NGÔ SĨ LIÊN
(Thế kỷ 15)
Nhà sử học nổi tiếng,
Ông là người hiền tài,
Thi và đậu tiến sĩ
Năm Một Bốn Bốn Hai.
Ông người làng Chúc Lý,
Huyện Chương Mỹ ngày nay,
Chết, thọ chín tám tuổi,
Tuổi hiếm vào thời này.
Ông là tác giả chính
Bộ Sử ký Toàn Thư
Của đất nước Đại Việt,
Gồm hàng chục vạn từ.
Bộ sử mười lăm quyển,
Gồm từ thời Hồng Bàng
Đến Một Bốn Hai Bảy,
Sử nước nhà vẻ vang.
Như nhiều chí sĩ khác
Sống cùng thời với ông,
Ông theo, giúp Lê Lợi
Cho đến khi thành công.
Nhờ ăn nói tài giỏi,
Ông được vua nhiều lần
Gặp giặc Minh, thương thuyết,
Thay mặt cho nghĩa quân.
Ông và Nguyễn Nhữ Soạn,
Em Nguyễn Trãi Tiên sinh
Được giao việc ghi chép
Việc đời và việc binh.
*
Là nhà viết sử lớn,
Nổi tiếng nhất nước ta.
Ông ghi lại nhiều chuyện
Về người khác, vậy mà
Đến nay không ai biết
Ngày sinh, mất của ông.
Chỉ biết quê Chương Mỹ,
Thuộc Hà Nội, Thăng Long.
Sau, ông đỗ tiến sĩ
Dưới thời Lê Nhân Tông.
Được triều đình tin cậy
Giao trọng trách cho ông
Thu thập các tài liệu
Về lịch sử xưa nay
Viết một bộ quốc sử.
Bộ sử ấy sau này
Là Đại Việt Sử Ký.
Bộ sử lớn đầu tiên
Được viết bằng chữ Hán
Và theo thể biên niên.
Toàn bộ mười lăm quyển.
Từ mười tám Hùng Vương
Đến Lam Sơn chiến thắng
Và Lê Lợi xưng vương.
Năm Một Bốn Bảy Chín
Bộ sử được viết xong.
Có sử dụng tư liệu
Các bộ sử trước ông.
Và rồi, khi ông mất,
Nhiều đời vua sau này
Còn cho người viết tiếp,
Hoàn thiện như ngày nay.
Cuốn Đại Việt Sử Ký
Là báu vật muôn đời.
Ghi chép lại chính xác
Lịch sử của nhiều thời.
Sau gần hai thế kỷ
Bộ Sử Ký của ông
Được khắc gỗ, in giấy,
Phổ biến trong cộng đồng.
*
Triều đình mở thi Hội
Năm Một Bốn Bốn Hai.
Ông được giao biên soạn
Và dựng bia cho ai
Đỗ tiến sĩ năm đó.
Và từ đấy về sau
Bia đá Quốc Tử Giám,
Có kích thước khác nhau,
Mọc lên, đứng thành dãy,
Ghi danh những người hiền.
Một trong những bia ấy
Khắc tên Ngô Sĩ Liên.
NGUYỄN DỮ
1
Dân ta hay sùng ngoại,
Không chịu khám phá mình.
Trong văn chương, Nguyễn Dữ
Đâu kém Bồ Tùng Linh.
Một ông viết Chí Dị,
Ông kia viết Truyền Kỳ.
Đều là chuyện ma quái,
Nói chung, chẳng khác gì.
Hơn thế, ông Đại Việt
Viết trước ông người Tàu,
(Thực ra người Mông Cổ)
Hai trăm năm về sau.
Nguyễn Dữ người Gia Phúc,
Tỉnh Hải Dương ngày nay.
Phùng Khắc Khoan là bạn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm là thầy.
Người ta vẫn chưa biết
Ông sinh, mất năm nào.
Chỉ biết ông nổi tiếng
Học rộng và tài cao.
Làm quan thời nhà Mạc
Nhờ đỗ đầu thi Hương.
Sau ông treo mũ áo,
Ở ẩn vì chán chường.
Ông lui về trí sĩ
Vùng Thanh Hóa ngày nay,
Nhàn rỗi, viết cuốn sách
Rất nổi tiếng sau này:
Cuốn Truyền Kỳ Mạn Lục,
Hai mươi chương vừa xinh.
Mỗi chương là một truyện,
Có kèm theo lời bình.
Văn cụ Nguyễn súc tích,
Chất ma quái rất nhiều,
Về nhân tình thế thái,
Tội lỗi và tình yêu.
THƠ NGUYỄN DỮ
1
Làm thay nữ học sĩ Kim Hoa 1), đề núi Vệ Linh
Vệ Linh mây trắng, trời xanh trong.
Mùa xuân muôn tía điểm nghìn hồng.
Ngựa sắt lên trời, danh để lại,
Anh linh lừng lẫy khắp non sông.
1. Tức bà Nguyễn Hạ Huệ, người Mai Khê, huyện Yên Lạc, vợ ông Phù Thúc Hoành người huyện Kim Hoa, nay là Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà giỏi văn thơ, thời Hồng Đức được tặng danh hiệu Phù Gia Nữ Học Sĩ. Núi Vệ Linh ở huyện Kim Hoa, tương truyền Phù Đổng cưỡi ngựa bay lên trời từ núi này.
2
Làm thay Từ Thức, đề bức bình phong
tại nơi ở của nàng tiên Giáng Hương
Bài một
Lư hương nguội lạnh, phải thay hương.
Đặt thêm lời mới điệu Nghê Thương 1).
Lời mới đặt xong, không dám hát,
Những sợ đất trời nổi gió sương.
1. Tên một khúc ca. Tương truyền vua Minh Hoàng nhà Đường đi chơi cung trăng nghe nhạc, lúc trở về bắt chước đặt ra cung này.
3
Làm thay Từ Thức, đề bức bình phong
tại nơi ở của nàng tiên Giáng Hương
Bài hai
Doi cát xa xa giữa khói mờ.
Đẹp như Mân, Quế 1), cảnh nên thơ.
Một màu sông biếc, trời xanh thẳm.
Trời chiều, cánh nhạn vỗ vu vơ.
1). Tên hai tỉnh phía nam Trung Quốc ngày xưa, nơi nổi tiếng nhiều phong cảnh đẹp.
4
Mây núi, trăng núi
Khí lạnh bao trời đất.
Cây xanh biếc một màu.
Trăng khuyết treo vách núi.
Sao nhấp nháy trên đầu.
Chiều tối, cửa sài vắng.
Gió mát thổi hàng dâu.
Ngắm cảnh đẹp đâu cứ
Phải đến tận Nam Lâu 1).
1). Tên một lầu ở Võ Xương, Trung Quốc, nơi có thê ngắm nhiều cảnh đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét