THƠ ÔNG TÂN BÉO
Tặng CHIP, Đào Thái An, cháu ông
MỞ
ĐẦU
Chào
các cháu thân mến.
Hãy
lại đây với ông.
Ông
là Ông Tân Béo.
Ông
cực béo, tin không?
Ông
chín mươi cân đấy.
Là
khi chưa ăn no.
Ăn
rồi thì cái bụng,
Như
bà chửa, rất to.
Nhưng
mà ông hiền lắm.
Suốt
ngày cười hề hề.
Đặc
biệt thích kể chuyện,
Miễn
là có người nghe.
Vậy
thì ông kể nhé,
Kể
bằng thơ mới hay,
Toàn
những chuyện ngộ nghĩnh,
Ông
viết, dịch lâu nay.
Ừ,
chủ yếu thơ dịch.
Là
thơ của người ta,
Ông
chỉ kể, viết lại
Cho
phù hợp thôi mà.
Điều
ấy không quan trọng.
Quan
trọng là thơ hay,
Dí
dỏm và nhí nhố,
Cứ
thích đọc cả ngày.
Thơ
của ông dễ hiểu,
Và dễ
thuộc cực kỳ.
Mà
lại toàn chuyện thật,
Ông
thề đấy, tin đi.
Trong
mỗi bài thơ ấy,
Ngộ
nghĩnh và thông minh,
Thường
có một bài học,
Đọc
rồi nghĩ về mình.
Cháu
nào ngoan, ông hứa
Sẽ
cho sờ rốn ông.
Rốn
ông thì hết ý.
Các
cháu đồng ý không?
Nào,
ta bắt đầu nhé.
Bắt
đầu từ hôm nay.
Mỗi
hôm mấy bài ngắn,
Và
nhớ đọc hàng ngày.
Phần
Một
CHÓ XỒM THAM LAM
CÁI BÀN
Cái bàn có bốn chân,
Luôn đứng vững trên đất.
Chân bàn khác chân người,
Không bao giờ đi tất.
Vì chân bàn bằng gỗ,
Không tất chẳng hề gì.
Nhưng trời lạnh, các cháu
Tất là cứ phải đi.
CHÚ CHUỘT
Có chú chuột lấm lét
Chạy ra xem đồng hồ.
Vì chú rất nhút nhát,
Nên lấm lét, co ro.
Chú chuột đang nhẩm đếm
Một… hai… ba… và rồi
Chuông đồng hồ chợt điểm,
Chú sợ, chạy cong đuôi.
NHÍM VÀ THỎ
Có một chú Nhím nhỏ
Đang đi trên đường lầy.
Chú truợt ngã, chú Thỏ
Bèn bảo chú thế này:
“Hãy để tớ dắt cậu?”
“Cảm ơn cậu, không cần,
Tớ đang có đôi chân.
Đi một mình cũng được.”
Thật đáng khen chú Nhím,
Dù đường lầy và trơn.
Chú tự đi, đi được,
Lại không quên cảm ơn.
VOI
Người ta mang giày lại.
Voi cầm xem một cái:
“Tôi cần rộng và dài,
Mà bốn, chứ không hai!”
BÔNG HOA
Bông hoa nở bên ao,
Thấy ta, cúi đầu chào.
Bông hoa ngoan như thế.
Cậu với mình thì sao?
CHIẾC ĐỒNG HỒ
Tôi có mặt, có tay,
Làm việc suốt đêm ngày.
Đứng một chỗ mà chạy.
Dừng lại, tôi chết ngay.
Tôi nhắc các bạn nhỏ
Lúc nào phải đến trường.
Lúc nào làm bài tập,
Và lúc nào lên giường.
CÚ MÈO
Cú mèo đậu trên cây,
Tròn tròn, trông đến hay.
Khi không ngủ, chúng ăn.
Khi không ăn, chúng ngủ.
BẢNG CỬU CHƯƠNG
Cậu nào cũng cần tớ.
Tớ là bảng cửu chương,
Nghiêm túc và chính xác,
Sạch sẽ và dễ thương.
Dù tất cả thay đổi
Tớ không bao giờ sai,
Vẫn luôn luôn là bốn
Khi hai nhân với hai.
HƯƠU CAO CỔ
Cậu nào người bé nhỏ
Cúi hái hoa không khó.
Ai cao kều như tôi
Cúi hái hoa rất khổ.
CHUỘT TÚI
Chú chuột túi dài đuôi
Gọi cô em đi chơi.
Mà cô em lười thế,
Thích nằm trong bụng mẹ.
CHÚ NGỰA GỖ
Chú ngựa gỗ vừa lăn
Vừa thầm lo: Sợ quá!
Đường chênh vênh thế này
Trước sau tôi cũng ngã!.
CỤC TA CỤC TÁC
Cục ta rồi cục tác
Ngày đẹp trời tháng Hai.
Chú Gà đi tìm bạn,
Cục ta cục tác hoài.
Ông chủ làm thịt chú
Ngày đẹp trời tháng Tư,
Vẫn cục ta cục tác
Cho đến lúc chín dừ.
ĂN UỐNG XONG MỚI NÓI
Ông đố các cháu biết
Sao loài cá xưa nay
Bao giờ cũng im lặng?
Là vì nó thế này.
Vì miệng cá đầy nước.
Mà ngậm nước, làm sao
Còn nói cười được nhỉ,
Có đúng thế không nào?
Cũng tương tự, các cháu
Phải chờ ăn uống xong
Mới nên bắt đầu nói.
Ông nói thế đúng không?
LÝ DO
Bé muộn học nhiều lần.
Lý do vì sao vậy?
Thứ nhất, vì chiếc chăn
Ấm quá, không cho dậy.
Thứ hai, vì chiếc gương
Bắt đứng soi không chán.
Thì cô dặn ra đường
Phải đàng hoàng, cẩn thận.
Thứ ba, mất một giờ
Ăn bánh mì, uống nước.
Thời gian thì không chờ,
Làm sao không muộn được?
LỜI KHUYÊN CỦA ÔNG BÉO
Việc cần làm, cố gắng
Làm hết sức, hết lòng.
Việc mà làm dang dở,
Không bao giờ thành công.
Học, phải chăm chú học,
Vui chơi ra vui chơi,
Là bí quyết học giỏi
Để khôn lớn thành người.
Một lúc không tham quá.
Chọn một việc, làm xong,
Mới chuyển sang việc khác.
Đấy, lời khuyên của ông.
VUA PI-PI
Có ông vua Pi-pi
Xây lâu đài chót vót.
Tường xây bằng bích-qui,
Mái làm bằng bánh ngọt.
Suốt mười năm chuyên cần,
Vua xây lâu đài ấy.
Xây xong, sợ chuột ăn
Vua bắt mèo năm dãy
Đứng gác suốt ngày đêm
Lâu đài Ngài vĩ đại.
Tiếc là lũ mèo thèm,
Đã ăn hết hai mái.
Sau đó chúng ăn tường,
Rồi ăn các cửa sổ.
Chỉ chừa lại chiếc giường
Cùng vua nằm trên đó.
Buổi sáng, vua Pi-pi
Tỉnh dậy, rất kinh ngạc,
Thấy chẳng còn có gì,
Lại xây lâu đài khác.
CHÚNG TA CÓ MỘT ĐẦU
Chúng ta có một đầu
Và hai tay, hai mắt.
Cả má, chân và tai,
Nhìn xem, đều hai tất.
Nhưng miệng thì chỉ một.
Và thế là rất tốt.
Vì ngược lại, nếu ta
Miệng có hai, hoặc ba,
Thì sẽ là rất xấu.
Vì lúc ấy chúng ta
Chỉ ăn và tán gẫu.
CÁI NGỦ VÀ CÁI NGÁP
Cái Ngủ và cái Ngáp
Đang lang thang trong nhà.
Cái Ngủ và cái Ngáp
Đến ngồi trong lòng bà.
Cái Ngủ và cái Ngáp
Bảo bé: Nào, ngủ đi.
Cái Ngủ và cái Ngáp
Vuốt nhẹ hai hàng mi.
Bé nghe lời, ngủ thiếp
Trong giấc ngủ bình yên.
Cái Ngủ và cái Ngáp
Cũng ngủ say kề bên.
BÀ GIÀ VÀ CON CHÓ
Xưa có một bà già,
Thích đan, thích ăn quà.
Bà có con chó nhỏ,
Cái đuôi cong rất ngộ.
Sống với nhau đã lâu,
Mà họ luôn cãi nhau.
Bà ngồi đan bít-tất.
Vừa đan vừa ngủ gật.
Con chó nhỏ, rất gian,
Giấu cuộn lên dưới bàn.
Bà già vẫn ngủ gật
Và vẫn đan đôi tất.
Có điều đan que không,
Nên một tháng chưa xong.
Một hôm bà ra phố,
Quay về, con chó nhỏ
Tự nhiên bỗng mất tăm.
Bà tìm nó nửa năm
Mà vẫn không thấy nó.
Bà khóc, thương con chó.
Bất chợt, bà ngoái đầu,
Thấy nó ngay đằng sau.
Thì ra, nửa năm ấy,
Bà tìm nó không thấy,
Dù nó luôn theo bà.
Đúng là một bà già…
BA ANH CHÀNG DŨNG CẢM
Ba anh chàng dũng cảm
Cùng đi săn một ngày.
Đêm trong rừng, trăng sáng
Lơ lửng treo trên cây.
Vừa ngáp dài, vừa nói,
Anh thứ nhất: “Trăng rằm!”
Anh thứ hai: “Quả táo!”
Anh thứ ba: “Cái mâm!”
Ba anh chàng dũng cảm
Đi suốt ngày hôm sau.
Bỗng thấy con hươu đốm,
Cặp sừng cao trên đầu.
“Kìa, con hươu, chuẩn bị!”
Anh thứ nhất kêu to.
Anh thứ hai: “Tảng đá!”
Anh thứ ba: “Con bò!”
Ba anh chàng dũng cảm
Ngồi nghỉ bên về đường,
Thấy con gì động đậy
Trong bụi cây dưới mương.
Anh thứ nhất: “Con cáo,
Bắn đi, còn chờ ai?”
Anh thứ hai: “Chiếc lá!”
Anh thứ ba: “Cái tai!”
Ba anh chàng dũng cảm
Về tay không, buồn rầu.
Là vì ba chàng ấy
Cứ hay thích cãi nhau.
NHÀ THÔNG THÁI
Một nhà thông thái nọ,
Đi chơi xa, không may
Chui vào bụi gai rậm,
Áo rách hai ống tay.
Vì là nhà thông thái,
Không kêu ca, và ông
Chui vào bụi gai khác.
Áo lại rách, kỳ không?
BÀ GIÀ VÀ CHÚ MÈO
Có một bà già nọ
Và một chú Mèo con
Đang ngồi bên cửa sổ
Lơ đãng ngắm hoàng hôn.
Rồi hai người uể oải
Nói chuyện phiếm với nhau.
Bất chợt bà già hỏi
Chú Mèo đang vuốt râu:
“Nghe nói cậu thích chuột?”
Chú Mèo ngồi đăm chiêu,
Mãi hồi lâu mới đáp,
Chỉ bằng một tiếng “Meo!”
MƯA
Mọi vật ướt, lấp lánh
Khi trời mưa, mưa, mưa.
Nước rơi đều, tí tách
Giữa vườn cây ban trưa.
Mọi vật mang màu xám
Giữa trời mưa, mưa, mưa.
Bạn nhìn kìa, nước múa
Trên vỉa hè, vui chưa!
CHÚ LỢN CỦA EM
Nhà em có chú lợn,
Không béo, cũng không gầy,
Không bé, cũng không lớn.
Có một điều thật hay,
Là suốt đời chú lợn
Chẳng bao giờ ăn gì
Ngoài những tờ tiền lẻ.
Ăn, rồi nằm ngủ khì.
CHÚ MÈO NGHỊCH LỬA
Có chú Mèo nghịch lửa,
Không may bị sém râu.
Chú sợ quá, bỏ chạy,
Vừa chạy vừa kêu đau.
Gà con nghe kêu cứu,
Chạy ra xem chuyện gì.
Chú Mèo xô Gà ngã,
Mà không nói “Sorry!”
DẬY SỚM
Trời vừa hé bình minh.
Gọi chúng ta, gà gáy.
Ai mà lười, không dậy,
Chẳng bảo giờ thông minh.
Vì ngủ sớm, dậy sớm
Rất tốt cho trẻ con
Để thành người khỏe mạnh,
Học giỏi và lớn khôn.
NẾU LÀ CON CHIM NHỎ
Nếu là con chim nhỏ,
Cháu sẽ chẳng bao giờ
Chịu nhốt trong lồng đẹp
Để mất đời tự do.
Cháu sẽ dang đôi cánh,
Như tên, cháu lao nhanh,
Bay qua rừng, qua biển,
Bay tít lên trời xanh.
Cháu sẽ đi thăm bạn
Khắp bốn phương trời xa.
Thích, sẽ bay lên đậu
Trên bờ sao Ngân Hà.
CHIẾC XE ĐẠP
Tôi có hai chiếc bánh,
Nhưng không phải để ăn.
Người ta bảo tôi chạy,
Nhưng kỳ thực, tôi lăn.
Khi lăn, tôi mới đứng.
Dừng lại, tôi ngã ngay.
Tôi mà muốn không ngã,
Thì phải tựa vào cây.
VÌ SAO NGƯỜI LỚN KHÔNG LỚN THÊM
Trời chưa sáng, người lớn
Đã vội vã ra đường,
Không như cháu cùng bạn
Thong thả đi tới trường.
Người lớn cứ luôn vội,
Cháu chẳng hiểu vì sao?
Vội đến mức không thấy
Lũ trẻ chúng cháu chào.
Vì vội mà người lớn
Không thể nào lớn thêm.
Có thời gian, người lớn,
Sẽ lớn như trẻ em.
BÒ VÀ NHÍM
Một chú Bò thấy Nhím,
Liền đưa lưỡi ra liếm.
Liếm xong, Bò lắc đầu
Rồi thè lưỡi kêu đau.
Chú Nhím cười, khoái chí:
“Bác Bò ơi, lần sau
Đừng bạ gì ăn nấy,
Kẻo rồi lại kêu đau!”
KHI MẸ MỆT
Mẹ mệt, lên giường nằm.
Bé ngừng chơi, im lặng.
Ngừng nhảy dây, ngừng đùa,
Một mình trong phòng vắng.
Các đồ chơi tất nhiên
Cũng nằm im vì thế.
Chỉ tia nắng buổi chiều
Lén lại gần bên mẹ.
Bé muốn nói: “Nắng ơi,
Mẹ mệt, không đùa nghịch
Chờ mẹ khỏi, chúng ta
Cùng nhau chơi thỏa thích.”
Hiểu ý, rất nhẹ nhàng,
Khẽ lại gần, tia nắng
Ra hiệu nói: “Không sao,
Ta cùng ngồi im lặng.”
BA ANH CHÀNG THÔNG MINH
Có ba anh chàng nọ
Quyết định vượt đại dương
Bằng chiếc nồi đất vỡ.
Một quyết định phi thường.
Giá chiếc nồi đất ấy
To lớn, chắc và dày,
Thì câu chuyện thám hiểm
Sẽ không dừng ở đây.
CÂY NẾN
Một cô gái thon thon,
Cái váy trắng tròn tròn,
Cái mũi đỏ.
Càng thức nhiều trong đêm,
Người cô càng ngắn thêm
Vì đau khổ.
NHẢY MÚA
Em gặp một cô bé
Từ phương xa lại đây.
Chúng em tuy khác tiếng
Nhưng tay nắm chặt tay.
Và chúng em nhảy múa
Vui, vui thật là vui.
Nhảy múa là tiếng nói
Dành chung cho mọi người.
CÔ BÉ VÀ CHÚ MÈO
Nhân ngày lễ, cô bé
Tặng Mèo bốn chiếc giày.
Còn nhờ bác thợ may
May chiếc quần bé xíu.
Khi mặc quần cho nó,
Cô bé khóc hồi lâu,
Vì đuôi Mèo dài quá,
Chẳng biết giấu vào đâu.
NHÀ CỦA AI, Ở ĐÂU
Nhà của chú Chim Sẻ
Là máng nước ngoài hiên.
Chiếc tổ trên cây gạo
Là nhà chú Quạ đen.
Còn nhà của chú Dế
Là hang cạnh bờ rào.
Nhà của anh Nhái Bén
Trên lá sen dưới ao.
Nhà của áng mây đỏ
Là chân trời hoàng hôn.
Còn đôi cánh của mẹ
Là nhà bầy Vịt con.
HAI CHÚ CỪU
Có một chú Cừu Đen
Theo sườn núi đi lên
Đến một chiếc cầu vắng
Thì gặp anh Cừu Trắng.
Cừu Trắng nói: "Nghe đây!
Vấn đề là thế này:
Cầu hẹp, không đi được,
Anh nhường tôi đi trước!"
Cừu Đen đáp: "Be be,
Anh nói sao dễ nghe!
Tôi ấy à? Xin lỗi,
Xê ra, đừng cản lối!"
Rồi Cừu Trắng, Cừu Đen
Cùng hăng hái bước lên,
Húc, tranh nhau đi trước
Nhưng đi làm sao được?
Mặt trời chiếu trên cao
Dưới cầu sông cuộn chảy.
Cả hai chú lộn nhào
Chết dưới dòng sông ấy.
CHÓ XỒM THAM LAM
Chó Xồm đi giữa phố
Nhai một chiếc bánh mì.
Chú thích lắm, đang đi,
Cáo lại xin một miếng.
Thế là Chó Xồm ngồi
Và bắt đầu suy nghĩ,
Miệng vẫn không ngừng nhai -
Cho, hay không cho nhỉ?
Cứ thế, vừa nhai bánh,
Vừa suy nghĩ rất lâu,
Cuối cùng chú lắc đầu:
“Tớ không cho cậu được.”
Một chú Mèo đi lại,
Chìa tay xin, rỏ dãi.
Và chó Xồm lại ngồi,
Suy đi rồi tính lại.
Cứ thế, vừa nhai bánh,
Vừa suy nghĩ rất lâu,
Cuối cùng chú lắc đầu:
“Tớ không cho, xin lỗi.”
Một cô Ếch bé nhỏ
Nói khẽ vào tai chó:
“Bác làm ơn cho tôi
Một tí mủm mà thôi.”
Chó Xồm vừa nhai bánh,
Vừa suy nghĩ rất lâu,
Cuối cùng chú lắc đầu:
“Tớ không cho cậu được.”
Một chú Gà bẽn lẽn
Chìa tay xin tý da.
Chó Xồm lại suy nghĩ,
Cuối cùng bảo chú Gà:
“Tớ là người tốt bụng.
Chiếc bánh mì thật ngon.
Tớ rất muốn cho cậu.
Tiếc là bánh không còn.”
MẸ
Ai cũng có người mẹ.
Mẹ chú Ếch mắt tròn.
Mẹ của con Bê nhỏ.
Mẹ của chú Gà con.
Mẹ của Mây, của Gió.
Mẹ của Ngày, của Đêm.
Nhưng người mẹ tốt nhất
Luôn là mẹ của em.
BIẾT ƠN
Con biết ơn tất cả.
Biết ơn những con Ong
Đã cho con mật ngọt.
Ơn bông lúa ngoài đồng.
Ơn con Cừu nhường áo
Để con có len đan.
Ơn con Bò cho sữa
Trong chiếc cốc trên bàn.
Ơn con Chim Sáo nhỏ
Luôn líu lo sau nhà.
Ơn Mặt Trời rực rỡ
Và những vì sao xa.
Nhưng con yêu Mẹ nhất,
Đã cho con ra đời.
Biết ơn Mẹ vất vả
Nuôi con lớn thành người.
KHÔNG DỄ
Tôi biết mẹ rất buồn
Những khi tôi quá nghịch.
Và khi tôi ham chơi,
Mẹ cũng buồn không thích.
Đúng thế, làm mẹ buồn
Là một điều rất dễ.
Nhưng để làm mẹ vui.
Thì lại không dễ thế.
ÁNH TRĂNG
“Cốc, cốc, cốc, mở cửa.
Nào, mở cửa cho tôi.
“Ai gõ ngoài kia thế?”
“Là tôi đây, Lá Sồi.”
“Cốc, cốc, cốc, mở cửa.
Nào, cho tôi vào phòng.”
“Ai gõ ngoài kia thế?”
“Là tôi đây, Lá Phong.”
“Cốc, cốc cốc, mở cửa.
Đi vắng hết rồi chăng?”
“Ai gó ngoài kia thế?”
“Là tôi đây, Ánh Trăng.”
BỐN CHÚ LỢN
Một chú lợn đi
chợ,
Chú thứ hai ở
nhà.
Còn chú lợn thứ
ba
Được ăn no, ngủ
kỹ.
Chú thứ tư ghen
tị
Vì chú không
được ăn.
Thế là chú cằn
nhằn
Rồi kêu to éc éc.
ÔNG GIÀ KỲ CỤC
Một ông già kỳ cục,
Đến mức chẳng lúc nào
Chịu đi theo đường thẳng.
Đố bạn biết vì sao?
Là vì mũi ông ấy
Vừa dài lại vừa cong.
Mũi chỉ đâu, đi đấy,
Nên suốt đời đi vòng.
TIỂU THƯ NÓI DỐI
Một tiểu thư, chuyện thật,
Có chiếc mũi rất dài,
Dài lắm, dài chấm đất.
Nên mỗi lần ra ngoài,
Nàng thuê một bà lão
Cao lênh khênh và gầy
Cùng một thằng cháu nhỏ
Bê chiếc mũi trên tay.
Vì sao mũi dài
thế?
Là vì, không
giống ai,
Nàng rất thích
nói dối.
Nói dối thì mũi
dài.
DA ĐEN, DA
TRẮNG
Có ông nọ, thật
hay
Không hiểu sao
suốt ngày
Cứ chạy đi,
chạy lại.
Trời thì nắng,
chạy mãi
Da đen xì, vợ
ông
Mất mười bánh
xà phòng
Và một trăm
thùng nước
Da mới trắng
như trước
Nên chẳng trách
bà già
Cấm các cháu
của bà
Không được
chang giữa nắng,
Nếu muốn giữ da
trắng.
BÀ GIÀ CƯỠI NGỰA
Có một bà già nọ,
Cưỡi ngựa, ngã lộn cổ.
Người bị gãy làm đôi.
Chồng bà đến, và rồi,
Dùng keo dán dán lại,
Thành bình thường, và bà
Lại cưỡi ngựa, lại ngã.
Lần này gãy làm ba.
MƯỜI NĂM KHÔNG
TẮM
Có một ông lười
lắm.
Đúng mười năm
không tắm.
Ông chỉ nằm
suốt ngày.
Vì bẩn, da rất
dày.
Dày đến mức bà
vợ
Cuốc da ông
trồng rau.
Còn đào cả
chiếc giếng.
Thế mà ông
không đau.
CẬU BÉ THAM ĂN
Có cậu bé ngoan
lắm,
Chỉ mắc tội
tham ăn.
Dự sinh nhật,
một lần
Cậu quên mất,
chén hết
Mười lăm đĩa
bit-têt,
Ba chiếc bánh
ga-tô,
Một con lợn
thật to
Mới cạo lông
sạch sẽ.
Ăn xong, cậu
bảo mẹ:
“Bụng con nó
thế nào…”
Đố bạn biết vì
sao?
NGƯỜI MẪU CHÂN
VỪA
Có một cô người
mẫu
Chân dài hai
mét ba.
Lấy chồng, vì
cao quá,
Không bước được
vào nhà.
Đằng nhà chồng
buồn lắm,
Bàn bạc những
ba ngày.
Cuối cùng họ
nhất trí
Giải quyết bằng
cách này.
Ông thợ mộc
trong xóm
Được mời đến
cưa chân.
Mà cưa những
một mét,
Hay nhiều hơn,
nếu cần.
Cô nàng kêu oai
oái.
Kêu thì kêu, cứ
cưa.
Sau đó cô vẫn
sống,
Thành người mẫu
chân vừa.
Người mẫu là
một chuyện.
Quan trọng hơn,
đó là,
Đêm tân hôn,
may quá,
Cô bước được
vào nhà.
Chuyện thật,
các cháu ạ.
Cô sống ở Cầu
Biêu.
Lạ là dù chân
ngắn,
Tiền cô kiếm
vẫn nhiều.
CÂY NHÃN TRÊN
LƯNG
Có một cô bé
nọ,
Hình như học
lớp ba.
Ăn nhãn, nuốt
cả hột
Vì lười không
nhè ra.
Hạt nhãn bị
nuốt ấy
Sau mọc mầm,
thành cây
Ngay trên lưng
cô bé,
Nhiều quả và
tán dày.
Từ đấy, cô ra
phố
Mà không cần
che ô.
Đói, rùng mình
một cái,
Nhãn rụng, ăn
kỳ no.
ĐÁNH NHAU
Vịt bảo Gà: "Các cậu
Trứng đẻ ít, lại xấu
Người ta đồn đến rằm
Các cậu sẽ lên mâm!"
Gà đáp ngay: "Nói láo!
Bác Ngỗng già luôn bảo
Rằng giống Vịt đã lười,
Ăn bẩn, lại ham chơi.
Chỉ biết kêu cạc cạc,
Và nói xấu người khác!"
"Sao? - Cái lão Ngỗng già
Mà lại dám chê ta? -
Vịt quát to - Đợi đấy
Đâu rồi, cái lão ấy?
Ta sẽ cho biết tay!"
Ngỗng chạy đến: "Ta đây!"
"Ôí, đánh nhau! Đánh nhau!"
Gà Tây kêu lạc giọng
Rồi hoảng sợ cúi đầu
Mổ luôn vào chân Ngỗng.
Nghe kêu, Gà và Ngan
Chạy đến xem từng đàn.
Trong khi Ngỗng và Vịt
Quần, cắn nhau không ít.
Hai con cứ đánh nhau,
Trụi lông, toác cả đầu
Mọi người xem, hoảng sợ,
Đến bây giờ vẫn nhớ
HỌC ĐẾM
Có cậu bé học
đếm.
Đếm từ một đến
mười.
Ở nhà đếm rất
thuộc,
Thế mà xuống
sân chơi,
Khi quay về ăn
tối,
Theo cầu thang
leo lên.
Cậu đếm đến số
sáu
Thì tự nhiên
lại quên.
Quên thì không
đi tiếp.
Nhưng sau sáu
là gì?
Sau sáu là gì
nhỉ?
Không nhớ, sẽ
không đi!
Cậu ngồi xuống,
và khóc,
Hai tay ôm chặt
đầu.
Không thấy con,
bà mẹ
Lo lắng đi
xuống lầu.
Cậu không cho mẹ
bế,
Vừa tự leo, vừa
cười.
Sau sáu là số
bảy,
Rồi đến tám,
chín, mười.
Câu chuyện này
có thật,
Ngay chung cư
nhà ông.
Không nhớ,
không leo tiếp.
Các cháu thấy
được không?
MÈO CON
Này, các cậu biết không,
Có chuyện này rất lạ:
Nhà tớ mèo đẻ con -
Đúng năm con tất cả,
Cả nhà tớ thi nhau
Tìm tên hay để đặt
Cuối cùng gọi: "Một, Hai,
Ba, Bốn, Năm - tuyệt thật.
Con Một rất thông minh
Con Hai lông màu trắng
Con Ba hay làm ồn
Con Bốn rất nhí nhắng.
Còn con Năm, biết không,
Giống Hai, Ba như lột,
Cũng có đốm trên lưng,
Cũng lười và học dốt.
Một, Hai, Ba, Bốn, Năm -
Năm con mèo đẹp tuyệt.
Mời các bạn đến xem.
Cứ xem rồi sẽ biết.
ĐAU RĂNG
Một cô bé lớp ba
Đau răng từ hôm qua -
Đau hai chiếc răng cửa.
Răng còn non, răng sữa.
Cô rên suốt ngày đêm
Ai dỗ cũng không im.
Mẹ thì lo hâm nước
Không rời, con nửa bước.
Bố làm trò, vẽ râu
Để cô con quên đau.
Còn bà thì cuống quít
Lo còn hơn con nít.
Chỉ ông nội một mình,
Ông là cựu chiến binh,
Là không lo gì hết.
Ông bảo: “Ồ, không chết!”
CHÚ MÈO VÀ HAI ANH LƯỜI
Có hai anh lười nọ
Cắp sách đi tới trường,
Lại lạc vào sân bóng.
Thế mới thật lạ thường.
Ở đấy, hai chàng gặp
Co ro một chú Mèo.
Chú có vẻ lo nghĩ,
Không buồn kêu meo meo.
“Có gì vậy anh bạn? -
Hai chàng hỏi. - Có gì
Mà anh bạn buồn thế?
Vui được thì vui đi.”
Chú Mèo đáp: “Đừng hỏi.
Buồn lắm, các anh xem,
Vẫn chưa có trường học
Cho lũ Mèo chúng em.
Tức là phải ngu dốt
Và mù chữ suốt đời.
Thế thì xấu hổ lắm,
Với mình và với người…”
Hai anh lười liền nói:
“Ôi chú Mèo đáng thương.
Hai anh đã mười tuổi,
Ngày nào cũng đến trường.
Người ta dạy đủ thứ,
Nhưng hai anh thích lười,
Ghét học và trốn học,
Đá bóng hoặc đi chơi.”
Chú Mèo lễ phép đáp:
“Thế thì buồn lắm thay.
Em sắp tròn một tuổi,
Từng đi nhiều đó đây.
Em đã gặp không ít
Các anh lười trên đời.
Nhưng hai anh, phải nói,
Thuộc vào hàng đại lười.”
CHÚ MUỖI LẾU LÁO
Bác Gấu mở hiệu thuốc
Tấm biển treo trên cao:
"Dành cho chim và thú
Ai cần thì mời vào!”
Gà từ đâu chạy tới:
"Chào bác gấu Misa!"
"Chú cần gì?" Gấu hỏi.
"Cần thay cái mào gà".
Tiếp đến là cô Vịt
Nước mắt chảy ròng ròng.
"Mắt tôi đau, - Vịt nói. -
Ông có gì chữa không?"
Dê bước vào nhăn nhó,
Trông mặt thật đáng thương.
"Tôi trót ăn rễ đắng.
Bác bán cho ít đường".
Gấu hết lòng phục vụ,
Không từ chối người nào
Bỗng có một chú Muỗi
Từ cửa sổ bay vào.
Gấu quát: "Này anh kia,
Sao vào bằng cách ấy?"
Muối trâng tráo vênh râu:
"Vào cách vào chả vậy?"
"Phải đi đứng đàng hoàng.
Đây là nhà có chủ.
Ngoài cửa tôi đã ghi
“Dành cho chim và thú!"
"Thì đã sao? - Muỗi đáp. -
Tôi hơi đâu mà tìm,
Khi tôi không là thú
Mà cũng chẳng là chim".
Rồi chú Muỗi lếu láo
Cãi lộn với mọi người.
Cô Vịt cáu, há mỏ -
Thế là cậu toi đời.
HÒA BÌNH
Cậu nọ tròn tám tuổi,
Nhà tổ chức ngày sinh.
Khách đến thăm tặng cậu
Khẩu súng lục xinh xinh.
Cả xe tăng, đại bác,
Khẩu súng máy tí hon,
Mới, đen, trông như thật,
Có băng đạn hình tròn.
Trong khi khách ăn uống,
Ngồi một mình, cậu ta
Tháo tung các khẩu súng,
Vứt lung tung khắp nhà.
“Ôi, đồ chơi còn mới,
Hỏng rồi sao? Thật kinh!”
“Không!- cậu đáp nghiêm túc. -
Con chơi trò hòa bình.”
MỘT NGÀY QUAN
TRỌNG
Tờ lịch đỏ trên tường:
Hôm nay là ngày lễ,
Ngày mồng Một tháng Năm,
Ngày mùa xuân đẹp đẽ.
Tháng Tám và tháng Ba
Cũng nhiều ngày như vậy,
Nhiều ngày đáng chờ mong
Trên những tờ lịch ấy.
Các bạn trẻ chúng ta.
Thích những ngày số đỏ
Vì pháo hoa, duyệt binh
Những ngày này mới có.
Nhưng trong số rất nhiều
Những ngày vui, chủ nhật,
Có một ngày mùa thu
Bình thường mà vui nhất.
Ngày ấy lịch trên tường
Không được in số đỏ.
Các khẩu hiệu và cờ
Cũng không treo ngoài phố.
Nhưng ta nhận ra ngay
Nhờ một điều giản dị:
Là học sinh đến trường
Khắp nông thôn, thành thị,
Là những tốp học sinh
Diện áo quần rất mốt,
Là cái dáng rụt rè
Của những em lớp một.
Một năm nhiều ngày vui
Quan trọng và vui thật.
Nhưng chính ngày khai trường
Quan trọng và vui nhất.
HAI CHÚ MÈO
Có chuyện này
rất lạ.
Xưa, có hai chú
mèo,
Đủ cả chân, cả
vuốt,
Còn biết kêu
meo meo.
Lạ là hai chú
ấy
Đang ý hợp tâm
đầu
Thế mà bỗng vô
cớ
Lại gây sự đánh
nhau.
Mà đánh nhau dữ
lắm.
Cái đuôi giơ
lên cao.
Hết lui rồi lại
tiến,
Hết cấu rồi lại
cào.
Đánh nhau từ
mùa hạ.
Cho đến hết mùa
đông.
Rách da và xước
mặt.
Rụng cả móng,
cả lông.
Và cuối cùng
sót lại
Từ cả hai chú
mèo
Hai chiếc đuôi
bị gãy,
Mà lại bé tèo
teo.
ANH CHÀNG ĐÁNH
TRỐNG
Có ba anh đánh
trống,
Đi ngang qua
cung vua.
Ba anh chàng
đánh trống,
Một buổi sáng
tinh mơ.
Bum, bum, bum!
Trong họ, anh
trẻ nhất,
Thật xinh và
thật hay.
Vừa đi anh vừa
hát,
Bông hồng cầm
trên tay.
Bum, bum, bum!
Đang hát to,
anh bỗng
Đứng lặng, rồi
nghiêng mình.
Trên ban-công,
công chúa
Đang mỉm cười
nhìn anh.
Bum, bum, bum!
Anh chàng đánh
trống ấy
Ngước nhìn lên
ban-công.
Bỗng nhiên công
chúa nói:
“Hãy cho tôi
bông hồng.”
Bum, bum, bum!
“Cho bông hồng?
Đồng ý.
Có điều xin đức
vua
Phải cho tôi
làm rể,
Cho tôi được
lấy cô!”
Bum, bum, bum!
Vua nghe, tức
giận quát:
“Coi chừng, kẻo
mất đầu.
Muốn lấy con ta
hả?
Lâu đài đâu,
tiền đâu?”
Bum, bum, bum!
“Tôi có ba tàu
lớn
Đang đi giữa
đại dương.
Tàu thứ nhất to
đẹp
Và chở đầy kim
cương.
Bum, bum, bum!
Tàu thứ hai chở
lụa
Đem về bán lấy
lời.
Tàu thứ ba
nhanh nhẹ,
Tôi cùng vợ đi
chơi.
Bum, bum, bum!
“Thế thì ta
đồng ý
Gả con gái cho
ngươi.”
“Tôi không là
thằng ngốc.”
Anh chàng đánh
trống cười.
Bum, bum, bum!
“Ở quê tôi, con
gái,
Khối cô đẹp hơn
nhiều.
Nên con vua,
xin lỗi,
Đừng hòng được
tôi yêu!”
Bum, bum, bum!
HAI ANH EM SINH
ĐÔI
Hai anh em nhà
nọ
Sinh đôi, giống
hệt nhau.
Từ cách đi,
cách nói.
Giống từ chân
đến đầu.
Một cậu nghịch,
đá bóng,
Làm vỡ kính nhà
bên,
Cậu kia liền bị mắng,
Bắt bố mẹ sang
đền.
Một cậu lười,
trốn học.
Cậu kia bị mắng
oan.
Một cậu ngồi
ngay ngắn,
Lại bị bảo xô
bàn.
Một cậu phải đi
khám,
Dù chẳng ốm
chút nào.
Còn cậu đáng
phải khám,
Thì được bảo:
không sao.
Một cậu vừa cắt
tóc.
Cậu kia đi vào
liền.
Ông cắt tóc
trợn mắt,
Giơ hai tay kêu
lên:
“Lại cậu ư,
thật lạ.
Tóc vừa cắt,
mới ra.
Giờ đã mọc
nhanh thế.
Lại cắt nữa, ái
chà!”
NGƯỜI LỊCH SỰ
Là một người lịch sự,
Khi đi xe, chúng ta
Phải tự giác nhường chỗ
Cho người bệnh, người già.
Là một người lịch sự,
Thì khi nghe giảng bài,
Không nói chuyện với bạn,
Không đạp chân, huých vai.
Là một người lịch sự,
Phải giúp mẹ hàng ngày,
Mà không chờ phải gọi.
Việc gì cần, làm ngay.
Là một người lịch sự,
Thì sách mượn, đọc xong
Phải trả ngay, sạch sẽ,
Không nhàu rách, không cong.
Là một người lịch sự,
Phải dũng cảm, thông minh.
Không đầu hàng kẻ mạnh,
Bênh kẻ yếu hơn mình.
Thế mà có cậu bé
Con một nhà gần đây.
Bố mẹ dạy cho cậu
Đủ điều nọ, điều này.
Cậu ta khá lịch sự,
Rất dễ thương, một lần,
Cậu đi chơi, cướp bóng
Của thằng bé đứng gần.
Cướp xong, cậu còn nói:
“Bóng của cậu đẹp ghê.
Xin lỗi, cảm ơn nhé!”
Thật là điều đáng chê.
Đúng thế, người lịch sự,
Nếu cần, cứ cảm ơn,
Nhưng không được cướp bóng
Của những bạn bé hơn.
KHÔNG TỐT ĐÂU
Cả trẻ em, người lớn,
Ai cũng biết điều này:
Ghế mà không chân tựa,
Ngồi xuống là ngã ngay.
Cũng thế, xe không bánh,
Ngựa kéo vẫn không đi.
Bếp sưởi mà không lửa
Cũng chẳng ấm hơn gì.
Cũng thế, kim không chỉ
Không thể nào đem khâu.
Như tay không lao động
Là tay không tốt đâu.
NHỮNG ƯỚC MƠ KHÔNG THÀNH SỰ THẬT
Một cậu bé tám tuổi
Chỉ ước mơ làm sao
Có một chiếc xe đạp,
Loại bé thôi, không cao.
Nhưng cậu buồn phát khóc,
Khi bố bảo thế này:
“Không có cái xe ấy,
Cũng đủ khổ với mày!”
Cậu muốn có con chó,
Nhưng lập tức được khuyên,
Rằng nay con đã lớn,
Nuôi chó là không nên.
Luôn luôn bị từ chối,
Cậu chỉ biết lặng thinh
Đón nhận toàn những thứ
Không hợp với ý mình.
Nào áo khoác, nào khăn,
Nào bút lông, nào lịch…
Nghĩa là những món quà
Cậu không cần, không thích.
Người lớn là thế đấy,
Không chịu hiểu bao giờ.
Thế mà họ luôn nói
Phải giữ gìn tuổi thơ.
ANH CHÀNG KEO KIỆT
Có anh chàng keo kiệt
Đến gặp bác thợ may:
“Ông may được chiếc mũ
Từ tấm vải da này?”
Bác thợ may nói được,
Sau khi xem tấm da.
Chàng keo kiệt liền hỏi:
“Hay may hai, may ba?..”
“Ba chiếc ư? Cũng được.
May bao nhiêu tùy ông.”
Bác thợ may nói thế.
Chàng keo kiệt hài lòng.
Đúng ngày hẹn, chàng đến,
Thấy ba chiếc mũ da,
Đẹp thì cũng có đẹp,
Nhưng bé như lá đa.
“Trời ơi, mũ bé thế
Thì tôi đội thế nào?
Thế là phí tấm vải.
Thử hỏi giờ làm sao?”
Bác kia bình thản đáp:
“Chính anh muốn thế này.
Miếng vải chỉ có thế.
Anh muốn nhiều, thì đây!”
AI XÂY NHÀ NÀY
Ở đầu phố Công Viên
Một ngôi nhà mọc lên.
Nhà rất nhiều cửa sổ,
Mười tầng, to , đồ sộ,
Mái thì cao tận mây,
Hơn cả tầm chim bay.
Ai xây ngôi nhà này,
Ngôi nhà ta đang sống?
KIẾN TRÚC SƯ
Kiến trúc sư đã xây
Ngôi nhà xinh đẹp ấy
Với bút chì cầm tay,
Xây ngay trên tờ giấy.
Phải vẽ và mất công
Kiểm tra tiếp con số,
Phải đếm hết các phòng,
Cầu thang và cửa sổ.
Phải làm sao ngôi nhà
Vững vàng và đẹp đẽ
Có bồn tắm, bếp ga
Cho già và cho trẻ.
ANH THỢ XÂY
Làm việc suốt đêm ngày
Xong phần khung và móng.
Anh thợ xây sáng nay
Bắt tay vào lao động.
Tuổi vừa mới hai mươi
Anh đã là thợ giỏi
Xây nhanh hơn mọi người,
Chăm làm và ít nói.
Viên này tiếp viên kia,
Tay anh xây mềm mại
Tầng này tiếp tầng kia
Ngôi nhà cao thêm mãi.
BÁC THỢ MỘC
Từ lưỡi cưa bay ra
Dòng mùn cưa trắng nhỏ.
Đó là bác thợ già
Đang cưa làm cửa sổ,
Không một phút ngồi không
Rất nhanh và cẩn thận,
Bác làm những chấn song
Thật đều và thật nhẵn.
Bác là người công nhân
Tài hoa và chăm chỉ,
Nên đã được nhân dân
Tặng huân chương cao quí.
CÔ THỢ SƠN
Đã đến lúc phải mời
Cô thợ sơn làm việc
Cô không mang đi theo
Chổi lông và hộp thiếc.
Mà là chiếc máy phun
Rất xinh và rất tiện
Cô phun sơn lên tường
Tường xanh màu nước biển.
Như ngay sát bên nhà
Là biển xanh lồng lộng...
Đấy - những người đã xây
Ngôi nhà ta đang sống.
NGHỀ NÀO, MÀU GÌ
Bất cứ ngành nghề nào
Cũng có màu riêng cả,
Như anh thợ bánh mì
Chỉ một màu trắng xóa.
Trắng từ tóc trắng đi,
Râu, áo quần đều trắng.
Anh dậy sớm hơn chim
Hót vang vườn mỗi sáng.
Còn anh thợ đốt lò
Đen hơn than, hơn tro.
Anh thợ sơn chịu khó
Áo đủ màu loang lổ.
Và các bác công nhân
Hàng ngày vào nhà máy,
Mặc quần áo màu xanh
Như màu trời tháng bảy.
Bàn tay người công nhân
Bám đầy dầu, đầy bụi,
Nhưng bàn tay người giàu
Lại trắng và nhẵn nhụi.
Ngón tay họ thon dài,
Kẽ móng tay sạch bóng,
Không dính mỡ, dắt than
Vì không hề lao động.
NGHỀ NÀO, MÙI GÌ
Bất cứ ngành nghề nào
Cũng có mùi riêng biệt
Cửa hàng bánh mì thơm
Mùi bột mì thân thiết.
Nếu vô tình đi ngang
Một xưởng cưa nào đó,
Ta sẽ ngửi thấy ngay
Mùi vỏ bào, mùi gỗ.
Áo của người lái xe
Đầy mùi xăng nhờ nhợ,
Áo của người công nhân
Lại có mùi dầu mỡ.
Còn mùi bác nông dân
Khi bác cày mảnh đất
Là mùi của cánh đồng,
Của đường cày mới lật.
Người đánh cá có mùi
Của biển xanh và cá...
Chỉ vô công rồi nghề
Là không mùi gì cả.
Còn những anh lắm tiền
Và giàu thì, xin lỗi,
Dù có bôi nước hoa
Cũng không sao ngửi nổi.
NGƯỜI CỨU HỎA
Tôi là người cứu hỏa
Thường trực suốt đêm ngày.
Lửa mà gây tai họa
Gặp tôi, phải tắt ngay.
Dân cứu hỏa rất nhanh
Giập lửa nào cũng tắt.
Nhưng ngọn lửa chiến tranh
Vẫn còn trên trái đất.
Và để cứu loài người
Khỏi chiến tranh thảm họa.
Những ai yêu hoà bình
Phải thành người cứu hoả.
MỘT NGƯỜI ĐÃNG TRÍ
Có một người đãng trí
Sống ở phố Họa Mi.
Ông ta đãng trí lắm.
Phải nói là cực kỳ.
Buổi sáng vừa tỉnh dậy
Ông ta định mặc quần
Thì lại quên, đem áo
Cứ xỏ mãi vào chân.
Cũng vì quên, đôi lúc
Ông ta đội lên đầu
Một chiếc xoong thay mũ
Mà không hề thấy đau.
Áo khoác thì mặc trái
Chân luôn đi lệch giày...
Ông ta, có thể nói,
Đãng trí nhất đời này.
Một hôm ông đãng trí
Lên xe buýt ra ga,
Vào nhà ăn mua vé -
Không phải một, mà ba.
Rồi ông ra đường đợi,
Định đi vào Sài Gòn,
Thấy một chiếc toa trống
Cạnh ngôi nhà lợp tôn.
Ông ta xách hành lý
Leo lên toa, ngồi chờ,
Chờ tàu đi, chờ mãi
Rồi ngủ từ bao giờ.
Nửa ngày sau, ông tỉnh,
Nhìn ra ngoài, ngạc nhiên
Thấy lại chính ga cũ
Cảnh và người thân quen.
Ông nghĩ: Thật kỳ lạ,
Mình đã đi Sài Gòn,
Rồi quay về Hà Nội
Mà thời gian vẫn còn.
Ấy thế mà như thể
Mình ngủ một giấc say
Như chẳng đi đâu cả,
Như vẫn luôn ở đây.
Con người kia đãng trí
Sống ở phố Họa Mi,
Đãng trí như vậy đấy.
Phải nói là cực kỳ.
CẬU BÉ VÀ BA ĐIỂM MỘT
Cậu nọ đi học về
Liền giấu ngay sổ điểm,
Nhưng bà mẹ đòi xem -
Cậu hết đường giấu diếm.
Mẹ chau mày thở dài,
Chỉ thấy toàn điểm một.
Bố giận dữ hồi lâu
Nhìn cậu con học dốt.
“Vì sao cô cho con
Con một này?” bố quát.
“Vì con yếu môn sinh,
Gọi chim là bò sát”.
“Thế điểm một thứ hai?”
Cậu kia liền nhăn nhó:
“Con tưởng Kenguru
Mọc ngoài đồng như cỏ”.
“Điểm một là còn cao!”
Bà mẹ rơi nước mắt.
“Nhưng trường con xưa nay
Điểm một là thấp nhất.
Còn điểm một thứ ba
Là do con dốt toán.
Đề bài hỏi: Vậy là
Lớp B bao nhiêu bạn?
Con giải suốt một giờ,
Tính trên rồi tính dưới,
Cuối cùng thành: Lớp B
Có hai mươi bạn rưỡi”.
TRÊN XE BUÝT
1
A, xe buýt đến rồi!
Bò nhảy lên chiếm chỗ.
Chó cũng chen vào ngồi.
Dê tranh nhau với chó.
Én lách qua cửa sau.
Gà luôn mồm tục tác.
Hươu xí chỗ từ lâu,
Ít khi nhường người khác.
Khỉ hỏi: Mấy giờ rồi?
Lợn bận ăn không đáp.
Mèo khinh khỉnh bĩu môi.
Ngựa thì đang bận ngáp.
Ong không chịu ngồi yên.
Phượng hoàng múa rất nhắng.
Quạ hát mà như rên.
Rái Cá kêu: Im lặng!
Sóc cãi nhau với Trâu.
Trâu đá cho một cái,
U hết tai, hết đầu.
Voi phải ra hòa giải.
Xe cứ đi, lái xe
Yêu cầu khách mua vé,
Nhưng khách chẳng thèm nghe,
Cứ trêu đùa vui vẻ.
2
Các cháu nhỏ của ông,
Đây là chuyện có thật
Về một chuyến đi chơi
Bằng xe, của loài vật.
Khi đọc bài thơ này -
Nếu cần, xin đọc lại -
Các cháu thấy ở đây
Đủ hăm hai chữ cái.
Mà nhân tiện, ông khuyên:
Đi xe, ai cũng vậy,
Phải tôn trọng người bên,
Không làm ồn, không quấy.
BỐN MẮT
Mắt Cu Tèo rất to,
Nhưng lại nhìn không rõ,
Ông bác sĩ khám xong,
Bắt đeo đôi kính nhỏ.
Đeo kính, Cu Tèo nhìn
Thấy sáng hơn, quả thế -
Cả bầu trời, hàng cây,
Cả từng con chim sẻ...
Nhưng việc cậu đeo kính
Được bạn bè biết ngay.
Bạn bè trêu: “Sao cậu
Cần bốn mắt thế này?
Hay cậu là thợ lặn?
Bốn mắt - có nhiều không?
Hai mắt như người khác,
Thêm hai mắt dự phòng!”
Mẹ cậu đáp: “Cu Tèo,
Không có gì xấu hổ.
Mắt kém, đeo kính vào
Cốt để nhìn cho rõ.
Chỉ cậu nào không ngoan
Mới cười chê điều đó!”
TRIỆU PHÚ CHÓ
Ở Mỹ, có bà già
Giàu, cô đơn, keo kiệt.
Đang khỏe mạnh, bà ta
Một hôm lăn ra chết.
Thế là trơ một mình
Buồn rầu và đơn đọc
Con chó quí của bà
Có tên là Bun-đôc.
Bà già ấy có nhiều
Cháu gần xa già trẻ,
Nghĩa là có đủ người
Để tranh nhau thừa kế.
Bà già ấy có nhiều
Vàng và tiền, vì vậy
Ai cũng mong đến ngày
Đọc chúc thư bà ấy.
Nhưng than ôi, mọi người
Bực mình và xấu hổ
Khi biết gia tài bà
Chỉ dành cho con chó.
Các luật sư bó tay:
Chúc thư bà xem kỹ
Thấy hợp pháp, và rồi
Đủ dấu và chữ ký.
Trước khi chết, bà già
Đã làm chúc thư nọ,
Vì bà muốn trát vàng
Lên khắp người con chó.
Nhưng chó cần gì tiền?
Để mua đồ, may mặc?
Xưa nay chó và mèo
Không cần gì tiền bạc.
Thế mà con chó này
Đã trở thành triệu phú.
Chiếc mũi hếch hếch thêm
Hơn những ngày có chủ.
Theo yêu cầu chúc thư,
Nó cần người phục dịch
Dẫn nó đi chơi rông,
Xem chạy thi, xem kịch.
Nó ở phố Trung Tâm,
Nhà vừa sang vừa cổ,
Có đầu bếp hàng ngày
Làm món ăn cho nó.
Sáng: pho-mat Hà Lan,
Trưa: ba-tê, xúc xích.
Tối: thịt băm, tất nhiên,
Ăn bao nhiêu tùy thích.
Nó đi nghỉ mùa hè.
Và hàng tuần, chủ nhật,
Thợ cắt tóc đến nhà
Cắt kiểu đầu mốt nhất.
Bun-đôc có vi-la,
Có xe hơi và có
Cả chiếc áo đuôi tôm
Được may theo kiểu chó.
Bun-đôc uống côc-tây
Trong những lần chiêu đãi,
Và chẳng thèm ngoái nhìn
Các bạn xưa chó cái.
Các báo luôn tranh nhau
Phỏng vấn ngài Bun-đôc,
Để ngài chó trình bày
Quan điểm cùng bạn đọc
Về hòa bình, chiến tranh,
Về đất đai, tài sản,
Về cả thì trường vàng
Và thị trường chứng khoán.
Báo đưa tin, năm kia
Triệu phú chó Bun-đốc
Đã từ trần, tất nhiên,
Có nhiều người đã khóc.
NHỮNG ĐỨA TRẺ NGU
ĐẦN
“Những đứa trẻ thông minh
Sẽ có nhiều thành đạt,
Sẽ trở thành nhà văn,
Múa ba-lê và hát.
Nhiều đứa đã có tranh
Về đề tài tình bạn,
Được triển lãm khắp nơi,
Được khen và xuất bản.
Nhiều đứa có khả năng
Đã được đi đây đó
Tận nước ngoài để thi
Các cuộc thi này nọ.
Có cô bé Nha Trang
Đã năm lần được giải.
Thằng Vương Cận, bạn mày
Thì sắp thành vĩ đại.
Chỉ những đứa ngu đần
Là thế nào vẫn vậy!”
Ôi, mẹ tôi nhiều lần
Nói với tôi điều ấy.
Nhưng tôi chỉ đứng im
Cắn môi như biết lỗi.
Tôi không muốn nói gì
Về việc này khó nói.
Mặc những đứa thông minh
Sẽ có nhiều thành đạt,
Sẽ vẽ tranh, làm thơ,
Múa ba-lê và hát.
Mặc ai đó đóng phim
Chơi vĩ cầm rất giỏi -
Đó không phải là điều
Ai cũng làm được nổi.
Sau này tôi là ai,
Làm được gì - tôi biết.
Sẽ có ngày tôi đi
Vào rừng sâu giá rét.
Và cùng đám bạn bè
Chơi hàng ngày trong ngõ,
Tôi sẽ đặt đường ray,
Xây nhà, xây thành phố.
Tôi sẽ thành đốc công
Hay kỹ sư nhà máy
Mẹ tôi sẽ tự hào
Về con trai lúc ấy.
Bây giờ mẹ trách tôi
Có thể vì ghen tị,
Quên rằng làm công nhân
Cũng không thua nghệ sĩ.
NHƯỜNG CHỖ CHO NGƯỜI GIÀ
Chiếc xe buýt số mười
Đang chạy kia, giữa phố.
Gần năm mươi con người
Đứng và ngồi trên đó.
Hành khách vào rồi ra,
Chen đi rồi chen lại,
Nhưng một cậu lớp ba
Thì ngồi rất thoải mái.
Cậu ngồi ngay hàng đầu.
Ghế vừa êm vừa sạch.
Cậu tới sân pa-tanh,
Cặp đôi giày dưới nách.
Xe tới bến Nhà Ga,
Một bà già mệt mỏi
Hổn hển bám tay cầm
Leo lên xe chật chội.
Hành khách vào rồi ra,
Chen vai rồi chen cánh.
Còn cậu kia thì ngồi,
Bà già đứng bên cạnh.
Tới bến Sân Pa-Tanh,
Xe từ từ dừng lại.
Cậu kia liền vội vàng
Bước xuống xe thoải mái.
Bà già đang định ngồi
Thì chỉ trong nháy mắt
Có một cậu thiếu niên
Đã tranh bà ngồi mất.
Cậu này học lớp năm.
Đi chơi về, nhanh nhẹn
Leo lên xe, và ngồi
Rất êm và rất tiện.
Hành khách vào rồi ra,
Chen vai rồi chen cánh.
Cậu vẫn cứ ngồi yên,
Bà già đứng bên cạnh.
Chuyện kể ra còn dài,
Nhưng mà thôi, phải hiểu -
Trẻ nên nhường chỗ ngồi
Cho những người già, yếu.
VẼ TRANH
Tôi lấy một tờ giấy
Rồi vẽ một con đường
Và vẽ thêm cạnh đấy
Một con bò dễ thương.
Tôi vẽ vườn bên trái
Vườn lấm chấm trái cây.
Vẽ thêm mưa bên phải
Những sợi mưa không dày.
Đường tôi tô màu đỏ
Bò tôi tô màu hồng
Một ít mây sau đó
Tôi vẽ thêm trên không .
Những mũi tên sắc nhọn
Tôi vẽ xuyên qua mây
Ý nói giông, gió lớn
Đã thổi sang vườn cây.
Tôi định vẽ nước chảy
Thành những dòng suối con
Tiếc là bút chì gãy
Mà mực cũng chẳng còn.
Không sao, tôi bắc ghế
Dán tranh tôi lên tường
Dù tranh tôi có thể
Chỉ thuộc loại bình thường.
CHIẾC BÓNG CỦA TÔI
Bất kì tôi đi đâu,
Bóng tôi đi theo đấy.
Tôi mà ngồi xuống bàn,
Nó liền làm như vậy.
Bóng bắt chước mọi điều,
Bám theo từng bước nhỏ.
Nó cũng giống như tôi -
Không chịu yên một chỗ.
Ở ngoài đường thật hay -
Lúc nó chạy trước mặt,
Lúc lẽo đẽo theo sau,
Lúc biến đi đâu mất.
Có lúc chỉ mấy giây
Nó lớn nhanh trông thấy.
Giá mà bọn trẻ con
Cũng lớn nhanh như vậy.
Một sáng nọ, mùa đông,
Dậy sớm hơn thường lệ,
Tôi ra vườn dạo chơi
Hít khí trời mát mẻ.
Trong khi đấy bóng tôi
Nằm im không dám cựa -
Thì ra cu cậu lười
Muốn ngủ thêm chút nữa.
NHỮNG NGƯỜI BẠN
TỐT
Cậu nọ rất khổ tâm
Và phải luôn xấu hổ
Vì không thể phát âm
Như bạn bè trong phố.
Cậu nói lắp từng từ,
Thật buồn cười, khổ sở.
Nhưng các bạn không trêu,
Mà động viên, giúp đỡ.
"Không sao, cậu đừng buồn,
Và nhất là đừng vội.
Hãy bình tĩnh, tự tin,
Nói những gì định nói".
Cậu phát âm một từ
Rồi im, môi mấp máy...
Nhưng các bạn vẫn chờ
Vì biết cần phải vậy.
*
Các cháu phải luôn nhớ,
Bạn bè gặp khó khăn,
Không được trêu, ngược lại,
Phải giúp đỡ khi cần.
BÀ GIÀ VÀ CHIẾC
KÍNH
Có bà già, tội nghiệp,
Để kính đâu không biết,
Thế là tìm khắp nhà.
Tìm mãi mà không ra.
Bà lục tìm dưới gối,
Dưới chăn, trong góc tối,
Trong chạn bát, gầm bàn.
Tìm cả ngoài lan can.
Tìm không sót một chỗ,
Tìm cả trong ổ chó.
Thật kì lạ điều này -
Kính không cánh mà bay.
Mệt, buồn đến suýt khóc,
Bà già vừa thở dốc,
Vừa ngồi bên chiếc gương
Kê ngay sát đầu giường.
Bà suýt khóc, lúc ấy
Nhìn vào gương, và thấy
Chiếc kính ngay trên đầu -
Thế mà tìm đâu đâu.
Đó là chuyện có thật
Về chiếc gương thần kì,
Nhờ nó mà kính mất
Lại tìm thấy nhiều khi.
LỜI KHUYÊN QUAN TRỌNG
Đừng dùng roi dạy chó
Đừng mắng và trêu nó.
Chó được dạy bằng roi
Sẽ là con chó tồi.
Đánh nó xong, thử gọi,
Nó sẽ không còn tới.
Chó là bạn trẻ con.
Nhớ đừng làm nó buồn.
HÃY LÀ NGƯỜI LƯƠNG
THIỆN
Bầy kiến ở trong rừng
Ngoài việc làm, chúng có
Các luật riêng của mình,
Và nhà là chiếc tổ
Người tốt chẳng bao giờ
Ngồi không và lười nhác.
Sáng, cô giáo tới trường.
Chú công an đi gác.
Còn kiến thì luôn luôn
Làm suốt ngày vất vả.
Chui dọc rồi chui ngang
Dưới cỏ khô và lá.
Cháu dạo chơi trong rừng
Gậy cầm tay, đùa nghịch,
Chọc tổ kiến vỡ tung
Đốt lên, cười vui thích.
Đang được sống yên lành,
Bỗng bất ngờ gặp nạn,
Đàn kiến chạy thoát thân,
Lo âu và hoảng loạn.
Trong tổ kiến hồi lâu
Lửa vẫn còn âm ỉ,
Cháu thờ ơ đứng nhìn
Vô tâm và ích kỷ.
Ông không nói quá lời.
Khi gọi cháu như vậy -
Cháu chưa làm một phần
Những gì vừa để cháy.
Thời đại nguyên tử này
Cháu không là con kiến
Nhưng cháu, một con người,
Phải là người lương thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét