiếp lông bông.
Mai kia trời ấm, thân tù tội,
Chỉ lo không xứng với xuân hồng.

(1) Theo chó thÝch ë Kinh DÞch, ngµy h¹ chÝ vµ ®«ng chÝ ®Òu gäi lµ chÝ nhËt. Theo c¶nh t¶ trong bµi nµy th× ®©y lµ ngµy ®«ng chÝ.


548. Đi thuyền trên sông Cống Châu, 1) đúng ngày giỗ mẹ

Thấm thoắt bao ngày xa tổ tiên,
Hôm nay giỗ mẹ lúc đi thuyền.
Chữ hiếu ngậm buồn, mong ai đó
Ở nhà hương khói cúng dâng lên.
Ngàn dặm đường xa, nơi đất khách.
Hơn bốn mươi năm vắng mẹ hiền.
Khôn cầm giọt lệ lòng đau quặn.
Nước đục, trời buồn, gió lặng yên.

(2) Tªn mét phñ ë Giang T©y.


549. Vô ý

Cái chẳng để tâm thì lại biết.
Ở ẩn, làm quan - cũng ý trời.
Thân già nhưng chí chưa suy sụp.
Việc nghĩa phải làm, chẳng phút ngơi.
Không quản lên ghềnh hay xuống thác,
Không sợ gian nguy, cạm bẫy đời.
Cái chí làm trai lo việc lớn,
Để dấu chân mình in khắp nơi.
.


ĐẶNG MINH BÍCH

Không rõ năm sinh năm mất, chỉ biết đậu tiến sĩ năm 1484, đời nhà Lê. Ông người huyện Nam Đàn, Nghệ An.

550. Nhà ở phía đông thành

Vườn con một khoảnh phía đông thành.
Xa phố ồn ào, hồ nước xanh.
Lòng người yên tĩnh, thơ luôn hứng.
Xạc xào khóm trúc dưới trăng thanh.


551. Về nhà

Ông lão người hầu đang quét sân.
Hý húi nô tì, lo nấu ăn.
Họ hỏi: Hôm nay ông về muộn?
Ông cười không đáp, dáng ân cần.



LÊ THÁNH TÔNG

Sinh năm 1442, mất 1497, tên thật là Lê Tư Thành, hiệu Thiên Nam Động chủ, con trai thứ tư của vua Lê Thái Tông. Ông là nhà vua - thi sĩ, có công lớn với đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá. Tác phẩm: hàng trăm bài thơ chữ Hán, mấy chục bài thơ Nôm và một số bài phú nổi tiếng.


552. Đạo trung thần

Đức của người phò tá
Là giữ đạo trung thần.
Cái điều cao đẹp ấy
Xa lạ với tiểu nhân.


553. Thảnh thơi

Du Lượng  1) thôi chức lớn,
Chỉ lên lầu ngồi chơi.
Khi không màng danh vọng,
Tự nhiên lòng thảnh thơi.

(1) Tên tự là Nguyễn Qui, đời Tấn, từng từ chức Tể t­ướng về sống ẩn dật ở Vũ X­ương.


554. Đình Ngư Phủ

Khuất Nguyên 1) bị đuổi, lòng day dứt,
Mang nặng buồn lo vận nước nhà.
Bài thơ ngư phủ chưa ngâm trọn,
Đã tự gieo mình xuống Mịch La.

(1) Nhà thơ vĩ đại Trung Quốc, thấy vận n­ớc sắp nguy, can vua Sở không đ­ợc, đã nhẩy xuống sông Mịch La tự tử.


555. Vịnh Mi Ổ

Lòng tham của kẻ ác
Khiến mọi người ngỡ ngàng.
Lửa cháy, thiêu gian tặc
Mà không soi thấy vàng 1).

1). Mi Ổ, kho vàng của Đổng Trác thời Tam quốc. Với chức ngang Tể tướng, cậy thế chuyên quyền, Đổng Trác vơ vét nhiều vàng bạc châu báu giấu ở Mi Ổ. Sau hắn bị Lã Bố giết chết, thây phơi ngoài chợ. Lính  canh cắm đuốc vào xác Đổng Trác, lửu cháy sáng rực suốt đêm.


556. Thơ đề bức vẽ chân dung đại học sĩ Vũ Vĩnh Trinh 1)

Hơn sáu chục năm sách với đèn.
Kim Đường 2) nhàn nhã giống như tiên.
Tầm sư học đạo, tôn Nho Giáo.
Nhà rộng, ung dung luận thánh hiền.

1). Vũ Vĩnh Trinh tự Hựu Chi, người huyện Vụ Bản, Nam Định. Không rõ năm sinh, năm mất. Ông đậu khoa Minh Kinh năm Kỷ Dậu (1422), làm chức Giáo Thụ. Đời Lê Thánh Tông làm Hàn lâm Học viện sĩ và Bí thư Giám học sĩ.
2). Kim Mã, Ngọc Đường: các cung điện đời Hán. Ở đây chỉ cung điện nói chung.


557. Bài thơ mừng lúa tốt 1)

Một màu xanh biếc trải mênh mông.
Nuôi dân phải nhớ trọng nghề nông.
"Năm nay lúa tốt hơn năm ngoái!"
Mấy lão nông phu đứng ngắm đồng.

(1 Bài này Lê Thánh Tông viết khi đi qua một cánh đồng lúa tốt ở làng Động Bàng, Thanh Hóa.


558. Dừng chân ở núi Cổ Quý 1)

Gió thổi, cờ bay giữa nắng tà.
Lá đỏ còn hơn hoa tháng Ba.
Đời người nhìn lại, không như trước.
Vui buồn trăm mối, rối lòng ta.

(1) Tên một ngọn núi ở tỉnh Kiến An cũ, nay thuộc Hải Phòng.


559. Đi tuần phía đông, dừng lại ở Đồng Cảng 1)

Vùng biển, gạo như ngọc.
Cá rẻ như cho không.
Thấp thoáng chim về tổ.
Hoàng hôn, mặt trời hồng.

(1 Chư­a rõ ở đâu.


560. Đậu thuyền dưới chân chùa Quang Khánh 1)

Ngoài vườn chim hót, gió hây hây.
Trời xế, mặt đường phủ bóng cây.
Sẵn rượu làm sao không cạn chén -

Ai sống ở đời thoát cái say?


(3) Tên một ngôi chùa ở xã D­ương Mông, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.


561. Qua bến Phù Tang 1)

Trên bến Phù Tang mưa lắt lay.
Tiết xuân, trời đất ấm từng ngày.
Chỉ thương những kẻ ham danh lợi,
Quên đời trôi thoáng tựa làn mây.

(1) Chư­a rõ ở đâu.


562. Qua đền Hưng Đạo vương 1)

Lá đỏ trên cây khẽ xạc xào.
Trời đầy mây trắng, nắng xôn xao.
Tượng đá, chùa đây, người chẳng thấy,
Chỉ thấy bên ngoài rặng núi cao.

(1) Ở sơn phận xã Vạn Yên, nay là xã Vạn Kiếp, huyện Chí Linh, Hải Dương.


563. Dừng lại ở Xương Giang 1)

Nắng chiều, nửa núi xạm dần đen.
Hai bờ như có khói bay lên.
Sách xưa đọc mãi mà không hết,
Dù đã mười năm đọc trước đèn.

(1) Tức sông Th­ương, chảy qua thị xã Bắc Ninh, gần sông có thành Xương Giang do giặc Minh xây đắp, nay không còn nữa.


564. Bến cảng Vân Đồn 1)

Nắng chiều óng ả, bến bình yên.
Con thuyền lướt nhẹ, nước đang lên.
Gái trai bên biển cười vui vẻ,
Át cả gió reo trước mũi thuyền.

(1) Tên một th­ương cảng ở lộ An Bàng thời Lý - Trần, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.


565. Bãi Đông Ngạc 1)

Thơ làm xong, đi ngủ.
Trăng nhú nơi chân trời.
Hoa rụng bao tình ý,
Khẽ chạm vào áo người.

(1) Có lẽ là bãi sông Hồng, nay thuộc vùng Chèm Vẽ, Hà Nội.


566. Đêm cắm thuyền ở bãi Trung Giang 1)

Không gió, không sương, đêm tĩnh yên.
Ngồi đợi bình minh trước mũi thuyền.
Sắp sáng, hé nhìn qua cửa sổ,
Dòng sông phẳng lặng, nước triều lên.

(1 Ch­ưa rõ ở đâu.


567. Qua núi Điệp Sơn 1)

Triều dâng, sông đỏ gặp sông vàng. 2)
Liễu thêm xanh biếc lúc xuân sang.
Thuyền ghé, khách thơ bèn ướm hỏi
Chuyện xưa, tên núi lẫn tên làng.

(1 Tức núi Tam Điệp, nằm giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình ngày nay.
(2 Chỉ chỗ sông Hồng và sông Thanh Hóa gặp nhau.


568. Thác nước

Từ trên đổ xuống, nước như mây,
Âm vang trắng xóa suốt đêm ngày.
Cảnh xuân bị cuốn trôi theo nước.
Mấy ai để ý thấy điều này.


569. Con trai, con gái ở Lỵ Nhân 1)

Trên đê trời lạnh, sắp sang xuân.
Đẹp như mỹ nữ nước Yên, Tần,
Ở đây con gái xinh, hiền dịu.
Xấu hổ con trai, chẳng dám gần.

(1) Nay là huyện Lý Nhân, Hà Nam.


Ngày xuân, mới ốm dậy

Chỉ một mình, ốm yếu,
Dạo nhiều vòng quanh sân.
Oanh hót vang, xin hỏi:
Cho ai chim gọi xuân?


570. Ốm dậy, cảm hoài

Hôm nay có lẽ bệnh thuyên dần.
Suốt ngày thư thái dạo quanh sân.
Nhờ thuốc, nên vui vì khỏi bệnh,
Tiếc chẳng có gì níu tuổi xuân.


571. Thơ đề trên quạt

Nam Huân gác tía giữa ban ngày,
Nhẹ nhàng quạt lụa phẩy trên tay.
Gió mát hiu hiu, trưa ngủ thiếp,
Không biết mồ hôi của dân cày.


572. Đề nơi chốn mây nước của đạo sĩ
Bài một

Tuổi già ẩn dật chốn thâm u,
Trút bỏ áo quan, chiếc áo tù.
Lấy sự vô tâm làm tâm đắc,
An nhàn tiếp bạn, tiếp nhà tu.


573. Đề nơi chốn mây nước của đạo sĩ
Bài hai

Non sông tít tắp một màu xanh.
Mây chiều ráng đỏ, nước long lanh.
Chỉ tiếc không tài như tạo hóa,
Đưa hết cảnh này vào bức tranh.


574. Đề nơi chốn mây nước của đạo sĩ
Bài ba

Thấp thoáng ngôi nhà giữa núi mây.
Chắc am ẩn sĩ ở nơi này.
Chiều xế, trời quang, cơn gió thổi.
Ráng trời soi nước, bóng chim bay.


575. Đề nơi chốn mây nước của đạo sĩ
Bài bốn

Thuyền trong tán lá, cánh chim hồng.
Gác chèo, gió nhẹ, nước mênh mông.
Mây trắng chợt rơi vào cốc rượu.
Ráng chiều như máu nửa dòng sông.


576. Đề nơi chốn mây nước của đạo sĩ
Bài năm

Mấy gian nhà nứa gối hồ sen.
Không vướng bụi trần, lòng tĩnh yên.
Đời sau chắc chẳng mong hơn thế,
Khi đến nơi này, nơi cõi tiên.


577. Đề nơi chốn mây nước của đạo sĩ
Bài mười bảy

Bóng tre râm mát, nắng lung linh.
Ve kêu ngày hạ thật vô tình.
Vừa mới thiu thiu thì chợt tỉnh.
Sen nở làm chim khẽ giật mình.


578. Thơ đề chốn mây nước của đạo sĩ
Bài hai mươi tư

Hai bờ lau nở, trắng như bông.
Sông vén màn đêm, chảy phía đông.
Nỗi buồn du khách, vành trăng sáng
Như chiếu xuyên qua, thấu nỗi lòng.


579. Về sự học đích thực

Cái chính là sao lòng phải ngay.
Không khoe uyên bác, tứ thơ hay.
Trước lo học giỏi vì dân nước.
Sau phải noi gương các bâc thầy.
Sự nghiệp Doãn, Chu, lo đời thịnh.
Văn chương Khổng, Mạnh, luyện đêm ngày.
Vua trọng sĩ nho, nho sĩ thịnh,
Giúp vua xây dựng nước Nam này.


580. Thơ đề ở động Bạch Nha 1)
   Năm Quang Thuận thứ 8 (1467)

Lô xô núi biếc giữa nắng tà.
Tiết trời dìu dịu, lá xen hoa.
Mây che cửa động, ngôi chùa cổ.
Xuân về, gió lặng, tiếng chim ca.
Từ thuở hỗn mang trời đã tạo,
Quỉ thần đẽo gọt mãi mà ra.
Chắc Nữ Oa thương, không động đến,
Để ghi công đức của triều ta.

(1) Tên một ngôi động ở dãy núi Thần Phù, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.


581. Thơ đề trên núi Dục Thúy
   Năm Quang Thuận thứ 8 (1464)

Dục Thúy nằm kề ba khúc sông.
Đỉnh cao lạnh lẽo vút lên không.
Leo lên theo gió, bên chùa cổ,
Bia đá xế chiều mới đọc xong.
Xuống hang, cứ tưởng trời không rộng.
Lên cao mới biết đất mênh mông.
Núi sông vẫn thế, không thay đổi.
Như mơ, ngoái lại, thấy anh hùng.


582. Lên núi Long Đọi 1) đề sau tấm bia
Bảo tháp Sùng Thiện Diêu Linh

Núi cao, chùa cổ đứng chơi vơi.
Đường dốc, leo hoài mới tới nơi.
Giặc Minh phá hết, còn bia đá.
Vua Lý ghi bao chuyện lạ đời.
Đường ít vết chân, rêu phủ kín.
Núi nhiều mưa ẩm, cảnh xinh tươi.
Lên cao, tầm mắt nhìn, vô tận
Cây cỏ xanh xanh đến cuối trời.

(1 Tªn ngän nói phÝa ®«ng nam huyÖn Duy Tiªn, nay thuéc tØnh Ninh B×nh.


583. Thơ khắc ở cột chùa Tu Mộng

Chùa cổ nghiêng xiêu đã nửa phần.
Sư dắt thăm chùa, nhẹ bước chân.
Chân sư dễ vượt vòng đai giác.
Ta bước đường đời thật khó khăn.
Ngũ viên mạnh mẽ mà không sắc.
Lục độ sáng ngời vẫn có nhân.
Thấy khách cúi đầu như giác ngộ,
Sư thôi không giảng, lặng im dần.


584. Thơ đề ở chùa Sài Sơn 1)

Đứng bên vách núi, xốn xang lòng.
Theo mây, chân nhẹ bước lên không.
Hoa nở lặng im bên cửa động,
Chào người, chim hót dưới rừng thông.
Tay ngắt vì sao trời thứ nhất.
Ba nghìn thế giới cõi mênh mông,
Quét rêu, nguệch ngoạc thơ lên đá,
Ngọn bút làm rung cả núi sông.

(1 Tøc chïa ThÇy ë huyÖn Quèc Oai, S¬n T©y.


585. Thơ đề núi Chiếu Bạch 1)

Nước trời hòa nhập, sóng mông mênh.
Núi già soi bóng xuống sông xanh.
Cổ thụ như xưa, nhô phía trước.
Hoa nở đua nhau điểm trắng cành.
Ý thơ lai láng, ngâm nga mãi.
Tâm hồn thanh bạch, dạo loanh quanh.
Đang xuân, trong động nhiều hoang thú.
Bao đời phong cảnh đẹp như tranh.

(1) Tªn ngän nói ë huyÖn Nga S¬n, Thanh Ho¸.

586. Thơ đề động Hồ Công 1)

Quỷ thần đẽo gọt mới làm ra
Thành hang đá rộng, giống ngôi nhà.
Công danh thế tục đều như mộng.
Trong quả bầu tiên sống nhởn nha 2).
Như tự cõi trời rơi ngọc trắng,
Hoa Dương 3) rồng hóa giống châu sa.
Những muốn cưỡi mây lên đỉnh núi
Để nhìn đất nước giữa bao la.

1) Tên một động đẹp ở núi Xuân Đà, phía tây huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.
2) Thi Tồn ngư­ời nư­ớc Sở học đ­ược phép tiên, có một trái bầu chứa toàn bộ vũ trụ, có đủ trăng sao trời đất. Đêm ông vào ngủ trong quả bầu ấy, tự đặt hiệu là Hồ Thiên, ng­ười đời gọi ông là Hồ Công.
3) Tên một ngọn núi ở An Huy, Trung Quốc, Hồ Công gặp Phí Tr­ường Phòng. Phòng xin về thăm nhà, Hồ Công đ­ưa cho cây gậy trúc bảo Phòng c­uỡi lên. Cây gậy hóa thành rồng.


587. Thơ đề động Long Quang 1)

Dừng chân ngắm cảnh núi xanh tươi.
Leo lên càng thấy rộng đất trời.
Như thể bất ngờ lên Ngọc Kiểm, 2)
Tưởng mình đang lạc chốn Thiên Thai.
Mây vương đầy đất không ai quét.
Hang động vươn cao lấp mặt trời.
Cảnh đẹp, đẹp từ rừng đến suối,
Thỉnh thoảng như mời vua đến chơi.

(1) Tên một động đẹp ở huyện Đông Sơn, Thanh Hoá.
(2) Tên ngọn núi gần vùng Lam Sơn, Thanh Hóa.


588. Đi trên sông

Bến sông tiếng trống giục vang xa.
Thuyền rồng lướt sóng chạy ngang qua.
Bát ngát ruộng nương xanh nghìn khoảnh.
Lác đác kề sông mấy nóc nhà.
Như thể sắp mưa, trời rất thấp,
Dẫu phía biển Đông nắng chói lòa.
Buổi sớm, núi xanh như trịnh trọng
Tiễn vua qua cửa biển Hà Hoa.


589. Hồng Đức năm thứ nhất, ngày 11 tháng 12.
Đóng quân tại cửa bể Hà Hoa 1), đêm khuya
ngồi nghe tiếng mưa, sinh lòng thương cảm

Tựa mui thuyền vắng, nghĩ lan man.
Đêm mưa, hơi lạnh thấm qua màn.
Như cánh ve sầu, màn rất mỏng.
Đầy trời mưa gió, ngủ không an.
Sông nước mênh mang nhìn hút mắt.
Lặng trôi ngày tháng, tiếc thời gian.
Nghĩ thương binh sĩ chân dầm đất,
Ngã chết, không tiền mua áo quan.

(1) Tức cửa Khẩu, thôn Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.


590. Ngồi ngắm trăng, bày tỏ nỗi lòng

Quan sơn nghìn dặm, lộ trình xa.
Mây trôi, biển sóng, ánh trăng tà.
Trăng sát bên thuyền, không ngủ được,
Như vành ngọc sáng giữa bao la.
Muốn hiểu biết thêm, cần học hỏi,
Trau dồi kiến thức của ông cha.
Kéo lại mặt trời, trai chí lớn,
Không buồn năm tháng vụt trôi qua.


591. Nghỉ lại ở cửa Bể Du 1)

Một dòng cuồn cuộn chảy ra khơi,
Sông lớn mênh mông nước với trời.
Nguyệt Áng 2) đêm trăng soi bóng nước.
Xuân ấm Chu Bàn 3) sóng bốc hơi.
Rải rác trên bờ phơi lưới cá.
Thuyền buôn cập bến tự muôn nơi.
Sông nước giữa chiều đưa mắt ngắm,
Như thấy Bông Lai phía mặt trời.

(1) Cßn cã tªn lµ Du Xuyªn, cöa B¹ch, ë huyÖn Ngäc S¬n, Thanh Ho¸.
(2) (3) Tªn ®Þa ph­ư¬ng ë cöa BÓ.


592. Đạo làm vua

Nhớ lời các bậc đế vương răn:
Trên chăm thần thánh, dưới chăm dân,
Lo xây dựng nước, lo đời thịnh,
Với mình luôn nhớ phải tu thân.
Chiêu hiền đãi sĩ, lo văn đức,
Trọng tài tướng lĩnh, giỏi nuôi quân.
Đạo lớn làm vua là sáng suốt,
Mọi người Kinh, Thượng được ban ân.


593. Nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa

Trời mưa suốt sáng khắp Hà Hoa.
Đất trời bốn phía rộng bao la.
Vách núi xanh xanh mây quấn quýt.
Sóng triều dồn dập vỗ xa xa.
Đầm nước Thủy Tiên  1) mây vẫn thế.
Quanh đồn Chế Thắng 2) tiếng chim ca.
Tựa thuyền, say rượu, thơ lai láng.
Thơ mang nỗi nhớ khách xa nhà.

(1) Tªn ®Çm c¹nh nói Bµn §é gÇn cöa biÓn.
(2) §Òn thê nµng NguyÔn BÝch Ch©n, cung nh©n vua TrÇn DuÖ T«ng, t×nh nguyÖn hy sinh th©n m×nh cho thñy thÇn ®Ó gióp vua Nam Chinh.


594. Động Lục Vân

Vách núi xanh mờ, động Lục Vân, 1)
Ở chốn bao la thoát bụi trần.
Nắng xế bờ khe, hoa chớm nụ.
Chim chuyền rặng liễu, báo mùa xuân.
Nước suối rửa tai, lòng tĩnh lặng.
Công việc đời thường chẳng vướng chân.
Nhà tối thắp đèn, đời chẳng mộng.
Bầu tiên ngày tháng sống thanh bần.

(1) Theo nguyªn chó th× ®éng nµy thuéc x· ChÝnh §¹i, huyÖn Tèng S¬n, nay lµ Nga S¬n, Thanh Hóa


595. Đi trên sông, ngẫu nhiên thành thơ

Hạnh phúc đời ta được mấy giờ?
Thành công, thất bại giống chơi cờ.
Bao la đất rộng, trời xanh biếc,
Bốn mùa cảnh đẹp gợi hồn thơ.
Xin làm con nhạn nơi sông núi,
Hơn trong lăng miếu tượng thờ ơ.
Chẳng theo Duy Hàn 1) mài nghiên sắt,
Sông nước vẫy vùng, thỏa ước mơ.

(1) Theo truyÒn thuyÕt, Di Hµn thi trư­ît tiÕn sÜ, cã ngư­êi khuyªn «ng ®eo ®uæi h­ưíng kh¸c. Hµn ®óc mét chiÕc nghiªn b»ng s¾t vµ nãi víi mäi ngư­êi: "Nghiªn háng th× söa chø kh«ng ®æi h­ưíng kh¸c". Cuèi cïng «ng ®ç tiÕn sÜ.


596. Đi tuần phía đông, qua An Lão 1)

Con đường nghìn dặm chạy quanh quanh.
Gió thổi, nâng thuyền khẽ lướt nhanh.
Chiều xế, mặt trời soi bóng nước.
Theo áng mây hồng, lòng nhẹ tênh.
Sương muối rơi nhiều, cây úa lá.
Bãi dâu khói nhạt, cảnh yên lành.
Núi biển mờ mờ như nhập một,
Kéo dài thành vệt biếc màu xanh.

(1) Tªn mét huyÖn thuéc thµnh phè H¶i Phßng ngµy nay.


597. Qua bến Phù Thạch 1)

Triều dâng, nước lạnh chảy về đông.
Mấy mỏm đá nhô chính giữa dòng.
Mây như mũ trắng treo đầu núi.
Ráng in trên nước giống tơ hồng.
Rồng không ẩn mãi nơi sâu thẳm,
Khi lửa mặt trời bốc lên không.
Nay lúc việc văn hơn việc võ,
Ân vua phải tưới khắp non sông.


598. Đừng lại ở núi Cổ Quý 1)

Tâm hồn như ngọc sáng bao la.
Ngoài sông mờ ảo ánh trăng nhòa.
Xưa nay đời tục thành hay bại,
Vui buồn cũng chỉ giấc mơ qua.
Là vua, đọc hết năm xe sách,
Làm ba việc lớn giống ông cha.
Dẫu đời bèo bọt, đừng lo nghĩ,
Vì đời tất cả ở lòng ta.

(1) Tªn mét ngän nói thuéc KiÕn An.


599. Qua sông Bạch Đằng

Thuyền như tranh vẽ lướt trên sông.
Bạch Đằng con nước cứ mênh mông.
Chợt nhớ cái ngày Toa Đô chết,
Nhớ thời Hưng Đạo lập chiến công.
Xã tắc nhà Trần ngày ấy mạnh,
Giang sơn đất Việt vững như đồng.
Hư danh, ảo mộng ngày xưa ấy,
Nay giống làn mây trắng bập bồng.


600. Đêm đậu thuyền ở bến Bình Than

Như ngọc, trăng lên sáng một vành.
Bãi bồi tít tắp một màu xanh.
Rau tần trắng bãi, heo may lạnh.
Sau mưa lá đỏ kín trên cành.
Trên thuyền khách thấy như lơ lửng.
Bên trời, bên nước sáng long lanh.
Lòng đạo tuy già còn cứng cỏi,
Hơn cả đàn tiêu cung Thái Thành.


601. Cảm xúc ở Xương Giang

Dừng chân bên bến, ngắm dòng sông.
Chớm mọc xa xa vệt ráng hồng.
Cảnh đẹp gợi nên tâm ý cũ,
Xua tan bao thói dục trong lòng.
Xao xuyến tai nghe chày đập vải.
Mắt nhìn trăng sáng giữa tầng không.
Vạn vật như xưa không đổi khác.
Cái buồn như nước, vẫn mênh mông.


602. Uống rượu với khách

Khách mới ngồi dự tiệc,
Mà như say nửa phần.
Thơ cứ ra lai láng,
Cười nói giống cổ nhân.
Hết ngâm rồi bình luận,
Kẻ xướng, người họa vần.
Khi khách chào tạm biệt,
Trăng chỉ còn góc sân.


603. Tiễn thượng thư bộ lễ
Lê Hạo Nhiên đi sứ phương bắc

Cái chí làm trai đi bốn phương.
Làm thơ tiễn sứ lúc lên đường.
Bên đình bẻ liễu, xuân đang rộ.
Hoa nhiều trong trạm, ngát mùi hương.
Non sông quan sứ từng đi hết,
Việc nước, việc nhà giỏi đảm đương.
Khi về mạnh khỏe, thơ đầy túi,
Đầy thuyền trăng sáng lẫn hơi sương.


604. Ra cửa biển Bạch Đằng, đi tuần ở An Bang 1)

Mười hai cửa biển nước mênh mông.
Đường đi vời vợi, trời xanh trong.
Chí lớn làm nên đài chiến thắng.
Sinh khí mùa xuân khắp ruộng đồng.
Xưa nay hưng phế là giấc mộng.
Con người sống mãi với non sông.
Chợt buồn, làm thơ cho khuây khỏa,
Sao vẫn buồn khi thơ viết xong?

(1) Tªn vïng ®t nay thuéc tØnh Qu¶ng Ninh.



THÁI THUẬN
 
Còn gọi là Sái Thuận, nhà thơ lớn thời Hậu Lê, sinh năm 1440, ngày mất không rõ. Đỗ tiến sĩ 1475, quê ở Siêu Loại, Bắc Ninh, được Lê Thánh Tông đặc cách ban phong “Tao Đàn Phó nguyên súy” (tức chỉ sau vua trong câu lạc bộ thơ nổi tiếng thời bấy giờ). Ông tổ của dòng họ Thái Bá ở Nghệ An về sau, mà dịch giả Thái Bá Tân của tập thơ này là một hậu duệ. Tác phẩm có “Lã Đường di cảo thi tập”, được dịch in ở miền Nam trước giải phóng, năm 1972, và ở miền bắc năm 1974 và 1990. Thơ Thái Thuận tinh tế, tao nhã, rất được người đương thời ca tụng. Trong tập Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ có hẳn một truyện nói về ông.


605. Bến Hoàng Giang

Hoàng Giang, thuyền ghé bến.
Nhà tranh khói bập bồng.
Trẻ con, ba bốn đứa
Tìm bắt cáy ven sông.


606. Tiễn biệt

Sớm - oanh hót vườn cấm.
Chiều - yến bay gần xa.
Đầu hè chơi thỏa thích,
Chợt muốn về vườn nhà


607. Oán mùa xuân ở Tây Hồ

Đêm đêm thấm lạnh ánh trăng tà.
Không thuộc nhà nào, xuân cứ qua.
Cuộc vui đã hết, buồn ngơ ngác,
Buồn không ai đến hỏi mua hoa.


608. Đi thuyền trên sông La, ngẫu nhiên làm thơ

Trên sông trăng gió gọi xa xa.
Chong đèn bên sách thức mình ta.
Chim cuốc từ đâu kêu da diết.
Muốn ngủ nằm mơ thấy ở nhà.


609. Nhìn khói xuân buổi sáng sớm

Nguyệt lặn, xa xa hửng sáng dần.
Hoa lồng bóng nguyệt múa ngoài sân.
Theo mặt trời lên, trăng xạm tối,
Trao hàng liễu biếc cái sầu xuân.


610. Làng ven núi

Mưa tạnh, đường làng ngập xác hoa.
Nhao nhác quạ bay giữa nắng tà.
Ông lão bạc đầu hờ hững quét
Cánh đỏ cánh vàng chẳng xót xa.


611. Chiều muộn bên sông

Bãi sông, nhân nước ngập,
Nhà nông tranh thủ cày,
Giục trâu đi, cò trắng
Giật mình, nháo nhác bay.


612. Đêm thu

Như nước, trời xanh ngỡ rất gần.

Ngô đồng không gió, rụng đầy sân.
Một mình ngồi ngắm cầu ô thước,
Thuyền thơ cập bến giữa sông Ngân.


613. Buổi sáng, xuất phát sớm từ làng ven sông

Xóm chài gà gáy rộn đâu đây.
Trăng mờ khói nước phía trời tây.
Gió thổi bờ lau, thu vạn dặm.
Mờ mờ bãi cát cánh chim bay.


614. Đêm xuân

Trăng chiếu qua rèm, trắng lẫn đen.
Không người dệt gấm để hàn huyên.
Chợt tỉnh, như nghe ai khẽ gọi.
Sau bụi cúc vàng, tiếng đỗ quyên.


615. Xóm nhỏ ven sông

Trên sông triều rút, lộ cát lầy.
Từng đàn chim trắng rủ nhau bay.
Một chiếc áo tơi che khói lạnh.
Trên trời gió thổi, cuốn sông mây.


616. Trên đường Bồn Man lúc đi chinh tây

Xuống lên, đường núi một màu xanh.
Hoàn toàn im lặng bốn xung quanh.
Chỉ tiếng mùa thu đang lặng lẽ
Rơi theo từng nhịp trống quân hành.


617. Trào lộng

Giữ mình, luôn đóng cửa phòng the.
Kín đáo rèm châu phủ bốn bề.
Nhưng sao giữ được trăng và gió
Lọt vào tình tự lúc đêm khuya?


618. Đầu xuân

Năm cũ hết rồi, sương mới tan.
Đào chưa ra nụ, liễu yếu tàn.
Đa tình đám cỏ ngoài sân vắng
Đã kịp xanh rờn, chạy trước xuân.


619. Ngày hè

Công danh, phú quí chẳng bền lâu.
Rượu ngon hãy uống để xua sầu.
Chín chục ngày hè râm mát lạ.
Gió trời ai thổi, đến từ đâu ?


620. Đêm thứ năm tại nhà trực Kim Phong

Tiếng chày đập vải phía xa xa.
Bên hiên chênh chếch mảnh trăng tà.
Gối lạnh đêm khuya không ngủ được.
Vạn Xuân, man mác nỗi nhớ nhà.

621. Lui triều

Chuông lầu Ngũ Phượng vọng về đây.
Nhà ngọc, chầu tan, đợi suốt ngày.
Mùa đông giá lạnh, mây sà thấp.
Xế chiều gió thổi, cánh mai bay.


622. Nhớ nhà

Phía đông, sông Nhị đợi người về.
Quán trọ một mình, buồn ủ ê.
Thêm một mùa xuân đành lỗi hẹn,
Phụ tình chim cuốc gọi về quê.


623. Buổi chiều ở Tân Yên, nhìn ra xa

Mờ mờ nắng tắt phía trời tây.
Điếm canh như thấp, khác thường ngày.
Đất khách cái buồn còn trĩu nặng,
Thêm buồn trăng gió kéo vào đây.


624. Ngắm cảnh xuân ở Thuận An

Như gấm, khói giăng bụi trúc già.
Cây cam, khóm mía mọc bên nhà.
Ngắm cảnh thái bình vui mắt thật.
Một làn gió thổi, nở muôn hoa.


625. Trên đường Thái Nguyên

Thưa thớt dân cư, cỏ mọc dày.
Đất cằn, gió nóng sém rừng cây.
Ngày trước tai nghe, nay mắt thấy,
Làm gì để giúp đất này đây ?


626. Ngày thu lên chùa trên núi ở Đông Triều

Mưa tạnh, mây tan, nắng xế tà.
Mái chùa thấp thoáng phía xa xa.
Vài tiếng chim kêu, rừng tịch mịch.
Thu về, cây quế đã ra hoa.


627. Đêm thu ở thành Thanh Hoa

Đêm vắng một mình bên góc sân
Ngắm cầu Ô Thước bắc sông Ngân.
Một vành trăng sáng soi thiên hạ.
Chày vải đêm thu rộn cõi trần.


628. Ngày đông ở Chí Linh

Xế chiều, mai nở trắng khắp nơi.
Rượu nhạt mà ngon, uống ấm người.
Sương giá mùa đông chưa kịp tới,
Bốn bề cây cối vẫn xanh tươi.


629. Tạm đậu thuyền ở Bình Hà

Tháng Tám, trời trong, rộn tiếng gà.
Thuyền thơ đậu tạm bóng cây đa.
Ruộng lúa, bãi dừa, ăm ắp nước.
Triều dâng, trời hửng phía xa xa.


630. Đến bến đò Đại Than

Cây đa soi bóng nước xanh trong.
Bâng khuâng đi hết quãng đường đồng.
Tù túng mười năm ngồi một chỗ,
Bây giờ có dịp ngắm non sông.


631. Đề thơ ở đình Bến Chiền

Bụi đời chưa sạch, sáng hôm nay
Nhàn, buộc thuyền thơ ở bến này.
Núi sông cảnh đẹp lên thăm thú.
Chắc gì có dịp lại về đây!


632. Thơ để lại ở quan phủ Hải Dương

Chiều bến Bình Than, tiếng sáo thuyền.
Đêm chùa Phả Lại, Phật chong đèn.
Quan khách tới đây, thăm với viếng,
“Lo trước vui sau” mấy bậc hiền?


633. Thơ đề am Vân Tiên

Xuyên rừng, đường nhỏ uốn quanh quanh.
Lơ lửng trên cao, sáng một vành.
Gặp sư muốn hỏi mà không hỏi -
Ngại làm xáo động chốn rừng xanh.

634. Thơ đề tức cảnh chùa Tùng Nghiêm

Chuông chiều, trong núi quạ kêu ran.
Trùng điệp núi xanh, cây bạt ngàn.
Nhà chùa thanh đạm, không tơ trúc,
Chỉ tiếng thông reo như tiếng đàn.


635. Xuất phát từ Đại Than,
làm thơ lưu biệt các bạn ở Hải Dương

Kinh đô phía trước, vệt mờ xa.
Thuyền con một chiếc, chẳng nề hà.
Thân thiết như nhau, nam với bắc.
Nước ở Đại Than giống Nhị Hà.


636. Đầu xuân

Năm cũ qua rồi, thôi giá lạnh.
Hoa đào hé nụ, liễu chưa xanh.
Đám cỏ ngoài vườn, xuân mới đến,
Mà đã xanh tươi, thật hữu tình.


637. Sáng sớm, đi Đông Triều

Gà còn chưa báo sáng,
Thuyền đã đi, lúc này
Triều đang lên, nước đục,
Nhợt nhạt mảnh trăng gầy.
Gió lạnh thổi ngoài bãi.
Bến cá chìm trong mây.
Khúc Thương Lang ai hát,
Chim giật mình trên cây.


638. Thương xuân

Mặt trời lặng lẽ chạy về tây.
Chín chục thiều quang còn mấy ngày.
Oanh sầu, yến thảm thôn Hoa Rụng.
Bến đò, bãi cỏ phủ đầy mây.
Giấc mộng Nam Hoa 1) thường dễ mắc.
Ai như Bắc 2) Hải ở đời này?
Mờ mịt khói sông, trời chạng vạng.
Ngoái lại nhìn đời, buồn lắm thay.

1. Nam Hoa là tên sách của Trang Chu. Trong sách có chuyện Trang Chu mộng thấy mình hóa thành bướm bay nhởn nhơ rất thích, khi tỉnh ngỡ ngàng không biết mình hóa thành bướm hay ngược lại.
2. Bắc Hải  là hiệu của Khổng Dung, người đời hậu Hán, hào hoa phong nhã, trong nhà lúc nào cũng có khách, chén rượu không mấy lúc trống không.


639. Chiều xuân

Bèo nổi thân này, nghĩ xót xa.
Xuân đến, xuân đi, ai chẳng già.
Dưới cầu nước chảy, buông tơ liễu,
Trên sông não ruột tiếng đa đa.
Vô cớ, tán cây lồng bóng nguyệt.
Gió quyện hương thơm vẫn mặn mà.
Thiều quang chín chục không còn nữa.
Thẹn lòng hiếu thảo kẻ đi xa.


640. Đi sớm

Ra đi trời chưa sáng,
Trăng gặp người trên sông.
Ảo mờ như trong mộng.
Mây là là trên đồng.
Trước hoa đỗ quyên hót.
Đo đỏ đèn bãi nông.
Đi qua hết chợ cũ
Mới nghe chuông chùa Bồng.


641. Đầu xuân

Ba tháng đông qua, xuân lại về.
Khí trời chuyển ấm, gió se se.
Giá lạnh còn vương trên mặt nước,
Sắc xuân trên lá đã tràn trề.
Liễu lại xanh tươi, oanh chửa hót.
Chớm nụ hoa đào, vắng tiếng ve.
Hoàng hôn, ngoái lại nhìn quê cũ,
Du tử bùi ngùi những tái tê.


642. Đêm thu ở Tràng An

Tiếng chày đập vải vọng từ đâu.
Một mình quán trọ giữa thu thâu.
Khí mát đầy sân, cơn gió thổi.
Lạnh lẽo trăng soi nửa gác lầu.
Tù và rền rĩ trên thành vắng.
Dế khóc buồn buồn ngoài bãi dâu.
Trăm mối cảm thương không nén được.
Chỉ sợ sáng mai bạc trắng đầu.


643. Chiều xuân ở Tràng An

Tự biết tài hèn, chẳng dám khoe.
Tràng An 1) sống uổng, phí đam mê.
Nhà quan buồn vắng như nhà sãi.
Mùa đông vất vả giống mùa hè.
Thương con bướm múa nơi vườn uyển.
Phụ lòng chim cuốc gọi về quê.
Mua rượu, trong lưng tiền chẳng có.
Vợ con cơm cháo khổ trăm bề.

1. Còn gọi Trường An, tên đất thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Bắt đầu từ đời Hán các vua Trung Hoa đều đóng đô ở Tràng An. Sau này chữ Tràng An được dùng để chỉ thủ đô, cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam.


644. Quán khách đêm thu

Nhà tranh che khuất vệt sao mờ.
Tiếng dế kêu hoài, buồn vẩn vơ.
Lá rụng một sân, thu sắp hết.
Nửa gối gió lùa, tỉnh giấc mơ.
Kẻ bắc người nam, nhiều nước mắt.
Trời đất xưa nay luôn hững hờ.
Bao bận tương tư, thi hứng tắt.
Cảm hoài, quán khách chẳng thành thơ.


645. Thơ đề ở chùa Phổ Lại

Núi đến đây gặp suối.
Núi chạy từ phía đông.
Tiếng chuông xuôi về biển.
Trăng thu soi xuống sông.
Rồng ngâm nước ngoài bãi.
Cò đứng ngủ bên song.
Thỉnh thoảng sư thức giấc
Vì tiếng sáo ngư ông.


646. Đêm thu tức sự

Mưa tạnh, sân đường hết bụi nhơ.
Đang đêm thu hứng đến bất ngờ.
Ngô đồng lá úa bay theo gió.
Lưa thưa bóng liễu dưới trăng mờ.
Sương lạnh, tiếng trùng như thấm nước.
Không cháy thành tro, cỏ đốt hờ.
Bắt chước người xưa Đào Bành Trạch 1),
Ngắm hoa, uống rượu, hứng - làm thơ.

1. Tức Đào Tiềm (365 - 427), người Đông Tấn, tự Uyên Minh, biêt hiệu Ngũ Liễu Tiên Sinh, nổi tiếng tài ba lỗi lạc, là nhà thơ lớn, thích uống rượu ngắm hoa cúc, tính tình phóng đạt.


647. Núi Vọng Phu

Đầu non hóa đá, ngày lại ngày
Chờ gặp lại chồng, chồng có hay?
Mỏi mắt bao năm nhìn phía trước,
Để hồn lặng lẽ thấm vào mây.
Sương đọng trong hoa như nước mắt.
Như tiếng thở dài, khói trên cây.
Nếu biết có người đau khổ thế,
Tương Phi 1) chắc đến khóc nơi này.

1. Vua Thuấn băng hà, hai bà vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc ở sông Tương, nước mắt rơi xuống làm sông đỏ rực. Người đời sau gọi hai bà là Tương Phi.


648. Chinh phụ ngâm

Cỏ đã lại xanh, lúa trĩu bông.
Bao lâu mới hết cảnh chờ chồng?
Một tiếng quyên kêu, rơi nước mắt.
Nửa rèm trăng úa, lạnh đêm đông.
Bóng nhạn cút côi bên ải bắc.
Sông nam xuân héo, nước xuôi dòng.
Mấy bận tương tư trong giấc mộng,
Thiếp đến với chàng, chàng biết không?


649. Nhìn mây trắng

Lớp lớp quê nhà mây trắng bay.
Động lòng thương nhớ, ngắm từ đây.
Quê hương nghìn dặm, nhìn heo hút.
Trăm năm mẫu tử một tình này.
Gạt lệ, tự tin ngày báo đáp.
Ai người múa áo ngũ sắc đây?
Vẹn tròn trung hiếu xưa nay hiếm.
Trời xanh chứng kiến tấm lòng ngay.


650. Cây chuối

Cao, với không đến ngọn
Vươn lên trời bao la.
Lớp lớp xanh biếc lá.
Tầng tầng đỏ rực hoa.
Đêm mưa nghe lọp độp.
Sột soạt gió thổi qua.
Đứng sít nhau thành dãy.
Cây non giống cây già.


651. Tiễn quan vệ úy người phủ Thiên Trường về quê

Nghe nói Sơn Nam mười mấy phủ,
Thiên Trường - phủ lớn, đẹp xưa nay.
Nhà công bên suối, nhiều tôm cá.
Xóm làng gần núi, trái đầy cây.
Giao Thủy, chuông chùa vương vệt nắng.
Phổ Minh, vạc cũ thấm sương dày.
Bác đi chuyến này vui là chính.
Cánh buồm man mác giữa trời mây.


652. Lên chùa núi Yên Tử

Hoa đồng, gió núi, mây phiêu diêu.
Lối đi cỏ mọc, đá xanh rêu.
Không mộng công danh, sư lánh tục.
Trúc già, vân đẹp tựa hoa thêu
Đắc đạo, đứng xem nhâm bụt nở.
Tĩnh tâm ngồi ngắm áng mây chiều.
Có tiếng người nào đang tiễn khách,
Xen tiếng hổ gầm, tiếng vượn kêu.


653. Tiễn quan kiểm thảo họ Ngô về Gia Lâm

Ngựa hý, chồn chân trước cổng thành.
Nắng hửng trên sông, én lượn quanh.
Đỗ quyên cánh đỏ nhờ hoa đỏ.
Cây xanh soi bóng, nước thêm xanh.
Bạn bè cũ mới cùng nâng chén.
Tà áo phất phơ, gió mát lành.
Đừng quên thân phụ đang chờ đợi.
Dặm trường ghềnh thác, nhớ về nhanh.


654. Trong thuyền, ở Nghệ An

Bầu trời xanh ngắt, khói mây bay.
Chơ vơ, tít tắp cánh buồm gầy.
Ganh đua, sông núi thi nhau chạy.
Buồn buồn sóng biển, gió heo may.
Trời già, luống thẹn thuyền câu nhỏ.
Sóng lặng, tiết trời ít đổi thay.
Vùng biển đông nam nhiều cá nhám,
Ngon như gỏi ngọc ở nơi này.


655. Chơi núi ở Thanh Giang 1)

Chẳng ngại hùm beo, núi chọc trời,
Sáng ngồi kiệu nhỏ, đến đây chơi.
Lối đi rừng rậm in chân thú.
Đường nhỏ đầy rêu, vắng bóng người.
Từ cao suối đổ, mang hơi lạnh.
Cây khẽ uốn mình, gió lả lơi.
Hành dinh Thánh Tổ cao vòi vọi,
Lưu danh thắng giặc đến muôn đời.

1. Tên cũ huyện Thanh Chương ngày nay ở Nghệ An.


656. Ở ẩn

Mỏi mệt, buồn lo, lấm bụi trần,
Chọn rừng lập xóm để nương thân.
Núi sông là cảnh, hoa là khách.
Không người, không ngựa đợi ngoài sân.
Đồng Giang 1) câu cá, quên cung Hán.
Chí Lĩnh 2) cày mây, lánh nạn Tần.
Bắt chước Đào Tiềm, xong việc lớn,
Ngũ Hồ du ngoạn thật nhàn thân.

1. Một con sông phát nguyên từ Tứ Xuyên. Nghiêm Tử Lang là vị cao hiền đời Hán, không chịu xuất sĩ, hàng ngày ngồi câu cá bên sông làm vui.
2. Tên núi ở Giang Tây. Giang Vạn Lý đời Tống bị kẻ nịnh gièm pha phải mất chức, đến núi Chí Lĩnh đào ao, làm vườn, vui sống ẩn dật.


657. Dậy sớm

Tam Thiên 1) giấc mộng vẫn còn đây.
Mùi thơm sách cổ vấn vương bay.
Dế khóc ngoài vườn, sương đã tạnh.
Dưới hồ trăng sáng, nước lung lay.
Chủ khách trước đèn lưu luyến mãi.
Hão huyền danh vọng chẳng hề hay.
Thôn nam, thôn bắc gà đang gáy.
Ngước mắt nhìn sao, đã rạng ngày.

1. Phật gọi vũ trụ là Tam Thiên Thế giới. Ở đây ý nói vừa chợt giấc, như đang trong mộng.


658. Tiễn Đỗ Minh Phủ 1)

Áo mỏng, quạt lông, đã mấy lần
Tây Hồ tôi bác dạo chơi xuân.
Đình viện đu tiên, hoa với bướm.
Lâu đài tiếng sáo, tiếng đàn ngân.
Một sớm gió mưa, thành cách biệt.
Đôi ngả hai người sông núi ngăn.
Hôm nay ngoái lại, thầm đau xót:
Đình Châu chỉ có bãi rau tần.

1. Không rõ là ai.


659. Hoàng Giang 1) tức cảnh

Sóng yên, tĩnh lặng một dòng sông.
Mắt nhìn trời đất rộng mênh mông.
Làng quê đây đó đèn le lói.
Hai phía triều dâng ngập lút đồng.
Bãi lau trăng chiếu, thuyền đơn độc.
Bến đò tiếng sáo nhẹ như không.
Lữ khách ngả lưng, vừa chợp mắt,
Canh ba giấc mộng đã say nồng.

1. Tên khúc sông Hồng ở địa phận Hà Nam.


660. Cầu Mặc Động 1)

Khe sâu, cầu ván bắc ngang qua,
Gần con đường nhỏ chạy bên nhà.
Trên núi trăng lên, tre đổ bóng.
Trong làng gió vẳng tiếng đàn ca.
Như thể bờ đi, thuyền đứng lặng.
Nước trong như muối, chảy hiền hòa.
Con cáy dưới cầu đang nghịch cát,
Dút dát, thấy người, vội lánh xa.

1. Chưa rõ nơi nào.


661. Sáng sớm, qua cửa biển Trầm Hào

Côi cút ngọn đèn ở bến sông.
Gió yên, mây đứng lặng trên không.
Sóng gợn lăn tăn, cây khói nhạt.
Như mưa, mờ mịt cỏ trên đồng.
Khua nhẹ mái chèo, tôm cá quẫy.
Đàn cò quần tụ cạnh ngư ông.
Đầu thuyền uống rượu, quên không rót,
Ngồi xem nước cuộn, chảy về đông.


662. Thành Thuận Hóa 1) tức sự

Thuyền thuyền cập bến những miền xa.
Cửa sông cầu mống bắc ngang qua.
Mùi thơm sóng biển hòa trong gió.
Núi núi liền nhau giữa nắng tà.
Chợ chiều đông khách, quần áo đẹp.
Sáo vẳng thuyền đêm, tiếng mượt mà.
Dẫu không biết chuyện Giang Nam hận,
Người thổi thổi bài Lạc Mai Ba 2).

1. Thuộc tỉnh Thừa Thiên hiện nay.
2. Tên một khúc hát buồn. Lý Bạch có thơ: Hoàng Hạc lầu trung xuy ngọc địch/ Giang thành ngũ nguyệt Lạc Mai Ba. Hai câu cuối bai này ngụ ý chê bọn vong quốc chỉ biết hưởng thụ trước mắt mà quên hận nước nhà.


663. Buổi chiều đến Triều Tân, xúc cảm thành thơ

Chiều buông, gió lạnh thổi trên không.
Ở đây lắm chuyện ngẫm đau lòng.
Mất mùa, dân đói, làng xơ xác.
Lâu ngày nắng hạn, đất khô cong.
Mây bay từng tụm như lông phượng.
Ruộng hoang khói bốc, giống râu rồng.
Gặp ta, ba bốn ông già hỏi:
Ngày nào trở lại đất Thăng Long?


664. Hoa cúc

Thu muộn, một mình với gió sương,
Mấy bông cúc nở đẹp bên đường.
Bãi cỏ đêm đêm đom đóm lượn.
Thập thò bụi trúc giống chồn hương.
Hoa đẹp thường không quen giá lạnh.
Một lòng hoa cúc đợi Trùng Dương1).
Ngắm hoa, chợt nhớ Đào Bành Trạch,
Tự nhiên thanh thản thật khác thường.

1. Tết Trùng Dương ngày chín tháng Chín âm lịch.


665. Sáo chài

Không màng phú quí lẫn công danh,
Chỉ cần ống sáo giữa đêm thanh.
Ba khúc thổi lên, thu héo lá.
Một tiếng du dương, xuân thắm cành.
Tha hương, chim nhạn về bến cũ.
Nhớ quê người đứng, nắng xuyên mành.
Không biết về đâu, thi hứng hết.
Nước vẫn xuôi dòng, núi vẫn xanh.


666. Cảm xúc mùa xuân

Giận mình từ thuở mới sinh ra
Chưa thể làm gì giúp mẹ cha.
Mười mấy tầng lầu xây mộng ảo.
Ba ngàn thế giới úa tàn hoa.
Gió ấm không tan sương trắng tóc.
Đêm mưa đôi mắt lệ thêm nhòa.
Không lẽ thân này như thế mãi?
Chiếc thuyền vô định giữa sông xa.


667. Chiều xuân

Cây đứng so le, khói biếc lồng.
Bóng chiều bảng lảng, có mà không.
Trong tiếng sáo đàn, mưa lất phất.
Hoa rụng ngoài vườn theo gió đông.
Sách vở làm ta say giống rượu.
Thời gian khiến tóc rối tơ mòng.
Nghĩa lớn mẹ cha chưa báo được,
Từ quê chợt thấy cánh chim hồng.


668. Cảnh mùa đông

Ba tháng mùa đông mưa, tuyết bay.
Phòng khách âm u mở suốt ngày.
Chị Hằng lạnh lẽo soi hương án,
Dì Gió hững hờ xua lá cây.
Hoa mai nở sát pho Kinh Dịch,
Lá trúc xùm xòa chạm cánh tay.
Dung hòa mọi lẽ, ngồi im lặng.
Lư hương sợi khói vật vờ bay.


669. Phòng khuê đêm thu

Canh năm chuông điểm, ánh trăng mờ.
Mưa gió xen vào cả giấc mơ.
Gối lẻ, đèn tàn, thu lạnh lẽo,
Cái buồn ly biệt gửi vào thơ
Không dám lên lầu trông mỏi mắt.
Phong thư đã viết vẫn nằm chờ.
Ngàn vạn đóa hoa tươi, lại héo.
Gió lạnh sen tàn, cọng xác xơ.


670. Mừng mưa

Nhờ vua cầu khẩn bấy lâu nay,
Trời đổ cơn mưa, nước chảy đầy.
Ruộng dưới, nương trên tràn ngập nước.
Cái nóng không còn, vui sướng thay.
Cây cối, con người đều nhẹ nhóm,
Hỉ hả nhà nông lại cấy cày.
Xúc động, khách thơ lòng cả thẹn,
Góp vui, ngẫu hứng mấy câu này.


671. Con người thông đạt

Không tính được thua sống ở đời.
Tuân theo số mệnh, hợp ý trời.
Rượu ngon một chén xua sầu muộn.
Sách hay dăm quyển đọc mà chơi.
Không để tên mình nhơ sử sách.
Cố sống làm sao giống mọi người.
Nhàn nhã, trăng hoa cùng mây gió.
Hứng, sai mang cáng cáng đi chơi.


672. Thơ đề trên vách nhà ở phường Toản Viên 1)

Kinh đô xe ngựa chạy đêm ngày.
Như nhà ẩn sĩ ngôi nhà này.
Không màng cửa Bắc 2) lo danh lợi.
Cho thơ đã có sóng Hồ Tây.
Chìm nổi kiếp đời ta sống tạm,
Thành người lánh ẩn ở nơi đây
Những muốn hẹn cùng Trần xử sĩ.
Xuân về, hoa nở, bướm ong bay.

1. Tên một phường ở Hà Nội xưa.
2. Ý nói cửa quan.


673. Tự thuật ở Toản Viên

Mười năm giấc mộng đất Thăng Long,
Lỗi hẹn lời thề với núi sông.
Sáng dậy theo chuông kêu Cửa Bắc,
Chiều ngóng Hồ Tây ráng rực hồng.
Tin quê thường đọc, khuya chong nến.
Hàng ngày mây lượn sát bên song.
Chạnh nhớ những lần chơi bãi liễu.
Chắc giờ hoa nở, lựu đâm bông.


674. Tiếng cuốc kêu

Nước Thục mất từ lâu
Mà lòng vẫn còn đau.
Cuối tháng Ba, hoa rụng,
Tiếng cuốc kêu gợi sầu.
Khách nghe, không ngủ được,
Trằn trọc mãi hồi lâu.
Cuốc kêu, nhớ quê cũ,
Không dám bước lên lầu.


675. Đêm đậu thuyền ở Đông Triều

Đuốc hồng, gió lặng, sóng bình yên.
Bếp lửa hiu hiu phía mũi thuyền.
Tiệc vãn, ba lần cùng cạn chén.
Thuyền đi, chèo rẽ sóng hai bên.
Nhìn núi, biết trăng đang hé mọc.
Đêm nằm nghe nước, đoán triều lên.
Bên sông bên biển, tình lưu luyến,
Thêm nữa sáng mai xa bạn hiền.


676. Tiếng dế đêm thu

Sương thu lạnh lẽo, sắp sang đông.
Tiếng dế trong đêm thật não lòng.
Lúc kêu ri rỉ thềm trăng sáng,
Lúc rên ai oán sát khuê phòng.
Quán trọ, khách xa, buồn tỉnh dậy
Ngẫm đời đơn độc, kiếp long đong.
Chạnh nhớ Âu Dương 1) xưa cảm xúc,
Chờ sao Ngọc Thắng xuống bên song 2).

1). Âu Dương Tu, nhà thơ lớn đời Tống, tác giả bài Thu Thanh (Tiếng mùa thu) rất nổi tiếng.
2). Tên một chòm sao ở phương Bắc, khi gần sáng xuống thấp tận chân trời.


677. Dậy sớm ở Tân Minh

Thủy triều đang xuống, nước bao la.
Te tác đó đây mấy tiếng gà.
Từ đảo Bồng Lai thuyền cập bến,
Trăng chiếu trên cao, biển sáng lòa.
Đàm đạo, thẹn mình thua Lý Bạch,
Chẳng kém Hy Văn việc nước nhà.
Chỉ mấy bông mai nơi phố huyện
Mà sương và gió quyện mùi hoa.


678. Bến đò Chiền 1)

Bến đò rậm rạp hướng về đông.
Gió thổi áo bay giữa ráng hồng.
Nhà thuyền căng chiếu thay buồm vải.
Gáo dừa múc rượu, quán bên sông.
Sông biển thông nhau nên nước mặn.
Lũ quạ tranh ăn, kêu giữa đồng.
Nhân  nhắc chuyện xưa mà chợt nhớ
Tham chính Phạm, Bùi, cả hai ông.

1. Bến đò thuộc vùng giáp ranh giữa Kinh Bắc và Hải Dương. gần triền sông Lục Bầu.


679. Cảnh chiều ở Lão Nhạn 1)

Triều biển đang lên, sông nước đầy.
Chiều thu, tiếng sáo thổi đâu đây.
Chim trắng, ráng hồng, thơ với  rượu.
Nước xanh, thuyền khách lướt như bay.
Chim sáng rủ nhau sang Phạo Xá.
Chiều về Suối Chiện 2), vượt đò mây.
Có tiền muốn đến Dương Châu ngắm.
Chắc gì Dương Châu đã hơn đây?

1. Tức vụng Lão Nhạn, sau goi Triều Dương, gần bến đò Chiền, nay thuộc huyện Chí Linh.
2. Phạo Xá, Suối Chiện - tên địa danh gần đấy.
3. Tên một châu nổi tiếng phồn hoa nhiều cảnh đẹp ở Giang Tô Trung Quốc ngày xưa.


680. Đêm đậu thuyền, ngủ lại ở Lão Nhạn

Triều dâng, trời rét, nước tràn trề.
Lưng tựa mui thuyền, ngắm thỏa thuê.
Mây phủ núi xanh, cây đứng lặng,
Thuyền trăng, sương trắng, bến đò quê.
Trăm năm còn nhớ Hồng Đô khách 1),
Nửa đời Xích Bích2) vẫn còn mê.
Tiếng sáo đâu đây đang vọng lại,
Xao xuyến vang xa đến Thủy Tề.

1. Khách Hồng Đô, tức Vương Bột, nhà thơ lớn đời Đường, thời trẻ dự tiệc ở Đằng Vương các tại đất Hồng Đô, viết bài Đằng Vương Các Tự được lưu truyền mãi về sau.
2. Tô Đông Pha đời Tống có viết bài Phú Xích Bích nổi tiếng khi thả thuyền chơi trên sông. Ở đây Thái Thuận mượn tích này nói mình muốn được phóng khoáng, thư nhàn như Tô Đông Pha.


681. Ngủ đêm ở xã Hạo Xã, huyện Chân Phúc

Ánh lửa đồng sâu tiễn nắng tà.
Trên giậu co ro mấy chú gà.
Sóng biển âm vang ngay sát gối.
Mờ mờ trên núi ả Hằng Nga.
Kính cẩn xông hương vua mới tặng.
Luôn tay rót rượu khách chơi nhà.
Đêm khuya tỉnh giấc, trời như nước.
Mây trời năm sắc phía đằng xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét