Cỏ Học Tinh Hoa
LỜI THỊ PHI
Trong một lần nhàn nhạ,
Vua Đường, Đường Thái Tông
Hỏi một vị quan lớn
Trong cận thần của ông:
“Khanh là người chính trực,
Vì sao ta vẫn nghe
Thiên hạ hay đàm tiếu
Đủ các lời khen chê?”
“Dạ, muôn tâu bệ hạ,
Mùa xuân, có mưa phùn.
Cỏ cây mừng, xanh tốt,
Nhưng đường xá lấm bùn.
Mùa thu, trăng sáng đẹp,
Đẹp lòng các thi nhân.
Nhưng với bọn đạo chích
Thì hết đường làm ăn.
Người làm muối, ta biết,
Chỉ mong trời nắng to.
Nhưng nắng là bất hạnh
Với những người bán ô.
Tâu bệ hạ, trời đất
Vốn công bằng xưa nay
Mà người yêu, người ghét,
Vậy thì hạ thần này
Hỏi làm sao tránh được
Bị người đời thị phi.
Lời thị phi xúc xiểm
Không chừa ai, chừa gì.
Lời thị phi độc ác,
Như rắn độc ở đời.
Vua nghe, trung thần chết.
Dân nghe, người hại người.
Hạ thần mong bệ hạ
Đừng quan tâm làm gì.
Bệ hạ, đấng minh trực,
Đừng nghe lời thị phi.
DI TỬ HÀ
Ngày xưa, vua nước Vệ
Rất yêu Di Tử Hà,
Luôn hào phóng ban thưởng
Cả lời khen, cả quà.
Có luật, ai ăn trộm
Xe quan hay xe dân,
Sẽ bị đánh, sau đó
Bị chặt một bàn chân.
Một hôm, mẹ ốm nặng,
Đêm khuya, Di Tử Hà
Không còn kịp bẩm báo,
Lấy xe vua về nhà.
Mấy hôm sau vua Vệ
Khen rằng ông có tình,
Có hiếu với cha mẹ
Mà không nghĩ đến mình.
Lần khác, trong vườn uyển,
Vua ăn đào, thấy chua.
Ông ăn đúng quả ngọt,
Còn một nửa, dâng vua.
Vua khen ông tốt bụng.
Miếng ăn ngon trên tay
Mà biết nhường người khác.
Thật hiếm có việc này.
Nhưng mấy năm sau đó,
Mặc dù Di Tử Hà
Vẫn không hề thay đổi,
Vua Vệ ghét ông ta.
Một hôm, nhân phạm lỗi,
Vua ra lệnh chém đầu,
Vì tội xưa hỗn láo
Mượn xe mà không tâu.
Hơn thế, đáng tội chết
Vì phạm tội khi quân.
Quả đào đang ăn dở
Mà dám mời vua ăn.
KHỔNG TỬ VÀ NHAN HỒI
Thời Đông Chu loạn lạc,
Khắp nơi có chiến tranh,
Dân lầm than, đói khổ,
Phải phiêu bạt, điêu linh.
Cả thầy trò Khổng Tử
Lúc có ăn, lúc không.
Nhưng không ai ta thán,
Vẫn lặng lẽ theo ông.
Lần nọ, thật may mắn,
Vừa đến đất nước Tề,
Có một bậc hào phú
Từ lâu đã được nghe
Tài đức của Khổng Tử,
Nên tự đến chào ông
Còn
biếu một hộc gạo,
Chí ít đỡ đói lòng.
Ông liền sai Tử Lộ
Đi tìm củi, tìm rơm.
Nhan Hồi, đáng tin nhất,
Được giao phần thổi cơm.
Khổng Tử nằm đọc sách
Cách nhà bếp không xa.
Đã xế chiều lúc ấy.
Chỉ hai người ở nhà.
Bất chợt, có tiếng động.
Nhìn xuống bếp, và rồi
Khổng Tử rất kinh ngạc
Thấy trò yêu Nhan Hồi
Mở nồi cơm đang chín,
Xúc một ít lên tay,
Vắt thành nắm, sau đó
Cho vào miệng ăn ngay.
Ông quay mặt, xấu hổ,
Cố kìm tiếng thở dài:
“Nhan Hồi, một trò giỏi,
Có đức và có tài,
Sao có thể ăn vụng,
Sao đốn mạt thế này?
Vậy là bao hy vọng,
Bỗng chốc thành khói mây.”
Lát sau, khi tất cả
Có mặt bên bàn ăn,
Khổng Tử nói: “Ta muốn
Dâng cơm cúng thánh thần.”
Nhan Hồi nghe, đứng dậy
Cung kính đáp: “Thưa thầy,
Xin thầy để hôm khác,
Bởi lẽ nồi cơm này
Không được sạch.” “Sao vậy?”
“Vì lúc nãy tro rơm
Gió thổi mạnh, một ít
Đã rơi vào nồi cơm.
Con xúc lên, định vứt,
Nhưng nghĩ tiếc, đã ăn.
Giờ con không ăn nữa,
Vì mình đã có phần.”
Khổng Tử nghe, ngửa mặt
Mà than rằng: “Chao ôi,
Có cái mắt mình thấy,
Tưởng đúng, thế mà rồi
Hóa ra lại không đúng.
Ta suýt nữa hồ đồ
Vu oan và nghĩ xấu
Cho một người học trò!”
TẦN CỐI
Khoảng một nghìn năm trước,
Tần Cối bị người đời
Phỉ nhổ, đúc thành tượng,
Chang nắng mưa giữa trời.
Hai vợ chồng gian tặc,
Tay bị trói, phải quỳ
Trước mộ người chúng hại
Là trung thần Nhạc Phi.
Vậy là từ ngày ấy,
Suốt một nghìn năm qua,
Hắn bị nhổ nước bọt,
Bị roi quất vào da.
Những kẻ đang bán nước
Và gian thần ngày nay
Khôn thì sớm mở mắt
Ghi nhớ bài học này.
*
Tần Cối là thừa tướng
Đời vua Tống Huy Tông,
Nhanh chóng nắm quyền lực
Mà không hề lập công.
Hắn đang tâm bán rẻ
Giang sơn của tổ tiên,
Giết bao người trung nghĩa
Vì bổng lộc và tiền.
Cùng với vợ, Thát Lại,
Hắn không từ điều gì
Để hèn hạ giết chết
Hai cha con Nhạc Phi.
Thế là nước Đại Tống,
Qua bảy nổi, ba chìm,
Bị vợ chồng Tần Cối
Bán rẻ cho nước Kim.
Tần Cối là vết nhục
Trong lịch sử người Hoa.
Là biểu tượng bán nước,
Mưu mô và gian tà.
Suốt nhiều năm sau đó,
Nhiều người Hoa băn khoăn,
Mặc cảm và xấu hổ
Vì mình mang họ Tần.
Những người có họ khác
Sinh con, không bao giờ
Đặt tên con là Cối.
Thậm chí cả bây giờ.
Trong Liêu Trai Chí Dị
Có một truyện rất hay:
Một người nọ mổ lợn,
Thấy lạ, con lợn này
Thịt bốc mùi hôi thối.
Lật xem kỹ, và rồi
Thấy dòng chữ trong ruột:
“Thịt Tần Cối bảy đời”.
Hơn thế, chiếc bánh quẩy
Mà người Hoa hay ăn
Cũng liên quan đến hắn,
Nhưng lâu rồi quên dần.
Quẩy luôn có hai nửa
Được làm dính vào nhau.
Là Tần Cối và vợ,
Bị ném vào chảo dầu.
Đó là cách trừng phạt
Của người dân nước này
Với vợ chồng gian tặc.
Trừng phạt tận ngày nay.
1. Giò Chấu Quẩy đọc trại từ âm Hán là: Du Tặc Cối. Tức
là nấu dầu Tần Cối. (Thứ bánh chiên mà ta hay ăn với cháo xuất phát điển tích
này).
THƯƠNG ƯỞNG
Thương Ưởng là thừa tướng
Khá nổi danh đời Tần.
Ông nghĩ ra hộ khẩu
Để quản lý người dân.
Khá nổi danh đời Tần.
Ông nghĩ ra hộ khẩu
Để quản lý người dân.
Về sau, vì thất sủng,
Phải bỏ trốn đi xa,
Đêm mệt, ông gõ cửa
Xin vào trú một nhà.
Phải bỏ trốn đi xa,
Đêm mệt, ông gõ cửa
Xin vào trú một nhà.
Chủ nhà không cho phép,
Vì ông thiếu giấy tờ,
Thiếu chứng nhận hộ khẩu.
Với ông, thật bất ngờ.
Vì ông thiếu giấy tờ,
Thiếu chứng nhận hộ khẩu.
Với ông, thật bất ngờ.
Rồi sau ông chết thảm
Vì chính sách của mình.
Làm ác thì gặp ác,
Vì chính sách của mình.
Làm ác thì gặp ác,
Cũng là chuyện thường
tình.
ĐỦ
Lão Tử đã từng viết
Trong cuốn sách của mình,
Kiệm lời mà sâu sắc,
Gọi là Đạo Đức Kinh:
Không biết sao là đủ
Là cái họa nhất đời.
Tham, không biết chừng mực
Là cái hại nhất đời.
Vậy biết được cái đủ,
Kiềm chế được cái tham,
Ta mới luôn thấy đủ
Trong ý nghĩ, việc làm.
DƯƠNG QUÍ PHI
Nàng là một người đẹp
Trong “Tứ Đại Mỹ Nhân”.
Con một vị quan nhỏ
Ở vùng đất Thục Chân.
Cha là Dương Huyền Diễn.
Nàng tục danh - Ngọc Hoàn.
Có tuổi thơ êm ấm,
No đủ và an nhàn.
Nhà bốn chị em gái.
Nàng là út, được cha
Cho thuê người dạy dỗ
Về vũ nhạc, thi ca.
Cả bốn đều xinh đẹp,
Nhưng đẹp nhất là nàng.
Nổi tiếng về hương sắc
Thùy mị và đoan trang.
Năm bảy trăm hai bảy,
Con vua Đường Minh Hoàng
Là Lý Dục, xuất ngoại,
Tình cờ nhìn thấy nàng.
Chín năm sau, theo hẹn,
Nàng được tiến vào cung,
Để hầu hạ Lý Dục,
Rồi sau thành vợ chồng.
Nàng xinh đẹp đến mức
Lý Bạch, bậc thi nhân,
Viết bài “Thanh Bình Điệu”
Về sắc đẹp tuyệt trần.
Đường Minh Hoàng lúc ấy
Tuổi đã ngoài năm mươi.
Năm chín con trai, gái.
Cung phi hàng trăm người.
Người vua sủng ái nhất
Là nàng Vũ Huệ Phi.
Cũng là một tuyệt sắc
Danh tiếng ít ai bì.
Nàng lâm bệnh, chết sớm.
Vua nhớ thương, buồn rầu,
Bỏ cả việc triều chính
Một thời gian khá lâu.
Nhiều cung tần mỹ nữ
Được chọn hầu gối chăn.
Nhưng vua không màng tới,
Vẫn ủ ê, bần thần.
Một hôm, Cao Lực Sĩ,
Vốn là một giám quan,
Đi qua Thọ Vương Phủ,
Lần đầu thấy Ngọc Hoàn.
Ông sững sờ đứng lặng
Trước vẻ đẹp của nàng,
Thầm nghĩ nàng có thể
Giải khuây Đường Minh Hoàng.
Ngày hôm sau có chiếu
Gửi tới nhà, mật sai
Nàng xuất gia, làm sãi
Trực ở Tập Linh Đài.
Ở đấy, nàng sớm tối
Lo hương đèn, cầu siêu
Cho Huệ Phi mới chết,
Người vợ được vua yêu.
Phần mình, Cao Lực Sĩ
Chọn con một vị quan
Để làm vợ Lý Dục
Thay cho Dương Ngọc Hoàn.
Vừa thấy nàng, lập tức
Đường Minh Hoàng say mê.
Không còn nhớ ngươi cũ,
Hết buồn rầu, ủ ê.
Rồi ý ngày càng đượm,
Tình cũng ngày càng nồng.
Nàng ngày đêm có mặt
Hầu hạ bên mình rồng.
Một thời gian sau đó,
Ông vua già mê si
Cho Ngọc Hoàn chính thức
Trở thành Dương Quí Phi.
Bố nàng, Dương Huyền Diễn,
Làm Thượng thư bộ binh.
Cả ba chị gái lớn
Đều được triệu về kinh.
Được ban tặng vàng bạc
Và tấn phong Phu Nhân.
Mỗi năm được chu cấp
Chỉ riêng khoản áo quần
Và tư trang, phấn sáp
Đúng mười vạn quan tiền
Cho mỗi bà, chưa kể
Ngoài khoản chi nói trên,
Hàng năm còn được cấp
Thêm ba mươi vạn quan
Để các bà có thể
Sống sung sướng, an nhàn.
Anh họ nàng, còn trẻ,
Tên là Dương Quốc Trung
Được phong làm Tể Tướng,
Uy quyền nhất trong cung.
Dương Quí Phi đã đẹp,
Còn biết gẩy tỳ bà,
Lại càng rất biết cách
Chiều một ông vua già.
Tất nhiên ông vua ấy
Cũng hết lòng chiều nàng.
Nàng muốn gì cũng có,
Dẫu phải chi nghìn vàng.
Quí Phi thích tắm suối.
Cả xa và cả gần.
Sách cũ chép, tốn kém
Vạn hộc thóc mỗi lần.
Một hôm nàng nghe nói
Cao trên núi Quái Nham
Có con suối rất đẹp,
Nước xanh màu thạch lam.
Và rằng ai tắm nó
Không chỉ da trắng ngần,
Mà còn được trường thọ,
Thêm ham muốn ái ân.
Lập tức nàng năn nỉ
Đường Minh Hoàng cho đi.
Chiều nàng, vua ban chiếu
Sai các quan tức thì
Phải mở đường lên núi.
Thời hạn mười lăm ngày.
Làm tốt sẽ trọng thưởng.
Không xong, bị ngục đày.
Vì thời gian quá gấp,
Buộc phải làm cầu treo.
Cầu từ chân tới đỉnh
Bằng mây và dây leo.
Chiếc cầu bằng mây ấy
Cuối cùng đã làm xong.
Hàng trăm người phải chết,
Tốn kém mười vạn đồng.
Chiếc cầu khá chắc chắn.
Sợi mây mịn rất êm.
Dẫu không thích tắm suối,
Vua cũng đi lên xem.
Vua mang theo thợ vẽ
Vẽ lại diễm tích này.
Mười bức khắc lên đá.
Tồn tại đến ngày nay.
Dưới tranh còn ghi rõ
Ngày hăm lăm tháng Năm,
Năm thứ Mười, Thiên Bảo,
Tức bảy trăm năm lăm.
Đường Minh Hoàng say đắm
Người đẹp Dương Quí Phi,
Chỉ yến tiệc, hoan lạc.
Ngoài ra không biết gì.
Ông lại còn dại dột
Trao quyền và tin dùng
An Lộc Sơn, tướng trẻ,
Cho tự do vào cung.
Dần dà viên tướng ấy
Cùng Quí Phi thông dâm.
Ông vua già mù quáng
Không hay biết nhiều năm.
Bấy giờ, mọi quyền lực
Trong tay Dương Quốc Trung,
Anh họ của hoàng hậu,
Quyền và uy tột cùng.
Trung thấy viên tướng trẻ
Có dấu hiệu lộng hành,
Bèn tìm cách trừ hại,
Nhưng việc đã không thành.
An Lộc Sơn bỏ trốn,
Dựng nghiệp và chiêu binh.
Năm bảy trăm năm sáu,
Đem quân tiến về kinh.
Đường Minh Hoàng hoảng sợ,
Đem theo Dương Quí Phi
Cùng quan quân thân cận,
Nhằm hướng Thục mà đi.
Đến Mã Ngôi, lương hết,
Quan quân mệt rã rời
Nên không chịu đi tiếp.
Tiếng ta thán vang trời.
Rồi binh lính nổi loạn,
Giết Tể Tướng, anh nàng.
Lại còn ra điều kiện
Bắt vua Đường Minh Hoàng
Phải cho người thắt cổ
Người đẹp Dương Quí Phi,
Sau đó mới tiếp tục
Phò vua và chịu đi.
Họ nghĩ chính người đẹp
Và Tể Tướng Quốc Trung
Đã gây nên đại họa,
Xô họ vào đường cùng.
Không còn cách nào khác,
Vua già Đường Minh Hoàng
Đành gạt lệ, chứng kiến
Cảnh người ta giết nàng.
Ở tuổi ba mươi tám,
Một quốc sắc thiên hương,
Nàng đã bị thắt cổ,
Xác chôn bên vệ đường.
An Lạc Sơn thắng trận,
Cho đại quân vào kinh,
Nghe tin người yêu chết,
Bèn nổi trận lôi đình.
Hắn ra lệnh thiêu trụi
Cả kinh thành Trường An.
Chỉ riêng trong vụ ấy,
Hàng triệu người chết oan.
Về sau, viên tướng ấy
Bị chính con trai mình
Là Khánh Tự giết chết.
Rồi tướng Sử Tư Minh
Lại giết chết Khánh Tự,
Đem đại quân đầu hàng
Và trả lại ngôi báu
Cho vua Đường Minh Hoàng.
Hai năm sau, hết loạn,
Ông vua già đã xây
Lăng mộ cho người đẹp
Ở vùng đất Thiểm Tây.
Nghe người ta kể lại,
Đất xung quanh mộ nàng
Bỗng nhiên thành màu trắng,
Dù trước vốn màu vàng.
Loại đất này đặc biệt,
Đem bôi nhẹ lên da,
Da sẽ thành mềm mại,
Và trắng mịn, nõn nà.
Câu chuyện về người đẹp,
Thuộc “Tứ Đại Mỹ Nhân”
Vậy là đã kết thúc
Giữa cát bụi phong trần.
MẠNH MẪU
Bà mẹ nổi tiếng nhất
Biết dạy con nên người
Là mẹ của Mạnh Tử.
Một gương tốt ở đời.
1
Từ khi mang bụng chửa,
Bà bắt đầu dạy con
Bằng phương pháp “thai giáo”,
Dạy khí tiết, tâm hồn.
Hàng ngày, không quản mệt,
Bà leo lên núi cao,
Dạy con sự khoáng đạt,
Trong sạch và thanh tao.
Nghĩ toàn điều tốt đẹp,
Ngồi, thư giãn, khoan thai,
Bà nhẹ nhàng, âu yếm
Nói chuyện với con trai.
Chắc một phần nhờ thế
Mà Mạnh Tử về sau
Thành thông minh, trung thực,
Dịu dàng và thâm sâu.
2
Mạnh Mẫu còn nổi tiếng
Phải ba lần dọn nhà
Để tìm môi trường tốt
Cho đứa con của bà.
Lần thứ nhất bà sống
Gần nghĩa trang, ở đây
Mạnh Tử thường cùng bạn
Chơi với nhau hàng ngày.
Bà sợ sẽ không tốt
Cho việc giáo dục con,
Bèn dọn đến khu phố
Đông đúc người bán buôn.
Nhưng ở đấy, thật tiếc,
Mạnh Tử, rất hồn nhiên,
Học chơi trò buôn bán,
Đong đếm và tính tiền.
Thấy thế, rất lo sợ
Cho con trai, và bà
Dọn đến một nơi mới
Có trường học gần nhà.
Trường là nơi sạch sẽ.
Thầy là những tấm gương.
Nên Mạnh Tử chăm học
Và tiến bộ lạ thường.
3
Một lần, nhà hàng xóm
Mổ lợn, vốn hiếu kỳ,
Mạnh Tử liền hỏi mẹ:
Họ mổ lợn làm gì?
“Hàng xóm họ mổ lợn
Cho mẹ con mình ăn.”
Vui, bà buột miệng nói.
Và rồi, dẫu thanh bần,
Lát sau bà đi chợ
Mua thịt mang về nhà,
Bảo ông hàng xóm biếu.
Bà nghĩ con trai bà
Nếu biết mẹ nói dối,
Dần dần sẽ làm theo.
Trót nói sẽ có thịt
Thì phải mua, dù nghèo.
4
Lần khác, đang dệt vải
Thấy con trở về nhà,
Đoán là cậu trốn học,
Lấy con dao, và bà
Cắt đứt tấm vải lụa
Trên khung cửi của mình.
Nghiêm mặt bảo Mạnh Tử
Đang xấu hổ, lặng thinh:
“Con đi học, mà trốn,
Thì cũng chẳng khác gì
Mẹ dệt vải dang dở.
Vậy cắt mà vứt đi!”
Bài học thấm thía ấy
Giúp cậu bỏ thói lười,
Rồi học hành chăm chỉ,
Và thành đạt ở đời.
BÁ NHA, TỬ KỲ
Lần nọ, đi sứ Sở,
Rong ruổi những dặm đường,
Đêm Trung Thu, gió mát,
Dừng ở bến Hán Dương,
Bá Nha đem đàn gảy.
Đang lúc bổng lúc trầm,
Bất ngờ dây đàn đứt.
Ông buông đàn, trầm ngâm.
“Ở nơi này hoang vắng,
Giữa rừng núi bạt ngàn.
Có ai nghe và hiểu
Mà làm đứt dây đàn?”
Ông liền cho binh lính
Lục lọi tìm ven sông.
Một chàng trai sau đó
Được dẫn về trước ông.
Chàng trai xin tạ tội
Vì nghe trộm tiếng đàn.
Chàng là người đốn củi
Sống trong cảnh nghèo hàn.
Bá Nha nghe, thấy lạ
Rằng chàng trai nông thôn
Mà cũng biết nghe nhạc,
Xao xuyến tận tâm hồn.
Ông hỏi chàng, để thử:
“Ta chơi gì vừa rồi?”
“Bẩm, chơi bài Khổng Tử
Thương tiếc thầy Nhan Hồi.”
Quả thật đúng như thế.
Ông thích thú gật đầu.
Mời xuống thuyền ăn uống
Và đàm đạo hồi lâu.
Giữa tiệc rượu, bất chợt
Bá Nha lại cầm đàn
Chơi một bài mạnh mẽ,
Ngùn ngụt chí quan san.
Chàng tiều phu tán thưởng:
“Không có gì hay hơn!
Ý ngài cao vòi vọi.
Nga nga chỉ cao sơn.”
Bá Nha lại chơi tiếp
Bản nhạc khác, lần này
Tiếng đàn như nước chảy,
Như gió thổi, mây bay.
“Tuyệt hay, bẩm quan lớn.
Ý ngài thật mênh mang.
Dương chí tại lưu thủy.
Như nước chảy dịu dàng.”
Bá Nha lấy làm phục,
Bèn hỏi chàng tên gì.
Chàng tiều phu cúi tạ:
“Bẩm, là Chung Tử Kỳ.”
Hai người lại trò chuyện,
Cởi mở và tâm tình.
Ông mời chàng khăn gói
Cùng theo ông về kinh.
Chàng lắc đầu từ chối
Vì còn có mẹ già.
Cầm tay bịn rịn mãi,
Giờ lên đường, Bá Nha
Hẹn sang năm nhất định
Ông sẽ quay lại đây
Đón cả chàng và mẹ,
Ngày này, bến sông này.
Giữ lời và đúng hẹn,
Bá Nha đến Hán Dương.
Nhưng bến sông vắng vẻ.
Linh cảm chuyện bất thường,
Ông hỏi thì được biết
Tử Kỳ, theo mệnh trời,
Bị bệnh nặng đã chết,
Và trước khi qua đời,
Chàng xin được chôn cất
Nơi chàng được nghe ông
Chơi “Cao Sơn”, “Lưu Thủy”,
Đêm thu ấy, bến sông.
Bên ngôi mộ còn mới,
Bá Nha ngồi, cúi đầu
Rồi đàn, mỗi tiếng nhạc
Đẫm một giọt lệ sầu.
Ông bày đồ tế lễ,
Rất trang trọng, tế xong,
Đập đàn vào vách đá
Rồi vứt hết xuống sông.
Chơi đàn cần tri kỷ.
Nay tri kỷ không còn.
Vậy thì không chơi nữa.
Ông thề cùng núi non.
*
“Cao Sơn” và “Lưu Thủy”
Hai bản nhạc bất ngờ
Bá Nha đàn đêm ấy
Vẫn còn đến bây giờ.
Đời nhà Thanh, Duy Phái
Cùng với Đường Duy Minh
Ghi thành nốt lên giấy,
Phổ biến trong dân tình.
TỲ BÀ HÀNH
1
Tư mã Bạch Cư Dị,
Một thi hào đời Đường,
Lần nọ, có công chuyện,
Đi qua bến Tầm Dương.
Tư mã Bạch Cư Dị,
Một thi hào đời Đường,
Lần nọ, có công chuyện,
Đi qua bến Tầm Dương.
Đêm, gió thu lành lạnh,
Cây phong ngủ mơ màng.
Dưới trăng, lau xào xạc,
Dòng sông buồn mênh mang.
Cây phong ngủ mơ màng.
Dưới trăng, lau xào xạc,
Dòng sông buồn mênh mang.
Chủ khách giờ ly biệt,
Nâng chén, lòng không say.
Đứng trên thuyền, tư lự,
Buồn cái buồn chia tay.
Nâng chén, lòng không say.
Đứng trên thuyền, tư lự,
Buồn cái buồn chia tay.
Bỗng nghe trên mặt nước,
Vang vọng tiếng tỳ bà.
Chủ không buồn quay lại,
Khách không muốn đi xa.
Vang vọng tiếng tỳ bà.
Chủ không buồn quay lại,
Khách không muốn đi xa.
Tiếng đàn sao réo rắt,
Lúc đùng đục, lúc trong,
Lúc chậm, lúc dồn dập,
Nghe như xé cõi lòng.
Lúc đùng đục, lúc trong,
Lúc chậm, lúc dồn dập,
Nghe như xé cõi lòng.
Rồi tiếng đàn chợt tắt,
Người chơi đàn ngừng tay.
Lặng người, Bạch Cư Dị,
Muốn gặp con người này.
Người chơi đàn ngừng tay.
Lặng người, Bạch Cư Dị,
Muốn gặp con người này.
Gọi năm lần, bảy lượt,
Người chơi đàn mới ra.
Đó là một thiếu phụ,
Tay ôm chiếc tỳ bà.
Người chơi đàn mới ra.
Đó là một thiếu phụ,
Tay ôm chiếc tỳ bà.
Buồn buồn, hơi bẽn lẽn,
Khép vạt áo, nàng ngồi,
Lên dây đàn nhè nhè,
Ngừng một giây, và rồi
Khép vạt áo, nàng ngồi,
Lên dây đàn nhè nhè,
Ngừng một giây, và rồi
Hơi ngẩng đầu chút ít,
Hơi nhiu nhíu đôi mày,
Bằng một động tác múa,
Nàng khẽ chạm vào dây.
Hơi nhiu nhíu đôi mày,
Bằng một động tác múa,
Nàng khẽ chạm vào dây.
Cả không gian chìm lắng
Trong tiếng nhạc êm đềm.
Lúc như dông, như bão,
Lúc mưa phùn ban đêm.
Trong tiếng nhạc êm đềm.
Lúc như dông, như bão,
Lúc mưa phùn ban đêm.
Như châu rơi mâm ngọc,
Như long lanh giọt sương,
Lục Yêu là bài trước,
Sau đến bài Nghê Thường.
Như long lanh giọt sương,
Lục Yêu là bài trước,
Sau đến bài Nghê Thường.
Tiếng nhỏ to xen kẽ,
Rào rào rồi tỉ tê,
Nghe có tiếng oanh hót,
Tiếng nước chảy dưới khe,
Rào rào rồi tỉ tê,
Nghe có tiếng oanh hót,
Tiếng nước chảy dưới khe,
Tiếng gươm đao loảng xoảng,
Tiếng ngựa hý chiến trường,
Tiếng phòng the lụa xé,
Tiếng thầm thì yêu thương...
Tiếng ngựa hý chiến trường,
Tiếng phòng the lụa xé,
Tiếng thầm thì yêu thương...
Chợt đàn dừng, bài hết.
Bạch Cư Dị ôm đầu,
Choáng váng vì bản nhạc,
Âm vang lâu, rất lâu.
Bạch Cư Dị ôm đầu,
Choáng váng vì bản nhạc,
Âm vang lâu, rất lâu.
Bốn xung quanh im lặng,
Mọi người ngồi bần thần.
Bên ngoài, sông bàng bạc,
Ánh trăng thu trắng ngần.
Mọi người ngồi bần thần.
Bên ngoài, sông bàng bạc,
Ánh trăng thu trắng ngần.
Người chơi đàn lặng lẽ
Cài que đàn vào dây.
Sửa vạt áo, đứng dậy,
Khẽ cúi chào, chắp tay:
Cài que đàn vào dây.
Sửa vạt áo, đứng dậy,
Khẽ cúi chào, chắp tay:
2
“Là gái kinh kỳ gốc,
Thiếp đến tuổi mười ba
Đã thông thạo các ngón
Trong nghề chơi tỳ bà.
“Là gái kinh kỳ gốc,
Thiếp đến tuổi mười ba
Đã thông thạo các ngón
Trong nghề chơi tỳ bà.
Thường được xếp thứ nhất
Trong ban hát giáo phường.
Đàn hay, nhiều kẻ phục,
Nhan sắc, lắm người thương.
Trong ban hát giáo phường.
Đàn hay, nhiều kẻ phục,
Nhan sắc, lắm người thương.
Hát xong, luôn được thưởng
Cơ man nào là quà.
Dân chơi Ngũ Lăng đến,
Nghe, tặng nhiều lụa là.
Cơ man nào là quà.
Dân chơi Ngũ Lăng đến,
Nghe, tặng nhiều lụa là.
Gõ nhịp, cành trâm gãy,
Rượu đổ, áo quần hoen.
Đời dễ dàng, vui vẻ,
Nhiều khi cũng có tiền.
Rượu đổ, áo quần hoen.
Đời dễ dàng, vui vẻ,
Nhiều khi cũng có tiền.
Rồi bỗng dì thiếp chết,
Em đi lính quan san.
Tháng năm trôi, lặng lẽ
Nhan sắc thiếp phai tàn.
Em đi lính quan san.
Tháng năm trôi, lặng lẽ
Nhan sắc thiếp phai tàn.
Về già, thiếp làm vợ
Một người lái buôn xa.
Chồng thiếp lo kiếm lợi,
Chẳng mấy lúc ở nhà.
Một người lái buôn xa.
Chồng thiếp lo kiếm lợi,
Chẳng mấy lúc ở nhà.
Cả tháng nay chồng thiếp
Buôn chè ở Phù Lương,
Để mình thiếp vò võ
Bến sông này mù sương.
Buôn chè ở Phù Lương,
Để mình thiếp vò võ
Bến sông này mù sương.
Lúc nãy buồn, ứa lệ,
Mới chồn tay, cầm đàn,
Thương một thời son trẻ,
Một thời nay đã tàn...”
Mới chồn tay, cầm đàn,
Thương một thời son trẻ,
Một thời nay đã tàn...”
3
Thi hào Bạch Cư Dị,
Trầm tư, im lặng ngồi.
Bùi ngùi lúc nghe nhạc,
Giờ bùi ngùi gấp đôi.
Thi hào Bạch Cư Dị,
Trầm tư, im lặng ngồi.
Bùi ngùi lúc nghe nhạc,
Giờ bùi ngùi gấp đôi.
Một kỹ nữ bạc mệnh,
Cay đắng kiếp má hồng.
Như đời ông trôi nổi,
Đầy vất vả, long đong.
Cay đắng kiếp má hồng.
Như đời ông trôi nổi,
Đầy vất vả, long đong.
Xứ Tầm Dương lạnh lẽo,
Ông bị bệnh, nằm dài.
Chỉ tiếng quyên rỉ máu,
Tiếng vượn hót bi ai.
Ông bị bệnh, nằm dài.
Chỉ tiếng quyên rỉ máu,
Tiếng vượn hót bi ai.
Đất Bồn Thành ẩm thấp,
Phải uống rượu một mình.
Không bạn, không tiếng nhạc,
Trăng kém phần lung linh.
Phải uống rượu một mình.
Không bạn, không tiếng nhạc,
Trăng kém phần lung linh.
Thế mà giờ bất chợt,
Được nghe nàng chơi đàn,
Những tiếng lòng ai oán
Của một kiếp hồng nhan.
Được nghe nàng chơi đàn,
Những tiếng lòng ai oán
Của một kiếp hồng nhan.
Thi hào Bạch Cư Dị,
Quan tư mã Giang Châu,
Giật mình thấy vạt áo
Đẫm những giọt lệ sầu...
Quan tư mã Giang Châu,
Giật mình thấy vạt áo
Đẫm những giọt lệ sầu...
KHỔNG TỬ VỀ ĐẠO HIẾU
*
Bước đầu của đạo hiếu
Là phải lo giữ mình.
Vì thân thể, da tóc
Là cha mẹ cho mình.
*
Hiếu - trước thờ cha mẹ.
Rồi sau mới thờ vua.
Một khi cha mẹ chết,
Phải hương khói bốn mùa.
*
Cả khi còn bé nhỏ,
Cả khi lớn sau này,
Phải phụng dưỡng cha mẹ,
Luôn chăm sóc hàng ngày.
*
Cha mẹ còn tại thế,
Con không đi chơi xa.
Con không đi chơi xa.
Muốn đi, cần xin phép.
Không được, phải ở nhà.
*
Làm con, hiếu thảo nhất
Là phải cố học hành
Đỗ đạt, làm việc nghĩa,
Để cha mẹ rạng danh.
*
Nếu cha mẹ sai trái,
Làm con, phải can ngăn.
Can không được, phải chịu,
Vẫn cung kính, ân cần.
Dù chuyện gì đi nữa,
Vẫn là cha mẹ mình.
Phải hết lòng cư xử
Chí hiếu và chí tình.
*
Võ Bá hỏi về Hiếu.
Không Tử đáp: “Là con,
Ai cũng đau đớn nhất
Khi cha mẹ không còn.”
*
Tử Du hỏi về Hiếu.
Không Tử đáp: “Ngày nay
Nhiều người nghĩ cha mẹ
Được no ấm hàng ngày,
Tức là họ đã hiếu
Với cha mẹ của mình.
Không, đó là bất hiếu,
Vì nuôi không có tình.
Nuôi chỉ để không chết,
Dù đủ ấm, đủ no,
Thì thực ra chẳng khác
Nuôi ngựa hay trâu bò.”
KHỔNG TỬ VỀ TU ĐỨC DƯỠNG NHÂN
*
Người nhân thường khỏe mạnh.
Người đức thường sống lâu.
Cả người nhân, người đức
Đều đại phước như nhau.
Là vì người nhân đức
Có tình thương bao la,
Công tâm và chính trực,
Không làm điều xấu xa.
Tấm lòng họ thanh thản,
Vời vợi như mây bay.
Bọn tiểu nhân làm ác
Nên lo lắng đêm ngày.
Lo việc làm khuất tất
Thì âm khí ma tà
Dễ nhập vào gây bệnh
Để biến chúng thành ma.
*
Muốn thành người nhân đức,
Đừng bắt người khác làm,
Cả việc lớn, việc nhỏ,
Mà mình không muốn làm.
*
Phải rũ bỏ ham muốn.
Phải tăng tình thương yêu.
Ham muốn mà càng lớn
Thì tai họa càng nhiều.
*
Người nhân và người đức
Cũng bị lừa, tuy nhiên,
Bởi những lời có lý,
Chứ không phải vì tiền.
KHỔNG TỬ VÀ “QUÂN TỬ TAM GIỚI”
Quân tử có tam giới,
Phải biết mà đề phòng.
Một, là khi mới lớn,
Khí chưa mạnh, chưa thông,
Không đam mê sắc dục.
Hai, khi đã trưởng thành,
Dễ kiêu căng, cậy khỏe,
Làm những việc chẳng lành.
Ba, về già phải nhớ:
Khi gần đất xa trời,
Người ta dễ tham vặt.
Đừng để cháu con cười.
KHỔNG TỬ NÓI VỀ SỰ CHÍNH TRỰC
Một chiều nọ, Khổng Tử
Đàm đạo cùng Diệp Công,
Bàn về sự tử tế,
Chính trực và bất công.
“Ở ấp tôi, pháp luật
Rất nghiêm, - Diệp công khoe. -
Nhà nọ có thằng bé
Biết bố ăn trộm dê,
Đã lên quan trình báo.
Ông bố bị nhừ đòn.
Quan không những không trách,
Mà còn khen người con.”
“Ở ấp tôi thì khác, -
Khổng Tử đáp. - người ta
Luôn coi trọng nhân nghĩa,
Con không tố mẹ cha.
Cả khi sai, cha mẹ
Cũng không hại con mình.
Và đó là chính trực,
Là đạo đức, nghĩa tình.”
QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN
Kẻ chính nhân quân tử
Đấu tranh với kẻ thù
Khi kẻ thù còn mạnh,
Chấp nhận chết hoặc tù.
Nhưng khi kẻ thù chết,
Họ im, chẳng nói gì.
Quay lại việc yêu thích
Là Thi Họa Cầm Kỳ.
Tiểu nhân thì ngược lại,
Bọn người này rất ghê.
Khi kẻ thù còn mạnh,
Chúng giả ngây, im re.
Nhưng khi kẻ thù chết,
Chúng là người đầu tiên
To tiếng chửi bởi nó,
Tranh công và tranh tiền.
ĐÚC KẾT CỦA NGƯỜI XƯA
Người xưa đã từng dạy:
“Nhìn mặt, khó nhìn lòng”.
Dễ quen mà khó biết
Người ấy tốt hay không.
Cho nên không ít lúc,
Do đánh giá nhầm người,
Ta buộc phải trả giá
Và hối hận suốt đời.
Vậy làm sao phân biệt
Quân tử và tiểu nhân?
Người xưa đã đúc kết
Qua trải nghiệm nhiều lần.
1
Muốn kiểm tra để biết
Bản lĩnh của một người,
Xem cách họ xử sự
Khi vấp ngã trên đời.
2
Khi muốn biết ai đó
Sống có nghĩa, có lòng,
Phải xem để biết họ
Yêu loài vật hay không.
3
Để biết được ai đó
Đang toan tính điều gì,
Hãy nhìn ánh mắt họ,
Cả khi họ quay đi.
4
Muốn biết giá trị thật
Để làm ăn lâu dài,
Hãy cố gắng tìm hiểu
Đối thủ họ là ai.
5
Khi muốn biết ai đó
Là bạn tốt hay không,
Thì phải chờ đến lúc
Túi rỗng và tiền không.
6
Còn muốn biết tố chất
Của một người thế nào,
Hãy quan sát người ấy
Hám lợi nhỏ ra sao.
7
Muốn tìm hiểu tính cách,
Chỉn chu hay thích lười,
Hãy nhìn vào chữ viết.
Vì chữ viết là người.
8
Muốn biết ai đó sống
Chân thật và thực lòng,
Xem người ấy có nhớ
Những gì đã nói không.
9
Muốn chọn người tử tế
Để làm bạn suốt đời,
Phải tránh người có thói
Nói xấu sau lưng người.
10
Muốn biết ai ăn bám
Hay thích trò đỏ đen
Hãy lặng lẽ quan sát
Cách người ấy tiêu tiền.
SĨ PHU HỮU TRÁCH
Một quốc gia hưng thịnh
Hay suy vong, tất nhiên,
Là do nhiều yếu tố,
Do nhiều người gây nên.
Nhưng sĩ phu, trí thức,
Người có học, thông minh
Phải chịu trách nhiệm chính
Với vận mệnh nước mình.
Để xẩy ra cái ác,
Bạo quyền và độc tài
Chính là do người tốt
Lặng im và đứng ngoài.
Quốc gia mà hữu sự
Thì sĩ phu là người
Hữu trách và có tội
Với mình và với đời.
MẶC TỬ VÀ HỌC TRÒ
Thời xuân Thu Chiến Quốc,
Mặc Tử là triết gia
Với nhiều đóng góp lớn
Cho triết học Trung Hoa.
Ông có nhiều đệ tử
Đến theo học hàng ngày.
Tử Cầm, một trò giỏi,
Một hôm hỏi: “Thưa thầy,
Nói nhiều hay nói ít
Là điều tốt cho người?”
Mặc Tử sau một lúc
Suy nghĩ, rồi trả lời:
“Con ếch trong đầm nước
Kêu luôn miệng mà rồi
Không ai thèm để ý,
Chỉ khô họng mà thôi.
Trong khi con gà trống
Gáy một lần trong ngày,
Đánh thức mọi người dậy.
Ai cũng thích việc này.
Nói thế là con hiểu
Cái thâm ý của ta.
Đừng học theo con ếch.
Hãy học theo con gà”.
*
Trong cuộc sống, con cái
Nhiều khi sai, mẹ cha
Nhắc lần đầu thì được.
Tự chúng sẽ nhận ra.
Nhưng tiếp tục nói mãi,
Chúng mệt mỏi, bực mình.
Còn cố ý làm trái,
Cãi lại hoặc lặng thinh.
Lời nói như liều thuốc.
Vừa đủ thì ô-kê.
Quá thì phản ứng phụ
Và hậu quả nặng nề.
*
Người xưa đã từng dạy
Rằng “Phúc thủy nan thu” -
Nước đổ khó lấy lại. -
Muốn người nghe tiếp thu,
Nên nói chậm, nói nhẹ.
Nói ít hoặc nói vừa.
Trước khi nói phải biết
Nói thế đã nên chưa?
Tuyệt đối không báng bổ,
Làm người khác tổn thương.
Không cần thiết không nói.
Không dồn vào chân tường.
Cần thì cứ chê trách,
Nhưng khen vẫn phải khen.
Trăm lời mắng chưa hẳn
Bằng một lời động viên.
Đừng luôn nghĩ mình đúng.
Đúng cũng ba bảy đàng.
Quan trọng là lời nói
Thiện tâm và nhẹ nhàng.
LỜI CỔ NHÂN
Sẽ thảnh thơi, hạnh phúc
Người biết sống vị tha.
Người sống vì tiền bạc
Sẽ khổ mãi đến già.
Lấy ganh đua làm trọng
Sẽ suốt đời vô minh.
Luôn chìm trong đau khổ
Người ham hố ái tình.
Biết lấy ít làm đủ
Là người sống an nhàn.
Người nặng lòng ân nghĩa
Sẽ thư thái, bình an.
*
Lễ là trên - cung kính,
Dưới - không khinh người ta.
Nghĩa là được cầm sáu,
Chỉ cầm bốn, cầm ba.
Tín - Trước sau như một,
Nói lời luôn giữ lời.
Trung - bạn với ai đó
Là làm bạn suốt đời.
*
Không cho sẽ không nhận.
Không đêm sẽ không ngày.
Không cầm được cái mới
Nếu không mở bàn tay.
Vừa do luật nhân quả,
Vừa trái đất hình tròn,
Gieo gì sẽ gặt ấy.
Không dại thì không khôn.
*
Khi ở trong phòng kín
Cũng coi như có người.
Vì rất gần bên cạnh
Ngoài mình còn có trời.
Không gì trời không biết.
Trời luôn theo dõi anh.
Ở ác thì cho ác.
Ở lành thì cho lành.
Cả ý nghĩ thầm kín
Chưa thổ lộ với ai
Cũng được trời ghi lại
Để phán xét đúng sai.
Bậc chính nhân quân tử
Khi ứng xử ở đời,
Không sợ một ai khác
Ngoài sợ mình, sợ trời.
*
Đừng trông chờ người khác
Đối xử tốt với mình.
Con người vốn ngu dốt,
Đừng nghĩ họ thông minh.
Người thế này thế nọ.
Kẻ nói ít làm nhiều.
Kẻ nói nhiều làm ít.
Kẻ dút dát, kẻ liều.
Đời mình mình cứ sống.
Ai thế nào mặc ai.
Đúng, chưa hẳn đã đúng.
Sai, chưa hẳn đã sai.
Hãy chăm sự lương thiện,
Nuôi dưỡng sự chân thành.
Khoan dung với người khác,
Nghiêm khắc với chính mình.
Biết phận mình là đủ.
Đường mình mình cứ đi.
Làm những việc cần thiết.
Bớt cái Tham Sân Si.
Hãy học cách buông bỏ
Để vươn tới chân thiền.
Cứ vô vi mà sống.
Vạn sự cứ tùy duyên.
LẠI NGẪM VỀ LỜI NGƯỜI XƯA
Người xưa đã đúc kết
Nhiều kinh nghiệm cuộc đời
Về đối nhân xử thế,
Bổ ích cho mọi người.
Học và làm theo chúng,
Theo người xưa, chúng ta
Sẽ tránh được lầm lỗi,
Tâm trí cũng an hòa.
1
Suy nghĩ trước khi nói.
Không nói khi không cần.
Vừa khỏi chịu trách nhiệm,
Lại vừa được yên thân.
Nói mà không suy nghĩ
Là nguy hiểm khôn lường.
Giống như cắm cổ chạy
Mà chưa thấy rõ đường.
2
Đừng vội vã kết luận.
Rất phức tạp sự đời.
Ta có thể biết một,
Trong khi cần biết mười.
Thoạt nhìn tưởng là đúng.
Nhìn kỹ mới thấy sai.
Vậy thì hãy gượm nói.
Chờ chút không chết ai.
3
Hãy học coi chuyện lớn
Thành chuyện nhỏ hàng ngày.
Trong cái may có rủi.
Trong cái rủi có may.
Mọi chuyện có nguyên cớ.
Không có gì ngẫu nhiên.
Mọi người đều có số.
Số là do Bề Trên.
4
Không bình luận người khác.
Hiểu là đủ. Mỗi người
Có riêng một hoàn cảnh,
Một nỗi khổ cuộc đời.
Nếu thực sự muốn nói,
Hãy nói điều tốt lành.
Người nghe tuy im lặng,
Nhưng thầm cảm ơn anh.
5
Phải tuân thủ qui tắc:
Làm bất cứ điều gì
Không làm đến tận tuyệt.
Không quá Tham Sân Si.
Trong đối nhân, hãy nhớ
Hai chữ yêu và thương.
Chừa đất cho người sống,
Không dồn vào chân tường.
6
Với tiểu nhân, kẻ ác,
Hãy đứng xa mà nhìn.
Đừng dây với bọn chúng.
Đừng nghe và đừng tin.
Chúng, đê tiện, hạ đẳng,
Luôn có mặt trên đời.
Đừng lại gần, không để
Chúng bôi bẩn lên người.
7
Với người thân, ngược lại,
Phải chín bỏ làm mười.
Phải nhường nhịn, nhã nhặn
Hơn với người ngoài đời.
Từ việc làm, lời nói,
Phải có lý, có tình.
Rất đơn giản vì họ
Là người thân của mình.
8
Cầm được thì bỏ được.
Đừng lấn cấn làm gì.
Cái phải đến sẽ đến.
Cái phải đi sẽ đi.
Mà đi cũng chẳng thiệt.
Buông bỏ thì đã sao?
Chí ít sẽ có chỗ
Cho cái mới còn vào.
9
Không lừa gạt người khác.
Cũng không để bị lừa.
Ai có phần người ấy.
Không thiếu cũng không thừa.
Chưa nói luật nhân quả.
Anh cố tình lừa người
Thì người sẽ lừa lại.
Luôn vẫn thế ở đời.
10
Cứ lặng lẽ làm việc.
Ai khen chê mặc lòng.
Không nói với người khác
Khi việc làm chưa xong.
Thậm chí làm việc lớn
Cũng nên xem bình thường.
Không khoe khi làm tốt.
Hữu xạ tự nhiên hương.
KHỔNG MINH CHỌN VỢ
Khi trên ba mươi tuổi,
Tức là đủ thông minh,
Ta, đàn ông, mới hiểu
Rằng vì sao Khổng Minh
Lại yêu thương đến thế
Vợ của ông, dù bà -
Một trong năm phụ nữ
Xấu nhất nước Trung Hoa.
Khổng Minh Gia Cát Lượng
Ta đã biết là ai.
Nhưng thật tiếc, về vợ,
Nhiều người còn hiểu sai.
Ta lấy vợ không chỉ
Để có người ngủ chung.
Mà quan trọng hơn thế,
Để có người thức cùng.
Ta lấy vợ không chỉ
Để quán xuyến gia đình,
Mà ta cần ở vợ
Một người lắng nghe mình.
Ta lấy vợ không chỉ
Có người để ăn chung,
Mà quan trọng hơn thế -
Có người để nấu cùng.
Ta lấy vợ không chỉ
Để song hành với nhau.
Mà ta cần ai đó
Đứng dõi theo phía sau.
Vợ Khổng Minh Gia Cát,
Là bà Hoàng Nguyệt Anh,
Được yêu vì hội tụ
Những điều này tốt lành.
Ông đã dạy hậu thế,
Trong đó có chúng ta,
Cách nhận biết cái đẹp
Trong một người đàn bà.
LỜI NGƯỜI XƯA
Người xưa đã đúc kết,
Để lại cho người nay
Nhiều bài học quí báu
Rất đáng học thế này:
Một - Không lo nghèo đói.
Tiết kiệm, sẽ không nghèo.
Mình có dốt, cố gắng,
Cũng đạt được mục tiêu.
Hai - Hiếu cũng có giả.
Tức là Hiếu giả vờ.
Trung lại càng có giả,
Tức là Trung giả vờ.
Cả hai cái giả ấy
Đều xấu và đáng khinh,
Xấu nhất là giả nghĩa
Với cả người thân mình.
Ba - Dạy con nghiêm khắc
Thành người tốt ở đời.
Với người xấu - độ lượng
Để thu phục lòng người.
Dạy con, dạy đọc sách,
Học cái chữ thánh hiền.
Dạy được một nghề giỏi
Hơn cho một núi tiền.
Bớt giao lưu với bạn,
Ngồi đọc sách ở
nhà.
Sách là người bạn tốt,
Và là thầy của ta.
Học chữ - không được vội.
Nên học một, nghĩ mười
Mới làm được đại sự,
Để tiếng thơm cho đời.
Bốn - Hãy làm việc thiện
Tích phúc lộc về sau.
Gia đình cốt yên ấm,
Không nhất thiết phải giàu.
Năm - Con có năng khiếu
Mà cha mẹ nhiều tiền,
Quá chiều, thì sau lớn
Sẽ nhụt chí vươn lên.
Sáu - Người tư cách kém
Coi lợi là nhất đời.
Người thi cử lận đận
Chung qui là do lười.
Bảy - Khi cái Tâm thẳng,
Cái đầu sẽ thảnh thơi,
Vì không phải lo nghĩ
Cách đối phó với người.
Người biết trọng lễ nghĩa
Chơi với bạn như mình,
Tránh xa kẻ dối trá,
Vì lợi, không vì tình.
Tám - Một người mà tốt,
Tính khí sẽ yên bình.
Người nóng nảy, đồng bóng
Phần nhiều do vô minh.
Chín - Người trẻ thiển cận,
Ít đọc, lại thích lười,
Dễ bị những kẻ xấu
Làm tha hóa chất người.
Nhưng người hiểu biết rộng,
Tưởng không ai bằng mình.
Nói nhiều mà làm ít,
Nghiệp lớn cũng khó thành.
Mười - Mỗi khi gặp khó,
Phải tìm hiểu nguyên do,
Không trách oán người khác.
Không sợ, không quá lo.
Các sai lầm hầu hết
Ngẫu nhiên và nhất thời.
Phải học tính cẩn thận
Khi cư xử với người.
LỜI CỔ NHÂN
Nói ít sẽ hại ít.
Muốn ít sẽ ít lo.
Cơ thể sẽ khỏe mạnh
Nếu không ăn quá no.
Muốn khổ thì thành khổ.
Muốn vui thì thành vui.
Cứ ung dung tự tại.
Đời có tiến có lui.
Duyên đến thì nên nhận.
Duyên hết thì nên buông.
Sai mà có thể đúng.
Tròn mà có thể vuông.
VÔ VI
Xưa, Dược Sơn Duy Nghiễm
Là đại sư Đời Đường.
Nổi tiếng về uyên bác
Và thâm nho lạ thường.
Là đại sư Đời Đường.
Nổi tiếng về uyên bác
Và thâm nho lạ thường.
Lần nọ, cùng đồ đệ
Đi qua một ngôi làng,
Thấy có cây thông nhỏ
Chết khô, lá úa vàng.
Đi qua một ngôi làng,
Thấy có cây thông nhỏ
Chết khô, lá úa vàng.
Ngài hỏi một đồ đệ:
“Theo con, cây thông này
Héo khô và đang chết,
Là hay, hay không hay?”
“Theo con, cây thông này
Héo khô và đang chết,
Là hay, hay không hay?”
“Bạch thầy, cây phải chết
Là một điều đáng buồn.
Cây phải xanh mơn mởn.
Đặc biệt những cây non”.
Là một điều đáng buồn.
Cây phải xanh mơn mởn.
Đặc biệt những cây non”.
Hỏi một đệ tử khác,
Người này đáp: “Bạch thầy,
Cây chết để trồng mới,
Đó cũng là điều hay”.
Người này đáp: “Bạch thầy,
Cây chết để trồng mới,
Đó cũng là điều hay”.
Dược Sơn Duy Nghiễm đáp:
“Thái độ của người hiền
Là vô vi, thanh thản,
Thuận theo lẽ tự nhiên.
“Thái độ của người hiền
Là vô vi, thanh thản,
Thuận theo lẽ tự nhiên.
Cây sống cứ để sống,
Tốt tươi và mỡ màng.
Cây chết cứ để chết,
Khô héo và úa vàng.
Tốt tươi và mỡ màng.
Cây chết cứ để chết,
Khô héo và úa vàng.
Không tự vấn, cố chấp.
Lại càng không buồn phiền.
Vạn vật trong vũ trụ
Thuận theo lẽ tự nhiên”.
Lại càng không buồn phiền.
Vạn vật trong vũ trụ
Thuận theo lẽ tự nhiên”.
*
Lão Tử: Nhân pháp Địa
Thì Địa sẽ pháp Thiên.
Mà khi Thiên pháp Đạo,
Đạo sẽ pháp Tự Nhiên.
Lão Tử: Nhân pháp Địa
Thì Địa sẽ pháp Thiên.
Mà khi Thiên pháp Đạo,
Đạo sẽ pháp Tự Nhiên.
Tức người phải thuận Đất.
Đất phải thuận theo Thiên.
Thiên phải thuận theo Đạo.
Đạo theo lẽ Tự Nhiên”.
Đất phải thuận theo Thiên.
Thiên phải thuận theo Đạo.
Đạo theo lẽ Tự Nhiên”.
Luật Đời mới thực lớn.
Luật Người chẳng là gì.
Cứ tùy duyên mà sống,
An bình và vô vi.
Luật Người chẳng là gì.
Cứ tùy duyên mà sống,
An bình và vô vi.
CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA
Đức Khổng Tử từng nói,
Rằng “Quân tử ái tài”
Nhưng “Thủ chi hữu đạo”.
Tức kiếm tiền thì ai
Cũng phải đúng đạo lý.
Vì nếu tiền bất minh,
Thì cách này, cách khác,
Tiền vốn không của mình
Sẽ bị trời thu lại.
Luôn vẫn thế xưa nay.
Người nào muốn kiểm chứng,
Hãy đọc câu chuyện này.
*
Chuyện ngày xưa Trung Quốc,
Ở huyện Hiến, Tứ Xuyên,
Có người tên Vương Mỗ,
Rất giỏi việc kiếm tiền.
Hắn làm trong tòa án,
Am hiểu luật đương thời.
Biết dùng các xảo thủ
Moi tiền của nhiều người.
Nhưng mỗi lần, khi hắn
Tích được khá nhiều tiền,
Thì nhất định có sự,
Lại làm hắn mất tiền.
*
Lần nọ, đêm trời rét
Chú hầu nhỏ Đạo Đồng
Gặp mưa, vào trú tạm
Trong ngôi miếu bên sông.
Bất chợt chú nhìn thấy
Hai con quỉ râu đen
Đang ghi ghi chép chép
Vào cuốn sổ trước đèn.
Một con gãi đầu nói:
Thằng Vương Mỗ lần này
Tích lũy được kha khá.
Giờ phải tính sao đây?
Con kia đáp, yên chí.
Lần này mình Thúy Vân
Đủ làm hắn khánh kiệt.
Khánh kiệt hơn mọi lần.
Đạo Đồng nghe không hiểu,
Lặng lẽ quay về nhà.
Khoảng một tuần sau đó
Khắp huyện Hiến người ta
Xì xào về cô gái
Có tên là Thúy Vân,
Người từ miền Bắc xuống,
Đẹp như tiên giáng trần.
Chủ của chú, Vương Mỗ,
Vốn lắm bạc, nhiều vàng,
Liền lân la trò chuyện
Và tư thông với nàng.
Sau một thời gian ngắn,
Không hiểu bằng cách nào,
Nàng làm hắn khánh kiệt,
Chẳng còn lại đồng nào.
Đến mức khi hắn chết,
Không tiền mua đèn dầu.
Thúy Vân thì biến mất,
Không ai biết đi đâu.
*
Của thiên thì trả địa,
Nhất là tiền bất minh.
Đừng ngu mà hám hố
Cái không phải của mình.
CỔ NHÂN XƯA ĐÃ DẠY
Nấu cháo, ba phần gạo.
Mà nước những bảy phần.
Sống ba phần là đủ.
Còn lại thừa bảy phần.
Trong đối nhân xử thế.
Chỉ ba phần tùy mình.
Bảy phần tùy người khác.
Một phần tùy thông minh.
Uống rượu, ba phần tỉnh.
Còn lại bảy phần say.
Sống, ba phần khôn khéo.
Cứ để bảy phần ngây.
Nhờ bảy phần ngây ấy
Mới được hưởng lộc trời.
Cái gì cũng muốn được
Thì ngu và buồn cười.
*
Chữ Tâm có ba dấu.
Tất cả hướng vào trong.
Sự đời có nhiều ngả.
Quan trọng là cái lòng.
Cứ tùy duyên mà sống.
Duyên nhạt thì duyên đi.
Duyên đậm thì quấn quít.
Cưỡng lại mà làm gì.
Dừng quên một sự thật
Rất đơn giản thế này:
Muốn giữ chặt hạnh phúc
Thì phải biết nới tay.
NĂM CHỮ CỦA NGƯỜI XƯA
Sống ở đời không dễ.
Có nhiều lúc chúng ta
Rơi vào cảnh bế tắc
Không thể nào gỡ ra.
Và rồi ta mệt mỏi,
Cáu giận và buồn phiền.
Muốn buông xuôi tất cả.
Thường là thế. Tuy nhiên,
Người xưa đã để lại
Cho ta Năm Chữ Vàng
Để tránh và khắc phục
Tình cảnh ấy dễ dàng.
1 - BÌNH
Bình là sống tự tại,
Không ganh đua với người.
Tùy duyên và tùy sức,
Thuận tự nhiên, đất trời.
Đặc biệt khi tức giận
Hoặc có chuyện bực mình.
Phải kiềm chế cảm xúc,
Để tâm trí quân bình.
2 - TĨNH
Tĩnh là biết im lặng.
Đời sôi động buồn lo.
Tĩnh giúp tâm của bạn
Yên ắng như mặt hồ.
Tĩnh là im, ít nói,
Nhất là lúc khó khăn.
Hãy nhớ: Trước khi nói
Nên uốn lưỡi bảy lần.
3 - TÂM
Tâm vốn là tâm điểm
Của mọi cái ở đời.
Là giá trị lớn nhất
Với chúng ta, con người.
Đã sống, phải biết đặt
Chữ Tâm lên hàng đầu.
Chữ Tâm sẽ hóa giải
Mọi trắc trở, buồn đau.
4 - NHẪN
Nhẫn là phép nhẫn nhịn,
Biết người và biết ta.
Biết nhún nhường, điềm đạm
Và có lòng vị tha.
Chịu hạ mình một chút,
Không phải do ta hèn.
Nhẫn không phải là nhục,
Mà tự nâng mình lên.
5 - NHẸ
Nhẹ là biết xem nhẹ
Danh lợi và tiền tài.
Không so đo được mất,
Không ghen tị với ai.
Cuộc đời là gánh nặng
Luôn đè lên lưng ta.
Đường đời, hành trang ít
Đi càng dễ, càng xa.
*
Người xưa đã để lại
Cho ta năm chữ này.
Muốn an bình, hạnh phúc,
Nhớ tâm niệm hàng ngày.
ĐẠO LÀM NGƯỜI
1
Người lấy tiền làm trọng
Sẽ phải khổ suốt đời.
Người lấy tình làm trọng
Sẽ khắc khoải suốt đời.
Người hiềm khích, ghen tị
Lòng sẽ không an hòa.
Hạnh phúc và thanh thản
Người có lòng vị tha.
Biết lấy ít làm đủ,
Đời sẽ không buồn phiền.
Người biết trọng ân huệ
Tức gần chạm chân Thiền.
2
Lễ là khi ai đó
Biết cung kính với trên,
Không cao ngạo với dưới,
Khiêm tốn với người bên.
Nghĩa là khi được giúp,
Ghi nhớ và biết ơn.
Khi giúp được ai đó,
Quên và không chờ ơn.
Tín là người trung thực,
Biết nói lời giữ lời.
Không sợ ai nói xấu.
Chỉ sợ mình và trời.
Liêm - giữ mình thanh
khiết
Như bông sen giữa hồ.
Là người sống tự lập,
Không nhận, chỉ muốn cho.
ĐẠO LÀM NGƯỜI
Tử Phòng là tướng giỏi.
Sau khi giúp Lưu Bang
Lấy lại được nhà Hán,
Danh vọng ông chẳng màng.
Sau khi giúp Lưu Bang
Lấy lại được nhà Hán,
Danh vọng ông chẳng màng.
Ông từ chối không nhận
Ba vạn hộ nước Tề.
Từ chối cả chức, tước
Và ân sủng mọi bề.
Ba vạn hộ nước Tề.
Từ chối cả chức, tước
Và ân sủng mọi bề.
Một mình, ông lên núi
Để học phép tu tiên.
Con ông là Bất Nghị,
Giàu đất, giàu cả tiền.
Để học phép tu tiên.
Con ông là Bất Nghị,
Giàu đất, giàu cả tiền.
Một hôm lên thăm bố
Giữa lưng chừng mây trời:
“Thưa cha, gì khó nhất
Trong đạo lớn làm người?”
Giữa lưng chừng mây trời:
“Thưa cha, gì khó nhất
Trong đạo lớn làm người?”
Tử Phòng không ngoảnh mặt,
Tiếp tục luyện thuốc tiên:
“Đạo làm người khó nhất
Không ở đất, ở tiền.
Tiếp tục luyện thuốc tiên:
“Đạo làm người khó nhất
Không ở đất, ở tiền.
Mà ở hai điều lớn:
Một, biết mình là ai.
Biết thời mình đang sống
Là điều lớn thứ hai.”
Một, biết mình là ai.
Biết thời mình đang sống
Là điều lớn thứ hai.”
Bất Nghị nghe, đứng lặng,
Rồi vội quay về nhà,
Mải suy nghĩ, thậm chí
Quên không kịp chào cha.
Rồi vội quay về nhà,
Mải suy nghĩ, thậm chí
Quên không kịp chào cha.
CAO NHÂN
Tả Tông Đường là tướng
Đời Nhà Thanh - ông này
Không chỉ giỏi đánh giặc,
Mà giỏi cả cờ vây.
Lần nọ, ông cải dạng
Ra ngoài thành ngắm hoa,
Trước khi dẫn quân đội
Lên đường chinh chiến xa.
Đi ngang một nhà nọ,
Thấy tấm biển trên cao:
“Đây Đệ Nhất Kỳ Thủ.
Ai muốn thử, mời vào”.
Tả Tông Đường xuống ngựa,
Vào chơi với chủ nhà.
Bày cờ, đánh ba ván.
Ông đều thắng cả ba.
“Bác chơi cờ rất khá.
Nhất thiên hạ thì không.
Nên bỏ tấm biển xuống
Kẻo lòng thẹn với lòng”.
Lần ấy đi chinh phạt,
Rất thảnh thơi, vô lo,
Gặp nhân hòa, địa lợi,
Quân ông đã thắng to.
Quay về kinh, nhàn rỗi,
Ông lại ra ngoại thành.
Lạ, vẫn thấy tấm biển
Treo trước cửa nhà tranh.
Hơi khó chịu, xuống ngựa,
Vào chơi với chủ nhà.
Chơi liên tục ba ván.
Ông đều thua cả ba.
“Sao chơi cờ lần trước
Tôi thắng bác dễ dàng?”
Chủ nhà cúi rất thấp
Cung kính đáp khẽ khàng:
“Bẩm, chơi cờ lần trước,
Tôi nhận ra tướng quân.
Chủ ý để ngài thắng
Vì việc ấy rất cần.
Ngài cần phải phấn khích,
Và thư thái trong lòng
Để lên đường chinh phạt,
Chiến thắng và lập công.
Tôi, lão già sắp chết,
Ngu dốt và quê mùa,
Không phải gánh trọng trách,
Quan trọng gì thắng thua”.
*
Cao nhân là những bậc
Đặt lợi ích nước nhà
Cao hơn sự hiếu thắng,
Danh vọng và phù hoa.
Dẫu giỏi nhưng chịu nhục,
Để thua những ba lần,
Ông - Đệ Nhất Kỳ Thủ
Và “Đệ Nhất Cao Nhân.
TÂY THI
Ngày xưa ở nước Việt
Có người đẹp Tây Thi.
Đẹp đến cá ngừng lượn,
Cây cối ngừng thầm thì.
Nàng có chứng đau bụng.
Và vì chứng đau này,
Thỉnh thoảng không chịu nổi,
Phải chau mặt, nhíu mày.
Thật lạ, những lúc ấy,
Vốn đã đẹp tuyệt trần,
Nhờ nhíu mày chau mặt,
Càng đẹp thêm bội phần.
*
Trong làng có cô gái,
Lớn tuổi, con nhà giàu,
Thấy thế cũng bắt chước
Nhăn mặt, giả vờ đau.
Vốn không dễ coi lắm,
Tội nghiệp cô nàng này
Trông lại càng xấu xí
Vì cái tật chau mày.
Đến mức ba mươi tuổi
Vẫn chưa lấy được chồng.
Khuôn mặt nhăn nhó ấy
Đã xua đuổi đàn ông.
*
Trang Tử có nhận xét
Về việc này như sau:
Chính nhờ khuôn mặt đẹp
Mới có đẹp nét chau.
Một khi đã xấu xí
Còn muốn bắt chước người,
Lại bắt chước vô lối
Thì sẽ thành trò cười.
MẠNH THƯỜNG QUÂN
Ai tài trợ người khác,
Hào phóng và nhiều lần,
Ta thường gọi người ấy
Là một Mạnh Thường Quân.
Nhưng nhiều người không biết
Mạnh Thường Quân là ai.
Ông là người có thật,
Và là câu chuyện dài.
Có “tứ đại công tử”
Thời Chiến Quốc, Trung Hoa.
Mạnh Thường Quân là một,
Giàu, nổi tiếng hào hoa.
Giàu, nổi tiếng hào hoa.
Ông là con trai cả
Của Tướng Quốc Điền Anh.
Điền Văn là tên thật,
Thuộc dòng dõi trâm anh.
Rồi ông thành Tướng Quốc
Của nước Tề thay cha.
Hưởng lộc ở ấp Tiết,
Vàng và thóc đầy nhà.
Tính ông vốn nghĩa hiệp,
Nên bè bạn rất đông.
Có khi ba nghìn khách
Tá túc ở nhà ông.
Ai có việc cần giúp,
Ông nhiệt tình giúp ngay.
Chí ít cho quần áo
Và ăn uống hàng ngày.
Nhờ tính nghĩa hiệp ấy,
Ông may mắn mọi bề.
Nổi tiếng khắp thiên hạ,
Còn hơn cả vua Tề.
*
Về sau có kẻ xấu
Xúi vua Tề ghét ông.
Vua cách chức Tướng Quốc,
Bắt về quê làm nông.
Hàng vạn dân ấp Tiết,
Không quên chuyện nghĩa tình,
Mang cờ hoa, rượu thịt
Đón ân nhân của mình.
Tiếc, khi ông thất sủng,
Bạn bè cũng thưa dần.
Thì đời luôn vẫn vậy,
Ít nhớ Mạnh Thường Quân.
KHÔNG GIẤU ĐƯỢC TRỜI
Chư thần luôn quan sát
Việc làm của con người.
Việc làm của con người.
Không việc gì, dù bé,
Lọt qua được mắt trời.
Cả khi anh đóng chặt
Ba lần cửa nhà mình.
Cả khi đêm trời tối,
Không có ai xung quanh.
Mọi việc được nhìn thấy,
Ghi vào sổ Nam Tào.
Có nhân thì có quả.
Anh định trốn cách nào?
Sách Chính Kinh đời Tống
Có câu chuyện thế này.
Làm thí dụ minh họa,
Xin được chép ra đây.
1
Ở huyện Trình, Phúc Kiến,
Có ông lão tên Bần.
Vợ bạo bệnh, con nhỏ,
Nên thường ngày đói ăn.
Trong nhà có cuộn vải,
Vốn liếng cả gia đình,
Đành phải đem đi bán
Nuôi vợ và con mình.
Mặc lão Bần năn nỉ,
Chủ hàng tơ không mua.
Dẫu chỉ đòi nửa giá.
Còn lớn tiếng trêu đùa.
Lão Bần buồn phát khóc,
Chẳng biết làm thế nào.
Đi ra ngoài một chốc,
Quay lại thì lạ sao.
Đã không thấy cuộn vải.
Hỏi thì ông lái buôn
Thản nhiên nói: Không biết.
Mày nghi tao? Liệu hồn.
Và thế là hôm ấy
Lão Bần đành về không.
Tự nhiên mất cuộn vải.
Trong túi không một đồng.
Thất thểu về đến cửa,
Thằng con đến đòi quà.
Lão hất mạnh, nó ngã,
Đập đầu chết giữa nhà.
Đau khổ và tuyệt vọng,
Lão liền nhảy xuống sông.
Bệnh, không ai chăm sóc,
Vợ cũng chết theo chồng.
Đúng ba ngày sau đó
Trời đang đẹp, xanh cao,
Bỗng nhiên gió thổi mạnh,
Và sấm chớp ào ào.
Rồi một tiếng nổ lớn.
Tiếng sấm vang bất ngờ.
Thì ra có sét đánh
Đúng nhà người bán tơ.
Chờ đến khi trời tạnh,
Nhiều người dân trong làng
Chạy đến, thấy mấy xác
Bị sét đánh cháy vàng.
*
Có thể là chuyện thật.
Cũng có thể là không
Nhưng ở đời luôn có
Một thực tế đau lòng -
Rằng nhiều người làm ác,
Mừng, tưởng giấu được người,
Mà quên không hết biết
Họ không giấu được trời.
LỤC HẠI VÀ TAM HOẠN
Khi nói đến Lão Tử,
Ta thường tự nhắc mình
Những điều ông đã dạy
Trong cuốn Đạo Đức Kinh.
Ông dạy, để cơ thể
Và tâm thức tốt dần,
Thì việc quan trọng nhất
Là tu tâm, dưỡng thân.
Phải thắng cái “Lục Hại”,
Tức sáu điều không hay.
Bằng rèn luyện, tu dưỡng
Và thực hành hàng ngày.
Một, không màng danh lợi.
Hai, đoạn tuyệt sắc thân.
Ba, coi nhẹ vật chất.
Bốn, không lợi cá nhân.
Năm, không nói xu nịnh.
Sáu, không ghen với người.
Tu được sáu điều ấy,
An lạc một cuộc đời.
*
Ngoài ra còn “Tam Hoạn”.
Tức ba điều chúng ta
Phải hàng ngày tâm niệm
Để cố tránh thật xa.
Một, đòi hỏi nhiều quá.
Không làm mà muốn ăn.
Tiền ít mà mua sắm
Cả những cái không cần.
Hai, ăn chơi sa đọa.
Đàn đúm và rượu chè.
Không chỉ hại thân xác
Mà còn bị cười chê.
Ba, dục vọng phóng túng,
Không biết kiềm chế mình.
Hại sức khỏe, tổn thọ,
Chìm trong cõi vô minh.
Khai tổ của Đạo Giáo,
Lão Tử là thánh nhân.
Những lời dạy quí giá
Về Tu Tâm, Dưỡng Thân.
GÃ PHÚ ÔNG VÀ ANH NHÀ NGHÈO
Có gã phú ông nọ
Gặp một anh nhà nghèo.
Hắn vung chiếc gậy trúc,
Nói, nét mặt rất kiêu:
“Ta là người giàu có.
Sao mày không cúi chào?”
Anh nhà nghèo đáp lại:
“Ông giàu thì đã sao?
Nhiều tiền thì ông sướng.
Liên quan gì đến tôi?”
“Thế hả? Được, mày giỏi.
Nếu ta đem chia đôi
Tiền bạc ta đang có.
Mày một nửa, thì sao?
Thử hỏi mày lúc ấy
Có cúi đầu chào tao?”
Anh nhà nghèo lại đáp:
“Không, tất nhiên là không.
Giàu như nhau, thử hỏi,
Sao tôi phải chào ông?”
“Được lắm, nếu giả sử
Ta đem hết cho mày
Tất cả tiền ta có.
Thì sẽ thế nào đây?”
“Thì lúc ấy, đơn giản,
Như ông nghĩ vừa rồi,
Ông nghèo, tôi giàu có,
Thì ông phải chào tôi!”
BÀI HỌC TRƯƠNG PHI
Trương Phi, thời Tam Quốc,
Là dũng tướng phi thường.
Thế mà rồi ông chết
Không phải trên chiến trường.
Mà vì do uất ức,
Giận quá thành vô minh.
Để cuối cùng phải chết.
Tức mình tự giết mình.
Nghe tin Quan Vũ chết,
Trương Phi gào khóc to,
Nằng nặc xin minh chủ
Xuất quân đánh Đông Ngô.
Mãi không được cho phép,
Trương Phi uống rượu say,
Luôn đánh đập binh lính,
Hoặc chửi mắng hàng ngày.
Cuối cùng, không chịu nổi,
Hai thuộc hạ của ông,
Là Phạm Cương, Trương Đạt,
Nhân chủ tướng say nồng
Đã chém, mang thủ cấp
Sang quy hàng Tôn Quyền.
Một dũng tướng đã chết
Vì cơn giận cuồng điên.
*
Một người mà không biết
Kiềm chế bản thân mình,
Thì tài giỏi đến mấy
Cũng dễ thành vô minh.
Phàm muốn làm việc lớn
Để cứu nước, giúp đời,
Thì phải biết nhẫn nhục
Để chờ cơ, đợi thời.
MỆNH
Nhân sinh luôn có mệnh.
Phú quý đều do trời.
Không thể thay đổi mệnh.
Mệnh đeo đuổi suốt đời.
Ta sinh ra, tất cả,
Số mệnh định từ lâu.
Ai phải sống nghèo khổ,
Và ai sẽ được giàu.
*
Thần Tài, ở Trung Quốc,
Tên là Triệu Công Minh.
Lần nọ đến Tề Lỗ
Chơi với bạn của mình.
Bạn là vua Phi Hổ.
Uống rượu trong vườn cây.
Vua xin ngài ban lộc
Cho người dân nước này.
Thần đáp: “Tâu bệ hạ,
Mọi chuyện đã an bài,
Ai giàu, ai nghèo đói.
Còn tôi đây, Thần Tài,
Chỉ là người thừa lệnh,
Không thiên vị, công minh.
Giàu có hay nghèo đói
Theo đúng mệnh của mình”.
Nói rồi ngài đứng dậy,
Mời vua ra bờ sông.
Nơi có chiếc cầu nhỏ
Vắt qua làn nước trong.
“Xin bệ hạ hãy ném
Một đồng vàng lên cầu.
Để xem ai nhặt nó.
Chắc không phải chờ lâu”.
Một chốc sau, họ thấy
Có hai người làng bên
Sắp qua cầu, đi chợ
Bán củi khô lấy tiền.
Một người, vốn tinh nghịch,
Nói: “Nước sông không sâu.
Hay ta thử nhắm mắt
Rồi cùng đi qua cầu?”
Thế là họ, thuộc loại
Nghèo đói nhất trong làng,
Nhắm mắt, không hề biết
Dẫm lên đồng tiền vàng.
Một công tử sau đó
Cưỡi ngựa đi qua cầu.
Con ngựa chợt dừng lại,
Không chịu bước hồi lâu.
Chàng nhìn xuống và thấy
Đồng tiền vàng thần tài,
Đành miễn cưỡng cúi nhặt,
Rồi phóng về lâu đài.
VI NHÂN NAN
Vi nhân nan! - Khổng Tử
Đã dạy thế từ lâu.
Tức làm người tưởng dễ,
Mà không dễ lắm đâu.
Đã dạy thế từ lâu.
Tức làm người tưởng dễ,
Mà không dễ lắm đâu.
Ý là làm người tốt
Tưởng dễ mà khó thay.
Làm người xấu mới dễ
Ở cõi trần gian này.
Tưởng dễ mà khó thay.
Làm người xấu mới dễ
Ở cõi trần gian này.
Giàu sẽ bị ghen tị.
Nghèo đói bị coi khinh.
Sống tử tế, cao thượng
Dễ chuốc vạ vào mình.
Nghèo đói bị coi khinh.
Sống tử tế, cao thượng
Dễ chuốc vạ vào mình.
Dễ là khi người khác
Mắng chửi mình bất công,
Mình sẽ mắng chửi lại,
Mang hậm hực trong lòng.
Mắng chửi mình bất công,
Mình sẽ mắng chửi lại,
Mang hậm hực trong lòng.
Khó, theo lời Đức Phật,
Khi bị mắng, chúng ta
Không những không mắng lại,
Mà còn thương người ta.
Khi bị mắng, chúng ta
Không những không mắng lại,
Mà còn thương người ta.
Thương vì người mắng ấy
Chưa thoát vòng vô minh,
Nên trở thành nô lệ
Cơn giận của chính mình.
Chưa thoát vòng vô minh,
Nên trở thành nô lệ
Cơn giận của chính mình.
Là vì Phật quan niệm
Chỉ có tình thương yêu
Mới thắng được thù hận,
Và hóa giải mọi điều.
Chỉ có tình thương yêu
Mới thắng được thù hận,
Và hóa giải mọi điều.
Khổng Tử nói: Thời loạn,
Người tốt nên rút lui,
Lên ở ẩn trong núi,
Lấy hoa lá làm vui.
Người tốt nên rút lui,
Lên ở ẩn trong núi,
Lấy hoa lá làm vui.
Đức Phật thì ngược lại,
Nói như thế là hèn,
Không cứu nhân độ thế,
Cam bất lực, buồn phiền.
Nói như thế là hèn,
Không cứu nhân độ thế,
Cam bất lực, buồn phiền.
Vi nhân nan! Đúng vậy.
Làm người tốt khó thay.
Khó, nhưng cố sống tốt
Ở cõi trần gian này.
Làm người tốt khó thay.
Khó, nhưng cố sống tốt
Ở cõi trần gian này.
HÀNH THIỆN THAY ĐỔI SỐ MỆNH
Nhờ hành thiện, tích đức,
Người vận mệnh không may
Có thể làm thay đổi
Vận mệnh mình sau này.
*
Ngày xưa ở Trung Quốc
Có anh con nhà giàu,
Đẹp trai và nhân đức,
Người thuộc phủ Dương Châu.
Năm nọ chàng khăn gói
Lên kinh thành dự thi.
Đêm, dừng chân nghỉ tạm
Một quán ở Hợp Phì.
Tình cờ trong quán ấy
Có thầy tướng họ Vương.
Thầy nhìn vị khách trẻ,
Không giấu nổi xót thương:
“Anh ăn ở có đức,
Phúc lộc vẫn đang còn.
Tiền bạc nhiều như nước.
Chỉ tiếc không có con”.
Chàng nghe, không tin lắm.
Sáng, tiếp tục lên đường.
Kỳ ấy đậu đầu bảng,
Nổi tiếng cả khoa trường.
Sau vinh qui bái tổ,
Chàng được bổ làm quan
Đứng đầu một huyện lớn
Gần kinh thành Tây An.
Trên đường đi nhậm chức,
Chàng ghé một tửu lầu,
Thấy có cô gái đẹp,
Bèn mua làm nàng hầu.
Đang đêm, định chăn gối,
Chàng mủi lòng chua cay
Khi nghe câu chuyện thực
Của cô gái trẻ này.
Một câu chuyện buồn thảm.
Gặp phải cảnh oan gia,
Nàng, trâm anh, thục nữ,
Phải bán mình chuộc cha.
Đến Tây An, chàng chọn
Một chàng trai có tình
Gả nàng, cho làm vợ,
Như con gái của mình.
Một năm sau, có việc
Đi ngang qua Hợp Phì,
Vô tình chàng gặp lại
Vương thầy tướng dị kỳ.
Thoạt nhìn, Vương thầy tướng
Đã thốt lên ngạc nhiên:
“Vận mệnh ngài đã khác.
Mệnh của một người hiền.
Trước là “đoan tử tướng”
Tức không có con trai.
Giờ thành “đa tử tướng”.
Tức nhiều con đức tài.
Chắc vừa rồi quan bác
Tích đức và phát tâm.
Nhờ vậy mà có được
Cái đại đức, đại âm!”
Vợ chàng liền sau đó
Sinh được năm con trai.
Tất cả đều quí tử,
Lắm đức và nhiều tài.
ĐẠO VÀ NGHĨA
Cái giữ mối quan hệ
Giữa con người với người
Được lâu dài, bền chặt
Là Đạo Nghĩa ở đời.
Đạo giữa chồng và vợ
Ấy là sự bao dung.
Giữa cha con là hiếu.
Giữa vua tôi là trung.
Vợ kính chồng là đạo,
Như một lẽ tự nhiên.
Nghĩa là chồng thương vợ,
Lo chu đáo gạo tiền.
Ai bổn phận người ấy,
Chung lo việc gia đình.
Sống có đạo và nghĩa,
Sẽ hạnh phúc, yên bình.
Bất hiếu là tội lỗi
Đáng khinh và xấu xa.
Đạo của bậc con cái
Là hiếu với mẹ cha.
Nghĩa của bậc bố mẹ
Là hết lòng thương yêu,
Dạy điều hay lẽ phải,
Nhưng không quá nuông chiều.
Đạo làm người là thiện,
Biết tự kiềm chế mình.
Xem đời không sóng gió,
Chỉ có tâm bất bình.
Sống có lòng nhân ái,
Nghiêm khắc với bản thân.
Công bình và chính trực,
Xa lánh bọn tiểu nhân.
Không có gì quan trọng
Với chúng ta, con người,
Bằng cách sống, học sống
Có Đạo Nghĩa với đời.
MẶC TỬ VÀ HỌC TRÒ
Thời xuân Thu Chiến Quốc,
Mặc Tử là triết gia
Với nhiều đóng góp lớn
Cho triết học Trung Hoa.
Ông có nhiều đệ tử
Đến theo học hàng ngày.
Tử Cầm, một trò giỏi,
Một hôm hỏi: “Thưa thầy,
Nói nhiều hay nói ít
Là điều tốt cho người?”
Mặc Tử sau một lúc
Suy nghĩ, rồi trả lời:
“Con ếch trong đầm nước
Kêu luôn miệng mà rồi
Không ai thèm để ý,
Chỉ khô họng mà thôi.
Trong khi con gà trống
Gáy một lần trong ngày,
Đánh thức mọi người dậy.
Ai cũng thích việc này.
Nói thế là con hiểu
Cái thâm ý của ta.
Đừng học theo con ếch.
Hãy học theo con gà”.
*
Trong cuộc sống, con cái
Nhiều khi sai, mẹ cha
Nhắc lần đầu thì được.
Tự chúng sẽ nhận ra.
Nhưng tiếp tục nói mãi,
Chúng mệt mỏi, bực mình.
Còn cố ý làm trái,
Cãi lại hoặc lặng thinh.
Lời nói như liều thuốc.
Vừa đủ thì ô-kê.
Quá thì phản ứng phụ
Và hậu quả nặng nề.
*
Xưa các cụ đã dạy
Rằng “Phúc thủy nan thu” -
Nước đổ khó lấy lại. -
Muốn người nghe tiếp thu,
Nên nói chậm, nói nhẹ.
Nói ít hoặc nói vừa.
Trước khi nói phải biết
Nói thế đã nên chưa?
Tuyệt đối không báng bổ,
Làm người khác tổn thương.
Không cần thiết không nói.
Không dồn vào chân tường.
Cần thì cứ chê trách,
Nhưng khen vẫn phải khen.
Trăm lời mắng chưa hẳn
Bằng một lời động viên.
Đừng luôn nghĩ mình đúng.
Đúng cũng ba bảy đàng.
Quan trọng là lời nói
Thiện tâm và nhẹ nhàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét