Thơ Phật
TRUYỆN THÁI TỬ BỊ ONG
ĐỐT
Ông quan đại thần nọ
Được giao dạy con vua,
Tức là dạy thái tử,
Một cậu bé thích đùa.
Cậu nhằm ông trêu
chọc,
Việc ấy ông cho qua.
Nhưng cậu hay cáu giận
Đã làm ông lo xa.
Vì sớm muộn, thái tử
Cũng nối ngôi cha mình.
Nếu vua hay tức giận,
Vua không còn thông
minh.
Đó sẽ là tai họa
Cho đất nước sau này.
Nên ông quyết tìm cách
Trừ mầm họa hôm nay.
Một hôm ông dẫn cậu
Tới một bụi cây hồng.
Có con ong ở đấy
Đốt tay cậu sưng
phồng.
Cậu bé òa lên khóc,
Dọa sẽ mách vua cha.
Ông nói: “Cậu mách hộ
Cả cái này cho ta!”
Rồi ông chỉ xuống đất,
Một cảnh tương hãi
hùng:
Con ong vừa đốt cậu,
Chết, gan ruột xổ
tung.
“Cậu nhìn đi, - ông
nói. -
Bị trêu chọc, con ong
Do vì quá tức giận,
Đốt tay cậu sưng
phồng.
Kết quả thì cậu thấy,
Chính nó tự giết mình,
Vì không thể kiềm chế
Mà mất trí thông
minh!”
Thái tử ngay tối đó
Mách vua cha điều này.
Vua không những không
phạt,
Mà còn thưởng ông
thầy.
Về sau cậu bé ấy
Thành một đấng minh
quân,
Thông minh, luôn điềm
tĩnh
Và rất được lòng dân.
*
Phật Thích Ca vẫn dạy
Mọi bất hạnh bắt đầu
Bằng một cơn cuồng
giận
Để hối hận về sau;
Rằng đời người đau khổ
Chủ yếu vì Tham, Sân.
Kiềm được hai cái ấy,
Mọi cái sẽ tốt dần.
TRUYỆN CÔNG CHÚA NHẬT
QUANG
Đức vua nước Xá Vệ,
Là Ba Tư Nặc Vương,
Có một nàng công chúa
Đẹp, thông minh khác
thường.
Với bố mẹ, hiếu thảo.
Với dân chúng, có
tình.
Cô rất được yêu mến
Trong đất nước của
mình.
Dễ hiểu Ba Tư Nặc
Yêu quí nàng vô cùng.
Một hôm, ngài trò
chuyện
Với con ngài trong
cung.
“Phụ thân và hoàng hậu
Yêu con nhất đời này.
Nhờ ân đức cha mẹ,
Con được như hôm nay.”
Nàng cúi đầu cảm tạ
Công cha mẹ dưỡng
sinh,
Nhưng nói được như thế
Cũng nhờ số phận mình.
Nghe vậy, Ba Tư Nặc
Có ý không hài lòng,
Rồi bất ngờ quyết định
Gả con gái của ông
Cho một anh hành khất.
Chả là ngài muốn con
Phải thấm thía cái khổ
Để khiêm nhường, biết
ơn.
Vậy là anh hành khất
Thành chồng nàng Nhật
Quang.
Anh nói xưa bố mẹ
Cũng lắm bạc nhiều
vàng.
Sau khi bố mẹ chết,
Do không chịu làm ăn,
Lại ham chơi, hoang
phí,
Anh rơi vào cảnh bần.
Anh bán hết nhà cửa,
Rồi lại tiêu hết tiền
Nên phải đi hành khất,
Chịu đói rét triền
miên.
Tuy vậy, anh vẫn có
Cả một khu điền trang,
Do không ai thuê mướn
Nên hiện còn bỏ hoang.
Hai vợ chồng về đấy -
Cách Xá Vệ khá xa -
Cả hai chặt cây cối,
Cố dựng một nếp nhà.
Trong khi đang cuốc
đất
Thì hai người bỗng
nhiên
Tìm thấy cùng một lúc
Những ba hòm đầy tiền.
Thành ra họ nhanh
chóng
Gây dựng lại cơ đồ.
Nhật Quang, dẫu công
chúa,
Rất giỏi làm, giỏi lo.
Chỉ mấy năm sau đó
Họ trở nên rất giàu.
Nàng và anh hành khất
Hạnh phúc sống bên
nhau.
Lại nói Ba Tư Nặc,
Từ ngày đuổi con đi,
Thực lòng rất hối hận,
Lại không biết tin gì.
Vua bèn cho quân lính
Đi tìm kiếm khắp nơi,
Cuối cùng vua tìm thấy
Vui, không nói nên
lời.
Nhưng vua không hiểu
nổi
Sao có thể thế này.
Bèn đến hỏi Đức Phật.
Đức Phật nói: “Nghe
đây.”
Rồi Ngài kể câu
chuyện,
Xưa có đôi vợ chồng.
Người vợ rất mộ đạo,
Hết lòng vì việc công.
Bà đem của bố thí
Cho người nghèo, người
già.
Chuyên tâm làm việc
thiện,
Đến mức suýt bán nhà.
Còn ông chồng, ngược
lại,
Tiếc của vì rất keo.
Ông đau đến quặn ruột
Khi vợ tiếp người
nghèo.
Do qui y Tam Bảo,
Nên vợ ông dần dần
Thuyết phục chồng giác
ngộ,
Cam chịu cảnh thanh
bần...”
Phật ôn tồn nói tiếp:
“Tiền kiếp của Nhật
Quang
Là người đàn bà ấy,
Người có tấm lòng
vàng.
Nhờ kiếp trước đức độ
Nên con ngài ngày nay
Được xinh đẹp, phú
quí.
Không khó hiểu điều
này.
Còn ông chồng keo kiệt
Nay là rể của ngài.
Vì keo nên phải chịu
Một chút khổ trần ai.”
Đức vua Ba Tư Nặc
Nghe, xúc động vô
cùng,
Liền sai xe lập tức
Đưa hai người về cung.
Nàng Nhật Quang công
chúa
Lại sống cạnh người
thân.
Còn anh chàng hành
khất
Được phong làm đại
thần.
TRUYỆN ÔNG VUA VÀ
HAI VỊ TƯỚNG THÙ GHÉT
NHAU
Thời ấy ở Ấn Độ
Có một vị vua già
Nổi tiếng giỏi cai trị
Và bảo vệ nước nhà.
Bí quyết rất đơn giản:
Có hai tướng hàng đầu,
Ông luôn làm cho họ
Phải ghen ghét, thù
nhau.
Ông giỏi khích bác họ,
Lúc vui, lúc phiền
lòng,
Giỏi cả việc bắt họ
Luôn trung thành với
ông.
Thường thì một công
việc
Ông giao cho cả hai,
Chủ ý để hai tướng
Tranh lập công, tranh
tài.
Họ ghét nhau cay đắng,
Ghét đến mức sẵn sàng
Người này giết người
nọ,
Dù mất cả núi vàng.
Một lần, trong chiến
trận,
Một tướng cứu được
vua,
Đúng lúc bị vây hãm
Và quân mình sắp thua.
Để đền ơn, vua nói:
“Ta ban thưởng cho ngươi
Bất cứ gì ngươi muốn,
Bất cứ gì trên đời.
Có điều, - vua nói
tiếp,
Ông vua già thông
minh,
Biết chắc chắn vị
tướng
Muốn giết đối thủ
mình, -
Có điều, ngươi phải
nhớ:
Ông tướng kia, bạn
ngươi,
Cũng sẽ được ta
thưởng,
Ta quí trọng hai
người.
Và nếu ngươi được một,
Ông kia sẽ gấp hai.
Nào, muốn gì, hãy nói,
Hai vị tướng có tài!”
Vị tướng lập công
trạng
Chắp hai tay, và rồi,
Không do dự, liền nói:
“Hãy móc một mắt tôi!”
Trong các buổi thuyết
pháp
Đức Phật dạy chúng ta
Phải kiềm chế cơn
giận,
Nhiều khi đến mù lòa.
Và rằng sự giận dữ
Che lấp sự thông minh,
Chỉ mang lại tai họa
Cho người và cho mình.
TÔI MUỐN HẠNH PHÚC
Một người hỏi Đức
Phật:
“Bạch Như Lai từ bi,
Tôi muốn có hạnh phúc.
Vậy thì phải làm gì?”
Đức Phật đáp: “Trước
hết
Anh phải bỏ chữ “Tôi”.
Tiếp đến bỏ chữ
“Muốn”.
Chỉ hai chữ đó thôi.
Vì “Tôi” là ích kỷ.
“Muốn” là mong, là
tham.
Bỏ nó, anh hạnh phúc,
Trong ý nghĩ, việc
làm.”
TRƯỞNG GIẢ CẤP CÔ ĐỘC
Ông là người giàu có,
Thích bố thí, cúng
dường,
Không chỉ các tăng lữ,
Mà cả người bình
thường.
Lần nọ, đến Vương Xá,
Được diện kiến Thích
Ca,
Nghe lời Ngài giảng
pháp,
Rồi xúc động sâu xa,
Lập tức ông phát
nguyện,
Không nề hà điều gì,
Xây một Tịnh Xá lớn
Cho Phật và tăng ni.
Ông trở về Xá Vệ,
Cho người đi khắp vùng
Tìm khu đất thích hợp.
Sau nhiều ngày, cuối
cùng
Ông chọn được một chỗ
Rất đẹp và không xa.
Đó là khu vườn lớn
Của Thái Tử Kỳ Đà.
Một khu vườn rất rộng,
Bốn mùa cây lá xanh.
Mát mẻ và thanh tịnh,
Cảnh vật đẹp như
tranh.
Tuy nhiên, vì nó đẹp
Mà Thái Tử Kỳ Đà,
Nhất định không chịu
bán,
Dù giá đắt gấp ba.
Cuối cùng thấy bất
tiện,
Không muốn mất lòng
ông,
Thái Tử đòi cái giá,
Mà thực chất nói
“Không!”
“Thôi được, thì tôi
bán,
Nếu ông thực sự giàu
Rải vàng khắp vườn ấy.
Không bớt đồng nào
đâu!”
Trưởng giả Cấp Cô Độc
Liền cho trăm người
nhà
Chở vàng đến, rải kín
Vườn Thái Tử Kỳ Đà.
Ngay hôm sau, lập tức
Ông thuê một nghìn
người
Ngày đêm xây Tịnh Xá,
Rộng và đẹp tuyệt vời.
Xong, ông làm lễ lớn
Mời Đức Phật Thích Ca
Dọn đến ở, và gọi
Là Tịnh Xá Kỳ Đà.
Có điều, sau lần ấy,
Nhà ông chẳng còn gì.
Không đủ để ăn mặc
Và cúng dường tăng ni.
Một lần, nhà hết gạo,
Trong túi tiền cũng
không.
Ông đem khúc gỗ quí
Bán, kiếm được bốn
đồng.
Vợ ông cầm đi chợ,
Mua bốn lon gạo ngon.
Lấy một lon, sung
sướng
Nấu cơm cho chồng con.
Cơm chín thì bất chợt
Bà ngước mắt nhìn ra -
Tôn giả Xá Lợi Phất
Cầm bát đứng trước
nhà.
Không một chút do dự,
Bà dâng cơm cho ngài.
Rồi quay vào, hý húi
Nấu lon gạo thứ hai.
Nấu xong, bà chợt thấy
Tôn giả Mục Kiền Liên
Cùng hai vị sư khác
Cầm bát, đứng kề bên.
Lần nữa, bà hoan hỉ
Đem nồi cơm của bà
Cúng chư tăng phật tử.
Còn nồi cơm thứ ba
Bà cúng cho Ca Diếp.
Vậy là nhà chỉ còn
Duy nhất một lon gạo
Để dành cho chồng con.
Nấu xong lon gạo ấy,
Định đi mời cả nhà,
Chợt ngước nhìn, bà
thấy
Chính Đức Phật Thích
Ca.
Ngạc nhiên và xúc
động,
Bà dâng cơm mời Ngài.
Không nghĩ chuyện phải
nhịn
Hôm nay và ngày mai.
Cảm động trước tâm
thiện
Và công đức hai người,
Đức Phật liền chúc
phúc
Cho an lạc suốt đời.
Một lát sau, đầy tớ
Và gia nhân vội vàng
Vào thưa: Có phép lạ!
Thóc gạo và bạc vàng
Bỗng từ đâu đổ đến,
Chất đống tận trần
nhà.
Trưởng giả Cấp Cô Độc
Biết là Phật Thich Ca,
Bèn lập đàn thật lớn
Cúng Phật và tăng ni.
Rồi mời Ngài giảng
pháp
Về Hỉ Xả Từ Bi.
BẢY CÁCH BỐ THÍ CỦA
NGƯỜI NGHÈO
Một người nọ hỏi Phật:
“Vì sao con luôn
nghèo?”
Ngài đáp: “Vì đơn
giản,
Con chưa bố thí
nhiều.”
“Bạch Ngài, con thực
sự
Không có gì để cho,
Đúng thế, không gì cả,
Ngoài đói khổ, buồn
lo.”
“Ta tin lời con nói.
Nhưng có bảy cái này
Con có thể bố thí,
Mà bố thí hàng ngày.
Thứ nhất là Nhan Thí,
Tức bố thí nụ cười.
Thứ hai là Ngôn Thí,
Là nói đẹp với người.
Thứ ba là Tâm Thí,
Tức bố thí tấm lòng.
Thứ tư là Nhãn Thí,
Tức cái nhìn cảm
thông.
Thứ năm là Thân Thí,
Bố thí việc ân tình.
Thứ sáu là Tọa Thí,
Nhường chỗ ngồi của
mình.
Thứ bảy là Phòng Thí,
Dạng bố thí cuối cùng,
Khi con cho người khác
Tình Yêu và Bao Dung.”
TAM TẠNG KINH
Bốn chín năm hành Đạo,
Đức Phật Tổ anh minh
Để lại cho trần thế
Tất cả năm bộ Kinh.
Đó là lời thuyết pháp
Và lời dạy của Ngài
Cho chúng sinh đệ tử
Trong một thời gian
dài.
Sau khi Phật nhập diệt
Một thời gian khá lâu,
Người ta biên soạn lại
Thành năm bộ như sau:
Một, bộ kinh thứ nhất
-
Kinh Hoa Nghiêm, Kinh
này
Là Kinh cao siêu nhất,
Giảng trong hăm mốt
ngày.
Ngài giúp các Bồ Tát
Đã chứng phép Vô Thường
Thành Đẳng Giác, Diệu
Giác
Đầy tình yêu, tình
thương.
Hai, bộ Kinh cơ bản,
Gọi là Kinh A Hàm,
Giúp chúng sinh tu
tập,
Cả lời nói, việc làm.
Mười hai năm liên tục
Ngài nói về Kinh này.
Nhiều thí dụ minh họa,
Thiết thực và rất hay.
Ba là Kinh Phương Đẳng.
Về tự giác ngộ mình,
Để mình thành sáng
láng,
Giác ngộ cho chúng
sinh.
Kinh này được Ngài
giảng
Trong suốt tám năm
trời,
Giúp đệ tử thoát tục,
Cứu mình và cứu người.
Bốn là Kinh Bát Nhã.
Ngài giảng hăm hai
năm,
Về Chân Không, Vũ Trụ,
Ánh Sáng và Tối Tăm,
Thật Tướng và Vô Tướng
Của các Pháp tu hành.
Kinh này sau phát
triển
Thành Bát Nhã Tâm
Kinh.
Năm, và là Kinh cuối -
Pháp Hoa và Niết Bàn.
Trong tám năm ngài
giảng,
Thuyết minh và luận
bàn.
Trong Kinh này Ngài
nói
Về lý do, nguyên nhân
Ngài, sau nghìn vạn
kiếp,
Xuất hiện ở đời trần.
Rồi trước khi nhập
diệt,
Các đệ tử của Ngài
Được Ngài chúc, thọ ký
Thành Phật trong tương
lai.
*
Toàn bộ Kinh của Phật
Sau được các Tăng Già
Tập hợp thành Tam
Tạng,
Tức Kinh Pi-ta-ka.
Một - gọi là Kinh
Tạng,
Tức là giáo lý Kinh,
Bao gồm các bài giảng
Khai ngộ cho chúng
sinh.
Hai - gọi là Luật
Tạng,
Về lịch sử Tăng Già
Và về các giới luật
Dành cho người xuất
gia.
Ba - gọi là Luận Tạng,
Bàn các vấn đề chung
Cao siêu và triết lý
Trong vũ trụ vô cùng.
PHÉP HUYỀN DIỆU
Phật ở thành Vương Xá,
Nghỉ trong rừng Trúc Lâm.
Một đêm hè mát mẻ,
Lại đúng ngày trăng rằm.
Đêm ấy, trong vườn vắng
Xá Lợi Phất ngồi thiền.
Cái đầu trọc vừa cạo
Soi vành trăng mới lên.
Từ phương Bắc bay xuống,
Hai hung thần bật cười
Thấy cái đầu bóng loáng
Dưới ánh trăng sáng ngời.
Một hung thần liền nói:
“Lão hòa thượng này hay.
Ta muốn búng một phát
Lên đầu trọc lão này.”
Hung thần kia can bạn:
“Ấy chết, không được đâu.
Đại sư này có phép
Thần thông và nhiệm màu.”
Bất chấp lời can gián,
Hung thần thích đùa dai
Lao xuống, búng một cái
Lên đầu trọc của ngài.
Cú búng ấy rất mạnh,
Có thể giết cả voi,
Làm cả rừng cây ngã,
Hay làm núi nứt đôi.
Thế mà Xá Lợi Phất
Vẫn tiếp tục ngồi yên.
Chiếc đầu trọc bất động
Trong tư thế định thiền.
Trong khi thần hung ác
Vừa chạm vào người ngài,
Liền bất ngờ bốc cháy,
Thành vệt lửa kéo dài.
Đang ở một nơi khác,
Đại đức Mục Kiền Liên,
Người có tài thiên nhãn
Và biết trước nhân duyên,
Đã nhìn thấy tất cả,
Liền bay đến: “Thưa ông,
Ông vẫn khỏe đấy chứ?
Cú đánh có đau không?”
“Cảm ơn, tôi vẫn khỏe.
Chỉ hơi chút nhức đầu.”
“Pháp lực ông thật lớn,
Uy đức thật thâm sâu.
Từ xa tôi nhìn thấy
Một hung thần đánh ông.
Một cú đánh khủng khiếp,
Làm vỡ núi, tắc sông.
Thế mà ông vẫn khỏe,
Vẫn tiếp tục ngồi thiền.
Chỉ đầu hơi nhức nhức.
Pháp lực thật vô biên.”
Đức Phật khi hay chuyện,
Bèn nói với mọi người:
“Ai trong lòng tĩnh lặng,
Không vương vấn bụi đời,
Sẽ vững như núi đá,
Sẽ chiến thắng cái đau.
Gặp vui không xúc động.
Gặp rủi không buồn rầu.
CHẾT, ĐẦU THAI THÀNH
TRÂU
Hai anh em nhà nọ,
Bố mẹ chết, và rồi
Gia sản lớn để lại
Được hai người chia
đôi.
Vốn tham lam, keo
kiệt,
Kể từ đấy, người em
Buôn bán, tìm mọi cách
Để giàu càng giàu
thêm.
Người anh thì ngược
lại,
Bản chất vốn nhân từ,
Đem tiền làm việc
thiện,
Cúng Tam Bảo, cúng sư.
Người em giàu thấy
thế,
Luôn cười chê anh
trai.
Người anh khuyên can
cậu,
Nhưng không ai chịu
ai.
Về sau, người anh cả
Đã qui y xuất gia.
Đến sống trong Tịnh Xá
Gần Đức Phật Thích Ca.
Nhờ phúc đức kiếp
trước,
Nhờ học pháp hàng
ngày,
Ông chứng A La Hán,
Luôn đi gió về mây.
Người em thì thật
tiếc,
Cả núi tiền, rất giàu,
Nhưng chết, xuống địa
ngục,
Đầu thai thành con
trâu.
Trâu làm việc vất vả,
Còn bị đánh, thật
thương.
Bị bỏ đói, bỏ khát
Cũng là chuyện bình
thường.
Anh nó, A La Hán,
Nhờ thiên nhãn thần
thông,
Đã nhìn thấy, cám
cảnh,
Thương em, không cầm
lòng.
Ông vội vàng bay đến,
Bỏ tiền mua con trâu,
Nhân tiện kể câu
chuyện
Về người em tham giàu.
Chủ con trâu hốt
hoảng,
Lo sợ chuyện nhân
duyên.
Quì trước vị La Hán,
Nhất định không lấy
tiền.
Ông còn xin được dẫn
Tới gặp Phật Thích Ca.
Phật thấy ông thành thật,
Phật thấy ông thành thật,
Đồng ý cho xuất gia.
Lại nói con trâu nọ,
Được La Hán, người
anh,
Cho qui y Tam Bảo,
Dạy niệm Phật, tụng
kinh.
Không lâu sau, nó
chết,
Vãng sanh lên Cõi
Trời.
Và sau hàng vạn kiếp,
Được đầu thai thành
người.
CHIẾC NHẪN KIM CƯƠNG
Phật Thích Ca từng
dạy:
Bố thí giúp chúng
sinh,
Tức là ta gây dựng
Một gia sản cho mình.
Chính nó là ân phước
Cho chúng ta sau này.
Không phải xuống địa
ngục
Để chịu cảnh đọa đầy.
Ngược lại, giờ may mắn
Ta hạnh phúc hơn
người,
Là do các kiếp trước
Ta bố thí giúp đời.
*
Ở Ấn Độ thời ấy
Có một bà rất giàu.
Một bà hoàng xinh đẹp
Với hàng nghìn người
hầu.
Bà là người mộ đạo,
Một lòng thờ Thích Ca.
Bà ăn ở phúc đức.
Mọi người yêu mến bà.
Một hôm bà đi dạo
Trong vườn uyển với
chồng,
Một ông vua vĩ đại,
Nổi tiếng khắp Tây
Đông.
Thấy bà ngời hạnh
phúc,
Kim cương đeo đầy
người,
Chồng bà nói: “Hoàng
hậu
Quả sung sướng nhất
đời.
Thiết nghĩ nàng cũng
biết,
Rằng nàng được thế này
Là nhờ ta ân sủng
Và nâng đỡ lâu nay.”
Bà đáp: “Tâu bệ hạ,
Thiếp rất biết ơn
ngài.
Ngài là chồng của
thiếp,
Một đức vua hiền tài.
Nhưng việc thiếp hạnh
phúc
Và mãn nguyện hôm nay,
Là do phúc đức thiếp
Đã gieo trồng trước
đây.”
Vua nghe, chỉ im lặng,
Dù khó chịu trong
lòng.
“Thật vô ơn! Hãy đợi,
Xem điều ấy đúng
không.”
Đêm hôm ấy, lặng lẽ
Chờ hoàng hậu ngủ say,
Vua tháo chiếc nhẫn
quí
Bà vẫn đeo hàng ngày.
Chiếc nhẫn kim cương
lớn,
Quà một vua Phương
Đông.
Không một chút do dự,
Vua ném nó xuống sông.
Sáng hôm sau tỉnh dậy,
Thấy mất nhẫn kim
cương,
Bà hỏi chồng. Vua đáp:
“Chiếc nhẫn ấy bình
thường.
Mất có gì đáng tiếc.
Sao nàng lại hỏi ta?
Nếu nàng có “phúc đức”,
Sẽ tìm thấy thôi mà.”
Bà hiểu ý châm chọc.
Ngay trước mặt chồng
mình,
Liền phát nguyện, rồi
khấn:
“Xin Đức Phật anh linh
Và chư tăng chứng
giám,
Rằng các kiếp trước
đây
Con ăn ở phúc đức,
Nên được như ngày nay.
Và rằng nếu đúng vậy,
Nếu phước lộc đang
còn,
Thì chiếc nhẫn đã mất
Sẽ quay về với con!”
Vừa dứt lời, cửa mở.
Anh đầu bếp đi vào,
Tay cầm chiếc nhẫn quí
Lấp lánh như ngôi sao.
“Bẩm vua và hoàng hậu,
Con thấy chiếc nhẫn
này
Trong bụng một con cá
Gia nhân mua sáng
nay.”
TRUYỆN CÔ GÁI NGHÈO
CÚNG MỘT ĐỒNG TIỀN
Xưa, có cô gái nọ
Sống bằng nghề ăn xin.
Một lần, đứng trước
cửa
Ngôi chùa ở làng bên.
Qua cánh cổng, cô thấy
Các sư ngồi trong sân,
Chia những thứ ít ỏi
Mới xin được cùng ăn.
Dẫu là người hành
khất,
Nhịn suốt ngày là
thường,
Cô vẫn thấy ái ngại,
Và chợt muốn cúng
dường.
Cô sờ túi, thất vọng,
Tiền chỉ đúng một
đồng.
Biết mua gì vào cúng,
Ai được ăn, ai không?
Cuối cùng cô quyết
định
Mua một bát muối đầy,
Các sư ăn sẽ đủ,
Thậm chí được mấy
ngày.
Sư trụ trì biết
chuyện,
Liền mời cô vào chùa,
Tiếp rước như Bồ Tát,
Dùng cả lọng tua rua.
Nhờ sự cúng dường ấy,
Cô gái này về sau
Trở thành vợ hoàng tử,
Cao quí và rất giàu.
Một hôm, cô cho chở
Cả một xe vàng đầy
Vào dâng ngôi chùa ấy.
Thế mà rồi lần này
Sư trụ trì đón tiếp
Không khác khách bình
thường,
Bất chấp sự giàu có,
Địa vị người cúng
dường.
Cô hỏi thì ngài đáp:
Bát muối đầy ngày xưa
Là những gì cô có,
Thành tâm dâng nhà
chùa.
Còn bạc vàng, châu báu
Cô dâng cúng hôm nay,
Tất nhiên chùa đa tạ,
Nhưng tiền cúng lần
này
Là tiền của nhà nước,
Tức là tiền của dân.
Cô chỉ thay mặt họ
Để cúng dường cầu
thân.
MỘT NGÀY XUẤT GIA
Thời Đức Phật tại thế,
Trong thành có một
người,
Một hoàng tử giàu có,
Nổi tiếng dân làng
chơi.
Cậy giàu, cậy thế lực,
Cậu tiêu cả núi tiền
Vào các cuộc trác táng
Và tiệc tùng triền
miên.
Trong thành, ai cũng
biết.
Xì xào tiếng cười chê.
Không ít người nhắc
nhở,
Nhưng chàng vẫn không
nghe.
Một sáng nọ, Đức Phật
Nói với A Nan Đà:
“Ta thương con người
ấy,
Một hoàng tử tài ba,
Mà ăn chơi vô độ.
Chết sẽ bị đọa đày
Trong lửa thiêu địa
ngục.
Thật thương thay,
thương thay.
Con đến gặp hoàng tử,
Và nói rằng anh ta
Bảy ngày nữa sẽ chết,
Nên hãy sớm xuất gia.”
Tôn giả gặp hoàng tử,
Chuyển lời của Như
Lai.
Hoàng tử lo sợ lắm,
Nhưng vẫn cố van nài
Xin được tiếp tục sống
Theo cách cũ, năm
ngày.
Bước sang ngày thứ sáu
Sẽ xuất gia theo thầy.
Vậy là hoàng tử ấy
Chỉ một ngày xuất gia.
Chàng sống trong tịnh
xá,
Thụ Pháp của Thích Ca.
Bước sang ngày thứ
bảy,
Như Phật nói, tiếc
thay,
Chàng đổ bệnh rồi
chết,
Làm tỳ kheo một ngày.
Hôm sau, trong giờ
nghỉ,
Tôn giả A Nan Đà
Hỏi về chàng hoàng tử,
Và được Phật Thích Ca
Nói giờ con người ấy
Ở cõi trời Tứ Vương,
Đầu thai làm hoàng tử
Tỳ Xa Môn Thiên Vương.
Chàng sẽ đầu thai tiếp
Sau đúng năm trăm năm
Lên cõi trời Đạo Lợi,
Hưởng thọ một nghìn
năm.
Rồi hai nghìn năm tiếp
Ở cõi trời Dạ Ma,
Hưởng hết mọi phúc
lộc,
Quay lại cõi Ta Bà.
Một lần nữa hoàng tử
Được đầu thai làm
người,
Xuất gia, thành La
Hán,
Mãn nguyện một cuộc
đời.
*
Câu chuyện này được kể
Trong rất nhiều cuốn
Kinh.
Một câu chuyện có
thật,
Để nhắc nhở chúng sinh
Rằng muốn tránh tội
lỗi
Và bể khổ đời này,
Phải xuất gia theo
Phật,
Dù chỉ trong một ngày.
PHẬT DI LẶC
1
Theo Kinh Phật, Di Lặc
Cùng thời với Thích
Ca,
Sinh ở Nam Ấn Độ,
Hiệu là A Dật Đa.
Ngài xuất thân quí
tộc,
Đẳng cấp Bà La Môn,
Bỏ nhà tìm chân lý,
Diệt khổ và trường
tồn.
Di Lặc là tiếng Phạn,
Tức là lòng thương
người.
Một ông già to béo
Với nụ cười rất tươi.
Di Lặc sẽ thành Phật,
Tức là Phật thứ năm
Kế tiếp Thích Ca Phật,
Sau ba mươi nghìn năm.
Trong khi chờ thành
Phật,
Ngài ngụ ở cung trời
Có tên là Đâu Suất,
Hóa kiếp đi khắp nơi.
Dẫu mới là Bồ Tát,
Người dân nước Trung
Hoa
Luôn coi ngài là Phật.
Cũng thế ở nước ta.
Ngài được thờ rất sớm,
Ngay từ thời Tây Tần
Đã có tranh Di Lặc
Ngồi chống cằm, tréo
chân.
Hoặc hình Ngài đang
bước,
Mũ lá đội trên đầu,
Tay cầm chiếc bình
nước,
Cằm nhẵn nhụi không
râu.
Về sau phổ biến nhất
Là hình Ngài đang ngồi
Với cái bụng rất phệ
Và nụ cười trên môi.
Dân gian gọi “Tiếu
Phật”,
Tức là ông Phật cười,
“Di Lặc Phật bụng phệ”
Hoan hỷ với mọi người.
Một hình ảnh quen
thuộc,
Thật đáng yêu ông già,
Người mang lại tiền
bạc
Niềm vui cho mọi nhà.
2
Di Lặc có nhiều kiếp.
Vào thế kỷ thứ mười
Là Bố Đại hòa thượng,
Với chiếc túi trên
người.
Bố đại là túi vải.
Ngài đi khắp đó đây,
Truyền đạo, làm việc
thiện
Với chiếc túi vải này.
Ngài người thấp, to
béo,
Cái bụng phệ khác
thường.
Quần áo rất tùy tiện,
Ăn và ngủ dọc đường.
Ngài thích đùa vua vẻ,
Trẻ con theo rất đông.
Nhiều đứa bá lên cổ
Hay nhảy tót vào lòng.
Khi Ngài đi khất thực,
Hễ ai cho cái gì
Là Ngài nhét vào túi,
Cười hề hề rồi đi.
Ngài mở túi khi đói,
Lấy ra ăn kỳ no.
Nếu có người đứng cạnh
Muốn ăn, Ngài cũng
cho.
Ngài là thần may mắn.
Các quán trọ tranh
nhau
Mời Ngài vào ăn nghỉ,
Hy vọng sẽ phát giàu.
Lần nọ, Ngài nghỉ lại
Nhà một bác nông dân.
Trong bữa ăn, bà vợ
Cứ luôn miệng cằn
nhằn,
Rằng mùa thì đói kém
Mà phải nuôi báo cô
Ông sư này dở tính
Ăn nhiều vì bụng to.
Ngài nghe xong đứng
dậy,
Đổ cơm vào gốc cây.
Tự nhiên nồi nhà ấy
Đang vơi lại thành
đầy.
Hai vợ chồng kinh
ngạc,
Chạy theo xin lỗi
Ngài,
Nhưng Ngài không thèm
đáp,
Phanh bụng phệ ra
ngoài.
Lần khác, Ngài thích
thú
Đang tắm mát dưới
sông.
Lũ trẻ trộm quần áo,
Thế là Ngài tồng ngồng
Vừa đuổi theo vừa
mắng.
Mấy bà nhìn, cười
thầm,
Thấy chim Ngài bé tí
Như chim trẻ lên năm.
Nhưng rồi họ sụp lạy
Khi thấy trên lưng
Ngài
Bốn con mắt tỏa sáng
To như mắt con nai.
Không ít người tinh
nghịch,
Thấy Ngài hiền, nhiều
khi
Cướp chiếc túi bỏ
chạy.
Ngài chỉ cười khì khì.
Nhưng lát sau, thật
lạ,
Chiếc túi vải của
Ngài,
Như không hề bị cướp,
Lại lủng lẳng trên
vai.
Khi đi tới làng nọ,
Ngài thấy một anh
chàng
Đang mài dao chuẩn bị
Giết thịt con bò vàng.
Ngài dừng lại và nói:
“Anh biết kiếp luân
hồi.
Nó là người kiếp
trước.”
Anh chàng kia liền
thôi.
Cuối cùng Ngài nhập
diệt
Gần ngôi chùa Nhạc
Lâm,
Trên một bàn thạch
lớn,
Tư thế thảnh thơi nằm.
Nhưng đó chỉ một kiếp.
Ngài còn sống quanh ta
Chờ ba vạn năm nữa
Thành Phật, sau Thích ca.
Người ta xây ngôi tháp
Thờ Ngài ở Phong Sơn.
Kể từ ngày có tháp
Cây cối bỗng xanh rờn.
Lạ nữa, ở núi ấy
Vốn là chỗ cằn khô,
Bống có nhiều mạch
nước,
Nước tích đọng thành hồ.
TRUYỆN CHÀNG ĐĂNG CHỈ
1
Ngày xưa ở Vương Xá
Có gia đình phú ông,
Rất giàu, gì cũng có,
Nhưng con cái lại không.
Cuối cùng cầu tự mãi,
Họ sinh đứa con trai,
Bình thường, nhưng thật lạ,
Các ngón tay rất dài.
Hơn thế, các ngón ấy
Tỏa sáng như ban ngày,
Vì thế gọi Đăng Chỉ,
Tức “Ngọn đèn trên tay”.
Tướng mạo cậu rất đẹp.
Các thầy tướng nhiều lần
Khẳng định cậu chắc chắn
Sẽ trở thành thánh nhân.
Phú ông nghe, thích lắm,
Mở lễ trai bảy ngày,
Bố thí khắp thiên hạ,
Mong hưởng ân sau này.
Năm tròn hai mươi tuổi,
Chàng lấy vợ, một nàng
Vừa môn đăng hộ đối,
Lại xinh đẹp, dịu dàng.
Cậy bố mẹ giàu có,
Chàng sống thật vô lo,
Tiêu tiền hơn cỏ rác,
Bày vẻ đủ các trò.
Nhưng khi bố mẹ mất,
Do trước không học hành,
Không biết quản gia sản,
Nên tiền bạc hao nhanh.
Lại thêm bọn ăn bám,
Cả trong lẫn ngoài nhà,
Cùng hăng hái vơ vét
Tài sản của ông cha,
Nên một hôm, dễ hiểu,
Chàng thấy mình trắng tay.
Vợ bỏ về đằng ngoại,
Nhà rác rưởi vứt đầy.
Bọn đầy tớ trốn hết.
Bè bạn và người thân
Tự nhiên biến đâu mất
Đúng lúc chàng rất cần.
Thế mà mấy tháng trước,
Ấy là khi còn tiền,
Chúng bám như đỉa đói,
Ai cũng muốn làm quen.
2
Ngày nào còn công tử,
Con phú ông cực giàu,
Thế mà giờ nghèo đói,
Không cả mũ trên đầu.
Các ngón tay, thật lạ,
Trở lại như bình thường.
Chúng không hề tỏa sáng,
Lại còn gầy trơ xương.
Thế là chàng Đăng Chỉ
Vác bị đi ăn mày.
Nhưng ăn mày cũng khó,
Nên cuối cùng, một ngày,
Chàng phải làm cái việc
Mà mọi ngưới tránh xa,
Là vác tử thi mướn.
Thật ê chề, xót xa.
Lần nọ, chàng phải vác
Xác chết ra nghĩa trang.
Đến nơi, cái xác ấy
Không chịu buông cổ chàng.
Chàng gỡ mấy cũng chịu.
Nó cứ bám không tha.
Không còn cách nào khác,
Chàng phải cõng về nhà.
Vừa tới cửa, lập tức
Cái xác rời khỏi chàng.
Chàng cúi nhìn, chợt thấy
Tay nó cầm cục vàng.
Chàng lấy cục vàng ấy,
Thì lập tức, trong tay
Lại có thêm cục khác.
Cứ thế, đúng nửa ngày,
Chàng có cả một đống
Những cục vàng rất to.
Cuối cùng, chàng ngồi thở,
Cả vừa mừng, vừa lo.
Tất nhiên mừng là chính.
Chàng đem số tiền này
Xây lại nhà tráng lệ,
Giàu hơn cả trước đây.
Có tiền rồi, lập tức,
Mọi người đến rất đông.
Cả người thân bè bạn,
Cả cô vợ bỏ chồng.
Cuộc đời là thế đấy,
Chàng lắc đầu xót xa.
Không một chút do dự,
Chàng đuổi hết khỏi nhà.
Có bao nhiêu tiền bạc
Chàng cho hết người nghèo,
Mở lễ trai, cúng Phật,
Nuôi hàng nghìn tỳ kheo.
Chàng đã ngộ ngũ dục,
Ngộ cả Tham, Sân, Si,
Chẳng bao lâu xuống tóc
Nhập thiền rồi qui y.
Chàng tu luyện chăm chỉ,
Với trí tuệ hơn người.
Chứng quả A La Hán,
Nguyện ra tay giúp đời.
Các ngón tay lần nữa
Phát sáng như ban ngày.
Chàng lại thành Đăng Chỉ,
Với “Ngọn đèn trên tay”.
3
Thấy cuộc đời Đăng Chỉ
Rất kỳ lạ, người ta
Không ít lần tìm đến
Hỏi Đức Phật Thich Ca.
Ngài nói: Bố Đăng Chỉ
Kiếp trước giàu như vua.
Cậu rất hay đi lễ.
Nhà lại cạnh ngôi chùa.
Một hôm thấy tượng Phật
Có ngón tay gãy ngang,
Cậu liền thay ngón khác
Được đúc toàn bằng vàng.
Vì thế ngón tay cậu
Khi được sinh kiếp này
Phát ra những tia sáng
Rực rỡ như ban ngày.
Có người hỏi sao cậu
Phải khổ một thời gian.
Phật đáp lúc còn nhỏ
Cậu làm việc quấy càn.
Số là một lần nọ
Cậu chơi khuya, về nhà,
Sốt ruột chờ cửa mở,
Cậu nói hỗn với cha.
Nói hỗn với cha mẹ
Là cái ác nhất đời.
Gieo ác phải gặt ác.
Đó là luật làm người.
NÓI NHIỀU CÓ HẠI
Lúc ấy ở Xá Vệ,
Trong vườn Cô Độc Kỳ,
Đức Phật đang trò chuyện
Cùng tăng sư, tăng ni.
Có nhà sư vừa chết,
Mới làm lễ hỏa thiêu.
Phật nói: Ông ấy chết
Một phần do nói nhiều.
Các kiếp trước cũng vậy,
Ông phải chết nhiều lần
Cũng vì cái tật nói
Quá nhiều và không cần.
Rồi Ngài kể câu chuyện
Tiền kiếp của sư này.
Không phải không có ý
Nhắc nhở sư ngày nay.
*
Nghìn vạn kiếp về trước,
Khi Phạm Ma Đạt Đa
Làm vua Ba La Nại,
Đất nước rộng bao la,
Có một vị Bồ Tát
Giáng sinh thành con trai
Một đại thần thế lực
Trong vương quốc của ngài.
Đứa bé ấy khôn lớn,
Khỏe mạnh và thông minh,
Được phong làm tể tướng,
Đứng đầu trong triều đinh.
Vua cai trị lúc ấy
Dẫu uyên bác, hiền tài,
Nhưng mắc bệnh thích nói.
Nói không nhường phần ai.
Vua là tấm gương sáng
Để muôn dân trông vào.
Tể tướng muốn can gián
Mà chưa biết cách nào.
Thời ấy, trên đỉnh núi
Dãy Hy Ma Lay A
Có một chiếc hồ nhỏ
Và một con rùa già.
Một đôi vịt trời nọ
Đến hồ tìm thức ăn
Gặp rùa, thành quen biết,
Rồi nhanh chóng thành thân.
Một hôm, hai bạn vịt
Rủ rùa đến nhà chơi.
Ở một ngọn núi khác,
Cao lưng chừng giữa trời.
Rùa đáp: “Tôi muốn lắm,
Chỉ tiếc không biết bay.”
“Không lo, đã có cách.
Bác sẽ bay thế này…”
Chúng lấy một đoạn sậy,
Hai con giữ hai đầu.
Con rùa ngậm ở giữa,
Rồi cùng bay với nhau.
“Bác phải giữ im lặng,
Không được nói lời nào!”
Vịt dặn đi dặn lại.
Thế mà rồi lên cao,
Khi bay qua cung điện
Vua Phạm Ma Đạt Đa,
Con rùa không kìm được,
Kêu: “Đẹp quá, ái chà!...”
Lập tức nó rơi xuống.
Thật tội nghiệp con rùa.
Thân vỡ thành nhiều mảnh
Ngay trong sân cung vua.
Vua lấy thế làm lạ.
Lập tức cho mời ngay
Quan tể tướng Bồ Tát
Đến giải thích chuyện này.
Tể tướng nhân dịp ấy
Quyết định can nhà vua
Về cái tật hay nói,
Qua chuyện của con rùa.
Giải thích xong, tể tướng
Liền nói thêm: “Thưa ngài,
Nói thừa, không cần thiết
Là tai họa lâu dài.”
Vua hiểu, và từ đó
Bỏ được thói lắm lời.
Thậm chí rất ít nói,
Chỉ thỉnh thoảng mỉm cười.
*
Con rùa là một kiếp
Của Cổ Cát Ly Ca,
Một vị sư đáng kính
Vừa mới chết hôm qua.
BÁN MÌNH CÚNG SƯ
1
Xưa có một người nọ,
Tên là Kệ Di La,
Sống cực kỳ nghèo khổ
Với bà vợ đã già.
Không đủ ăn, đủ mặc,
Người chẳng ra hình người,
Nhìn thiên hạ no đủ,
Họ chỉ biết than trời.
Bà vợ nói: “Không lẽ
Do các kiếp trước đây
Ta tham lam, keo kiệt
Nên bây giờ thế này?”
Và rồi họ nghĩ bụng,
Để kiếp sau không nghèo,
Bây giờ phải cũng Phật,
Bố thí cho tỳ kheo.
Khốn nỗi, ăn chẳng có,
Muốn cho, biết lấy đâu?
Cuối cùng họ quyết định
Bán mình cho nhà giàu.
Cả hai làm đầy tớ
Cho một nhà phú thương.
Số tiền họ kiếm được
Lập hội trai cúng dường.
Hội trai rất hào phóng,
Kéo dài những bảy ngày.
Họ hy vọng số phận
Sẽ đổi thay sau này.
Ni sư và dân chúng
Đến ăn đông và lâu.
Mọi việc rất tốt đẹp
Trong suốt sáu ngày đầu.
Bước sang ngày thứ bảy,
Thì Đức vua cúng chùa.
Mà theo lệnh, tất cả
Phải nhường chỗ cho vua.
Nhưng còn một ngày nữa
Lễ trai họ mới xong.
Bỏ giở là hỏng hết.
Kệ Di La quyết không.
Vua ngạc nhiên khi thấy
Có kẻ trái ý mình.
Bèn cho bắt đến hỏi.
Ông kể hết sự tình.
Vua nghe, rất xúc động
Chuyện hai vợ chồng nghèo
Bán mình làm người ở,
Lấy tiền cúng tỳ kheo.
Vốn là người hào phóng,
Ngài ban tặng hai người
Nhiều đất đai, tiền bạc.
Nhờ thế, họ đổi đời.
QUẢ BÁO CỦA GÃ ĐỒ TỂ
Có một gã đồ tể
Tục danh là Cun Đà
Sống bằng nghề mổ lợn.
Lò mổ ấy không xa
Nơi Đức Phật đang sống
Trong tịnh xá Trúc Lâm
Cùng các đại đệ tử
Và tỳ kheo nhiều năm.
Hắn mổ lợn bằng cách
Vật con vật xuống nhà,
Dùng gậy đập vào gáy
Rồi banh miệng nó ra
Rót nước sôi vào họng,
Rồi lấy lửa thui lông,
Rồi dùng dao mổ bụng,
Rồi móc lấy bộ lòng.
Nói chung, thật khủng khiếp.
Suốt ngày tiếng lợn kêu
Từ cái lò mổ ấy,
Hết sáng lại đến chiều.
Một hôm gã đồ tể,
Đổ bệnh, kêu váng nhà.
Kêu eng éc như lợn,
Bò vào lại bò ra.
Suốt bảy ngày liên tục
Bò như lợn, tồng ngồng,
Kêu như bị chọc tiết,
Như đốt lửa thui lông.
Người nhà phải nhốt hắn
Như nhốt lợn trong chuồng.
Lấy giẻ nhét vào miệng,
Hắn dãy dụa điên cuồng.
Một tỳ kheo bảo Phật:
“Nhà Cun Đà dạo này
Bỗng dưng giết nhiều lợn,
Liên tục suốt bảy ngày.”
Phật đáp: “Gã sắp chết,
Hiện đang chịu cực hình
Vì phải gánh quả báo
Về việc làm của mình.”
TRUYỆN NÀNG LIÊN HOA
SẮC
1
Xưa có một cô gái,
Đẹp nết, đẹp cả người,
Thế mà phải nếm cảnh
Trớ trêu của cuộc đời.
Nàng ở thành Vương Xá,
Cùng thời với Thích
Ca,
Vốn con nhà tử tế,
Có học và nết na.
Như các cô thời ấy,
Mười sáu tuổi, lấy
chồng,
Rồi sinh được bé gái,
Đúng như nàng chờ
mong.
Chẳng bao lâu bố chết,
Mẹ còn trẻ và xinh,
Nên thằng chồng đồi
bại
Quyến rũ bà, vô tình
Nàng trở thành đầy tớ
Của mẹ và thằng chồng.
Một hôm, quá phẫn uất
Nàng bỏ đi, tay không.
Nàng đến Ba La Nại,
Sống cuộc đời nhỡ
nhàng.
Mãi sau, một trưởng
giả
Yêu và đã cưới nàng.
Họ sống rất hạnh phúc
Suốt cả chục năm trời.
Một hôm ông trưởng giả
Mang về nhà một người.
Đó là một cô gái
Ông bỏ tiền ra mua
Về nhà làm vợ lẽ.
Xinh đẹp, biết thêu thùa.
Nàng thoạt nhìn, suýt ngất,
Thấy chính là con mình,
Đứa con gái bé nhỏ,
Oan trái một mối tình.
Vậy là đời độc ác,
Giờ lại để chồng sau
Lấy con nàng chồng trước.
Nỗi đau chồng nỗi đau.
Lần nữa nàng lặng lẽ
Bỏ nhà, đi trong đêm.
Trái tim nàng hóa đá,
Trái tim vốn yếu mềm.
Đời với nàng như thế,
Nàng sẽ trả thù đời,
Sẽ trở thành gái điếm,
Thành giang hồ ăn chơi.
Nàng tô son, điểm phấn
Đến thành Tỳ Xá Ly,
Dấn thân vào tội lỗi,
Coi như không chuyện gì.
2
Một tối nọ nàng thấy
Khi đang đứng bên đường,
Một nhà sư to lớn
Có dáng vẻ khác thường.
Nhà sư ấy đi lại,
Ân cần nói với nàng:
“Nhìn qua ta đã biết
Con là người cao sang.
Vậy vì sao nên nỗi,
Con phải làm nghề này?
Phải chăng con uất ức,
Đang hận đời gì đây?”
Lúc ấy nàng không biết
Ông là Mục Kiền Liên,
Đại đệ tử Đức Phật,
Có biệt tài nhìn xuyên.
Lời nói của tôn giả
Thân ái và dịu dàng
Như nước cam lồ mát
Rót qua tâm hồn nàng.
Lập tức nàng trở lại
Cô gái ngoan, nhà giàu
Nhưng gặp nhiều bất hạnh.
Nàng tấm tức hồi lâu,
Rồi nói: “Đời ác độc
Và điên loạn, bạch thầy.
Xô con vào tội lỗi.
Con biết làm gì đây?”
“Hãy làm lại tất cả.
Làm lại từ ban đầu,
Và hãy sống thật tốt,
Vượt lên trên buồn đau.
Người thực sự mạnh mẽ
Là người không hận đời,
Vấp ngã rồi đứng dậy
Để tiếp tục làm người.”
Những lời dạy chí lý
Của sư Mục Kiền Liên
Đã làm nàng chợt tỉnh,
Và nàng đã đứng lên.
Nàng xuất gia, nhập Phật,
Nhờ giúp đỡ của ông,
Chứng quả A La Hán,
Thành Ni chúng thần thông.
QUẢ BÁO
Có nhân thì có quả.
Đó là luật của
Trời.
Cũng là luật của
Phật,
Ứng nghiệm với mọi
người
Một lần, khi giảng
pháp,
Với tôn giả, sư
thầy,
Phật Thích Ca đã kể
Một câu chuyện thế
này.
Có một con bò nọ,
Nhân khi vắng người
chăn,
Đã xuống ăn ruộng
lúa
Của một người nông
dân.
Ông này rất độc ác,
Tức giận, mắng con
bò:
“Tao vất vả, nhịn
đói,
Mà mày thì ăn no.
Mày phải trả giá
đắt.
Tao sẽ cắt lưỡi
mày,
Để mày phải ghi nhớ
Không ăn lúa từ
nay!”
Nói đoạn, ông cắt
lưỡi
Con bò này đáng
thương.
Nó không hiểu, nghĩ
lúa
Là loại cỏ bình
thường.
Còn ông nông dân ấy
Sau sinh ba người
con,
Tất cả đều khỏe
mạnh,
Cả thể xác, tâm
hồn.
Có điều cả ba đứa
Không ai hiểu vì
sao
Câm, suốt ngày lặng
lẽ,
Không nói được
tiếng nào.
Các thầy thuốc bất
lực.
Ông bố thì buồn lo.
Và rồi ông chợt nhớ
Chuyện xưa cắt lưỡi
bò.
Giờ hối thì đã
muộn.
Ở lành thì gặp hiền.
Sống ác thì gặp ác.
Mọi cái có nhân duyên.
“Đời là thế, - Phật nói. -
Xưa nay chưa có người
Thoát được luật nhân quả.
Bởi đó là Luật Đời.”
TRUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ
QUÉT RÁC
Thời ấy, ở Xá Vệ
Có một người đàn bà
Làm nghề quét đường
phố,
Đất bụi bám đầy da.
Người bà luôn hôi hám,
Mọi người không dám
gần,
Thế mà Phật đến gặp,
Nói chuyện như người
thân.
Một người ngạc nhiên
hỏi:
“Phật luôn dạy xưa nay
Phải cố sống sạch sẽ.
Sao Ngài gần người
này?”
Phật đáp: “Sạch hay
bẩn
Quan trọng ở tâm hồn.
Bà ấy bẩn vì rác
Khi làm sạch cho con.
Có người bẩn, nhưng
sạch.
Trong khi đó nhiều
người
Trông thì sạch, nhưng
bẩn.
Thường vẫn thế ở
đời.”
THẦN GIÀU CÓ VÀ THẦN
NGHÈO ĐÓI
Một người phụ nữ đẹp,
Mặc chiếc áo lụa dài
Bước vào một nhà nọ.
Chủ hỏi: “Bà là ai?”
“Ta là Thần Giàu Có!”
“Xin mời, xin mời bà,
-
Ông chủ vui mừng nói.
-
Mời bà vào trong nhà!”
Lát sau, một người khác
Cũng vào nhà ông này.
Rách rưới và đói khát
Như một mụ ăn mày.
“Bà là ai?” ông hỏi.
“Thần Đói Nghèo là
ta.”
“Bà không được chào
đón.
Xin mời bà đi ra!”
Nữ thần kia rách rưới
Đã đáp lại thế này:
“Đói nghèo và giàu có
Luôn là bạn xưa nay.
Ông không muốn Nghèo
Đói
Thì tôi ra khỏi nhà.”
Lát sau ông chủ thấy
Giàu Có cũng đi ra.
Phật dạy Sống và Chết
Luôn đi liền với nhau.
Cũng vậy Tốt và Xấu,
Cũng vậy Nghèo và
Giàu.
Chỉ những người thông
tuệ
Mới chấp nhận cả hai.
Sống vô lo, bình thản
Vượt nỗi khổ trần ai.
TRUYỆN CẬU BÉ MÙ VÀ
CHIẾC ĐÈN ĐÃ TẮT
Đức Phật kể câu chuyện
Về cậu bé đáng thương
Không may mù hai mắt,
Phải chống gậy dò
đường.
Một đêm, đến nhà nọ,
Chủ nhà, vốn rất hiền,
Lúc quay về, cẩn thận,
Đưa cho cậu chiếc đèn.
“Dạ thưa, cháu mù mắt,
Thì cần đèn làm gì?”
“Để người ta thấy cháu
Liệu đường mà tránh
đi!”
Vậy là trong bóng tối,
Cậu cầm đèn ra về.
Thế mà có ai đó,
Vấp cậu ngã, ẩm ê.
Cậu kêu lên: “Thật lạ,
Tôi cầm đèn cơ mà.”
Người ấy đáp: “Đèn cậu
Tắt từ lâu, xê ra!”
Đức Phật rất thâm ý
Khi kể câu chuyện
trên.
Có đèn là quan trọng.
Quan trọng hơn - ánh
đèn!
TRUYỆN THÁI TỬ TU ĐẠI NOA
1
Xưa, ở một nước nọ,
Có tên là Diệp Ba.
Vua là ông vua tốt,
Nước giàu, rộng bao la.
Vợ thì nhiều vô kể,
Con chỉ một, buồn sao.
Khỏi nói ông vua ấy
Yêu Thái tử thế nào.
Cũng khỏi nói cả việc
Chàng xinh đẹp, tài ba.
Sau cái tên Thái Tử,
Chàng là Tu Đại Noa.
Thật may, dù con một,
Nhưng Thái Tử không hư.
Ngược lại, chàng rất tốt,
Lại cực kỳ nhân từ.
Năm tròn mười sáu tuổi,
Vua lấy vợ cho chàng -
Lại khỏi nói xinh đẹp,
Thông minh và dịu dàng.
Thái Tử có tính lạ:
Cái gì cũng muốn cho.
Một hôm chàng xin phép
Đức vua mở các kho
Để chàng ban bố thí
Cho tất cả mọi người.
Thế mà vua đồng ý,
Môt ông vua lạ đời.
Lập tức, người trong nước,
Thậm chí cả nước ngoài,
Kéo đến xin phát chẩn.
Chàng không bỏ sót ai.
2
Ai xin gì cho nấy.
Không ai về tay không.
Tiếng tăm càng vang dội,
Người kéo đến càng đông.
Hay tin, nước bên cạnh,
Thù địch với nước chàng,
Với ý định đen tối,
Liền cử tám người sang.
Nước Diệp Ba hùng mạnh
Là nhờ đoàn tượng binh,
Nhất là con voi trắng,
Từng làm giặc thất kinh.
Biết Thái Tử đã hứa
Ai xin gì, cho ngay,
Mà hứa trước thần, Phật,
Nên chúng sang lần này
Để xin con voi ấy,
Được xem quí hơn vàng.
Thế mà chàng cho chúng,
Kẻ thù của nước chàng.
Làm từ thiện là tốt.
Đem của mình cho người
Cũng là điều không xấu,
Nhưng tùy cái, tùy người.
Cho mất con voi trắng,
Nước Diệp Ba từ nay
Không còn ai bảo vệ.
Rất nghiêm trọng điều này.
Vua biết tin, tức giận,
Cho gọi Thái Tử vào.
Gọi các quan cùng đến.
Việc này xử thế nào?
Về lý - đáng xử trảm.
Về tình - tính sao đây?
Cuối cùng vua quyết định
Chàng phải bị đi đày.
Đày ở núi Đàn Đặc,
Đúng mười hai năm trời.
Đó là nơi hẻo lánh,
Hoàn toàn không có người.
Chàng chỉ xin ở lại
Bảy ngày trong kinh thành
Để phân phát cho hết
Số tài sản của mình.
3
Thế là đi Đàn Đặc
Cùng vợ là Mạn Trà
Cùng hai con còn nhỏ
Và một con ngựa già.
Ngày hôm sau, thật tiếc,
Có một bác nông dân,
Buột mồm khen ngựa đẹp
Và là cái bác cần.
Thái Tử không do dự,
Liền tháo ngựa cho ngay.
Rồi chàng thế chỗ nó,
Kéo xe đi suốt ngày.
Đi thêm một ngày nữa,
Có người xin cái xe.
Chàng cũng đem cho nốt.
Cuối cùng, giữa trời hè
Cả nhà phải đi bộ.
Công chúa bế con em
Thái Tử cõng thằng lớn.
Dân làng kéo đến xem.
Thấy họ nhếch nhác quá,
Chàng cho mấy món đồ.
Áo quần con đang mặc,
Xin chàng, chàng cũng cho.
Có người cười, thầm nghĩ:
Anh chàng này chắc điên.
Không, chàng rất tỉnh táo.
Đó chỉ là tiền duyên.
Kiếp trước chàng vơ vét,
Giành giật hết của người.
Kiếp này chàng hối cải,
Mà trả lại cho đời.
Sau mấy tháng đi bộ,
Hết giãi nắng dầm mưa,
Họ đến được Đàn Đặc,
Đang hè, đúng giữa trưa.
Họ ngạc nhiên khi thấy
Họ vừa đi đến đâu
Là cây mọc đến đấy
Che bóng mát trên đầu.
Thú rừng thì vội vã
Mang cho họ trái cây,
Đứng xung quanh túc trực,
Chờ hầu hạ suốt ngày.
Số là Phật trước đó
Đã thấu hiểu lòng chàng,
Nên sai chúng giúp đỡ
Giữa chốn này hồng hoang.
Hai vợ chồng từ đấy
Vui cuộc sống điền viên
Giữa núi rừng hoang vắng,
Tụng kinh và định thiền.
Một ngày nọ, bất chợt
Có vị Bà La Môn
Tìm đến chơi, trò chuyện,
Xin chàng hai đứa con.
Dẫu lòng đau như cắt,
Chàng đem con cho ông.
Nàng Mạn Trà lúc ấy
Đang bận tắm dưới sông.
Lúc về thì con mất,
Chỉ biết khóc, vì nàng
Trước đây đã trót hứa
Không bao giờ cản chàng.
Một lúc sau lại thấy
Có một người vào nhà.
Sau một lúc trò chuyện,
Ông xin nàng Mạn Đà.
Chàng cúi đầu im lặng,
Rồi nói: “Vâng, xin mời.
Tôi chỉ dám từ chối
Cho bố và mẹ tôi.”
Khi chàng đứng dậy tiễn
Ông khách và vợ mình,
Thì bỗng trời nổi gió:
Đức Phật hiện nguyên hình.
Cùng Ngài là người vợ
Và hai con của chàng.
Cả nhà lại đoàn tụ,
Ôm nhau khóc, ngỡ ngàng.
Đức Phật nói: “Rốt cục,
Con không phụ lòng ta.
Các thử thách đã hết.
Hãy chuẩn bị về nhà.”
Ngày hôm sau chợt thấy
Có xe đến đón chàng.
Về đến nơi, lập tức
Chàng từ chối ngai vàng.
Sau khi phân phát hết,
Chẳng còn gì để cho,
Chàng qui y, tu Phật
Trong hang đá ven hồ.
ĐỐI THỦ LỚN NHẤT
1
Xưa có anh chàng nọ
Được trời ban nhiều
tài.
Rất thông minh, mẫn
tiệp,
Khỏe mạnh và đẹp
trai.
Ấy là chưa nói
chuyện
Anh học gì cũng
nhanh.
Chỉ một thời gian
ngắn
Đã hơn hẳn thầy
mình.
Rốt cục, tuy còn
trẻ,
Văn võ đã toàn tài.
Không môn gì không
giỏi,
Chưa bao giờ thua
ai.
Chẳng còn gì để
học.
Anh ta thôi tìm
thầy
Mà đi tìm đối thủ,
Tìm khắp hết đó
đây.
Vậy mà tìm chẳng
thấy.
Quả người giỏi không
nhiều.
Nghĩ mình tài giỏi
nhất,
Anh ta bắt đầu
kiêu.
Một hôm, giữa đồng
vắng,
Anh gặp một ông già
Tay ôm bát khất
thực,
Người mặc áo cà-sa.
Thấy ông cụ đạo
mạo,
Anh hỏi cụ là ai?
Ông cụ đáp là Phật.
“Là Đức Phật Như
Lai?”
Đức Phật đáp: “Đúng
thế.”
“Nghe nói Phật thần
thông,
Tôi tìm người thách
đấu.
Phật có nhận lời
không?”
“Bây giờ ta đang
bận
Chiến đấu với chính
mình.
Đối thủ đang gờm
nhất
Chính là bản thân
anh.
Khi nào thắng được
nó,
Anh hãy đến tìm
ta.”
Nói đoạn, Phật đi
tiếp.
Biến mất giữa nắng
tà.
Anh chàng vô địch
ấy
Đứng nhìn theo hồi
lâu.
Lời nói của Đức
Phật
Âm vang mãi trong
đầu.
Đối thủ đang gờm
nhất
Chính là bản thân
ta.
Bao năm tìm đối
thủ,
Thế mà tìm không
ra.
Nó là lòng tự phụ,
Mình tưởng mình
nhất đời,
Và bao thói xấu
khác
Thuộc bản năng con
người.
2
Anh chàng này nghe
nói,
Sau xuống tóc xuất
gia,
Sống trong chùa lặng lẽ
Cho đến tận tuổi
già.
Một lần có người
hỏi:
“Tài nghệ ông rất cao,
Mà sao tôi không
thấy
Ông thi đấu lần
nào?”
Ông đáp: “Tôi đang
bận
Thi đấu với chính
mình.
Hy vọng tôi sẽ
thắng
Để được hưởng yên
bình.”
ĐỨC PHẬT VÀ CON CHÓ
Một sáng nọ, nắng đẹp.
Đầu tỏa ánh hào quang,
Đức Phật khoan thai bước,
Mặc áo cà-sa vàng.
Ngài sống bằng khất thực,
Giờ đến nhà Đế Đô,
Người giàu sang bậc nhất,
Nhưng mắc bệnh ky bo.
Ông chủ hiện đi vắng.
Có con chó giữ nhà.
Nó nhe nanh giận dữ
Rồi sồng sộc lao ra.
Đức Phật giơ tay cản.
Nó phủ phục dưới chân.
Ngài xoa xoa đầu nó
Rồi cất tiếng ân cần:
“Thôi đi bà, bình tĩnh.
Trước cướp của người ta
Như thế đã quá lắm,
Giờ còn sủa váng nhà.
Ít ra cũng tích đức
Cho ông con bây giờ.
Bà hãy giúp ông ấy
Tránh được cái đang chờ.”
Con chó nghe, gục mặt.
Đức Phật lại ra đi.
Nó nhìn theo, thểu não,
Nhìn mà chẳng thấy gì.
Từ đấy nó khác hẳn.
Bỏ ăn, nằm co ro.
Chủ nó và con nó,
Tức là lão Đế Đô
Hỏi, mới biết vì Phật,
Liền chạy đến tìm Ngài,
Buông cả lời thóa mạ,
Nhưng Phật bỏ ngoài tai.
Khi được Ngài cho biết
Con chó là mẹ mình,
Lão không tin, giận dữ
Bắt Ngài phải chứng minh.
“Vậy thì về đào xới
Chỗ con chó thường nằm.
Có một hòm châu báu
Nó giữ suốt nhiều năm.
Mẹ ngươi đã chôn nó,
Nhưng không kịp mang đi.
Hãy đào lên mà lấy,
Còn đứng đây làm gì!”
Đế Đô về, quả thật,
Tìm được rất nhiều vàng.
Thế mà lão lại khóc,
Ôm chó khóc muộn màng.
Giờ thì lão đã hiểu
Quả báo và luật đời.
Đức Phật bèn khuyên lão
Hãy bố thí giúp người.
Đúng khi lão phát hết
Gia tài lão khổng lồ,
Con chó bỗng nhiên chết,
Chỉ còn lại dúm tro.
KHÚC GỖ VÀ CON RÙA MÙ
1
Xưa có một người nọ,
Gặp chuyện buồn trong lòng,
Bực mình, vứt khúc gỗ
Xuống biển sóng mênh mông.
Khúc gỗ ấy khá lớn,
Có một lỗ hổng to.
Nước và cá có thể
Chui qua rất tự do.
Mà biển thì nhiều gió.
Lúc từ Đông sang Tây,
Lúc thì Nam sang Bắc,
Lúc ngược lại suốt ngày.
Thành ra, tội khúc gỗ,
Không lúc nào được yên.
Luôn nay đây mai đó
Giữa biển cả vô biên.
Có con rùa trong biển.
Nó mù, một trăm năm
Mới ngoi lên mặt nước
Một lần, lúc trăng rằm…
Phật đang kể câu chuyện,
Nổi tiếng và rất hay,
Chắc nhiều người đã biết.
Rồi Phật hỏi thế này:
Vậy bao lâu có thể
Ngẫu nhiên con rùa già
Gặp được khúc gỗ ấy,
Thấy lỗ rồi chui qua?
Chắc phải lâu, lâu lắm.
Có thể chẳng bao giờ.
Phật nói: “Người cũng vậy,
Khi rơi xuống bùn nhơ
Thì trở lại chính đại
Sẽ vô cùng khó khăn,
Hệt như con rùa ấy
Một trăm năm một lần
Mới ngoi lên mặt biển,
Ngẫu nhiên gặp khúc cây
Rồi chui qua cái lỗ,
Thì quả khó lắm thay.
Ấy là nói người ấy
Không chịu khó chân tu,
Cam tâm sống dưới đáy
Hệt như con rùa mù.
MỸ NHÂN KẾ HẠI PHẬT
Ngày ấy, khi Đức
Phật
Ở Tịnh xá Kỳ Viên
Cùng tăng đoàn đông
đúc,
Uy tín Ngài đang
lên.
Người khắp nơi kéo
đến
Nghe giảng sáng và
chiều.
Họ còn dâng lễ vật
Hào phóng và rất
nhiều.
Các giáo phái ngoại
đạo
Thấy thế ghen với
Ngài.
Trước họ được cúng
lễ,
Nay không ai đoái
hoài.
Cuối cùng họ tìm
cách
Hãm hại Phật Thích
Ca,
Lại bằng mỹ nhân
kế,
Tức là dùng đàn bà.
Họ mướn nữ sĩ nọ
Tên là Du Đà Ly,
Một người có nhan
sắc
Và khôn khéo cực
kỳ.
Chiều chiều cô gái
ấy
Bôi son phấn lên
da.
Ai hỏi đi đâu đấy,
Bảo đến nhà Thích
Ca.
Hôm sau người ta
hỏi:
Cô vừa đi đâu về?
Cô đáp: Tôi vừa ngủ
Ở chỗ Thích Ca về.
Cứ thế, một tuần lễ.
Rồi cô bị người ta
Giết chết và vứt
xác
Cạnh Tịnh xá Thích
Ca.
Người của các ngoại
đạo
Cho phao tin trong
dân
Tôn Đà Ly mất tích.
Vua sai tìm nguyên
nhân.
Bọn chúng đến khai
báo,
Cô đi đâu, gặp ai.
Vua cho lính tìm
kiếm,
Thấy xác cạnh nhà
Ngài.
Chúng bảo vua, chắc
chắn
Các đệ tử, môn sinh
Làm điều này, cốt
để
Bảo vệ sư thầy
mình.
Cả thành phố sôi
sục,
Nguyền rủa Phật
Thích Ca.
Trong khi vua lẳng
lặng
Cho người đi điều
tra.
Và rồi, rất nhanh
chóng,
Các thám tử của vua
Tìm được bọn giết
mướn
Đang nhậu nhẹt sau
chùa.
Sợ bị vua xử trảm,
Chúng thành thật
khai ra
Tên những người
thuê giết,
Minh oan cho Thích
Ca.
Sau vụ hiểu lầm ấy
Trong thành phố ai
ai
Cũng tin vào Đức
Phật
Và
càng yêu quí Ngài.
BÀI HỌC VỀ SỰ NHẪN
NHỤC
1
Ngày nọ, đang
thuyết pháp,
Đức Phật bị một ông
Nhổ vào mặt. Ngài
hỏi:
“Có còn gì nữa
không?’
Ông kia rất kinh
ngạc,
Lần đầu tiên thấy
người
Bị xúc phạm đến
thế,
Vẫn ôn tồn mỉm
cười.
Các đệ tử tức giận,
Muốn trừng trị ông
ta,
Phật ra hiệu ngăn
lại.
Ngài bảo A Nan Đà:
“Con người này có
thể
Biết ta qua lời
đồn,
Hiểu nhầm nên làm
vậy,
Không đáng trách
đâu con.
Do vậy, ta mới hỏi
Có còn gì nữa
không.
Chắc ông ta đang có
Đôi ấm ức trong
lòng.
Thực ra, ông ta nhổ
Là tự nhổ vào mình.
Vậy ông ta mới đúng
Là một người đáng
khinh.”
Còn ông kia bối
rối,
Chẳng biết nói năng
gì.
Hôm sau đến xin lỗi
Phật Thích Ca Mâu
Ni.
Ngài nói: “Rất
nhiều nước
Dòng sông Hằng chảy
qua
Trong một ngày.
Cũng thế,
Giờ ta khác hôm
qua.
Con người, tốt lẫn
xấu,
Luôn thay đổi hàng
ngày.
Người hôm qua phỉ
nhổ,
Không là ông hôm
nay.
Hôm qua ông giận
dữ.
Hôm nay ông lạy
quỳ.
Người nhổ và bị nhổ
Theo thời gian trôi
đi.
Vậy xin ông đứng
dậy.
Từ
nay chỉ mong ông.
Hãy nên dùng lời
nói
Để
diễn tả nỗi lòng.”
THÁI TỬ NHẪN NHỤC KHẢI
1
Trong “Thiền Bí Yếu Pháp”
Tôn giả A Nan Đà
Có thuật lại một chuyện
Về Đức Phật Thích Ca.
Chuyện kể rằng ngày nọ,
Ngài ngồi cùng môn sinh
Trong vườn Cấp Cô Độc,
Đang đàm đạo, giảng kinh,
Thì tôn giả Ca Diếp
Vào ra mắt Thích Ca.
Cùng ông có đệ tử
Là A Kỳ Đạt Đa.
Ca Diếp nhờ Đức Phật
Giúp anh học trò này.
Ngài bèn kể câu chuyện
Rất thú vị sau đây.
2
Xưa, nước Ba La Nại,
Vua là Phạm Ma Da,
Có con Nhẫn Nhục Khải,
Một thái tử tài ba.
Chàng không mong kế vị,
Tu Thập Thiện, thực hành
Sáu pháp Ba La Mật
Bằng cả tấm lòng thành.
Có một ông trưởng giả
Tên là Nhật Nguyệt Âm,
Rất giàu sang, phú quí,
Đầy tớ đến hàng trăm.
Thế mà ông, thật tội,
Có người con trai hiền,
Bỗng dưng lại đổ bệnh,
Bệnh nặng rồi phát điên.
Thương con, ông cầu nguyện
Phát lộc chốn đền đài,
Hứa ai giúp chữa khỏi,
Ông tặng hết gia tài.
Thái tử Nhẫn Nhục Khải
Một hôm đang dạo chơi,
Hay tin, thương trưởng giả,
Chàng ngửa mặt khấn trời.
Trời nghe thấu lời khấn,
Hiện xuống, nói với chàng,
Rằng muốn cứu người bệnh,
Ai đó phải sẵn sàng
Cho máu và tủy sống,
Người bệnh xoa vào người.
Lúc ấy bệnh mới khỏi,
Mà khỏi hẳn, suốt đời.
Tuy nhiên, người cho tủy
Phải là người thiện tâm,
Đức hạnh và cao quí,
Từng tu hành nhiều năm.
Thấy trưởng giả lo lắng,
Thái tử liền cầm dao,
Chẻ xương mình lấy tủy,
Cắt thịt lấy máu đào.
Người bệnh uống tủy sống,
Lấy máu xoa khắp người.
Ngay lập tức khỏi bệnh,
Quì lạy, tạ ân trời.
Vua trời là Đế Thích,
Và rất nhiều thiên thần
Cùng bay xuống khen ngợi
Nhẫn Nhục Khải lòng nhân.
Vì tấm gương nhân ái
Hiến xương máu cứu người,
Đế Thích cho chàng chọn
Được lên sống trên trời.
Nhưng Thái tử chỉ muốn
Tiếp tục ở trần gian
Để lo đường tu đức,
Mong được lên Niết Bàn.
Đế Thích cho như nguyện.
Ngay lập tức người chàng
Lại lành lặn như cũ,
Vừa vui, vừa ngỡ ngàng.
Bao của cải có được
Nhờ ra tay cứu người
Thái tử Nhẫn Nhục Khải
Phát hết cho mọi người.
3
Phật nói: “Ở kiếp trước
Người bệnh là Đạt Đa,
Trưởng giả là Ca Diếp,
Nhẫn Nhục Khải là ta.”
TÌM PHẬT
Xưa có anh chàng nọ
Nghe nói Phật là người
Ba mươi hai tướng tốt
Và vẻ đẹp - tám mươi.
Và rằng ai gặp Phật
Sẽ may mắn lâu dài.
Anh ta xin phép mẹ
Lên đường đi tìm Ngài.
Suốt ba năm ròng rã,
Chịu mưa nắng dãi dầu,
Anh ta tìm khắp chốn
Mà không thấy Phật
đâu.
Người băm hai tướng
tốt
Và vẻ đẹp - tám mươi
Quả tìm mãi không
thấy,
Dù tìm ba năm trời.
Cuối cùng anh ta gặp
Một vị sư rất già,
Đem sự tình kể hết.
Vị sư nói: “Thích Ca
Hiện đang còn tại thế.
Ngài có mặt khắp nơi,
Nhưng ẩn thân, dưới
dạng
Bình thường như mọi
người.
Do vậy phải nhìn kỹ,
Phải kiên nhẫn lâu
dài,
Và thiện tâm, cầu thị
Mới hy vọng gặp Ngài.
Tuy vậy, ta có cách
Giúp con gặp Thích Ca:
Bây giờ con quay lại,
Theo đường cũ về nhà.
Hãy chú ý quan sát,
Để ý thấy chân ai
Vô tình đi lộn dép,
Thì người đó là Ngài.
Anh chàng kia hăm hở
Quay về nhà, dọc đường
Buồn vì thấy tất cả
Đi đúng dép, bình thường.
Đến làng mình, bà mẹ,
Nghe nói con trai về,
Vội vã chạy ra đón,
Nước mắt chảy dầm dề.
Anh chàng không hề biết
Rằng hàng ngày mẹ già
Luôn tụng kinh, niệm Phật
Mong anh sớm về nhà.
Bà nghe tin, vui quá,
Vui và vội, quáng quàng
Xỏ đôi dép, xỏ lộn,
Ra đón con đầu làng.
Anh con đã sụp lạy,
Gặp được Phật Thích Ca
Khi bất ngờ nhìn thấy
Đôi dép dưới chân bà.
PHẬT NGỌC ĐỔ MỒ HÔI
Xưa có một chú tiểu
Rất mẫn tiệp, thông minh,
Được vị đại hòa thượng
Xem như người kế mình.
Ngày nọ ông bảo chú
Đi ra ngoài hóa duyên.
Bị cảnh trần mê hoặc,
Chú quên hết cõi thiền.
Chú hoàn tục, từ đó
Sống cuộc đời người trần,
Được thỏa sức ăn uống,
Chơi bời với bạn thân.
Bỗng một hôm tư lự
Bên cửa sổ nhà mình,
Thấy mây trôi, nước chảy,
Bất giác chú giật mình.
Lần nữa lại xuống tóc,
Quay trở về ngôi chùa
Quỳ trước đại hòa thượng,
Chú hối lỗi, xin chừa.
Lão Hòa thượng không nói,
Bắt chú quỳ rất lâu.
Cuối cùng, chỉ bức tượng,
Ông lặng lẽ gật đầu:
“Được, ta sẽ tha thứ
Cho con tội vừa rồi
Khi bức tượng Phật Ngọc
Bắt đầu đổ mồ hôi.”
Chú tiểu hiểu: Sư phụ
Sẽ không tha, suốt đời.
Làm sao tượng có thể
Đổ mồ hôi như người?
Thế mà ngay tối đó,
Bức tượng ngọc, lạ thay,
Đổ mồ hôi như tắm,
Dù khô hanh suốt ngày.
Cuối cùng chú tiểu hiểu
Rằng Đức Phật Thích Ca
Rất nhân từ, độ lượng,
Mọi lỗi lầm đều tha.
Và rằng trong cuộc sống
Phạm lỗi là bình thường.
Trừng phạt là chuyện dễ.
Khó - trải lòng yêu thương.
CHUYỆN NHÀ SƯ ĂN CẮP
Có một thiền sư nọ
Mở tuần lễ định thiền.
Chư tăng và phật tử
Kéo đến từ mọi miền.
Bỗng người ta phát hiện
Một đệ tử gần đây
Có hành động ăn cắp.
Thật nhục nhã điều này.
Mọi người ngay lập tức
Đòi phải đuổi anh ta,
Nhưng thiền sư bình thản
Như không gì xẩy ra.
Một thời gian sau đó,
Anh chàng hư hỏng này
Lại ăn cắp lần nữa.
Lần này thì rất gay.
Mọi người đòi dứt khoát
Phải đuổi ngay tức thì.
Nếu thiền sư không đuổi,
Tất cả sẽ ra đi.
Thế mà thiền sư ấy
Vẫn không đuổi anh chàng.
Hơn thế, còn gần gũi
Và tỏ lòng cưu mang.
Ngài nói với đệ tử:
“Các con vốn thông minh,
Biết gì sai, gì đúng,
Với người anh em mình
Đừng nên quá khe khắt.
Anh chàng ngu dốt này
Ăn cắp vì ngu dốt
Vậy thì liệu ai đây
Giúp thành người thông tuệ,
Nếu không phải là ta?
Ta không có ý giữ,
Ai muốn, cứ về nhà.”
Nghe thế, người ăn cắp
Hai mắt lệ ứa tràn,
Từ đấy thói ăn cắp
Anh bỏ hẳn hoàn toàn.
CHÚ TIỂU VÀ BÁT DẦU
Một hôm có chú tiểu
Phải đi mua dầu ăn.
Sư đầu bếp căn dặn,
Mà căn dặn nhiều lần,
Rằng giờ chùa tiền ít,
Phải cẩn thận làm sao
Để bát dầu quí giá
Không đổ một giọt nào.
Lúc trở về, đường núi,
Cậu chậm chạp leo lên.
Tay ôm bát trước ngực,
Không dám nhìn hai bên.
Thế mà về đến cửa,
Vẫn chưa dám ngẩng đầu,
Do căng thẳng, chú vấp,
Làm đổ nửa bát dầu.
Thế là chú bị mắng,
Khóc dưới cây bồ đề.
Sư trụ trì đi lại,
Ngồi xuống cạnh, vỗ về:
“Không sao, con đừng khóc.
Ta sai con hôm nay
Đi mua dầu lần nữa,
Nhưng phải nhớ lần này
Con bình tâm, đừng sợ,
Khi trở về, leo lên,
Mùa này núi rất đẹp,
Con cứ nhìn hai bên.”
Dẫu còn sợ, chú tiểu
Lần nữa đi mua dầu.
Được dặn, chú thoải mái,
Đi và ngẩng cao đầu.
Xung quanh hoa nở rộ,
Chim bay lượn trên cao.
Mải nhìn, chú không biết
Về đến chùa lúc nào.
Thế mà rồi, thật lạ,
Bát dầu vẫn còn nguyên,
Không hề sánh một giọt.
Trụ trì cười rất hiền.
Thiết nghĩ không cần nói
Về ý nghĩa truyện này.
Vui mới làm được việc.
Đời vẫn thế xưa nay.
BUÔNG BỎ
Có một cô gái nọ
Lên núi gặp sư thầy:
“Bạch thầy, có nhiều cái
Phải chịu đựng lâu nay,
Con rất muốn buông bỏ,
Buông một lần cho xong.
Thế mà lần lữa mãi.
Liệu có cách nào không?”
Ngài đưa cho cô gái
Một chiếc cốc, và rồi
Rót vào chiếc cốc ấy
Từ ấm nước đang sôi.
Nước nóng chẳng mấy chốc
Làm cốc nước tràn đầy.
Cô gái không chịu nổi,
Liền vội vã buông tay.
Sư già ôn tồn nói:
“Đau thì buông, sao không?
Nhưng rồi vẫn đau đớn,
Vết sẹo vẫn sưng phồng.
Vậy thì sao phải đợi
Cho đến khi quá đau?
Giờ thì chắc con biết
Phải bắt đầu từ đâu.”
*
Ở đời có những cái
Ta gắng chịu âm thầm,
Không phải không đau đớn.
Thậm chí suốt nhiều năm.
Là vì ta lần lữa
Đợi cốc nước tràn đầy.
Đau không còn chịu nổi
Mới giật mình, buông tay.
HỌC LÀM NGƯỜI
Có một người đệ tử
Của Đại sư Tinh Vân,
Suốt ngày lo đèn sách,
Học tập rất chuyên
cần.
Sau mười năm vất vả,
Anh bẩm với sư thầy:
“Con đã học hết chữ
Và kiến thức đời này.
Giờ con học gì nữa?
Con không muốn nghỉ
ngơi.”
Đại sư Tinh Vân đáp:
“Tiếp tục học làm
người.
Học làm người là việc
Suốt đời và kéo dài.
Thứ nhất, học “nhận
lỗi”
Mỗi lần thấy mình sai.
Vì việc không nhận lỗi
Đã là một sai lầm,
Một lỗi đáng xấu hổ
Day dứt nhiều tháng
năm.
Thứ hai, học “nhẫn
nhục”.
Mọi thành công ở đời
Liên quan đến chữ
“nhẫn”.
“Nhẫn” cũng đẹp lòng
người.
Thứ ba, học “nhu,
nhã”.
“Nhu, nhã” giúp người
ta
Vượt qua mọi thử
thách,
Cuộc sống cũng yên
hòa.
Con biết, răng rất
cứng,
Mà cũng rụng, thâm
đen.
Nhưng nhờ mềm, chiếc
lưỡi
Đến chết vẫn còn
nguyên.
Thứ tư, học “thấu
hiểu”.
Ở đời, thiếu hiểu nhau
Sẽ dẫn đến tranh chấp,
Hiểu lầm và khổ đau.
Thứ năm, học “buông
bỏ”.
Đời như chiếc túi
hàng.
Đừng tham chất, thêm
nặng.
Vứt bớt cho nhẹ nhàng.
Đời vốn không dài lắm.
Không nên cố chấp
nhiều.
Con hãy học tha thứ,
Để yêu và được yêu.
Thứ sáu, học “xúc động”.
Để con không bao giờ
Trước cái đau người
khác
Vô cảm và thờ ơ.
Thứ bảy, học “tồn
tại”.
Tồn tại là giữ mình
Cho thân thể khỏe
mạnh,
Đầu óc luôn anh minh.
Không thể giúp người
khác
Khi ta không giúp ta.
Ta, một phần nhỏ bé
Trong vũ trụ hài hòa.”
*
Đại sư đã nói thế,
Không thừa, thiếu một
lời.
Vậy tôi và các bác,
Ta cố học làm người.
CHIẾC MUỖNG
Có một thiền sư nọ
Được Diêm Vương cho
người
Đưa xuống thăm Địa
Ngục
Để tìm hiểu sự đời.
Ở đấy ông chứng kiến
Cảnh mọi người đánh
nhau.
Mà đánh nhau ghê lắm.
Nguyên nhân có gì đâu.
Đến bữa ăn, tất cả,
Tất cả, không trừ ai,
Được phát một chiếc
muỗng
Bằng gỗ cứng, rất dài.
Mọi người dùng chiếc
muỗng
Múc thức ăn, tiếc sao,
Muỗng dài quá nên
vướng,
Chẳng ăn được chút
nào.
Và thế là địa ngục,
Hết chửi lại đánh
nhau.
Vướng muỗng không ăn
được.
Chỉ thế, có gì đâu.
Cũng chính thiền sư ấy
Sau được Ngọc Hoàng
thương,
Phái một bầy tiên nữ
Đưa lên thăm Thiên
Đường.
Ông ngạc nhiên khi
thấy
Đến bữa ăn, ai ai
Cũng được phát chiếc
muỗng
Bằng gỗ và rất dài.
Thế mà lạ, tất cả
Rất ý hợp tâm đầu.
Muỗng ai người ấy múc,
Nhưng mà múc cho nhau.
Thành ra không hề
vướng.
Mọi người ăn, vui
cười.
Vì họ biết nhường
nhịn,
Biết nghĩ đến mọi
người.
Thế đấy, cùng chiếc
muỗng
Và bữa ăn bình thường,
Thế mà thành Địa Ngục,
Hoặc trái lại, Thiên
Đường.
Không khó lắm để rút
Bài học từ chuyện này.
Các bác tự rút nhé.
Tôi xin dừng ở đây.
NHÀ SƯ VÀ CON CÁ
Có một nhà sư nọ
Nuôi con cá rất to.
Nó đẹp và khôn lắm,
Còn biết chơi nhiều
trò.
Ông thích con cá ấy,
Những muốn đưa đi
chơi.
Tiếc nó sống dưới
nước,
Không đi, mà chỉ bơi.
Rồi ông quyết định
luyện
Con cá thông minh này
Để nó sống trên cạn,
Chơi với ông hàng
ngày.
Từng tý, từng tý một,
Ông bớt nước trong ao.
Cho đến một ngày nọ,
Không còn một giọt
nào.
Thế mà lạ, con cá,
Do được thích nghi
dần,
Không có nước vẫn
sống,
Còn mọc thêm đôi chân.
Và thế là từ đó,
Ông dẫn nó đi chơi
Như một người bạn nhỏ,
Thăm thú khá nhiều
nơi.
Bất chợt, một ngày nọ,
Đang đi thì mưa to.
Mưa xối xả như trút,
Đường xá ngập thành
hồ.
Ông nhà sư ngoái lại,
Thấy con cá của ông,
Do quen sống trên cạn,
Chết đuối, xác sưng
phồng.
PS
Châm ngôn này cũng có
Một bài học thâm sau.
Các bác tự rút nhé.
Cũng không khó lắm
đâu.
ĂN MÀY XIN VÀNG
Xưa, một phú ông nọ,
Giàu vào loại cực kỳ.
Nhưng ông rất hà tiện,
Chẳng cho ai cái gì.
Thế mà một buổi sáng
Có một lão ăn mày
Đứng chìa tay trước cửa.
Đứng lặng lẽ suốt ngày.
Mà lão ăn mày ấy
Không phải xin cơm rang,
Xin tiền hay gì đấy.
Lão xin một nén vàng.
Cho cơm không chịu nhận,
Người ta đuổi không đi.
Lão ăn mày đứng thế.
Đúng là thật chây lỳ.
Suốt một năm như thế,
Còn biết làm gì đây?
Cuối cùng ông hà tiện
Lấy vàng cho lão này.
Rồi ông sai người ở
Lặng lẽ theo ông già.
Lão này đến, nằm ngủ
Gần một bãi tha ma.
Nhân khi lão đang ngủ,
Anh đầy tớ đến gần
Lấy thỏi vàng của lão,
Về trả cho chủ nhân.
Lão ăn mày sáng dậy,
Lại đến nhà phú ông,
Hỏi xin vàng như trước.
Thế có bực mình không!
Phú ông ra, liền quát:
“Ông quá đáng vừa thôi.
Vừa cho vàng hôm trước,
Sao còn đến xin tôi?”
Lão ăn mày bình thản
Vừa đáp vừa vuốt râu:
“Vì tôi vừa nhắm mắt,
Vàng đã biến đi đâu.”
Người phú ông đêm ấy
Cứ băn khoăn, bồn chồn:
Ừ nhỉ, hễ nhắm mắt
Là vàng đã không còn.
Rồi dần dần ông hiểu
Vàng bạc chỉ nhất thời,
Và điều quan trọng nhất
Là sống có tình người.
Ông hà tiện sau đó
Đem hết bạc và vàng
Cúng chùa, làm việc thiện,
Giúp đỡ người trong làng.
Các vị cao niên nói
Rằng ông lão ăn mày
Chính là Phật, ngài đến
Dạy ông bài học này.
ĐỂ THÀNH NGƯỜI HẠNH PHÚC
Có ông nhà giàu nọ
Đến gặp một thiền sư:
“Bạch thầy, con giàu có,
Hào phóng và nhân từ.
Con luôn làm việc thiện.
Không từ chối người nào.
Thế mà vẫn cảm thấy
Không hạnh phúc, vì sao?”
Vị thiền sư lặng lẽ
Chỉ chiếc gương trên tường:
“Bác hãy cho tôi biết
Bác thấy ai trong gương?”
“Tôi thấy tôi, hẳn thế.”
Vị sư già đưa ông
Tới một ô cửa sổ
Nhìn thẳng ra cánh đồng.
Ô cửa sổ bằng kính,
Lau sạch bụi trong ngoài.
“Giờ bác cho tôi biết,
Bác thấy gì, thấy ai?”
Ông nhà giàu liền đáp:
“Bạch thầy, trước mắt tôi
Là cánh đồng tuyệt đẹp,
Hoa rực rỡ núi đồi.”
Vị sư già giải thích:
“Cửa sổ và chiếc gương
Đều được làm bằng kính,
Loại kính mỏng bình thường.
Nhưng cửa thì trong suốt.
Còn chiếc gương thì không.
Vì gương được sơn trát
Một lớp son phía trong.
Vì thế, nhìn vào nó,
Bác sẽ chẳng thấy ai
Ngoài hình mình trong đó.
Mà thế giới bên ngoài…
Cái thế giới tuyệt đẹp
Như bác nói vừa rồi,
Với cánh đồng xanh ngát
Và hoa nở kín đồi.
Vậy, bác muốn hạnh phúc,
Thấy cái đẹp của đời,
Trước hết phải làm sạch
Cái gương ấy trong người.”
THẾ À?
Xưa, một thiền sư nọ
Tên là Ha-ku-in
Được mọi người kính
trọng
Thương yêu và rất
tin.
Có một cô gái trẻ
Sống ở gần nhà
ngài.
Bỗng mọi người phát
hiện
Không chồng mà có
thai.
Bị bố mẹ gạn hỏi,
Cô gái này thản
nhiên
Nói rằng bố đứa bé
Là ông sư chùa bên.
Thiền sư bị ông bố
Sỉ nhục, quát vang
nhà.
Nhưng ông vẫn đọc
sách,
Quay lại hỏi: “Thế
à?”
Khi cô gái sinh nở,
Người ta mang cho
ông
Đứa bé còn đỏ hỏn.
Ông ôm nó vào lòng.
Mọi người ghét,
khinh bỉ,
Tất nhiên do hiểu
lầm.
Có kẻ còn ném đá,
Nhưng ông chẳng
quan tâm.
Ông chăm sóc đứa bé
Nâng niu như cục
vàng,
Hàng ngày bế xin
sữa
Từ đầu đến cuối
làng.
Do lương tâm cắn
rứt,
Cô gái kia, cuối
cùng
Thú thật: Bố đứa bé
Là một anh làm
thùng.
Bố mẹ cô vội vã
Đến gặp sư tại nhà,
Tạ lỗi, xin đứa bé.
Thiền sư hỏi: “Thế
à?”
Ông trao lại đứa
bé,
Thấy hẫng hụt trên
tay,
Nhưng rồi lại đọc
sách,
Bình
thản như mọi ngày.
Ý NGHĨA CHUỖI TRÀNG HẠT
Đức Phật khi tại thế
Truyền dạy mỗi tăng ni
Làm một chuỗi tràng hạt
Bằng hạt cây bồ đề.
Ngón tay lần tràng hạt
Khi hàng ngày tụng kinh
Sẽ giúp xả phiền não,
Lấy lại được an bình.
Số lượng hạt trong chuỗi
Có ý nghĩa khác nhau.
Khác nhau cả màu sắc.
Thông thường là màu nâu.
Có thể hăm mốt hạt,
Hăm bảy hay năm tư.
Hoặc một trăm linh tám,
Tùy ý các nhà sư.
Nhưng một trăm linh tám
Là con số xưa nay
Được mọi người ưa chuộng.
Với cách tính thế này.
Số một trăm linh tám
Là số cộng sáu Căn,
Sáu Trần và sáu Thức.
Rồi sau đó đem nhân
Với sáu điều phiền não
Luôn quấy rối chúng sinh,
Là Tham, Sân, Si, Mạn,
Nghi, Ác Kiến vô minh.
Chất liệu làm tràng hạt
Có thay đổi về sau,
Như ngọc trai, gỗ quí,
Vàng bạc và đồng thau.
Tràng hạt của người chết
Là vật báu gia đình,
Hay bảo vật Tam Bảo,
Nếu là bậc cao minh.
TIỀN NHIỀU, LO NHIỀU
Có một nhà sư nọ
Đêm, ngủ lại ngoài
đồng
Cùng mấy người giàu có
Buôn lụa và vải bông.
Vùng ấy có nhiều cướp.
Các nhà buôn luân
phiên
Canh gác, không dám
ngủ
Lo giữ hàng và tiền.
Bất chợt, lúc gần
sáng,
Cướp kéo đến rất đông.
Các nhà buôn bỏ chạy
Người một nơi, khắp
đồng.
Cuối cùng, họ quay
lại.
Tiền và vải không còn.
Chỉ thấy lão hòa
thượng
Ngủ gần đấy, rất ngon.
“Thật là người dũng
cảm.
Thấy bọn cướp đến gần,
Ngài đã không bỏ chạy,
Chí ít để thoát thân.”
Lão hòa thượng liền
đáp:
“Các bác chạy là vì
Lo sợ mất tiền của.
Còn tôi chẳng có gì.
Mải làm giàu, các bác
Đã quên mất một điều:
Tiền ít thì lo ít.
Tiền nhiều thì lo
nhiều.”
GIA TÀI THỰC SỰ CỦA CHÚNG TA
Ta, con người trần tục,
Theo bản năng sinh tồn,
Ta tham lam vơ vét
Cho mình và cháu con.
Con người là như thế.
Nhưng hỏi để làm gì?
Ăn, chắc ăn chẳng hết.
Chết không thể mang đi.
Phật dạy: Khi ta chết,
Giàu có hay đói nghèo,
Chỉ một cái duy nhất
Ta được phép mang theo.
Đó là cái Nhân Quả,
Tức cái Nghiệp của mình.
Gieo gì thì gặt ấy
Theo Luân Hồi, Vãng Sinh.
Hãy làm việc Thiện Đức,
Không làm việc Ác Tà.
Vì đó mới thực sự
Gia tài của chúng ta.
TẶNG VẦNG TRĂNG SÁNG
Một thiền sư trên núi,
Đêm, ra dạo vườn hoa.
Lúc vào thì chợt thấy
Có tên trộm trong nhà.
Có tên trộm trong nhà.
Chiếc am nhỏ trống
vắng.
Thiền sư thấy chạnh
lòng,
Thương tên trộm vất vả
Giờ phải về tay không.
Ngài bèn cởi chiếc áo
Lúc ấy mặc trên người:
“Ta tặng anh, hãy mặc.
Đêm lạnh, nhiều sương
rơi.”
Tên trộm liền bỏ chạy.
Vị sư già nhìn theo:
“Ta chỉ có chừng ấy.
Tiếc vì nhà quá nghèo.
À mà khoan, ta muốn
Tăng anh vầng trăng
tròn
Để soi đường xuống
núi,
Soi sáng cả tâm hồn.”
*
Hôm sau, như thường
lệ,
Thiền sư đi dạo về,
Thấy chiếc áo đã tặng
Ai gấp, đặt đầu hè.
“Nghĩa là vầng trăng
sáng
Anh ấy giữ cho mình.
Một món quà quí giá
Giúp thoát vòng vô minh.”
CHÚ TIỂU VÀ BẦY KIẾN
Xưa có chú tiểu nọ
Theo học một thiền sư.
Vị này giỏi pháp
thuật,
Thương người và nhân
từ.
Một hôm, nhìn mặt chú,
Ngài giật mình, sững
sờ:
Trong vòng bảy ngày
nữa
Chú sẽ chết bất ngờ.
Chú tiểu rất chăm chỉ,
Được thiền sư yêu
thương.
Ngài lấy lại bình
tĩnh,
Nói: “Con hãy lên
đường
Trở về thăm bố mẹ.
Đã lâu không về nhà.
Sau tám ngày, nhanh chóng
Hãy trở lại với ta.
Chú tiểu rất vui
sướng,
Liền khăn gói ra đi.
Tám ngày sau quay lại,
Mà không hề hấn gì.
Hơn thế, còn khỏe
mạnh.
Đôi má hồng thật xinh.
Vị sư già kinh ngạc,
Không tin vào mắt
mình.
“Chuyện gì xẩy ra vậy?
Ta nổi tiếng xưa nay
Chưa bao giờ nhầm lẫn.
Và biết trước lần này
Chỉ trong bảy ngày nữa
Con sẽ chết, thế mà.
Hôm nay ngày thứ tám,
Con lại trở về nhà?”
“Bạch thầy, - chú tiểu
đáp. -
Con không biết vì sao.
Con bình thường, khỏe
mạnh,
Không đau ốm chút
nào.”
Rồi thiền sư bắt chú
Kể những gì xẩy ra
Trong suốt tám ngày
ấy,
Khi chú về thăm nhà.
Chú kể rất nhiều
chuyện,
Kể cả chuyện dọc
đường,
Khi đi qua dòng suối
Nước lũ dâng khác
thường.
Chú thấy có tổ kiến
Nước cuốn trôi vật vờ.
Chú lấy một chiếc gậy
Rồi vớt chúng lên bờ…
Giờ thì thiền sư hiểu.
Ngài ôm chú, mỉm cười:
“Con sẽ sống lâu lắm,
Vì con đã cứu người.”
*
Phật Thích Ca đã dạy:
Cứu được một mạng
người
Hơn xây chín tòa tháp
Chín tầng, cao ngút
trời.
Cúng dường, làm việc
thiện
Là tích đức cho mình.
Nhưng đức lớn hơn cả
Là cứ mạng chúng sinh.
NGƯỜI CHO PHẢI CÁM ƠN
Có một thương gia nọ
Ở thành phố Ê-đô,
Mở hầu bao, đem cúng
Một khoản tiền rất to.
Ông mang bao tiền ấy
Đưa vào một ngôi đền.
Sư trụ trì lấy giấy
Ghi đã nhận số tiền.
Ông thương gia đợi mãi,
Không thấy ngài cảm ơn.
Bèn nói: “Tôi rất tiếc
Không thể đóng góp hơn.
Một gia đình có thể
Sống trong hơn một năm
Với ba đồng vàng ấy.
Mà đây những năm trăm…”
“Thì tôi đã ghi nhận
Tất cả năm trăm đồng.
Hay ông đang chờ đợi
Tôi nói “Cảm ơn ông”?
“Vâng, dẫu sao, phải
nói
Số tiền này cũng to…”
“Đúng, nhưng làm việc
thiện,
Cảm ơn là người cho.”
*
Khi làm việc công đức,
Đừng so tính thiệt hơn.
Và điều quan trọng
nhất:
Đừng chờ người cảm ơn.
MỘT TÁCH TRÀ
Xưa, vào thời Minh Trị,
Thiền sư Nhật, Nan-in,
Tiếp một giáo sư nọ
Đến hỏi ông về Thiền.
Mời khách, nhà sư rót
Một tách trà, lạ thay,
Ông vẫn tiếp tục rót
Khi tách trà đã đầy.
Vị giáo sư thấy vậy
Liền lên tiếng: “Bạch
ngài,
Chiếc tách đã đầy nước.
Đừng rót trào ra ngoài.”
Thiền sư đặt ấm xuống:
“Tách kiến thức của ông
Cũng đầy như tách nước.
Rót nữa chỉ uổng công.
Vì nó không còn chỗ
Cho cái mới xen vào.
Vậy ta, người phục
thiện,
Nên kiềm mình phần nào.”
*
Câu chuyện trên thâm
thúy
Cho ta thấy điều này:
Nhiều người không ngại
khó
Cất công đi tìm thầy.
Họ muốn được học hỏi
Từ những người thông
minh,
Nhưng vẫn không chịu bỏ
Các định kiến của mình.
HÃY THA THỨ
Có một thiền sư trẻ
Hỏi sư phụ: “Bạch thầy,
Con khổ vì bố mẹ
Trách mắng con hàng ngày.
Vì bạn bè phản bội,
Vì anh em hững hờ.
Con muốn thoát đau khổ,
Phải làm gì bây giờ?”
Sư phụ đạp: “Đơn giản.
Hãy về nhà, tĩnh tâm,
Tha thứ hết cho họ,
Nếu họ có lỗi lầm.”
Chàng thiền sinh trẻ ấy
Quay lại mấy hôm sau:
“Con đã tha thứ hết,
Giờ thấy nhẹ cả đầu.”
“Chưa hết, - sư phụ đáp. -
Con hãy trở về nhà,
Mở lòng yêu quí họ
Bằng tình yêu vị tha.”
Tha thứ thì còn được.
Yêu, biết yêu sao đây?
Nhưng nghe lời sư phụ,
Chàng lại thử điều này.
Một tuần sau, chàng nói:
“Bạch, bây giờ thì con
Hết lòng yêu thương họ,
Thấy thanh thản tâm hồn.”
Lần nữa sư phụ nói:
“Chưa đâu, hãy về nhà,
Tĩnh tâm để nhận biết,
Lỗi không phải người ta.
Hơn nữa, hãy cầu thị,
Biết ơn những người này.
Nhờ họ, con tiến bộ
Và được như hôm nay.”
DUYÊN VÀ NỢ
Một đôi vợ chồng nọ
Nhiều năm sống với nhau,
Sướng vui cùng chia sẻ,
Rất ý hợp tâm đầu.
Thế mà rồi bà vợ
Bỗng bỏ nhà ra đi,
Lấy người đàn ông khác,
Mà không chịu nói gì.
Người chồng quá đau khổ,
Đến gặp Phật Thích Ca,
Xin Ngài lời giải thích
Và bày cách giữ bà.
Nghe kể xong, Đức Phật
Lấy ra một chiếc gương
Có hình một cô gái
Chết lõa thể bên đường.
Người đi qua, đi lại,
Không một ai nhìn cô.
Một cô gái bất hạnh,
Chết còn phải lõa lồ.
Mãi buổi chiều hôm ấy
Mới có một chàng trai
Đắp cho cô chiếc áo,
Rồi đi, lén thở dài.
Nhưng một chàng trai khác,
Giữa nhá nhem hoàng hôn,
Đến, xót thương, bật khóc,
Rồi đem cô đi chôn…
Phật nói: “Con kiếp trước
Là chàng trai đầu tiên.
Vì thở dài, đắp áo,
Nên con chỉ được DUYÊN.
Còn chàng trai đã khóc,
Chồng vợ con ngày nay,
Đang được cô trả NỢ
Khi đầu thai kiếp này.
Đời người là nháy mắt
Trong dòng chảy luân hồi.
Sống, yêu nhau là NỢ.
DUYÊN chỉ gặp mà thôi.
Có người, chồng hoặc vợ,
Đang vui cửa yên nhà,
Thế mà yêu người khác,
Phải mang tiếng trăng hoa.
Không, đó là DUYÊN, NỢ.
DUYÊN, gặp nhau, và khi
Có NỢ, trả xong NỢ,
Người ta lại ra đi.
ĐĨA HẠT TRAI
Một đạo sĩ lớn tuổi,
Tên gọi là A La.
Ngày nọ đi khất thực
Ở một thành phố xa.
Theo qui định cấp bậc,
Ông vào một nhà giàu,
Một thương gia buôn lụa,
Nổi tiếng đã từ lâu.
Ông chủ nhà lúc ấy
Đang ngồi bên bụi nhài,
Trong vườn, trước chiếc đĩa
Có mấy viên ngọc trai.
Ông là người mộ đạo,
Luôn thành tâm cúng dường.
Thấy đạo sĩ, đứng dậy
Với vẻ rất khiêm nhường.
Sau mấy lời thăm hỏi,
Chủ liền đi vào nhà
Lấy thức ăn và nước
Mời đạo sĩ A La.
Trong vườn có đôi ngỗng
Kiếm ăn bên bụi nhài.
Một con, chắc đang đói,
Lại gần đĩa hạt trai.
Nó tưởng đó là đỗ,
Những hạt đỗ trắng ngà,
Bèn mổ ăn tới tấp.
Nhanh đến mức A La
Định đuổi thì con ngỗng
Ăn hết, chẳng còn gì.
Rồi nó, con ngỗng ngốc,
Lạch bạch bước chân đi.
Khi chủ nhà quay lại,
Thấy chiếc đĩa trống không.
Chỉ một mình đạo sĩ,
Ông đâm nghi trong lòng.
Cuối cùng, không đừng được,
Bèn lên tiếng hỏi ngài,
Nhưng ngài vẫn im lặng
Về những viên ngọc trai.
Thấy khách không chịu nói,
Chủ lại càng thêm nghi.
Bèn lên tiếng sỉ vả,
Không chút nể nang gì.
Hơn thế, còn sai trói,
Lấy gậy đánh thật đau.
Đạo sĩ vẫn im lặng,
Máu lênh láng trên đầu.
Bất chợt con ngỗng nọ,
Ngu ngốc và đói ăn,
Tưởng hạt trai là đỗ,
Lại lạch bạch đến gần.
Chủ nhà đang đứng cạnh,
Sẵn chiếc gậy trong tay.
Bực mình, đánh một phát,
Trúng con ngỗng, chết ngay.
Thấy thế, đạo sĩ nói:
“Lúc nãy bên bụi nhài
Con ngỗng này ngu ngốc
Ăn hết đĩa ngọc trai.”
Còn chưa tin là thật,
Vội vã ông chủ nhà
Cho mổ ngỗng, và thấy
Đúng như lời A La.
Ông chủ nhà biết lỗi,
Xin tạ tội hồi lâu.
“Sao ngài cứ im lặng,
Không nói ngay từ đầu?”
Đạo sĩ A La đáp:
“Đức Phật dạy chúng sinh
Không được để ai chết
Vì lời nói của mình.
Nên tôi đã im lặng
Để cứu con ngỗng này.
Sẵn sàng chịu roi vọt,
Sẵn sàng cả chết thay.”
CÁI TÂM CÒN CHƯA THIỆN
Một hôm, có người nọ
Đến gặp một sư thầy:
“Bạch thầy, xin cho
biết
Sao con khổ thế này?”
Sư thầy thong thả đáp:
”Là vì ở trong con
Cái tâm còn chưa
thiện,
Và cái ác vẫn còn.”
Người kia liền kể lể
Các nỗi khổ của mình,
Rằng tiền ít, nhà nhỏ,
Rằng vất vả mưu sinh.
Rằng mình thì có học
Mà không được làm quan,
Trong khi bọn ngu dốt
Lại giàu có, an nhàn…”
Sư thầy nghe rồi nói:
“Thực ra con đủ ăn,
Đủ tiền và nhà ở
Cùng những thứ con
cần.
Nhưng tâm con chưa
thiện,
Tức còn có tâm tham,
Tham tiền tài của cải
Và việc người khác
làm,
Con ghen với bè bạn
Sang trọng và nhiều
tiền.
Đó là tâm đố kỵ
Của những người thấp
hèn.
Con nghĩ con có học,
Còn người khác thì
không.
Đó là tâm ngạo mạn
Đang thôi thúc trong
lòng.
Một khi con xóa hết
Các tâm ác thấp hèn,
Con tự thấy đầy đủ,
Hạnh phúc và bình
yên.”
KHÔNG DÍNH BỤI
Đời nhà Đường, Trung
Quốc,
Một vị sư hiền minh
Trước khi chết, căn
dặn
Các môn đệ của mình.
Sống ở chốn trần tục
Với đủ loại bụi đời,
Các con cố đừng để
Bụi bẩn dính lên
người.
Thấy việc tốt, lời
đẹp,
Hãy bắt chước người
ta.
Còn khi gặp việc xấu,
Thì hãy lánh thật xa.
Sự nghèo đói, thực
chất,
Là vốn quí ở đời.
Vậy đừng đánh đổi nó
Để giàu sang hơn
người.
Cho dù trong bóng tối
Hay trong phòng, một
mình,
Phải đi đứng, suy nghĩ
Đàng hoàng và công
minh.
Khôn ngoan và đức độ
Trời không ban cho ai.
Mà đó là kết quả
Của tu luyện lâu dài.
Khiêm tốn là nền tảng
Mọi đức hạnh trên đời.
Hãy để người nhận
thấy,
Đừng đem khoe với
người.
Lời nói là châu ngọc,
Không bạ đâu cũng
khoe.
Châu ngọc quí vì hiếm.
Nói phải có người
nghe.
Đừng trách móc người
khác.
Thay vào đó, trách
mình.
Đúng hay sai, đừng
cãi.
Im lặng là thông minh.
Vạn vật không mà có,
Có mà vẫn là không.
Vậy hãy sống thanh
thản
Để tĩnh lặng cõi lòng.
Hãy nói chậm, đi chậm.
Thời gian luôn vẫn
còn.
Điều này rất bổ ích
Cho thể xác, tâm hồn.
Mọi cái có nhân quả.
Vậy khi sống làm
người,
Hãy cố gieo nhân tốt,
Dành quả ngọt cho đời.
SƯ CỤ VÀ TÊN TRỘM
Một sư cụ, tối nọ,
Đang tụng kinh ê a,
Thì có một tên trộm
Cầm kiếm, lẻn vào nhà.
Hắn quát: “Nếu muốn sống,
Đưa hết tiền ra đây!”
“Ta đang bận, - sư nói. -
Tiền trong tủ, phía này.”
Thấy ông già không sợ,
Tên trộm rất ngạc nhiên,
Nhưng cũng chỉ một chốc,
Vì hắn bận tìm tiền.
“Mai tôi phải nộp thuế, -
Sư cụ nói. - Xin ông
Chừa cho tôi một ít.”
Tên trộm chừa mấy đồng.
Tên trộm ra đến cửa,
Sư cụ bảo hắn ta:
“Không lẽ ông không định
Cảm ơn tôi, chủ nhà?”
Tên trộm nghe, sợ quá,
Liền líu ríu cảm ơn.
Về nhà kể với bạn:
Được một phen hết hồn.
Mấy ngày sau, bị bắt,
Quan tòa xử hắn ta.
Sư cụ được mời đến
Để làm chứng trước tòa.
Ông nói hắn không trộm,
Mà ông cho, tất nhiên.
Khi về còn lịch sự
Cảm ơn ông cho tiền.
Tên trộm rất cảm động.
Từ tòa án về nhà.
Hắn hối hận, tự nguyện
Làm đồ đệ sư già.
Về sau hắn tu luyện
Rất chăm chỉ bên ông.
Cuối cùng thành đắc đạo.
Cả hai rất hài lòng.
PHÚC LỘC LÂU DÀI
Một bác nhà giàu nọ
Xin thiền sư Sengai
Đầu năm, cho mấy chữ
Về phúc lộc lâu dài.
Thiền sư lấy tờ giấy,
Nắn nót viết một dòng:
“Cha, con, rồi cháu
chết.”
Lặng lẽ đưa cho ông.
Bác nhà giàu tức giận:
“Tôi là một người
ngay,
Đến xin chữ phúc lộc.
Sao ngài viết thế
này?”
Thiền sư bình thản
đáp:
“Tôi chẳng dám trêu
ông.
Ông hỏi xin phúc lộc,
Lại lâu dài, đúng
không?
Thì đây, tôi cho chữ.
Đúng những cái ông
cần.
Cha, con, rồi cháu
chết.
Tuần tự và dần dần.
Phúc lộc ông ông
hưởng,
Rồi đến lượt cháu con.
Lâu dài và bền vững,
Đúng qui luật càn
khôn.
Được thế là hạnh phúc,
Ai cũng thấy vui lòng.
Hay ông muốn ngược
lại,
Con cháu chết trước
ông?
VỊ SƯ GIÀ KEO KIỆT
Ngày xưa, ở nước Nhật
Có một vị sư già
Đồng thời là họa sĩ.
Một họa sĩ tài ba.
Thật tiếc, vị sư ấy,
Dẫu là bậc đại thiền,
Bị người đời khinh bỉ
Vì cái thói thích
tiền.
Vì tiền, ông đồng ý
Vẽ bất kỳ lúc nào.
Vẽ cái gì cũng được,
Miễn là trả giá cao.
Một mệnh phụ giàu có
Mở tiệc lớn, mời ông,
Rồi lớn tiếng tuyên bố
Trước thực khách rất
đông:
“Con người này tài
giỏi,
Nhưng tâm hồn tối đen.
Sẵn sàng bán phẩm giá
Và lương tâm vì tiền.”
Rồi bà quay sang hỏi
Vị sư họa sĩ già,
Ông có đồng ý vẽ
Trên váy lót của bà.
Mà vẽ ngay tại chỗ,
Trước mặt cả đám đông.
Để lấy nghìn lạng bạc,
Coi đó là tiền công.
Không một chút do dự,
Cầm bút, vị sư già
Vẽ bức tranh tuyệt đẹp
Trên váy lót đàn bà.
Vẽ xong, nhận đủ bạc,
Ông bị đuổi ra đường
Cùng những lời nhận
xét
Khinh bỉ và xem
thường.
Chủ nhà và thực khách
Không hề biết rằng ông
Đem nghìn lạng bạc ấy
Về cất kỹ trong phòng.
Cộng với số đã có,
Số tiền lớn lần này
Đủ để ông thực hiện
Một mơ ước xưa nay.
Là xây một trường học
Và bắc chiếc cầu treo
Ở vùng quê ông sống,
Giúp đỡ những người
nghèo.
Xong việc, ông lên
núi,
Bỏ bút vẽ phía sau.
Từ đấy không ai biết
Ông sống chết ở đâu.
NHỤC DỤC
Xưa, có nhà hiền triết
Nhỡ đường, phải xin ăn,
Vào nhà một bác nọ,
Được tiếp đãi ân cần.
Ăn xong, chủ và khách
Nói chuyện bên chén trà,
Chuyện đời, chuyện triết lý,
Cả chuyện gần, chuyện xa.
“Thưa bác, - chủ nhà hỏi. -
Cuộc đời đầy khổ đau.
Bác đi nhiều, học rộng.
Theo bác thì do đâu?”
Nhà hiền triết giải thích
Cao siêu và văn hoa,
Nhưng xem chừng khó hiểu,
Bèn bảo bác chủ nhà:
“Tất cả do nhục dục.
Nhục dục làm khổ đau.
Cuối cùng được giải thoát.
Chỉ thế, có gì đâu.”
Chủ nhà vẫn không hiểu.
Nhà hiền triết đành cười,
Ôm chầm bà vợ bác
Rồi sờ soạng khắp người.
“Thế này là nhục dục!
Bác hiểu chứ, hay không?”
Bác kia thấy, tức giận,
Bèn vác gậy đuổi ông.
Nhà hiền triết bị đánh,
Vừa kêu vừa huơ tay:
“Bây giờ thì bác thấy.
Đau khổ là thế này.”
Vẫn bị chủ nhà đánh,
Nhà hiền triết đáng thương
Phải nhảy qua cửa sổ,
May thoát được ra đường.
“Giải thoát là đây nhé.
Ông hiểu chứ, vậy là:
Nhục dục, rồi đau khổ,
Rồi cuối cùng thoát ra!”
Ông chủ nhà chợt hiểu,
Xin lỗi khách, nằn nì
Mời ở thêm, đàm đạo,
Một tháng mới cho đi.
*
Câu chuyện này được chép
Trong Kinh Phật Su Ta.
Vui đùa nhưng thâm thúy,
Nó nhắc nhở chúng ta
Rằng những điều triết lý
Không giảng được bằng lời,
Thì giảng bằng hành động,
Kể cả cách buồn cười.
KHÔNG LÀM THÌ KHÔNG ĂN
Một đại thiền sư nọ,
Dẫu tuổi đã tám mươi,
Hàng ngày vào vườn
thuốc
Làm việc như mọi
người.
Các môn đệ lo lắm,
Nhưng chẳng biết làm
gì.
Cuối cùng họ quyết
định
Lấy cuốc xẻng dấu đi.
Không tìm thấy dụng
cụ,
Ngài đành phải ngồi
không.
Đến bữa ăn, nhất định
Không bước ra khỏi
phòng.
Ngày hôm sau cũng thế.
Rồi sang ngày thứ ba.
Các môn đệ lặng lẽ
Đặt dụng cụ trước nhà.
Ngài lại ra vườn
thuốc,
Lại ăn uống, một lần
Môn đệ hỏi, ngài đáp:
“Không làm thì không
ăn.”
ĐI NHANH, ĐI CHẬM
Có một chàng trai nọ,
Mới tu, rất nhiệt
tình,
Một hôm, nhân lúc
nghỉ,
Hỏi sư phụ của mình:
“Bạch thầy, nếu cố
gắng
Tụng niệm và sách đèn,
Liệu bao lâu có thể
Con đạt tới chân
thiền?”
“Mười năm”, ông già
đáp.
“Còn nếu con chuyên
tâm,
Cố gắng, rất cố
gắng?..”
“Thế thì hai mươi
năm.”
“Bạch thầy, con không
hiểu.
Sao phải lâu gấp đôi,
Khi con rất cố gắng
Để chóng thiền, mà
rồi…”
“Là vì, - sư phụ đáp,
-
Khi đang đi trên
đường,
Một mắt con hăm hở
Hướng tới đích, lẽ
thường,
Chỉ một mắt còn lại
Chú ý nhìn xuống chân,
Thành ra con đi chậm.
Mà chậm gấp hai lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét