NGUYỄN BỈNH KHIÊM - 2
(1491 - 1585)
Vào thế kỷ mười sáu,
Tức thời Nam - Bắc Triều,
Thời phân tranh Lê - Mạc,
Hiền sĩ cũng có nhiều.
Nhưng nổi bật hơn cả
Là Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một đại phu nhân nghĩa,
Uyên bác và thanh liêm.
Một nhà văn hóa lớn,
Một tiên tri như thần.
Một quân sư lỗi lạc
Và một nhà nhân văn.
Ông, tên húy - Văn Đạt.
Tự - Hanh Phủ, hiệu là
Bạch Vân Am Cư Sĩ,
Lấy thiên nhiên làm nhà.
Ông sinh năm Tân Hợi,
Dưới triều Lê Thánh Tông,
Thời kỳ thịnh trị nhất
Nhà Lê Sơ; quê ông
Làng Trung Am, Vĩnh Hải,
Hải Dương, phủ Hạ Hồng.
Nay thuộc xã Lý Học,
Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Từ nhỏ được giáo dục
Trong gia đình Nho Gia.
Ông học hành tấn tới,
Hứa hẹn sẽ tiến xa.
Thời ấy ở Thanh Hóa
Bảng nhãn Lương Đắc Bằng
Nổi tiếng một thầy giỏi.
Nghe nói không ai bằng.
Trước ông là quan lớn,
Thượng thư dưới Triều Lê.
Nhưng chán việc chính sự,
Ông cáo quan về quê.
Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn nhỏ,
Đã tìm đến học ông.
Được thầy dạy, nhanh chóng
Thành uyên bác, tinh thông.
Ông còn được thầy tặng
Cuốn Thái Ất Thần Kinh.
Nhờ thế mà sau đó
Giỏi sấm ký, chiêm tinh.
Vào năm bốn lăm tuổi,
Ông thi đậu Trạng nguyên.
Làm quan dưới Triều Mạc,
Phong tước Hầu Trình Tuyền.
Một thời thời gian sau đó
Thăng thành Trình Quốc Công.
Trong dân gian từ đấy
Trạng Trình thành tên ông.
Quốc Công là tước hiệu,
Vào thời Nam Bắc Triều,
Cao quý và rất hiếm.
Người được phong không nhiều.
Mà ông, không là tướng,
Không khai quốc công thần,
Được tước ấy đơn giản
Là vì cái lòng nhân.
Gốc gác nhà cao quý,
Ông không màng làm quan.
Luôn chủ xướng nhân nghĩa
Và quốc thái dân an.
Về hiểu biết, trí tuệ,
Ông hơn hẳn mọi người.
Tầm nhìn vượt thời đại,
Hiểu quy luật đất trời.
Nhờ được ông cố vấn,
Các vua Nam Bắc Triều
Có nhiều quyết sách đúng,
Được dân chúng tin yêu.
Từ năm năm ba tuổi,
Đến lúc hưu, bảy ba,
Ông được hưởng đặc cách
Là làm quan tại gia.
Khi triều đình có sự,
Thì cho mời ông vào
Hoặc đưa xe đến rước.
Đích thân vua đón chào.
Trong những năm ở ẩn,
Ông dựng am Bạch Vân
Và lập nơi đàm đạo,
Gọi là quán Trung Tân.
Ông bỏ tiền xây dựng
Chiếc cầu lớn Nghinh Phong
Để dân chúng qua lại
Và để học trò ông
Dễ dàng đến theo học.
Trong số họ, về sau
Rất nhiều người thành đạt,
Được phong tước công, hầu.
Vào cuối năm Ất Dậu,
Tức Một Năm Tám Năm
Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế
Ở tuổi chín mươi lăm.
Đó là tuổi rất hiếm
Năm trăm năm trước đây.
Chỉ người đại hồng phúc
Mới sống đến tuổi này.
*
Bạch Vân Am Thi Tập
Là tập thơ khá dài.
Ông viết bằng chữ Hán.
Xấp xỉ một nghìn bài.
Cuốn Quốc Ngữ Thi Tập
Là tập thơ chữ Nôm.
Làm theo thể Đường Luật,
Có xen thơ Ngũ Ngôn.
Ngoài ra ông còn viết
Cuốn Sấm Ký Trạng Trình.
Nhiều lời nghiệm rất đúng.
Thế mới thật tài tình.
THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM, trích
1
Cảnh mùa hè
Ngày dài, cửa thoáng, quán Trung Tân.
Hương sen theo gió tỏa xa gần.
Lai láng tình thơ ai hiểu hết.
Trên lầu chiều xế, tiếng ve ngân.
2
Tự thuật
Tuổi vừa bẩy chục, đã từ quan,
Về nơi núi cũ sống an nhàn.
Ngủ đến mặt trời cao mới dậy.
Đã chắc Thanh Vân hơn Bạch Vân?
3
Tiết trung nguyên xá tội vong nhân
Trời đất không tha kẻ bạo tàn.
Sao có tết này ở thế gian?
Mong cửa từ bi cùng phép lạ
Cứu người ngay thực khỏi lầm than.
4
Gửi bạn ở Cao Xá, sau khi từ biệt.
Ly loạn, gặp nhau nay đã già.
Giờ cùng nâng chén, bõ lúc xa.
Vân Am đêm vắng, không bè bạn.
Chỉ ánh trăng vàng trên khóm hoa.
5
Ngụ hứng
Chục ngọn núi cao đứng trước lầu.
Hoa tàn, khói nhat đượm thu thâu.
Lưng tựa lan can, nhìn, đoán núi.
Sừng sững núi xanh, biếc một màu.
6
Đi chinh phạt
Quyết thề giành lại đất cha ông.
Lên thuyền, khẳng khái hát vang sông.
Khua mạnh mái chèo, sông gợn sóng.
Buồm no gió thổi, ánh trăng lồng.
Dẫu gầy, sức yếu, lòng không yếu.
Bốn bề cây cỏ, rộng mênh mông.
Lại về nhà cũ, ngồi câu cá
Khi nước thanh bình, giặc dẹp xong.
7
Chợt nhớ mùa thu
Đêm qua bất chợt trận kim phong 1)
Nghĩ đến mùa thu, khẽ chạnh lòng.
Dường như hò hẹn, trăng man mác.
Chim nhạn bay nhiều, cao trên không.
Thời gian đuổi người như đuổi giặc.
Lo nhiều, tóc bạc trắng như bông.
Thẹn mình nghỉ việc về hưu muộn
Bạn cùng khóm cúc với rừng thông.
1. Gió vàng, tức là gió mùa thu.
8
Tự thuật
Không đợi đưa đơn đến bệ rồng,
Tự về quê cũ với nghề nông.
Sách nhiều, già cả, tha hồ đọc.
Vắng tiếng ngựa xe, đượm giấc nồng.
Gian khổ đời này từng lãnh đủ.
Bây giờ làm bạn với dòng sông.
Mong sớm thấy ngày đời thịnh trị,
Giúp nước, phò vua mới thỏa lòng
9
Ngụ hứng quán Trung Quân
Binh đao liên tục, loạn đất trời.
Nay được an nhàn, tạm nghỉ ngơi.
Líu lo hót nịnh, nhiều Khôn, Diễn 1).
Ẩn dật Hứa Do 2) được mấy người?
Lầu sách ba xuân luôn ấm áp.
Gươm báu mài xong, lóe sáng ngời.
Dẫu già, lòng vẫn vì dân nước.
Được mất ra sao, phó mặc trời.
1. Khôn Diễn, tức Thuần Vu Khôn và Công Tôn Diễn, hai thuyết khách thời Tam Quốc. Tác giả mượn tích này để chỉ bọn nịnh thần.
2. Tên một nhà ẩn dật thời xưa.
10
Ngụ ý
Bài một
Công danh xem nhẹ tựa lông hồng.
Về vườn khi việc đã làm xong.
Trăng sáng đêm thu soi giá sách.
Ngày hè, gió mát thổi từ sông.
Phía Tây mây trắng - Tây Đô cũ.
Mặt trời đỏ rực phía đằng Đông.
Núi khe cũng đủ ta vui sướng.
Lại không lỗi hẹn với chim mòng 1).
1. Chim hải âu, ý nói sở thích chu du đây đó.
11
Ngụ ý
Bài hai
Giúp nước, cứu nhà, thẹn lắm thay.
Bất tài nên phải lánh về đây.
Nói rằng mình sạch, e to tát.
Tuổi già lắm bệnh, suốt ngày say.
Núi nhuộm sắc thu, xanh hóa nhạt.
Nước soi bàng bạc mảnh trăng gầy.
Lòng thôi mong muốn, thành thư thản.
Trên bến, nhà tranh mở suốt ngày.
12
Ngụ hứng
Bài một
Một bên là chợ, một bên làng.
Ao vườn có đủ, cũng khang trang.
Am quán thư nhàn, xuân mãi trẻ.
Cảnh đẹp như tranh, đến ngỡ ngàng.
Suối chảy, tiếng đàn nghe thêm vọng.
Cây che, cành đẹp giấc mơ màng.
Mừng thấy đạo Nho chưa héo lụi,
Mà vẫn đang phơi giữa nắng vàng.
13
Ngụ hứng
Bài hai
Uống rượu ngắm sông buổi xế tà.
Dân chài đâu đó, hát xa xa.
Trời tạnh, dịu dàng cơn gió thổi.
Bên sông cây mọc tốt, xùm xòa.
Nhớ quê lúc tỉnh, thương hoa cúc.
Khi say dễ ướt mắt người già.
Bao giờ trở lại thời Nghiêu Thuấn,
Để thấy càn khôn lại thái hoà.
14
Ngụ hứng
Bài ba
Đeo đuổi công danh chỉ phí đời.
Quay lại ruộng đồng sống thảnh thơi.
Giặt áo, ngoài khe luôn sẵn nước.
Ngắm hoa, không sợ "khách" qua chơi.
Áo mũ nhà nho làm thân khổ.
Tận tụy việc công chẳng mấy người.
Lo trước nhưng vui sau thiên hạ -
Ta nguyện trong lòng chẳng phút ngơi.
15
Ngụ hứng
Bài bốn
Chọn đất dựng nhà cạnh suối trong.
An nhàn vui thú với non sông.
Sáng dạo vườn rau, sương dính dép.
Đêm chơi xóm lưới ánh trăng lồng.
Lui, tiến, chơi cờ luôn tính trước.
Buông, giật, đi câu cũng bận lòng.
Lầu son xin khách đàn khe khẽ,
Kẻo nhỡ làm ta tỉnh giấc nồng.
16
Ngụ hứng
Bài năm
Chán đời ô trọc, lánh phù hoa,
Về quán Trung Tân ta với ta.
Hữu tình sơn thủy, người nhân trí. 1)
Sách nhiều đủ biết chuyện gần xa.
Trăng thanh gió mát, vui ngâm vịnh.
Khắp lượt quen thân, trẻ đến già.
Bên sông nghe sáo dân chài thổi,
Trong đầu vang điệu "Lạc Mai Hoa".
17
Ngụ hứng
Bài sáu
Không hám giàu sang chuốc nợ đời.
Ở ẩn về già sống thảnh thơi.
Làm thơ - có sẵn hoa, cây cỏ.
Bên song chim én lượn đầy trời.
Thư sinh mà dám bàn "tam lược",
"Tứ tri" thử hỏi được bao người?
Đời này thực sự tìm chân lý -
Sông Hàn hãy ngắm ánh trăng bơi.
18
Ngụ hứng
Bài tám
Bất tài, không giúp được người ngay.
Vườn xưa trót hẹn, lại về đây.
Nói mình trong sạch, e hơi quá.
Muốn trốn cái già nên uống say.
Núi nhuộm sắc thu, xanh lại nhạt.
Sông lồng bóng nguyệt, nước lung lay.
Chẳng vướng cơ mưu, lòng nhẹ nhõm.
Cổng tre Tân Quán mở đêm ngày.
19
Ngụ hứng
Bài mười
Bạch Vân am nhỏ, mạch khe nông,
Được hưởng mà không mất một đồng.
Thanh khiết trên đời ai kẻ sĩ,
Riêng ta như ở chốn tiên bồng.
Cúc thơm ba luống như Bành Trạch,
Nhà tranh đôi chái giống Lư Đồng.
Cũng riêng một cõi, ta là chủ,
Uống rượu ngắm trăng và hát ngông.
20
Tự thuật
Bao người tráng kiệt thế xưa nay,
Cũng đành tạm náu lúc không may.
Ta xưa là khách nơi lầu tía,
Giờ bạn non sông ở chốn này.
Có đủ mùa xuân, hoa với lá,
Có đàn, có rượu, uống kỳ say.
Một mình đứng ngắm hoàng hôn tắt.
Mặc gió đầu trần thổi tóc bay.
21
Ngẫu hứng
Thấm thoắt đã già, hơn sáu mươi.
Tự thấy mình ngông, những ngậm cười.
Ham muốn làm quan giờ chẳng có.
Quán nhà, hết ngủ lại ngồi chơi.
Thanh thản ngắm hoa, nghe chim hót.
Uống rượu ngâm thơ, hưởng thú đời.
Kìa sáo nhà ai ngoài xóm vắng.
Chiều xế, ngà ngà, gió lả lơi...
22
Ngụ hứng quán Trung Tân
Bài một
Nhà vắng không vương chút bụi trần.
Dòng sông lờ lững chảy kề sân.
Thuyền cá chiều chiều vào ghé đậu.
Hương thơm rau quế khách xa gần.
Mừng được tạm yên thời loạn lạc.
Thẹn chẳng có tài để cứu dân.
Nhàn nhã ngồi chơi, nhờ ngọn gió
Đưa vào cốc rượu chút mùa xuân.
23
Ngụ hứng quán Trung Tân
Bài năm
Nhà lá vài gian cạnh bến sông.
Hai bờ xanh nhạt, nước mênh mông.
Trăng lạnh, gió yên, buồm rũ xuống.
Mây núi xa xa tựa dáng rồng.
Đêm vắng, chuông chùa nghe thật rõ.
Le lói làng bên ánh lửa hồng.
Tiếc chẳng phò vua do tuổi tác,
Trước sau tuy vẫn một tấm lòng.
24
Cảm hứng
Ai người có thể cứu muôn dân
Bị giặc xâm lăng, đợi chết dần?
Hại cả con trâu và ngọn núi,
Bừa bãi bắt giam, luật bất cần.
Mòn mỏi dân mong người dẹp loạn,
Mà đời chẳng có tướng cầm quân.
Lại đúng vào khi đang nạn đói,
Biết tìm đâu nổi chốn nương thân?
25
Tức sự
Bài một
Bên khe, ao nhỏ với vườn cây.
Đường rợp bóng xanh, lá phủ dày.
Trời quang, nắng dịu, hoa đua nở.
Trúc xanh, khe lạnh nước in mây.
Cơm áo vợ nghèo lo chu đáo.
Khách tục không ai đến quấy rầy.
Ta già, mắc bệnh mê thơ phú,
Lại chỉ mây, trăng, gió suốt ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét