Việt Nam Lược Sử Diễn Ca
BỐN NHÂN VẬT NỔI TIẾNG ĐỜI TRẦN
BỐN NHÂN VẬT NỔI TIẾNG ĐỜI TRẦN
Đất nước ta thời ấy,
Rất nhiều người tài,
hiền,
Trong giáo dục, chính
trị
Và y học cổ truyền.
Hôm nay ông sẽ kể
Chuyện ông tổ ngành y
Là Thiền sư Tuệ Tĩnh,
Trạng nguyên Mạc Đỉnh
Chi,
Tam tổ Lý Đạo Tái,
Chu Văn An, người thầy,
Những người rất nổi
tiếng
Trong giai đoạn sử
này.
TUỆ
TĨNH (mất năm 1330)
Tuệ Tĩnh là pháp hiệu.
Ông là một thiền sư,
Tên thật Nguyễn Bá
Tĩnh,
Tài giỏi và nhân từ.
Ông được tôn ông tổ
Ngành Nam dược nước
ta.
Tiếc ông bị giặc bắt,
Sớm đưa về Trung Hoa.
Ông là thầy thuốc
giỏi,
Lại vừa một nhà sư,
Viết “Nam dược thần
hiệu”
Và “Hồng nghĩa giác
tư”.
Ông xuất thân nghèo
khổ,
Gia cảnh rất bình
thường,
Quê ở xã Cẩm Vũ,
Huyện Cẩm Giàng, Hải
Dương.
Khi mới lên sáu tuổi,
Bố mẹ ông qua đời,
Chùa Hải Triều, Giao
Thủy,
Nuôi ông lớn thành
người.
Năm tròn hăm hai tuổi,
Ông đậu Thái học sinh,
Vẫn ở chùa nghiên cứu,
Bốc thuốc giúp dân
lành.
Đến năm ba mươi tuổi,
Ông về chùa Yên Trang,
Làm trụ trì ở đấy,
Nay thuộc huyện Cẩm
Giàng.
Tuệ Tĩnh đỗ Hoàng giáp
Năm Một Ba Tám Năm,
Bị đem cống Trung Quốc
Khi tuổi đời năm lăm.
Ông tiếp tục bốc
thuốc,
Nổi tiếng, dù ẩn cư.
Vua Minh yêu tài đức,
Phong “Đại y Thiền
sư”.
Ông qua đời ở đấy,
Hàng nghìn dặm xa nhà.
Tài, không được cống
hiến,
Ngẫm, chạnh lòng xót
xa.
Tuệ Tĩnh đặt nền móng
Ngành y dược nước nhà,
Xây dựng thành nếp
nghĩ -
Người ta dùng thuốc
ta.
Nhờ ông mà cả nước,
Mỗi gia đình, đền
chùa,
Có một vườn thuốc nhỏ
Cung cấp thuốc bốn
mùa.
Nhiều lương y nổi
tiếng
Làm tiếp việc của ông
Hoàng Đôn Hòa là một,
Dưới triều Lê Thế
Tông.
Ông dùng các toa thuốc
Của Tuệ Tĩnh sư thiền
Chữa sốt rét cho lính,
Dập dịch vùng Thái
Nguyên.
Có một đồ đệ khác,
Là Hải Thượng Lãn Ông,
Viết “Lĩnh Nam Bản
Thảo”
Về thuốc Nam, thuốc
Đông.
Ông trích nhiều toa
thuốc
Của Tuệ Tĩnh Thiền sư,
Cả phần dưỡng sinh khí
Bằng hít thở từ từ.
Ở quê hương Tuệ Tĩnh,
Để ghi nhớ công ơn,
Có đền Thuốc Nam
Thánh,
Và đền ở Tân Sơn.
Ông cũng được thờ cúng
Ở Thủy Nguyên, Hải
Phòng,
Làm Thành hoàng một
xã,
Có cả miếu thờ ông.
Đại danh y dân tộc,
Chết từ lâu, xa nhà,
Triết lý ông vẫn sống:
Người ta dùng thuốc
ta!
MẠC
ĐỈNH CHI (1280 – 1346)
Tương truyền có bà nọ,
Bị khỉ hiếp, sau này
Đẻ đứa con xấu xí,
Ngắn chân và dài tay.
Nhưng đứa bé, bù lại,
Lại thông minh cực kỳ,
Rất có tài ứng đối.
Đó là Mạc Đỉnh Chi.
Chồng bà giết con khỉ,
Chôn, rồi mối đùn to,
Biết là đất phát
tướng,
Nên khi chết dặn dò
Các con cháu từ đó
Chôn xác người thân
mình
Ngay trên khu đất ấy,
Sẽ có ngày hiển vinh.
Cuốn “Công dư tiệp ký”
Nói rằng vua nhà
Nguyên
Thấy Chi tài mà xấu,
Chắc phải có nhân
duyên,
Bèn cho thầy địa lý
Sang dò hiểu xem sao,
Và quả thầy tìm đến
Mộ con khỉ năm nào.
Có thể chuyện ấy đúng,
Cũng có thể là sai,
Nhưng người này quả
thật
Là một bậc hiền tài.
Dòng họ ông sau đó
Cũng vinh hiển vô
cùng.
Có vị vua nổi tiếng,
Là vua Mạc Đăng Dung.
Ông người làng Lũng
Động,
Huyện Nam Sách, Hải
Dương,
Tướng mạo không đẹp
lắm,
Nhưng trí tuệ phi
thường.
Năm một ba không bốn,
Ông đỗ đầu, tuy nhiên,
Vua phải duyệt tướng
mạo,
Mới cho làm Trạng
nguyên.
Thấy ông thấp và bé,
Đức vua Trần Anh Tông,
Không muốn cho đỗ
Trạng,
Nhưng đọc thơ của ông,
Cuối cùng vua đồng ý,
Lại còn ban lời khen
Bài “Sen trong giếng
ngọc”,
Tức là “Ngọc tỉnh
liên”.
Ông được giữ thư khố,
Có tài và nhân từ,
Được triều đình yêu
mến
Rồi thăng chức Thượng
thư.
Hai ông tổ, đời Lý,
Làm thượng thư như
ông:
Mạc Hiển Tích - bộ
Lại,
Mạc Kiến Quan - bộ
Công.
Ông hai lần đi sứ
Sang triều đình Bắc
phương,
Áp đảo về hùng biện,
Nổi bật tài văn
chương,
Đến mức Nguyên Hoàng
đế
Phải công nhận tài
hiền,
Lấy bút tặng bốn chữ,
Là “Lưỡng quốc Trạng
nguyên”.
Nhờ thế mà uy tín
Đại Việt được nâng
cao.
Sứ thần các nước khác
Gặp đâu cũng cúi chào.
Có khá nhiều giai
thoại
Về tài đối của ông.
Đi sứ, nhờ tài ấy
Mà làm tốt việc công.
Văn chương là một
chuyện.
Chuyện khác tốt hơn
nhiều.
Đó là ông liêm khiết,
Thượng thư mà vẫn
nghèo.
Nghèo đến mức, lần nọ,
Người của vua Minh
Tông
Bỏ mười quan tiền cũ
Trước cửa thềm nhà
ông.
Thế mà ông, sáng dậy,
Đem tiền ấy vào cung.
Vua cười: “Không ai
nhận,
Khanh cứ lấy mà dùng.”
Một tấm gương sáng
chói
Về liêm khiết, công
minh,
Mà chúng ta, con cháu,
Phải biết để soi mình.
HUYỀN
QUANG LÝ ĐẠO TÁI (1254 – 1334)
Huyền Quang Lý Đạo Tái
Là bậc đại thiền minh,
Người Vạn Tải, Nam
Sách,
Huyện Gia Bình, Bắc
Ninh.
Gia đình ông nghèo
khổ,
Bị họ hàng chê cười,
Nên bố mẹ quyết chí
Làm ăn ở đất người.
Ông không được đi học,
Thường lên chùa đứng
rình
Để nghe lỏm, học mót,
Mà thuộc chữ, làu
kinh.
Lúc ông hai mươi tuổi,
Năm Một Hai Bảy Hai,
Đỗ Trạng nguyên, đầu
bảng,
Nổi tiếng về văn tài.
Sau đó ông được bổ
Làm trong viện Nội
hàn,
Soạn văn, tiếp sứ Bắc,
Rồi treo áo từ quan.
Vua trọng tài, đức độ,
Gả con gái cho ông,
Nhưng ông muốn thoát
tục
Nên cúi bẩm, xin
không.
Ông qui y, theo Phật,
Tu ở chùa Hoa Yên
Ở vùng núi Yên Tử,
Nhanh chóng thành sư
thiền.
Trước đấy, như ta
biết,
Đức vua Trần Nhân Tông
Lên Yên Tử tu luyện,
Lập Trúc Lâm Thiền
tông.
Năm Một Ba Không Tám
Ngài viên tịch, Pháp
Loa
Nhận từ Ngài y bát
Của dòng Thiền nước
nhà.
Năm Một Ba Một Bảy,
Lúc viên tịch, Pháp
Loa
Truyền cho ông y bát,
Thành vị Tổ thứ ba.
Vua Anh Tông, lần nọ,
Đã dùng kế mỹ nhân
Để thử thách đạo hạnh
Của Huyền Quang người
trần.
Tất nhiên vua thất
bại,
Lòng hối hận, đức vua
Bắt mình phải vất vả
Leo lên núi, vào chùa
Xin lỗi Ngài, sau đó
Phong Ngài làm quốc
sư,
Một trí tuệ sáng láng,
Một cõi tâm nhân từ.
Năm Một Ba Ba Bốn,
Ở tuổi đời tám mươi,
Ngài viên tịch, để lại
Một tấm gương cho đời.
Huyền Quang Lý Đạo Tái
Còn là một thi nhân
Tinh tế và sâu sắc
Về cõi Phật, đời trần.
May mắn còn giữ được
Một số bài của ông
Mà khi đọc không thể
Không xao xuyến nỗi
lòng.
CHU
VĂN AN (1292 – 1370)
Chu Văn An tên thật
Đơn giản chỉ Chu An,
Tên chữ là Linh Triệt.
Khi về ẩn, an nhàn
Ông lấy hiệu Tiều Ẩn -
Ông tiều thích ngủ
khì,
Quê ở xã Thanh Liệt,
Nay thuộc huyện Thanh
Trì.
Ông là người chính
trực,
Từng đỗ Thái học sinh,
Nhưng ở nhà dạy học,
Chọn hai chữ yên bình.
Trường mở, đông người
học,
Bên kia bờ sông Tô.
Ông có công truyền bá
Các tư tưởng Đạo Nho.
Không ít các trò học
Thành nổi tiếng sau
này.
Phạm Sư Mạnh, Lê Quát
Vẫn cung kính thăm thầy.
Nhờ có tài, có đức,
Ông được Trần Minh
Tông
Mời làm quan Tế tửu
Quốc Tử Giám, trường
công.
Ông thành thầy dạy
học,
Của vị vua tương lai
Là Thái tử Trần Vượng,
Dạy cả đức lẫn tài.
Sau khi Minh Tông mất,
Vua Dụ Tông lên thay,
Một ông vua hèn yếu,
Thích đàn hát suốt
ngày.
Vua ham chơi như thế
Nên quan nịnh lộng
quyền,
Triều chính không ổn
định,
Lòng dân cũng không
yên.
Ông dâng “thất trảm
sớ”,
Tức sớ chém bảy người.
Vua không nghe, thất
vọng,
Ông về nhà ngồi chơi.
Ông lui về ở ẩn
Ở vùng núi Phượng Hoàng,
Viết sách và dạy học
Cho lũ trẻ trong làng.
Cuộc đời ông thanh
bạch,
Liêm khiết và chí công
Được xem là gương sáng
Vào thời đại của ông.
Ông còn viết nhiều
sách:
Thơ gồm hai tập dày,
Chữ Nôm và chữ Hán,
Tinh tế và rất hay.
Cả Tứ “Thư thuyết ước”
Cũng là sách của ông,
Ngoài ra còn mấy cuốn
Thuốc Bắc và thuốc
Đông.
Ông là một trong ít
Các học giả, hiền nho
Được thờ ở Văn Miếu
Mãi cho đến bây giờ.
Hiện còn có lăng mộ
Và ngôi đền thờ ông
Nằm lưng chừng Núi
Phượng,
Người đến viếng rất
đông.
*
Vậy là ta nghe hết
Chuyện về bốn nhân
tài.
Có chuyện này kể nốt,
Rồi ta hẹn ngày mai.
CHUYỆN NGƯỜI HỌC TRÒ
CỦA CHU VĂN AN
Chu Văn An mở lớp
Ngay bên bờ sông Tô.
Lớp, nghe nói, không lớn,
Nhưng rất đông học trò.
Trong số học trò ấy,
Ông để ý một người,
Sáng nào cũng đến sớm,
Ghi chép kỹ từng lời.
Ông khen, hài lòng lắm,
Nhưng không biết người này,
Con nhà ai, giàu, đói
Và từ đâu đến đây.
Bèn cho người lặng lẽ
Theo anh kia về nhà,
Nhưng khi đến Đầm Đại
Thì biến mất bất ngờ.
Cái Đầm Đại ngày ấy
Nhiều sen và vân sam,
Bây giờ vẫn chưa lấp.
Đó là hồ Linh Đàm.
Mọi người lấy làm lạ,
Nhưng sáng ngày hôm sau,
Người học trò vẫn đến,
Kinh sử thuộc làu làu.
Một lần, trời hạn lớn,
Lúa ngoài đồng cháy khô.
Chu Văn An buồn bã
Nói với các học trò,
Rằng nếu ai có thể
Thì làm mưa giúp dân.
Người học trò lạ ấy
Đứng trước thầy, phân vân:
“Thưa thầy, con làm được,
Tuy trái với lệnh trời.
Nhưng con nghĩ thà chết,
Không thể không giúp người.”
Rồi người ấy thong thả
Bước ra giữa sân trường,
Sau khi đọc thần chú,
Vung mực khắp bốn phương.
Khi nghiên mực đã cạn,
Anh tung nó lên cao.
Lập tức trời nổi gió
Rồi mưa xối ào ào.
Trời mưa suốt đêm đó.
Phía Đầm Đại chớp lòa
Rồi sấm nổ liên tục.
Sáng tỉnh dậy, người ta
Thấy giữa hồ trôi nổi
Một con thuồng luồng to.
Chu Văn An vội vã
Cho gọi đám học trò
Vớt nó lên chôn cất.
Rồi dân lập miếu thờ.
Cái mộ ấy, nghe nói,
Còn tận đến bây giờ.
Theo truyền thuyết kể lại,
Chỗ rơi xuống chiếc nghiên
Sau gọi là Đầm Mực,
Vì nước nó màu đen.
Còn quản bút rơi trúng
Đất làng Tả Thanh Oai,
Nên về sau đất ấy
Sinh ra lắm hiền tài.
11
CHIẾN THẮNG VÂN ĐỒN VÀ
BẠCH ĐẰNG
Ba lần giặc Mông Cổ
Đem quân đánh nước ta.
Ba lần chúng thất bại,
Đất nước được yên hòa.
Thế đấy các cháu ạ,
Ông cha ta trước đây
Đánh ngoại xâm rất
giỏi.
Phải ghi nhớ điều này.
Bây giờ, rất vắn tắt,
Ông kể hai chiến công,
Hai trận đánh lịch sử.
Cả hai đều trên sông.
Vân Đồn, trận thứ
nhất,
Cắt đường giặc tiếp
lương.
Bạch Đằng là trận
tiếp,
Một chiến thắng phi
thường.
CHIẾN
THẮNG VÂN ĐỒN
Đầu Một Hai Tám Tám,
Lần xâm lược thứ ba,
Chiến thuyền giặc hùng
hổ
Tiến quân vào nước ta.
Ô Mã Nhi, tướng giặc,
Bảo vệ đoàn thuyền
lương
Của tướng Trương Văn
Hổ,
Đi phía trước dọn
đường.
Ở Vạn Ninh, Móng Cái,
Ta phục, đánh phủ đầu.
Dẫu bị tổn thất nặng,
Chúng vẫn tiến vào
sâu.
Thuyền của giặc đi tiếp,
Vẫn còn chưa hoàn hồn,
Bị quân ta chặn đánh
Ở cửa khẩu Vân Đồn.
Tuy nhiên, do lực yếu,
Quân Đại Việt đã thua.
Trần Khánh Dư, là
tướng,
Bị triệu về gặp vua.
Theo quân luật thời
ấy,
Có thể bị mất đầu.
Ông khất mấy ngày nữa
Sẽ về chịu tội sau.
Đúng như ông dự đoán.
Sau quân đi tiên
phong,
Đoàn quân lương sẽ
đến,
Thuyền lớn và rất
đông.
Ông cho quân mai phục,
Quyết một trận sống
còn.
Thuyền của Trương Văn
Hổ
Khi đến cửa Vân Đồn
Thì quân của Đại Việt
Từ nhiều phía đổ ra.
Nhanh, nhẹ và thiện
chiến,
Gươm giáo vung sáng
lòa.
Thuyền giặc lớn và
nặng
Nên không kịp trở tay.
Bị đánh chìm phần lớn,
Xác giặc chết phơi
đầy.
Nhiều thuyền cùng
lương thực
Lọt vào tay quân Trần.
Tướng giặc, Trương Văn
Hổ,
Phải bỏ chạy thoát
thân.
Mất một đoàn thuyền
lớn,
Mười bảy vạn hộc
lương,
Quân giặc biết rằng
chúng
Đã bị dồn cùng đường.
Nhuệ khí sa sút hẳn,
Sau thất bại nặng nề.
Tinh thần rất bạc
nhược,
Chúng chỉ mong quay
về.
Hay tin ta đại thắng,
Thượng hoàng Trần
Thánh Tông,
Tha cho tướng phạm
lỗi,
Rồi mở tiệc mừng công.
Sau đó, Ngài ra lệnh
Thả tù binh cho về
Với quân ở Vạn Kiếp
Để họ kể chúng nghe
Và gieo rắc sợ hãi,
Khiến chúng càng nản
lòng.
Kết quả đúng như vậy.
Thật tài, Trần Thánh
Tông.
Trận Vân Đồn lịch sử
Là chiến thắng mở màn
Trận Bạch Đằng quyết
định,
Đánh bại giặc hoàn
toàn.
CHIẾN
THẮNG BẠCH ĐẰNG
Tháng Một, năm Tám
Tám,
Ba đạo quân Thoát Hoan
Chiếm Thăng Long lúc
ấy
Bị bỏ trống, hoang
tàn.
Sau đó hắn tiến đánh
Các căn cứ nhà Trần.
Lính cướp bóc, đốt phá
Và tàn sát người dân.
Hắn còn cho quân lính
Làm cái việc đau lòng
Là đào bới, phỉ báng
Lăng mộ Trần Thái
Tông.
Ô Mã Nhi được lệnh
Đuổi bắt hai vua Trần,
Nhưng âm mưu thất bại
Do vấp phải lòng dân.
Nhiều vị trí xung yếu
Bị quân ta tấn công.
Vì thế cô, lương cạn,
Quân giặc rất nản
lòng.
Thoát Hoan quyết định
rút
Đến Vạn Kiếp tập trung
Rồi tháo chạy về nước
Theo đường bộ, đường
sông.
Thấy thời cơ đã đến,
Vua và tướng nhà Trần
Liền chuẩn bị truy
đánh
Bằng sức mạnh toàn
dân.
Vua và Trần Hưng Đạo
Phục kích, bủa lưới
dăng,
Chờ diệt quân xâm lược
Trên dòng sông Bạch
Đằng.
Bạch Đằng là sông lớn,
Hợp lưu của hai sông
Đá Bạc và sông Giá,
Ở Quảng Ninh, Hải
Phòng.
Có chỗ rộng nghìn mét.
Chênh lệch thủy triều
cao.
Thường các tàu thuyền
lớn
Khó ra nhưng dễ vào.
Nắm được lợi thế ấy,
Học theo kế Ngô Quyền,
Chủ tướng Trần Hưng
Đạo,
Mai phục, chờ quân
Nguyên.
Ông cho đóng cọc nhọn
Ở chỗ đáy sông nông,
Nhử giặc khi nước lớn,
Nước rút, sẽ tấn công.
Tháng Tư năm Tám Tám
Đoàn thuyền Ô Mã Nhi,
Có quân bộ hộ tống,
Không cảnh giác, cứ
đi.
Đến gần chỗ bãi cọc,
Thuyền chiến của nhà
Trần
Giả vờ ra khiêu chiến,
Rồi vờ thua nhiều lần.
Thuyền giặc cứ rượt
đuổi,
Trúng kế hiểm của ta.
Khi lọt vào bãi cọc
Thuyền quân Trần xông
ra.
Hàng nghìn thuyền nhỏ
nhẹ,
Hàng vạn lính can
trường,
Quân Đại Việt chiến
đấu
Thật dũng cảm phi
thường.
Bị bất ngờ đánh úp,
Rối đội hình, quân
Nguyên.
Tranh nhau chạy ra
biển.
Nước rút, cọc nhô lên.
Thế là thuyền thủng
đáy,
Dồn lại một đám đông.
Vỡ, đắm hơn già nửa,
Lính chết, xác đầy
sông.
Còn những tên sống sót
Tìm cách chạy lên bờ,
Cũng bị bắt hoặc giết
Vì quân Trần đang chờ.
Hơn bốn vạn tướng sĩ
Và bốn trăm chiến
thuyền
Đã bị ta tiêu diệt.
Thật đáng đời quân
Nguyên.
Nhiều tướng giặc bị
bắt -
Ô Mã Nhi đầu hàng.
Kết thúc một trận
đánh,
Một trang sử huy
hoàng.
Góp công vào chiến
thắng
Có tướng Trương Hán
Siêu,
Đỗ Hành và Nguyễn
Khoái,
Nhiều người nữa, rất
nhiều.
Còn cánh quân trên bộ
Do Thoát Hoan chỉ huy
Cũng không thể cứu
giúp
Quân tướng Ô Mã Nhi.
Con vua Hốt Tất Liệt,
Hắn là tướng có tài,
Từng chỉ huy quân giặc
Lần xâm lược thứ hai.
Bị vây ở Vạn Kiếp,
Hắn quyết định lần này
Rút theo hướng xứ Lạng
Rồi chạy về Quảng Tây.
Chúng đến thị trấn
Chũ,
Tức Bắc Giang bây giờ,
Gặp quân Trần phục
kích
Phải tháo chạy bất
ngờ.
Khi nhận được tin báo
Ba mươi vạn tinh binh
Quân Đại Việt đang
phục
Suốt dọc đường, thất
kinh,
Hắn ra lệnh đổi hướng,
Đi về phía Lộc Châu,
Nay cũng thuộc xứ
Lạng,
Nhưng vẫn bị đánh đau.
Bị bắn trúng tên độc,
Tên phó tướng tử vong.
Mãi một tháng sau đó
Cuộc rút chạy mới
xong.
Vậy là quân Mông Cổ
Lẫn nữa, lần thứ ba,
Đã thất bại thảm hại
Khi xâm lược nước ta.
*
Đó là những chiến
thắng
Vẻ vang của cha ông
Mà chúng ta, con cháu
Phải ghi nhớ trong
lòng.
Là con dân đất Việt
Thì mọi người chúng ta
Thà hy sinh tất cả
Để bảo vệ nước nhà.
Phải ghi nhớ lời dạy
Của vua Trần Nhân
Tông:
“Nhất quyết không để
mất
Một ngọn núi, bờ
sông!”
12
HỒ QUÍ LY (1336 –
1407)
Sau chiến tranh, nông
nghiệp
Được khôi phục rất
nhanh
Nhờ một loạt chính
sách
Được các vua ban hành.
Nghề thủ công, buôn
bán
Cũng có bước tiến dài.
Vân Đồn thành cảng
chính
Buôn bán với nước
ngoài.
Dù không bằng thời Lý,
Đạo Phật vẫn thịnh
hành.
Nho Giáo rất phát
triển.
Trường lớp cũng tăng
nhanh.
Chữ Hán dùng phổ biến,
Đặc biệt trong thơ
văn.
Tính tự hào dân tộc
Rất cao thời nhà Trần.
Chữ Nôm đã xuất hiện
Cũng vào giai đoạn
này.
Nhiều tác phẩm văn học
Còn lưu đến ngày nay.
Ngoài trường Quốc Tử
Giám,
Các tỉnh, lộ sông Hồng
Đã bắt đầu xây dựng
Trường công hoặc bán
công.
Còn ở các làng xã,
Trường tư cũng mọc
lên,
Không kể các lớp học
Có trước ở chùa chiền.
Các kỳ thi đều đặn
Tổ chức theo định kỳ.
Người nghèo mà học
giỏi
Đều được phép vào thi.
Thi đậu, tùy năng lực,
Được phân bổ làm quan.
Người thầy nổi tiếng
nhất
Là thầy Chu Văn An.
Cuốn Đại Việt Sử Ký
Gồm ba mươi tập dày,
Do Lê Văn Hưu soạn,
Cũng ở thời kỳ này.
Về công trình kiến
trúc
Có Hoàng Thành Thăng
Long
Với nhiều cung điện
lớn
Có ngói men đầu rồng.
Về chùa chiền thời ấy,
Nam Định có Phổ Minh.
Tháp Bình Sơn - Vĩnh
Phúc,
Nhiều chùa ở Ninh
Bình.
*
Như mọi triều đại
khác,
Theo một dạng chu kỳ,
Các vua Trần về cuối,
Hết thời thịnh, đến
suy.
Phần lớn hèn, bạc
nhược,
Khác với đầu đời Trần,
Vua suốt ngày yến
tiệc,
Không còn lo cho dân.
Giữa thế kỷ Mười Bốn
Những chín lần vỡ đê,
Mười năm có nạn đói,
Dân cơ cực đủ bề.
Một loạt cuộc khởi
nghĩa
Đã nổi dậy khắp nơi,
Được nông dân hưởng
ứng,
Hàng nghìn, hàng vạn
người.
Như khởi nghĩa Ngô Bệ
Ở Yên Phụ, Hải Dương.
Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa,
Nguyễn Bổ ở Bắc Giang.
Phạm Sư Ôn, Hà Nội,
Nguyễn Nhữ Cái, Sơn
Tây,
Làm nhà Trần đã yếu,
Lại càng thêm lung
lay.
*
Cuối thế kỷ mười bốn
Các vương triều nhà
Trần
Đã trở nên ruỗng mục,
Thối nát, mất lòng
dân.
Có Khu Mật Đại Sứ
Tên là Hồ Quí Ly,
Nắm hết mọi quyền lực,
Chẳng coi vua ra gì.
Cái phải đến đã đến,
Năm Một Nghìn Bốn Trăm,
Ông phế Trần Thiếu Đế,
Rồi lên ngôi âm thầm.
Như vua Lý Nam Đế,
Tổ tiên ông một thời
Người Triết Giang,
Trung Quốc,
Sang ta đã nhiều đời.
Hồ Quí Ly quê gốc
Ở Quỳnh Lưu, Nghệ An,
Sau chuyển ra Thanh
Hóa,
Rồi vào triều làm
quan.
Ông có hai cô ruột
Là hoàng hậu, ân nhân.
Sau hai con của họ
Cũng trở thành vua
Trần.
Khi lên ngôi, tên nước
Ông đổi thành Đại Ngu,
Dời đô vào Thanh Hóa,
Huyện Vĩnh Lộc bây
giờ.
Sau một năm tại vị,
Ông nhường lại ngai
vàng
Cho con trai trị quốc
Để làm Thái thượng
hàng.
Theo các tài liệu sử,
Ông là người nhẫn tâm,
Để lo trừ hậu họa,
Chỉ trong vòng một
năm,
Tổng cộng ông đã giết
Ba trăm bảy mươi
người,
Chủ yếu người hoàng
tộc.
Một tội ác để đời.
Dẫu mưu mô, ác độc,
Nhưng vua Hồ Quí Ly
Có rất nhiều cải cách
Mà sử sách còn ghi.
Những cải cách tiến
bộ,
Tầm nhìn rộng và xa,
Nếu đem thực hiện hết
Sẽ chấn hưng nước nhà.
Về lĩnh vực hành
chính,
Ông đặt nhiều chức
quan
Để giám sát các lộ,
Phòng ngừa những việc
gian.
Ông thêm chức Liêm
phóng
Ở châu, lộ xa gần,
Để báo triều đình biết
Thực tình của người
dân.
Về lĩnh vực kinh tế,
Ông cải cách hạn điền.
Giới hạn số ruộng đất
Của tầng lớp có quyền.
Trừ vương hầu, gia
tộc,
Ông qui định mỗi nhà
Có không quá mười mẫu,
Cả ruộng gần, ruộng
xa.
Về số lượng người ở,
Cũng không được quá
nhiều.
Tùy gia sản, thứ bậc
Mà được nuôi bao
nhiêu.
Ông phát hành tiền
giấy,
Nhằm đẩy mạnh công
thương,
Thay đổi chế độ thuế,
Quy định cách đo
lường.
Rồi mở thêm trường
học,
Bắt sĩ tử đi thi
Phải thi môn toán
pháp,
Mới được lên kinh kỳ.
Ông đặc biệt coi trọng
Chữ Nôm của nước nhà,
Sai dịch ra chữ ấy
Các sách cổ Trung Hoa.
Lại còn mở kho thóc
Giá rẻ cho người
nghèo.
Chăm lo việc thủy lợi,
Đào sông, đắp đê điều.
Ông đặt sở Quản Tế,
Sở y tế bây giờ,
Rồi cất quan coi sóc
Không chểnh mảng, thờ
ơ.
“Quản Tế Thư” được
lập,
Kiểu bệnh viện tế bần,
Chữa bệnh bằng châm
cứu
Và thuốc Nam cho dân.
Là tài năng kiệt xuất,
Với nghị lực phi
thường,
Ông đeo đuổi cải cách,
Tiếc đứt gánh giữa
đường.
Hồ Quí Ly biết trước
Dã tâm của nhà Minh,
Nên chuyên tâm chấn
chỉnh
Việc công và việc
binh.
Ông cải cách quân đội,
Xây thành, lo quốc
phòng,
Lập hộ tịch bắt lính,
Đóng cọc các cửa sông.
Ông là người tài giỏi,
Nhưng chỉ là quan văn,
Rất tiếc đã thất bại,
Vì không được lòng
dân.
Năm Một Bốn Không Sáu,
Lấy cớ giúp nhà Trần,
Nhà Minh sang xâm
lược,
Điều hai mươi vạn
quân.
Tướng giặc là Trương
Phụ,
Chia nhiều mũi tấn
công.
Thế yếu, quân Việt rút
Sang phía Nam sông
Hồng.
Thành Thăng Long thất
thủ
Trong vòng mấy tháng
sau.
Vua rút về Thanh Hóa
Định tính kế dài lâu.
Bị quân địch truy
đuổi,
Ông chạy vào Kỳ La,
Bây giờ thuộc Hà Tĩnh,
Rồi cha con ông ta
Bị quân Minh bắt sống
Đưa về nộp Bắc Kinh,
Dọc đường bị sát hại.
Không rõ lắm sự tình.
Cũng có tài liệu nói
Chúng đưa về Quảng
Tây,
Bắt lao dịch ở đấy
Rồi chết mòn sau này.
Vậy là triều Hồ mất,
Chỉ tồn tại bảy năm
Nhưng cũng kịp làm
được
Một số việc cần làm.
Nước Đại Việt lần nữa
Rơi vào ách ngoại
bang,
Phải chờ đến Lê Lợi
Mới độc lập huy hoàng.
*
Hôm nay, thay cổ tích,
Ông sẽ kể chuyện này,
Một chuyện sử có thật,
Được lưu truyền lâu
nay.
NGƯỜI VIỆT NAM XÂY
TỬ CẤM THÀNH Ở BẮC KINH
Không phải ai cũng biết
Một người Việt chúng ta
Xây Cố Cung hoa lệ
Cho vua chúa Trung Hoa.
Hơn thế, người Việt ấy
Vốn là một hoạn quan,
Sử sách ít nhắc đến.
Người đó là Nguyễn An.
Là kiến trúc sư trưởng
Xây khu Tử Cấm Thành,
Một nhà đại trị thủy,
Thế mà chẳng lưu danh.
Mãi các nhà sử học
Mới biết ông gần đây.
Hình như sử Trung Quốc
Cố tình quên chuyện này.
Nguyễn An là thợ giỏi,
Quê ở vùng Hà Đông,
Một làng nghề nào đó,
Làng mộc hoặc làng đồng.
Khi mới mười sáu tuổi,
Ông đã theo người thân
Vào xây hoặc tu sửa
Các cung vua nhà Trần.
Năm một bốn không bảy,
Khi diệt xong nhà Hồ,
Quân Minh mang về nước
Nhiều trai Việt khôi ngô.
Sau đó họ bị thiến
Để trở thành hoạn quan.
Trong số những người ấy
Có chàng trai Nguyễn An.
Thấy ông giỏi tính toán,
Có biệt tài xây nhà,
Lại liêm khiết hiếm thấy,
Nên vua nước Trung Hoa,
Lúc ấy là Thành Tổ,
Đặc biệt rất tin dùng.
Vua giao ông phụ trách
Việc xây khu Cố Cung.
Nguyễn An, còn rất trẻ,
Mới ba mươi tuổi đời,
Được toàn quyền sai khiến
Khoảng mười tám vạn người.
Kể từ khâu thiết kế,
Lo vật liệu, thi công,
Đến hoàn thiện mỹ thuật,
Việc gì cũng do ông.
Phải là người nhân cách
Và tài năng cực kỳ
Mới làm nổi điều ấy,
Tránh được lời thị phi.
Một công trình tốn kém
Suốt hàng chục năm ròng,
Khó khăn và vất vả,
Cuối cùng cũng làm xong.
Nguyễn An được vua thưởng
Năm mươi lạng vàng nguyên,
Thêm một trăm lạng bạc
Và một vạn quan tiền.
Chưa kể tám tấn thóc
Và bài vị, sắc phong...
Tất cả để ghi nhận
Công và tài của ông.
Có một con sông lớn
Tên là sông Hoàng Hà,
Thường xuyên gây lũ lụt.
Ngẫm mà lòng xót xa.
Vua nhà Minh lần nữa
Phải nhờ ông ra tay,
Đem tài năng xuất chúng
Trị thủy con sông này.
Đích thân ông gia cố
Các công trình thủy nông.
Phu phen hàng chục vạn
Răm rắp nghe lời ông.
Sau đó ông lại “trị”
Con sông dữ Tắc Dương,
Sông Trạch Chư, Trương Thụ,
Nơi ông chết dọc đường.
Nguyễn An là gương sáng
Về làm việc hết mình,
Về tài năng, đức độ,
Liêm khiết và công minh.
Trên đường đến xây dựng
Đê đập ở Sơn Đông,
Ông chết, có trăn trối
Đừng xây lăng cho ông,
Mà dùng số tiền ấy
Cho dân chúng trong vùng,
Người không may gặp lụt,
Rơi vào cảnh khốn cùng.
Nhân tiện xin nhắc đến
Những người như Nguyễn An,
Các chàng trai Đại Việt
Bị biến thành hoạn quan.
Phạm Hoằng, một thợ giỏi,
Vua Anh Tông nhà Minh
Sai xây Vĩnh An Tự
Tây Nam thành Bắc Kinh.
Đó là một chùa lớn,
Vua hài lòng, gọi ông
Là “Bồng Lai Cát Sĩ”,
Cho khắc tên ghi công.
Thêm một người khác nữa,
Có tên là Vương Cần.
Ông tài giỏi đến mức,
Nghe kể lại, một lần
Người ta bỗng phát hiện,
Rằng ông là hoạn quan
Mà vẫn còn “cái ấy”,
Tội chém, không phải bàn.
Thế mà vua tha chết,
Cho ra sống ngoài đời.
Còn tặng mấy cung nữ,
Rồi có con - mười người!
Tuy nhiên, người giỏi nhất
Lại là Hồ Nguyên Trừng,
Một thiên tài quân sự,
Danh tiếng rất lẫy lừng.
Ông này, như ta biết,
Là con Hồ Quí Ly,
Bị bắt sang Trung Quốc,
Có số phận li kỳ.
Lịch sử đã ghi lại
Rất chính xác, rằng ông,
Lần đầu trên thế giới
Chế tạo súng thần công.
Nhờ loại vũ khí đó
Mà nhà Minh nhiều lần
Đánh bại quân phương Bắc,
Xem ông như vị thần.
Về sau, ông, người Việt,
Làm Thượng thư bộ Công
Của thiên triều Đại Hán.
Kể cũng đáng hả lòng.
13
THÀNH NHÀ HỒ
Hôm nay ông sẽ kể
Câu chuyện Thành Nhà
Hồ.
Cũng có khi sử sách
Gọi là Thành Tây Đô.
Đó là bức tường lớn,
Ghép bằng đá mà thành.
Mỗi viên hơn mười tấn,
Có hào nước bao quanh.
Thành có bốn cửa
chính,
Là Nam Bắc Đông Tây,
Cổng chính cao mười
mét
Bằng đá, cong và dày.
Bốn cạnh đều vuông
góc,
Mỗi cạnh nghìn mét
dài.
Cao khoảng ba, bốn
mét,
Gia cố đất bên ngoài.
Bên trong là cung điện
Và dinh thự vua quan,
Bị thời gian hủy hoại
Nay là bãi hoang tàn.
Rất may còn sót lại
Đôi rồng đá rất to,
Chạm trổ thật tinh tế
Trước chính điện nhà
Hồ.
*
Thành Tây Đô xây dựng
Vào cuối đời nhà Trần,
Năm Một Ba Chín Bảy,
Bằng sức của người
dân.
Người khởi xướng xây
nó
Chính là Hồ Quí Ly,
Lúc ấy nắm quyền lực,
Chẳng coi vua ra gì.
Chỉ ba năm sau đó,
Tức Một Bốn Không
Không,
Ông tiếm ngôi, xuống
chiếu
Dời đô về quê ông.
Tức là về Thanh Hóa,
Bắt đầu đời nhà Hồ.
Thành mới xây được gọi
Bằng tên mới, Tây Đô.
Thành ở huyện Vĩnh Lộc
Thôn Tây Giai, Xuân
Giai,
Xã Vĩnh Long, Vĩnh
Tiến,
Đất của người hiền
tài.
Theo sử sách ghi lại,
Thành được xây rất
nhanh.
Chỉ trong vòng ba
tháng,
Mọi cái đã hoàn thành.
Đàn Nam Giao, cung
điện,
Tuyến phòng vệ bên
ngoài
Được xây tiếp, hoàn
thiện
Năm Một Bốn Không Hai.
Là công trình kiến
trúc
Tồn tại đến ngày nay,
Bằng đá, rất độc đáo,
Thành nhà Hồ gần đây
Được UNESCO chọn
Và xếp hạng, tôn vinh
Là Di sản Thế giới,
Vẻ vang cho nước mình.
Ông nghĩ sẽ rất tuyệt,
Có tiền thuê ô tô,
Ta làm chuyến du lịch
Tới thăm Thành Nhà Hồ.
14
LÊ LỢI (1385 – 1433)
Năm Một Bốn Không Sáu,
Lấy cớ giúp vua Trần,
Quân nhà Minh xâm lược
Đem hai mươi vạn quân,
Dân phu hàng chục vạn,
Do Trương Phụ cầm đầu,
Hùng hổ đánh Đại Việt,
Và nhanh chóng tiến
sâu.
Nhà Hồ thế lực yếu,
Lại không có tướng
tài,
Nên liên tiếp thất
bại,
Bị giặc đuổi dài dài.
Đầu Một Bốn Không Bảy,
Mất Thăng Long, vua Hồ
Rút quân về quyết định
Cố thủ thành Tây Đô.
Vào tháng Tư năm ấy,
Thế và lực đã suy,
Quân Minh kéo vào
đánh,
Lần nữa, Hồ Quí Ly
Rút chạy vào Hà Tĩnh.
Và chỉ hai tháng sau
Ông bị giặc Minh bắt
Rồi đưa về nước Tàu.
Nhà Minh ngay lập tức
Xóa quốc hiệu nước ta,
Đổi thành quận Giao
Chỉ,
Một phần nước Trung
Hoa.
Chúng đặt nhiều thuế
mới
Tăng lao dịch, lao
công.
Nhân dân sống khổ cực
Luôn oán trách trong
lòng.
Cuối cùng dân nổi dậy
Khởi nghĩa ở nhiều
nơi:
Đồ Sơn có Phạm Ngọc,
Phú Thọ - Trần Văn
Thôi.
Quảng Ninh có Lê Ngã,
Phạm Chấn ở Đông
Triều.
Trần Nguyên Khang xứ
Thái,
Ngoài ra còn rất
nhiều.
*
Năm Một Bốn Không Bảy,
Trần Ngỗi, con vua
Trần,
Được tôn thành hoàng
đế,
Làm nức lòng người
dân.
Đầu năm sau, Trần Ngỗi
Kéo quân vào Nghệ An,
Nhận được sự giúp đỡ
Của một số cựu quan.
Đó là tướng Đặng Tất
Và tướng Nguyễn Cảnh
Chân,
Trước là người thân
tín
Của các triều vua
Trần.
Đặng Tất ở xứ Huế.
Nguyễn Cảnh Chân phía
trong.
Vào cuối năm Không
Tám,
Cùng Trần Ngỗi tấn công
Và đã đánh tan tác
Bốn vạn quân nhà Minh
Ở Bô Rô, Nam Định,
Thanh thế lên rất
nhanh.
Nhiều người đến tụ
nghĩa,
Quyết khôi phục nhà
Trần.
Tuy nhiên, sau chiến
thắng,
Đặng Tất, Nguyễn Cảnh
Chân
Đã bị Trần Ngỗi giết,
Do tin lời dèm pha.
Cuộc khởi nghĩa lụi
tắt.
Thật tiếc cho nước
nhà.
*
Chẳng bao lâu sau đó,
Con Đặng Tất, Cảnh
Chân,
Là Đặng Dung, Cảnh Dị,
Bỏ vào xứ Nghệ An.
Họ tôn Trần Quí
Khoáng,
Làm vua mới nhà Trần,
Lại dấy binh khởi
nghĩa,
Thu phục được lòng
dân.
Nghĩa quân đã làm chủ
Một vùng đất kéo dài
Từ Thanh Hóa đến Huế,
Cũng đất người hiền
tài.
Năm Một Bốn Một Một,
Giặc tiến đánh xứ
Thanh.
Nghĩa quân phải tạm
rút
Vào Huế, tuyển thêm
binh.
Rồi hai năm sau đó,
Năm Một Bốn Một Ba,
Giặc cho quân đánh
Huế,
Thế lực yếu, quân ta
Đã dần dần tan rã.
Nhiều người rời nghĩa
binh.
Vua, Đặng Dung, Cảnh
Dị
Rơi vào tay quân Minh.
*
Thế là ông kể hết
Về tình hình nước ta
Dưới ách đô hô mới
Của phong kiến Trung
Hoa.
Nhưng năm năm sau đó
Tình hình mới khá hơn
Khi xuất hiện Lê Lợi
Cùng khởi nghĩa Lam
Sơn.
Bây giờ ông sẽ kể
Về người con xứ Thanh
Đã có công đánh đuổi
Giặc xâm lược nhà
Minh.
Sau đó, ông sẽ kể
Theo thứ tự, dần dần
Diễn biến cuộc khởi
nghĩa
Và chuyện các trung
thần.
*
Giặc nhà Minh phương
Bắc
Diệt xong Hồ Quý Ly,
Quyết xóa văn minh
Việt,
Không để lại chút gì.
Chúng đốt hết sách vở,
Hoặc chở về Yên Kinh.
Hoạn đàn ông Đại Việt,
Làm điêu đứng dân
tình.
Chúng bắt, đưa về nước
Những người giỏi,
người tài.
Tịch thu các thư tịch,
Các bia đá, tượng đài.
Lòng muôn dân ta thán,
Đâu cũng thấy bất bình.
Đúng lúc ấy xuất hiện
Vị anh hùng cứu tinh.
Người ấy là Lê Lợi,
Một chúa trại Lam Sơn.
Ông dấy binh khởi
nghĩa,
Rửa mối nhục căm hờn.
Năm Một Bốn Một Sáu,
Cùng mười tám hiền
tài,
Ông thề quyết đánh
giặc
Trong hội thề Lũng
Nhai.
Nhiều anh hùng, hào kiệt
Giúp ông dựng cơ đồ:
Nguyễn Trãi, Trần
Nguyên Hãn,
Đinh Lễ, Lê Đa Bồ...
Năm Một Bốn Một Tám,
Ông phong vương cho
mình,
Hịch kêu gọi dân chúng
Chống lại ách nhà
Minh.
Nghĩa quân ông lãnh
đạo
Tạm thất bại ban đầu,
Nhưng giành nhiều
thắng lợi
Trong giai đoạn về
sau.
Năm Một Bốn Hai Bảy
Cuộc kháng chiến thành
công,
Khôi phục nền độc lập,
Vua và dân nức lòng.
Trong năm năm trị
nước,
Ông làm được nhiều
điều:
Lấy đất người giàu có
Đem chia cho người
nghèo.
Soạn lại luật hình sự
Theo mô hình nhà
Đường.
Lo chấn hưng văn hóa
Bằng cách xây thêm
trường.
Các cơ cấu hành chính
Và bộ máy công quyền
Cũng được điều chỉnh
lại
Theo hướng trọng người
hiền.
Là anh hùng dân tộc,
Nhà quân sự đại tài,
Cuối đời, vua Lê Lợi
Cũng có nhiều điểm
sai.
Ông thay ngôi thái tử,
Quá tin lời người
thân,
Mà đang tâm bức hại
Cả những bậc trung
thần.
Nguyễn Trãi bị tù tội,
Trần Nguyên Hãn quyên
sinh.
Đó không phải là việc
Của đấng vua anh minh.
Năm năm trên ngôi báu,
Năm Một Bốn Ba Ba,
Hưởng thọ bốn tám tuổi
Vua Lê Lợi băng hà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét