Cổ Thi Tác Dịch. Thơ Chữ Hàn Việt Nam
NGUYỄN
DU
Sinh 1765 tại Thăng Long, quê Hà Tĩnh,
mất 1820 tại Thừa Thiên. Thi hào dân tộc. Tác phẩm có "Truyện Kiều", các tập thơ chữ Hán "Thanh Hiên thi
tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục" và một
số tác phẩm bằng chữ Nôm; từng làm quan cho triều Nguyễn, đi sứ sang Trung
Quốc, cuối đời về ở ẩn.
1068. Nằm mơ hái
sen
Bài một
Buộc chặt quần
cánh bướm.
Chèo thuyền
hái sen chơi.
Nước hồ xanh
lấp lánh.
Trong bóng
nước có người.
1069. Nằm mơ hái
sen
Bài ba
Hẹn với cô
hàng xóm
Sáng cùng đi
hái sen.
Đến lúc nào
chẳng biết,
Chỉ nghe cười
kề bên.
1070. Ngẫu hứng
Bài hai
Hoa lau màu
trắng, cúc vàng hoe.
Nghìn dặm đêm
dài chợt nhớ quê.
Ngồi dậy nâng
rèm nhìn trăng sáng,
Nhưng trăng
dày đặc bóng cây che.
1071. Ngẫu hứng
Bài ba
Một hàng cây
chuối sát bờ ao.
Nửa gian nhà
bếp khói bốc cao.
Tiếc cỏ trên
sân ai nhổ sạch.
Gió xuân có thổi, biết phương
nào?
Ngẫu hứng
Bài bốn
Trông thật đáng thương cái bác
này.
Nón mê, áo rách, mặt xanh gầy.
Tránh người, né bước theo đường
nhỏ.
Chắc khách Long Thành mới đến
đây.
1072. Chợt hứng
thành thơ
Tín Dương, kèn
sáo não nùng thay.
Thu hết, Hà Nam 1) lá rụng đầy.
Vời vợi nhớ
quê, buồn ngoái lại,
Chỉ thấy trời Nam
mây trắng bay.
(1) Tín Dương,
Hà Nam
- các địa danh ở Trung Quốc mà Nguyễn Du đã qua khi đi sứ đến Bắc Kinh.
1073. Cảm hứng đầu thu
Gió lạnh trên hồ, rụng lá cây.
Bị ướt, ve sầu kêu suốt ngày.
Có điệu thanh hương trong tiếng
ấy.
Không phải người buồn, không thấy
hay.
1074. Khất thực
Kiếm dài ngạo nghễ, dáng ăn chơi.
Ba chục năm qua lấm bụi đời.
Văn chương chữ nghĩa toàn vô bổ.
Nay cam khất thực chút tình
người.
1075. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua Thương Ngô 1)
Bài một
Quế Lâm 2) mới lụt, nước đầy sông.
Tấp nập ngược
xuôi thuyền Quảng Đông.
Nhà bè theo
nước dâng cao mãi.
Quá trưa, gió
thổi, rít trên đồng.
(1) Vùng đất
thuộc tỉnh Hồ Nam
ngày nay.
(2) Thị trấn
trên sông Quế Giang, nay là thủ phủ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
1076. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài hai
Ban đêm, đèn
sáng gác Văn Xương
In trên nước
lạnh, bóng như gương.
Tiếng đàn,
tiếng hát vang trong gió.
Nhộn nhịp
thuyền chơi, thật khác thường.
1077. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài ba
Mưa rơi, mây
ướt, nặng như chì,
Lớp lớp che mờ
núi Cửu Nghi.
Nơi chôn vua
Thuấn không gò mộ,
Nước reo như
đàn hai bà phi? .
1078. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài bốn
Lầu son mé núi
đứng xen dày.
Đèn sáng ban
đêm, chiều khói bay.
Chùa cổ không
tên, trên vách núi,
Có nhà sư ngủ,
gối lên mây.
1079. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài bảy
Đèn lồng bốn
thước phía đuôi thuyền.
Đằng trước có
hình con hổ đen.
"Tuần
sông" hai chữ trên cờ vải,
Nhưng chẳng
bắt gian, chỉ hạch tiền.
1080. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài
tám
Hoa đỏ bắc
thành càng đỏ thêm.
Thành nam gió
uốn liễu thân mềm.
Tơ bay, hoa
rụng không ai biết,
Trôi tới Quảng
Đông sau một đêm.
1081. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài chín
Sông nước mênh
mông, chẳng bóng nhà.
Lác đác vài
thuyền chợt lướt qua.
Không đèn,
không trăng, trời đen kịt,
Chỉ nghe ai
oán tiếng tỳ bà.
1082. Viết theo
điệu Trúc Chi khi đi qua đất Thương Ngô
Bài thứ mười
lăm
Giữa dòng sông
lớn, núi Kê Lung
Sóng nước mênh
mông, khói mịt mùng.
Hẹn ông hàng
xóm, thuyền neo sẵn,
Lên gác Thiên
Phi tế lễ cùng.
1083. Cảm hứng ngẫu nhiên
Tín Dương, kèn thổi não nề thay.
Hơi thu tràn ngập mảnh đất này.
Chợt nhớ quê hương xa vạn dặm.
Ngoái lại, thấy nhiều mây trắng
bay.
1084. Chiều trên
cầu Hoàng Mai 1)
Dìu dịu bên trên vệt ráng hồng.
Dưới cầu lơ lửng nước về đông.
Nguyên khí nổi chìm ngoài biển biếc.
Khói chiều nhàn nhạt giữa dòng sông.
Trên ghe gối áo, ông chài ngủ.
Thổi sáo chăn trâu trẻ giữa đồng.
Văn vật đất xưa toàn kẻ sĩ,
Sao anh cứ phải vấn vương lòng?
(1) Thuéc huyÖn Quúnh
Lưu, NghÖ An.
1085. Ngẫu hứng ngày xuân
Trời xấu, cài then, ngày tiếp ngày
Tiết trời thay đổi chẳng hề hay.
Một năm làm khách nơi Quỳnh Hải.
Không biết từ đâu xuân lại đây.
Buồn nhìn cỏ biếc bờ Nam Phố,
Chợt thấy cành mai trong bụi cây.
Ông lão nhà bên ra đầu xóm,
Uống bình rượu nhạt đã ngà say.
1086. Không ngủ được
Đêm lạnh dài bất tận.
Trống canh điểm trên lầu.
Nhớ nhà không ngủ được.
Ếch nhái kêu vườn sau.
Bếp bỏ hoang gió thổi.
Nhà tối, chợt buồn rầu
Thấy nghiệp văn sao khổ.
Muốn hỏi trời, hỏi đâu?
1087. Lại qua
đèo Tam Điệp
Tam Điệp lưng chừng mây.
Khách từ xa tới đây
Nhìn thấy thuyền dưới biển.
Bạt ngàn núi và cây.
Đã chớm thu, trời lạnh.
Sương tan, núi thêm gầy.
Ngoái lại nhìn quê cũ,
Khách chạnh lòng phút giây.
1088. Sống trong
núi, cảm hứng
Phía nam nghìn dặm cách Tràng An.
Núi sâu có kẻ sống an nhàn.
Suốt ngày tha thẩn nơi vườn thuốc.
Then cài, trúc mọc sát lan can.
Nhớ quê khắc khoải đêm trăng sáng.
Đầu mùa thấy nhạn, nghĩ miên man.
Các em trai gái không tin tức,
Không lời nhắn nhủ báo bình an.
1089. Ở nơi u
tịch
Trong gió hoa đào tơi tả rơi.
Liếp lệch, nhà nghèo, sống thảnh thơi.
Trọ lâu quên cả mình là khách.
Hết năm mới nhớ mình già rồi.
Ở nhờ, không dám khoe tài giỏi.
Thời loạn ai khôn, biết sợ người.
Bạc tóc, long đong vô tích sự.
Khăn xếp trên đầu gió thổi rơi.
1090. Cảm hứng lan man
Bài
một
Phó mặc cuộc đời con tạo quay,
Bên sông, sát biển, sống qua ngay.
Chẳng mơ lầu son hay gác tía,
Hư danh vẫn bám tấm thân gầy.
Đã ba năm bệnh, nghèo không thuốc.
Ba chục năm buồn sống lắt lay.
Nhớ quê vời vợi xa nghìn dặm.
Ngẫm thẹn xe thô, ngựa yếu gầy.
1091. Cảm hứng
lan man
Bài hai
Túi rỗng trên vai, như gió đông,
Đi hết đầu sông đến cuối sông.
Tấm thân sáu thước trôi vô định.
Văn chương kiết xác vẫn đèo bòng.
Mũ vàng đạo sĩ thường hay đội.
Tóc bạc lòa xòa như kẻ ngông.
Xưa nay thực sự làm sao xuyến,
Là dãy núi xanh nhuộm ráng hồng.
1092. Đêm xuân
Hoàng hôn làm nhạt nắng chiều xuân.
Bên sông bóng liễu xạm đen dần.
Rồi đêm, xuân ngập trong mưa gió.
Bệnh tật, giang hồ kiếm miếng ăn.
Nhớ quê lòng gửi theo trăng sáng.
Làm khách lâu ngày, lệ ướt khăn.
Bên xóm Nam
Đài sông Quế chảy, 1)
Mang theo kim cổ, chuyện xa gần.
1093. Bài thơ
lưu lại khi chia tay ông bạn họ Nguyễn
Gió lùa tay áo chốn rừng cây.
Trò chuyện đến khuya, cạn chén này.
Thời loạn nhìn gươm lòng luống thẹn.
Dùng dằng đất khách lúc chia tay.
"Cao sơn, lưu thuỷ" không người hiểu.
Chân trời góc bể tìm đâu đây?
Bờ nam xin gửi vành trăng nhỏ
Soi sáng lòng ta những tháng ngày.
1094. Thu sang
Thời gian lặng lẽ cứ trôi dần.
Héo tàn nhanh chóng, cảnh mùa xuân.
Heo hắt một mình nơi đất khách.
Thu về lá úa rụng đầy sân.
Gió tây rung nhẹ rèm trên gác.
Xóm nghèo, sương sớm vướng vào chân.
Buồn đến bạc đầu còn ôm hận,
Gỡ rối lòng tơ chẳng biết lần.
1095. Đêm thu
Bài một
Sương trắng, bầu trời chi chít sao.
Dế kêu buồn bã phía bờ rào.
Lá thu muôn dặm rơi xào xạc.
Không mây, se lạnh, trời xanh cao.
Sông núi, thật may, thương khách trọ.
Tuổi già, tóc bạc, cảnh buồn sao.
Hết năm vẫn bệnh, kề bên cạnh
Sông Quế như xưa, vẫn dạt dào.
1096. Đêm thu
Bài hai
Rét ngọt, thu già, sương trắng rơi.
Cây cỏ tiêu điều, héo khắp nơi.
Khêu đèn lặng lẽ, đêm lâu sáng.
Xõa tóc, ngồi lo chuyện cuối đời.
Nhiều năm đơn độc, nhìn sông núi,
Xót cảnh xa quê, sống đất người.
Rét sớm mới hay không áo mặc.
Tiếng chày đập vải vẫn không ngơi...
1097. Tạp ngâm
Đi khắp chân trời đến biển xa.
Nơi chân chạm đất, ấy là nhà.
Suốt đời tâm nguyện không làm ác,
Với lũ nhặng ruồi, luôn lánh xa.
Thân trai nhìn kiếm mà thêm thẹn.
Thấy đời oan trái, lệ tràn ra.
Đóng cửa, không hay xuân sớm, muộn.
Chỉ thấy mặt đường ngập xác hoa.
1098. Cảm tác
khi qua sông Phú Nông
Ngày tiếp ngày sông Nông
Cuồn cuộn chảy về đông.
Nay về đây, tóc bạc,
Nhìn núi xanh, chạnh lòng.
Ngày xuân, thuyền đông đúc.
Cỏ xanh rờn mênh mông.
Khách bồi hồi xúc động.
Thành cổ đứng bên sông.
1099. Đêm trong xóm
Đầu thôn Thanh Thảo một ông già.
Phía nam sông chảy, sáng xa xa.
Lên mặt nước ao trăng soi bóng.
Đèn chiếu lắt lay nửa vách nhà.
Già còn chưa biết mình đang vụng.
Bây giờ mới nuối những ngày qua.
Năm năm làm bạn cùng dân xóm.
Ngạo nghễ cười vang bên khóm hoa.
1100. Gửi Huyền
Hư Tử ở phía bắc sông
Đi xa mãi chưa về,
Đất khách chạnh nhớ quê.
Chân trời nhìn không thấy,
Chỉ thấy cát bốn bề.
Gió tây làm lá úa.
Hoa rụng, cây ủ ê.
Mong bác nên bảo trọng.
Thu muộn, nhiều sương se.
1101. Qua sông
Long Vĩ 1)
Nhìn quê cũ, lệ rơi.
Gió thổi, bụi đầy trời.
Vừa qua sông Long Vĩ,
Đã là khách quê người.
Cát trắng như tóc bạc.
Chim kêu ngoài biển khơi.
Bạn bè tiễn trên bến,
Lệ ướt khăn, ngậm ngùi.
(1) Tªn mét khóc s«ng
Lam c¹nh quª hư¬ng nhµ th¬.
1102. Tự nói
lòng mình
Trăng rằm soi giếng cổ.
Không sóng gợn lung lay.
Không bị ai khuấy động,
Cũng lặng yên lòng này.
Mà rồi nếu bị khuấy,
Sóng lòng cũng yên ngay
Như giếng xưa tĩnh lặng,
Dưới trăng rằm đêm nay.
1103. Tiễn người
bạn họ Nguyễn
Túp lều trong rừng sâu.
Cô đơn chiếc thuyền câu.
Tôi qua sông tiễn bác
Về quê trong mưa ngâu.
Đêm thu cá rồng lặn.
Trong rừng hươu gọi nhau.
Sắp tới tôi và bác.
Lại cùng về Trung Châu 1).
(1) ChØ ®Êt B¾c Hµ.
1104. Ngồi uống rượu
Tựa cửa một mình, mở mắt say.
Ngoài ngõ hoa rơi một lớp dày.
Khi sống rượu còn, không uống cạn.
Ai đem rượu tưới mộ sau này?
Lặng lẽ thời gian trôi, tóc bạc.
Xuân tàn, oanh chẳng hót trên cây.
Sự đời trôi nổi như mây gió.
Tốt nhất là say, say suốt ngày.
1105. Xóm núi
Ở chốn rừng sâu, lánh bụi trần.
Mây chiều che kín cổng ngoài sân.
Người già ăn mặc như đời Hán.
Cách tính thời gian chẳng giống Tần.
Trẻ gõ sừng trâu nơi bãi vắng.
Thiếu nữ vui cười bên giếng xuân.
Chỉ muốn thoát xa vòng thế tục,
Dưới gốc thông già, nằm duỗi chân.
1106. Tạp thi
Soi bóng sông Lam ngọn núi Hồng,
Một mình hàn sĩ sống bên sông.
Mây trắng bốn mùa vào tận chiếu.
Sách, đàn trăng sáng dọi qua song.
Loạn lạc, nói cười theo thói tục.
Bệnh, già, sống ẩn, chẳng thèm mong.
Lá rụng, hoa rơi ngay trước mặt.
Thanh thản quanh năm một tấm lòng.
1107. Cảm hứng lan man
Long Vĩ bãi chiều chim trắng bay.
Lam giang nho sĩ nhà trong mây.
Trọn kiếp thơ văn vô tích sự.
Cũng chẳng khôn hơn, dẫu sách đầy.
Thật tiếc cuộc đời như nháy mắt.
Cái thú tuổi già chỉ mấy giây.
Trùng Dương 1), có
chết, ai mời rượu,
Khi nằm dưới mộ, phía gò tây.
(1) TÕt Trïng Dư¬ng, ngµy 9 th¸ng 9
©m lÞch. Vµo ngµy nµy ngưêi xưa häp mÆt uèng rưîu, ng¾m hoa cóc.
1108. Bệnh, phải nằm một chỗ
Đông hè, nóng lạnh cứ thay nhau.
Mới đến nơi này, tưởng đã lâu.
Sáng dậy soi gương - già, ốm yếu.
Đêm nằm đóng cửa, khắp người đau.
Mười năm đau ốm ai thăm hỏi?
Thuốc mười lần luyện biết tìm đâu?
Mong trước cửa huyền trăng sáng hiện,
Để xua bóng tối tích trong đầu.
1109. Đi trong
đêm
Hồng Lĩnh, sư già ngủ giữa mây.
Hải âu bãi ấm nằm đêm nay.
Trăng tàn trên biển lăn tăn sóng.
Căm căm gió rét một thân này.
Trời sắp sáng chưa, nhìn không biết.
Sống đến bạc đầu còn thơ ngây.
Không sợ sương đêm rơi ướt áo.
Mừng đời thanh bạch, bụi chưa dây.
1110. Tạp ngâm
Bài một
Hơi thu lặng lẽ đến đêm qua,
Từ sông len lỏi bám quanh nhà.
Gió lạnh thổi tung làn tóc bạc.
Đầu hè bụi cúc đã đâm hoa.
Buồn vui thế tục bao giờ hết?
Sách nhiều, không chán, cứ ngâm nga.
Cây thông trăm thước trồng đầu ngõ,
Mỗi bận xuân sang, một tuổi già.
1111. Tạp ngâm
Bài hai
Một gian nhà nhỏ phía đầu sông.
Bỗng nhiên đang tối, sáng trong lòng.
Cái tâm đại sĩ như trăng sáng.
Mờ xanh dãy núi trải ngoài song.
Đỡ bộ xương gầy là bó sách.
Trước đèn uống rượu, mặt thêm hồng.
Cúc tươi như thể cầm ăn được.
Bếp lạnh, lửa tàn, khói cũng không.
1112. Tạp ngâm
Bài ba
Tháng tám, sắc thu chín giữa đồng.
Nửa trời mây xám, nửa xanh trong.
Mưa bám trên hoa như chuỗi ngọc.
Tre già thổi sáo, gió trên không.
Núi lạnh thấm hơi vào giấc mộng.
Như ao nước lặng, thảnh thơi lòng.
Chợt hứng, ra sân nhìn thu muộn,
Thấy nửa rừng vàng ở cuối sông.
1113. Tặng Thực Đình
Chim trời, cá nước biết tìm đâu?
Thoắt đã mười năm ta xa nhau.
Bạn bè gần đấy mà xa thật.
Chuyện giờ như đã chuyện đời sau.
Tặng áo vải thô tình bạn cũ.
Nghĩa khí rời xa kẻ bạc đầu.
Đừng buồn tôi xa, không bè bạn,
Hồng Lam đủ ngắm, đỡ buồn đau.
1114. Đi săn
Người quí công danh, mũ áo dài,
Còn ta vui thú với bầy nai.
Nuôi để cầu vui, không cầu lợi.
Hàng ngày săn bắn, hại gì ai?
Trong đám cỏ thơm con xạ ngủ.
Bầy chó săn mồi, tiếng sủa dai.
Tao nhã thú vui, người một cách,
Cần gì ô lọng, áo cân đai.
1115. Sông Đồng Lung
Đồng Lung man mác chảy đêm ngày,
Mang buồn thế tục chuyện xưa nay.
Đầu ghềnh trâu mệt, đang nằm nghỉ.
Bên bãi lau già chim trắng bay.
Núi chiều xanh nhạt, buồn trơ trọi.
Điếm nhỏ thu vương, khóm trúc gầy.
Thèm được thảnh thơi như cánh nhạn.
Bao lâu mới hết nợ đời này?
1116. Ngồi một mình trên
sông La Phù
Dưới lầu lờ lững nước sông sâu.
Trầm ngâm người đứng, nghỉ trên lầu.
Hết chiều lại sáng, mây thay đổi,
Như sóng dập dờn đang đuổi nhau.
Ngắn ngủi cuộc đời như giấc mộng.
Chợt nhớ Hồng Sơn lòng quặn đau.
Mình với bóng mình, ngồi yên lặng,
Trên vạt áo dài dính sợi râu..
1117. Trăng non
Hấp thụ vầng dương chiếu suốt ngày,
Trăng non mồng bốn mảnh, chưa đầy.
Như mặt Hằng Nga vừa hé mở,
Như cung tráng sĩ chửa lên dây.
Sương trắng đầy sân đang gợi ngủ.
Quan sơn nghìn dặm ánh trăng gầy.
Bên bến La Phù ngồi nghĩ ngợi,
Núi Hồng lại nhớ suốt đêm nay.
1118. Ngắm cảnh
chiều trên sông Thanh Quyết 1)
Chỗ cuối cầu phao là cánh đồng.
Xa xa núi biếc uốn hình cong.
Bác tiều gánh củi men đường vắng.
Triều dâng, thuyền cá cũng xuôi dòng.
Sông xuân như ngập trong cây cối,
Lác đác dăm nhà dọc mép sông.
Ngước mắt nhìn lên tìm quê cũ,
Chỉ thấy trời mây và chim hồng.
(1) Mét con s«ng ë
huyÖn Gia ViÔn, Ninh B×nh.
1119. Thu đến
Mảnh trăng trên sông Hương
Gợi bao nỗi sầu thương.
Thu đến trên tóc bạc.
Nấm mồ xanh bên đường.
Có thân là có khổ.
Không bệnh mà trơ xương.
Ngoái nhìn về quê cũ,
Lòng xốn xang khác thường.
1120. Tình cờ đề thơ trên
vách công quán
Cung cấm xuân tàn, xuân sắp qua.
Núi Ngự bên kia, sông xa xa.
Xuân theo dòng nước từ đâu đến?
Chức quan nho nhỏ phải xa nhà.
Sầm sập đêm mưa, trời nổi gió.
Trên giường nằm lạnh một mình ta.
Hoa đào chớ cậy Thần Xuân quý, 1)
Dì Gió phũ phàng đang đợi hoa! 2)
(1) ThÇn mïa xu©n, ë
®©y chØ lµ nhµ vua.
(2) D× Giã: chØ c¸c
quan trong triÒu.
1121. Tình cờ
làm thơ
Sân thềm trống trọi giữa đêm đông.
Chày khuya đập vải thổn thức lòng.
Trăng sáng, nhà sâu rèm phủ kín.
Lá chuối xôn xao, gió chật phòng.
Mười miệng đòi ăn ngoài núi bắc.
Một mình thân ốm phía thành đông.
Bè bạn trách ta mơ mộng hão.
Đời này thử hỏi có ai không?
1122. Ngồi trong
đêm
Khó ngủ, bốn bề dế khóc than.
Rời giường ra đứng tựa lan can.
Gió lặng, sương mù giăng sát đất.
Chi chít trời sao, trăng đã tàn.
Uống rượu, cái buồn xưa lại đến.
Bạc đầu mà vẫn phải lo ăn.
Thèm được như xưa, vui, cứ
hát,
Tình quê, rau cỏ sống an nhàn.
1123. Tặng người
Xóm vắng, bên kia suối nước đầy.
Có người cao sĩ sống trong mây.
Không ra khỏi cửa, không ganh tị,
Tận tường am hiểu chuyện đông tây.
Thu nhắc cháu con lo gặt lúa,
Xuân bạn cùng hươu dưới tán cây.
Những muốn từ quan, treo áo mũ,
Đàn, rượu cùng ông ở chốn này!
1124. Tạp ngâm
Thành bên Nhật Lệ, trời xanh trong.
Cái nóng vừa tan, mây bập bồng.
Ngoài thành núi nhuộm màu thu tím.
Cây đẫm hoàng hôn phía cuối sông.
Năm ngoái cúc vàng nay lại nở.
Bạc đầu đất khách, sống mà không.
Lỡ hẹn bạn thề, thầm tạ lỗi
Cỏ cây, non nước xứ Lam Hồng.
1125. Dạo bước
bên sông
Xõa tóc hát ngông, đi đó đây.
Bóng chiều nhàn nhạt phía đằng tây.
Ngư ông, chim nhạn chơi như bạn.
Vô cùng, vô tận nước và mây.
Không lụy, quỷ thần chưa phải trách.
Bất tài, lo phạm lỗi xưa nay.
Hàng năm thu vẫn màu thu ấy,
Chỉ tại xa nhà, khách chẳng hay.
1126. Ngẫu nhiên
nảy ý thành thơ
Chiều tà, thành cổ bóng mây che.
Xanh rờn cỏ mọc sát chân đê.
Chất đầy đồng ruộng xương vô chủ.
Làm quan đất khách, cảnh ê chề.
Có việc, lính hầu lên mặt láo.
Thơ phú về già muốn bỏ bê.
Ngoái trông Hồng Lĩnh xa nghìn dặm,
Biết hỏi người nào tin tức quê?
1127. Pháo đài
Bắc Nam
một mối, một non sông.1)
Pháo đài bỏ vắng phía thành đông.
Núi lở, đá tan, thành vẫn vững.
Chuyện Hán Tần xưa chẳng bận lòng.
Vốn đã quá nhiều xương máu đổ,
Chém giết bây giờ chẳng phải công.
Lúc nước thanh bình, quan trọng nhất
Là lo cày cấy việc nhà nông.
(1) ë ®©y ý nãi díi thêi
NguyÔn, Nam B¾c kh«ng cßn ph©n tranh, non
s«ng ®· thèng nhÊt.
1128.
Con ngựa thải dưới chân thành
Ngựa già ai thải, đứng bên đường.
Da sùi, thân ghẻ, gầy trơ xương.
Cỏ ngắn, hơi thu vương đá lạnh.
Bãi chiều mây phủ trắng như sương.
Bụng đói, không thèm xin bố thí,
Còn mơ báo nước với phù vương.
Gắng chịu gió mưa cùng đói khát,
Thử xem ai kẻ dám coi thường.
1129. Trông chùa Thiên Thai 1)
Chùa núi Thiên Thai ở phía đông,
Tưởng xa - chỉ cách một dòng sông.
Mùa thu, chùa cổ chìm trong lá.
Sư đứng trong mây trắng bập bồng.
Đầu bạc, thương thân còn lận đận,
Không được vui cùng mây, suối trong.
Năm ngoái đến đây còn thấy rõ
Cảnh Hưng thời trước chiếc chuông đồng 2).
1) Tªn mét ng«i chïa
ë HuÕ, nay gäi lµ Thiªn Thai ThiÒn T«n.
(2) Niªn hiÖu vua Lª
HiÓn T«ng (1740-1787).
1130. Đêm rằm tháng Giêng, ở Quỳnh Hải
Nguyên Tiêu, sân vắng, ánh trăng
đầy
Vẫn đẹp và tròn, không đổi thay.
Một trời xuân hứng nhà ai hưởng?
Muôn dặm Quỳnh Châu sáng thế này.
Hồng Lĩnh anh em người một chốn.
Đầu bạc hư danh, giận tháng ngày.
Ba mươi năm lẻ buồn ly biệt,
Lại cùng trăng sáng thức đêm nay.
1131. Than thân
Bài một
Chưa đạt công danh đã bạc đầu.
Tuổi già sức yếu, lắm buồn đau.
Chân hạc trót dài, đành phải
chịu.
Trời làm mệnh nhẹ có ngờ đâu.
Cái số gian truân nên phải khổ.
Thời gian làm trắng cả mày râu.
Cỏ bồng một nhánh lìa xa gốc,
Cuối cùng không biết dạt về đâu.
1132. Than thân
Bài hai
Tấm thân sáu thước, tuổi ba mươi.
Vì trót thông minh nên khổ đời.
Vốn dĩ văn chương không ghét
mệnh.
Cớ sao trời đất lại ghen người?
Thư kiếm lỡ làng, sinh kế vụng.
Tóc cứ bạc dần, năm tháng trôi.
Những muốn cạo đầu lên núi ở,
Nằm nghe thông réo giữa lưng
trời.
1133. Không ngủ được
Trời lạnh, không ngủ được.
Nằm đếm từng canh chầy.
Xa quê càng khó ngủ.
Buồn bã những tiếng chày.
Bếp hoang đầy ếch nhái.
Nhà tối đom đóm bay.
Nghiệp văn sao khổ thế!
Hỏi trời, hỏi sao đây?
1134. Đêm xuân
Hết ngày, đêm tối phủ bao la.
Bên song bóng liễu rủ lòa xòa.
Lưu lạc lâu ngày thêm lắm bệnh.
Chìm trong mưa gió, nắng cùng
hoa.
Dưới đèn nhỏ lệ, buồn du khách.
Đành gửi theo trăng nỗi nhớ nhà.
Ngoài bãi, sông Lam trôi lặng lẽ,
Chuyện đời kim cổ cuốn đi xa.
1135. Cố xua nỗi buồn
Thềm ngọc mười năm bám bụi trần.
Thành quách trăm năm phế nửa
phần.
Côn trùng, chim chóc bay đi hết.
Sau trận tương tàn, máu ngập
chân.
Thương quê khói lửa, rơi hàng lệ.
Mấy dòng thư ngắn, nhớ người
thân.
Đêm thu cá lặn, rồng không thấy.
Chưa hết buồn đau, dẫu một lần.
1136. Trọ lâu ngày ở Nam Hải
Nương náu nơi này đã quá lâu.
Trăng đẹp không người bạn với
nhau.
Đêm hè trống điểm, nghe mà lạnh.
Chim kêu ai oán, lượn trên đầu.
Người đến đường cùng không mộng
đẹp.
Khổ đành phải chạy, chạy đi đâu?
Phong trần sót lại thân khô héo.
Gối khách, đầu xù nặng nỗi đau.
1137. Thơ viếng người kỹ nữ ở La Thành
Một cành hoa thắm tựa Bông Doanh
Rơi xuống, xôn xao sáu đất thành.
Thiên hạ ai thương người bạc
mệnh?
Dưới mồ, buồn tủi kiếp phù sinh.
Lúc sống thẹn thùng đời kỹ nữ.
Chết rồi vẫn chịu nỗi ô danh.
Chắc hận người đời không có mắt,
Suối vàng xuống với Liễu Kỳ Anh.
1138. Tạp thi
Bạc đầu, tráng sĩ ngước nhìn lên.
Hùng tâm, sinh khí đã mờ đen.
Thu cúc, xuân lan thành chuyện
hão.
Hè khô, đông lạnh, trở nên hèn.
Hồng Lĩnh, đi săn theo chó nhỏ.
Sông Lam, dưỡng bệnh, chỉ nằm
rên.
Thôn quê nhàn nhã, vui cùng rượu.
Trong túi, may sao, có chút tiền.
1139. Trả lời bạn Thực Đình
Đông lạnh, hè khô cứ đổi thay.
Tóc bạc nhiều thêm với tháng
ngày.
Cảnh đẹp kinh thành xa vạn dặm.
Sông hồ tơi nón chục năm nay.
Tri kỷ, tìm người không phải dễ.
Chuyện trò, khó nói tấm lòng
ngay.
Núi Quế, sông Lam toàn cảnh đẹp.
Mong bác làm thơ vịnh đất này.
1140. Ngẫu hứng
Lên ngọn cỏ bồng giọt lệ sa.
La Phù thu lạnh, nổi phong ba.
Mây vàng, nước bạc cùng soi bóng.
Tiếng sáo tiếng đàn cứ lệch pha.
Tấm thân sáu thước dài đau khổ.
Bốn mùa luân chuyển cứ trôi qua.
Theo bóng chim hồng, tìm chốn cũ,
Chỉ thấy mờ mờ ngọn núi xa.
1141. Cuối xuân, cảm hứng lan man
Một năm xuân sắc chín mươi ngày.
Phí phạm mùa xuân thật chẳng hay.
Bèo bọt công danh như gió thoảng.
Tiết trời luân chuyển giống chim
bay.
Lòng chưa thoát được, thân còn
khổ.
Quẩn quanh lo nghĩ chuyện sau
này.
Danh lợi cuối cùng rồi cũng mất.
Chi bằng thiền đạo giữa rừng cây.
1142. Con bướm chết trong sách
Thư phòng, sách quí tỏa mùi
hương.
Từ bỏ phù hoa, ấy lẽ thường.
Mệnh bạc, nên duyên, lưu sách vở.
Hồn tàn, không lệ khóc văn
chương.
Mọt sách suốt đời là mọt sách.
Lạnh lùng đom đóm giữa mù sương.
Cam
lòng chịu chết, tìm chân lý,
Hơn chết vì hoa, lấm bụi đường.
1143. Ngẫu hứng nhân tiết Thanh Minh
Giang thành gió mát thổi ngày
đêm.
Cây cỏ xanh tươi, người héo mềm.
Xuân trẻ mà mình không trẻ nữa.
Tết không bánh rượu uống say mèm.
Làng quê học được lời dân dã.
Gợi buồn chiến sự điệu ru êm.
Xa xôi, đất khách, buồn vô hạn.
Đừng để cỏ tranh lấn tận thềm.
1144. Đá Vọng Phu
Ai kia, vừa đá lại vừa người?
Một mình trên núi, đứng chơi vơi.
Tiết trinh hai chữ lưu kim cổ.
Nghìn năm không quản gió mưa rơi.
Lệ ngấn như thu ba tháng ướt.
Đá rêu giống chữ tạc muôn đời.
Điệp trùng rừng núi bao quanh
tượng
Đạo lý gương chung tỏa sáng ngời.
1145. Tiễn bạn
Hàng liễu xanh xanh phủ kín
đường.
Kẻ Bắc người Nam, lòng vấn
vương.
Bầy oanh ganh sắc trong vườn ngự.
Canh nấu rau thuần nơi cố hương.
Ân vua, bác được thăm cha mẹ.
Lỗi hẹn Lam Hồng, tôi xót thương.
Cô tịch đêm khuya, mình với bóng,
Buồn bã nghe mưa té ướt giường.
1146. Tình cờ làm thơ
Đêm khuya, sân vắng, lặng như tờ.
Ngõ kín, nhà sâu, rèm khép hờ.
Tiếng chày đập vải rung trăng
lạnh.
Gió thổi xuyên phòng, chuối xác
xơ.
Phía Bắc Hoành Sơn mười miệng
đói.
Đông Thành đau ốm, một mình trơ.
Bạn bè thấy lạ ta mơ mộng.
Thiên hạ ai người không mộng mơ?
Thiên hạ ai người không mộng mơ?
1147. Ngồi một mình trong đêm
Đều đều tiếng dế giữa đêm đen.
Khó ngủ, dịch giường tận mép
hiên.
Gió lặng, màn sương buông kín
đất.
Trời đầy sao sáng, nhà không đèn.
Khi say, lại thấy buồn man mác.
Nhớ canh cá vược với rau dền.
Bạc đầu chưa hết lo cơm áo.
Tiếc thời còn nhỏ sống hồn nhiên.
1148. Lại họa vần bài trước
Sông Trạm bắt nguồn từ núi mây.
Nhật Lệ triều dâng, chim én bay.
Trúc xanh, hoa đỏ luôn im lặng.
Kình đục, Vị trong, chảy suốt
ngày.
Gạo nếp hàng năm thừa đãi khách.
Sống lâu, con cháu đủ vui vầy.
Dẫu đời gian khó, bao dâu bể,
Đầu giường nậm rượu vẫn luôn đầy.
1149. Thăng Long
Bài một
Thành mới, trăng xưa giống mọi
ngày.
Thăng Long kinh cũ vẫn còn đây.
Giờ phố xá nhiều, đông, khác
trước.
Lời hát, điệu đàn cũng đổi thay.
Nghìn năm của cải - mồi tranh
đoạt.
Bạn cũ mấy người sống đến nay?
Việc đời chìm nổi, thôi đừng
trách.
Tóc mình cũng bạc trắng như mây.
1150. Thăng Long
Bài hai
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long.
Vẫn nguyên núi Tản với sông Hồng.
Thành mới làm mờ cung điện cũ,
Nhà nhường đường lớn chạy song song.
Bạn trẻ ngày xưa nay luống tuổi.
Con gái quen xưa đã có chồng.
Trằn trọc suốt đêm không ngủ được.
Ngoài thềm mờ ảo ánh trăng trong.
1151. Trên đường
Nam Quan 1)
Chiếu vua ban xuống tựa tin lành -
Nam Quan vượt ải, chầu vua Thanh.
Một ngựa, một xe, đầu tóc bạc.
Hai tuần chỉ thấy núi màu xanh.
Ơn vua như biển chưa đền đáp.
Xuân ấm mà lòng vẫn lạnh tanh.
Đường vua rất rộng, không cần hỏi.
Sông Minh thẳng hướng 2) tới kinh thành.
(1) Tøc H÷u NghÞ quan
ngµy nay.
(2) Tªn con s«ng ë huyÖn Kh©m, tØnh Qu¶ng §«ng, mét
nh¸nh ng¨n chia hai nưíc.Sø bé ViÖt Nam theo nh¸nh
nµy lªn phÝa b¾c Trung Quèc.
1152. Trên đường Lạng Sơn
Có khe, có núi, có rừng cây
Cho ai muốn sống ẩn nơi này.
Thanh thản sư ngồi bên khóm trúc.
Trẻ cưỡi lưng trâu, hát suốt ngày.
Soi gương tóc đã hai phần bạc.
Nhớ nhà, đêm ngủ thấy toàn mây.
Trong xóm ông già ngồi rỗi việc,
Chỉ vì không có sách trong tay.
1153. Đọc truyện về nàng
Tiểu Thanh 1)
Vườn cảnh Tây Hồ thành bãi hoang.
Một mình, tựa cửa đọc vài trang.
Bức vẽ có thần thêm thương tiếc.
Văn chương bạc mệnh, vạ đành mang.
Oan ức hỏi trời, không hỏi được.
Long đong ta cũng giống như nàng.
Ba trăm năm nữa ai còn thắp
Cho Tố Như này một nén nhang?
(1) TiÓu Thanh
(1594-1612), mét giai nh©n b¹c mÖnh, ®êi nhµ Minh, Trung Quèc.
1154. Buổi sớm, trên đường
núi Phượng Hoàng
Đi, lo đường trước mặt.
Trời chưa sáng, sương giăng.
Lần theo dấu chân hổ.
Cuối rừng đọng ánh trăng.
Tóc ngắn, khinh gió thổi.
Sức già, sợ giá băng.
Gặp lão tiều vui chuyện -
Bạn đâu cứ ngang bằng.
1155. Ngày thu chợt hứng
Đất khách, hôm nay chớm trở trời.
Mới thu mà đã rét tê người.
Nhớ quê, lòng gửi theo mây gió.
Thương nhà, buồn ngắm biển xa khơi.
Đêm qua bất chợt mùa thu đến.
Sáng dậy buồn thêm cảnh cuối đời.
Tự diễu mình già nên dọn vụng.
Sau thềm kín đặc lá vàng rơi.
1156. Tả cảnh
trong núi
Trùng điệp núi rừng, đá chất cao.
Dây leo chằng chịt tựa bờ rào.
Chắc người hái củi làm cây động,
Giật mình, con thú chạy nhanh sao.
Rẫy đốt, cỏ xanh chưa kịp mọc.
Đường mòn mây trắng phủ thanh tao.
Thần núi như ngăn phường thế tục,
Cố đem vách đá chặn đường vào.
1157. Tức cảnh ở
Mạc phủ
Thanh la inh ỏi tận bình minh.
Trước ngọn đèn con mình với mình.
Xa nước mấy tuần lòng đã héo.
Chỉ thấy người dưng suốt lộ trình.
Đường núi ngập bùn ngang bụng ngựa.
Trong rừng yêu quái đã thành tinh.
Qua đây, lữ khách buồn vô hạn.
Bao giờ mới đến được Yên Kinh.
1158. Trông miếu
Quan Âm
Ở nơi heo hút núi non này,
Miếu thờ Bồ Tát được ai xây?
Hang đá thành am ai khéo đục,
Tượng vàng đêm trước mới về đây.1)
Núi chiều tiếng vượn kêu da diết.
Sư nằm, mây lạnh chợt ngừng bay.
Đốt một nén hương xua nghiệp chướng.
Ngoái đầu nhìn lại thấy toàn mây.
(1) Tư¬ng truyÒn chïa Tư¬ng S¬n cã hßn ®¸ ë
Qu¶ng Ch©u bay ®Õn hãa thµnh PhËt.
1159. Tức cảnh
đi thuyền
Điệp trùng Tây Việt 1) lắm gian nguy.
Thẳng hướng chân trời thuyền cứ đi.
Chim bãi dạn người sà xuống cạnh.
Núi đá bên sông dáng lạ kỳ.
Như chiếc lá con, thuyền trôi nổi.
Thơ phú từ lâu chẳng hứng gì.
Mải ngắm Trung Hoa nhiều cảnh đẹp,
Tạm thời quên chuyện phải chia ly.
(1) TØnh Qu¶ng T©y,
Trung Quèc, ngµy nay.
1160. Đêm đậu
thuyền ở Sơn Đường
Trưa, giấc ngủ quá đà.
Mặt trời lặn xa xa.
Núi cao, trăng lên muộn.
Từ mui thuyền nhìn ra.
Gió mạnh, neo thuyền sớm.
Đã một năm trôi qua.
Đêm ghé thuyền sát núi.
Nghe vượn hót, nhớ nhà.
1161. Mưa chiều
ở Thương Ngô
Tầm Giang 1) mưa lớn, chậm
giờ đi.
Thành Ngô chiều xế, sóng rầm rì.
Nước dâng ngập trắng vùng Tam Sở. 2)
Mây kéo mờ che kín Cửu Nghi 3).
Thuyền con khó vượt miền Hoa Hạ,
4)
Tóc dài phân biệt gốc người Di. 5)
Còn lâu mới đến Tương Đàm huyện 6).
Uống rượu một mình, nhớ nhị phi. 7)
(1) Con sông chảy
qua Thương Ngô vào Quảng Đông.
(2) Ba miền nước
Sở.
(3) Tên một ngọn
núi ở địa phương.
(4) Tức Trung Hoa.
(5) Tiếng người
Trung Quốc chỉ những dân tộc ở phía đông. Người Việt để tóc dài, khác với người
Trung Quốc thời Mãn Thanh.
(6) Tên một huyện ở
Hồ Nam.
(7) Hai bà phi, là
Tức Nga và Nữ Anh, vợ vua Thuấn.
1162. Quê cũ
Dương Phi 1)
Bờ sông hoa nở, núi mây bay.
Nghe nói Dương Phi sinh đất này.
Các quan thành phỗng trơ từ đấy.
Muôn đời người đẹp bị oan lây.
Tây Giao 2) gò lớn, thành
san phẳng.
Nam Nội 3) bây giờ toàn
cỏ may.
Bạc mệnh, hoa rơi, tìm chẳng thấy.
Dưới thành gió thổi, khiến buồn thay.
(1) Tức Dương Quý
Phi, vợ vua Đường Minh Hoàng.
(2) Tên cánh đồng ở
phía tây Tràng An nơi Dương Quý Phi chết
(3) Tức cung Hưng
Khánh, phía Nam khu Đồng Nội, nơi Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi thường
vui chơi.
1163. Trong công
quán ở Quế Lâm
Ngoài vườn đom đóm lập lòe xanh.
Thềm vắng, sương đêm, gió mát lành.
Đêm lạnh như lưu hồn quỉ ám.
Ngoài màn muỗi đói cứ vây quanh.
Vơ vẩn buồn lo, xuân chẳng đến..
Sắp già, năm tháng vẫn trôi nhanh.
Mình chuyện với mình cho đến sáng.
Có tiếng thanh la phía cuối thành.
1164. Đề sau tập thơ Vi,
Lư 1)
Người thơ không được thấy.
Thấy thơ như thấy người,
Như kho báu dưới núi,
Như hạc bay trên trời.
Dễ hút nhau kim cải.
Việt Hồ 2) khó thân chơi.
Sau Tam Đường 3)
là hết,
Chẳng còn thơ trên đời.
(1) Vị tức Vi Ưng
Vật (735-830), nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Lưu Chiếu Lân (637-690) một trong
bốn nhà thơ kiệt xuất đầu đời Đường.
(2) Tức người Việt
và người Hồ. Tác giả ngời Việt, hai nhà thơ xa người Hồ, ý nói do khác xa
địa lý và thời đại nên khó gặp, chơi thân với nhau.
(3) Tức ba thời
Thịnh Đường, Trung Đường và Vãn Đường.
1165. Đêm đậu thuyền trên
sông Tương
Theo sông đi một mạch,
Suốt sáu mươi dặm đường.
Mây dăng, che Ngũ Lĩnh 1)
Trăng sáng khắp Tam Tương 2).
Bến xưa giờ đã khác.
Nhìn chẳng thấy quê hương.
Hạc đến, người không đến. 3)
Chiều, cây xanh lạ thường.
(1) Năm ngọn núi
trên đường xuống miền nam Trung Quốc.
(2) Ba dòng sông Tương:
Tiêu Tương, Chung Tương và Nguyên Tương.
(3) Đây ý nhắc đến
bài thơ "Hoàng Hạc Lâu".
1166.
Đến Tương Đàm 1),
viếng
Tam Lư đại phu 2)
Bài một
Hai nghìn năm chẵn vắng hiền lương.
Nơi này lan vẫn thoảng mùi hương.
Ba năm xa nước, buồn khôn xiết.
Sở Từ muôn thuở áng văn chương.
Rồng cá đang còn, người đã khuất.
Thêm mấy bông hoa mọc vệ đường.
Tìm mãi dấu xưa, buồn chẳng thấy.
Thu về, lá rụng vượt Nguyên Tương. 3)
(1) Tên một huyện ở
tỉnh Hồ Nam.
(2) Tức Khuất
Nguyên, từng giữ chức Tam Lư đại phu.
(3) Một trong ba
dòng sông Tương.
1168. Đến Tương
Đàm, viếng Tam Lư đại phu
Bài hai
Oan hồn người Sở, 1) giữa dòng sông,
Mịt mù mây khói, nước mênh mông.
Nếu đời không có điều oan nghiệt,
Đâu có Ly Tao 2) nối Quốc Phong 3).
Thiên hạ mấy ai thương mình tỉnh,
Bốn phương không chỗ gửi tấm lòng.
Không ít người nay ăn mặc lạ, 4)
Bắt chước mà rồi chẳng giống ông.
1) Chỉ Khuất
Nguyên, người đã gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
(2) Tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên
(3) Chỉ Kinh Thi.
(4) Trong Ly Tao,
Khuất Nguyên miêu tả mình ăn mặc lạ, đeo gươm dài, đội mũ cao, đeo vòng cỏ
thơm, tỏ ý mình trung thực khác người.
1169. Trông vời
đất Sở
Kinh Tương nghìn dặm đất danh đô.
Một nửa có sông, nửa có hồ.
Trời cho giàu mạnh nuôi chinh chiến.
Đất chừa khoảng khuyết cách Tam Ngô.
Bâng khuâng gió thổi, buồn quê cũ.
Nước trôi cuốn hết mọi mưu đồ.
Đâu đất Tôn đòi, Lưu chiếm giữ?1)
Chỉ thấy xanh rờn cỏ nhấp nhô.
(1) Tôn Sách, Lưu
Bị.
1170. Mộ Đỗ
Thiếu Lăng 1) ở
Lỗi Dương 2)
Bài một
Muôn thuở lưu danh, muôn thuở hay.
Trong lòng ngưỡng mộ đã lâu nay.
Tùng bách Lỗi Dương giờ chẳng thấy.
Cá quẫy, sông thu nỗi nhớ đầy.
Thương nhau chỉ biết thầm rơi lệ.
Lẽ nào ông khổ bởi thơ hay?
Chứng lắc đầu xưa giờ đã khỏi?
Dưới mộ đừng cho quỷ quấy rầy.
(1) Tức Đỗ Phủ.
(2) Vùng đất phía
Đông huyện Hành Dương tỉnh Hồ Nam.
1171. Mộ Đỗ
Thiếu Lăng ở Lỗi Dương
Bài hai
Khi đọc "nho quan đa ngộ thân", 1)
Càng thương Đỗ Phủ gấp trăm lần.
Văn giỏi, thơ hay vô tích sự,
Phải chết đất người, luôn đói ăn.
Dân đen rên khóc, nghe không nỡ.
Thương người nổi tiếng nhất thơ văn.
Buồn ngắm mây chiều trên đất Lỗi,
Để thuyền lướt nhẹ, sóng lăn tăn.
(1) "Mò ¸o nhµ nho lµm luþ th©n
m×nh".
1172. Đêm ở
Tương Âm 1)
Khắp nơi thu đã đến.
Trăng sáng nhòe mặt sông.
Nhớ người xưa giáng chức, 2)
Chợt bâng khuâng chạnh lòng.
Từ phía tây nước chảy.
Hồ Động Đình mênh mông.
Đêm vắng, đừng ngâm nữa,
Để yên loài giao long.
(1) Mét huyÖn ë tØnh
Hå Nam.
(2) ý nãi KhuÊt NguyÖt
bÞ gi¸ng chøc.
1173. Lên lầu
Nhạc Dương 1)
Từ lầu cao nhìn xuống.
Phong cảnh đẹp ngất ngây.
Mây trắng che Tam Sở.
Chín sông đổ về đây.
Chợt nhớ xưa ai đó,
Ba lần say lầu này. 2)
Nhìn về quê chẳng thấy.
Buồn vì vắng chim bay.
(1) Mét huyÖn ë Hå
Nam, Trung Quèc.
(2) Nh¾c chuyÖn L·
§ång T©n ®êi §ưêng.
1174. Lầu Hoàng
Hạc
Người tiên đâu đến, tự bao giờ,
Dấu còn để lại, tựa trong mơ.
Nhưng giống chàng Lư 1) mơ vụt tắt.
Hạc đi, lầu vắng, chỉ còn thơ. 2)
Cỏ cây ngày trước y như cũ.
Khói sóng ngoài hiên vẫn mịt mờ.
Không ai bày tỏ lòng xúc động.
Gió mát, trăng thanh cũng hững hờ.
(1) Tøc Lư Sinh ®êi §ưêng víi giÊc méng
kª vµng.
(2) Mưîn ý th¬ Th«i
HiÖu, t¸c gi¶ bµi "Hoµng h¹c l©u" næi tiÕng.
1175. Ngắm cảnh
chiều ở Hán Dương
Dấu cũ Bá Vương giờ đã mất.
Sông Hán ngày đêm vẫn cuộn dòng.
Hai núi hai bờ Rùa với Hạc.
Người đi để lại một lầu không.
Nhờ thơ, cây cỏ thành bất diệt.
Hoàng hôn quê cũ vấn vương lòng.
Chợt nhớ đêm nào ngồi thổi sáo.
Bạch tần, hồng liệu mọc đầy sông.
1176. Trên đường
Nhiếp Khẩu
Sương thu nhuốm đỏ cả rừng phong.
Tiếng chó nhà ai sủa phía đông.
Gà lợn mấy con, sào lúa nếp.
Một dãy nhà tranh cạnh mé đồng.
Đầu bạc, thân già còn lặn lội,
Ngày đêm tơ tưởng nhớ Lam Hồng.
Đi đã một năm, khi trở lại,
Liệu còn nhớ nổi lối về không?
1177. Sáng sớm,
từ Lý gia trại ra đi
Mặt trời còn sau núi.
Trời xanh trong, sáng dần.
Trên cây, chim còn ngủ.
Đường đã rộn tiếng chân.
Lại cảnh đời tất bật.
Người người lo kiếm ăn.
Chó ai sủa đầu xóm,
Chắc đấy có cao nhân.
1178. Qua sông
Hoài, cảm nhớ Văn thừa tướng 1)
Núi sông ngày trước vẫn y nguyên.
Lòng trung thừa tướng được lưu truyền.
Bao giờ trở lại miền Giang Hạ,
Sông Hoài 2) từ biệt, lòng
chưa yên.
Cái đau dồn nén, thơ nhòe máu.
Nỗi hờn trở lại hóa chim quyên.
Phong tục Bắc Nam giờ như một. 3)
Nhộn nhịp chiều hôm những bóng thuyền.
(1) Tøc V¨n Thiªn Tưêng (1236-1282),
anh hïng d©n téc vµ lµ nhµ th¬ yªu nưíc thêi Nam Tèng.
(2) Thuéc phÇn ®Êt hai
tØnh Giang T« vµ An Huy.
(3) ý nãi ®Êt nưíc kh«ng cßn bÞ
chia c¾t như thêi cuèi Tèng.
1179. Nắng gắt
trên đường Hà Nam
Hà Nam, tháng Tám tiết thu hanh,
Mà trời vẫn nóng bốn xung quanh.
Chói chang dưới nắng người lê bước.
Trên đường ngựa mệt, chẳng đi nhanh.
Hun hút đường dài, chim vắng bóng.
Mỏi mắt chờ trông ngọn gió lành.
Phu trạm quê đâu, không hỏi biết,
Nhưng nhìn đã thấy mệt như anh.
1180. Bảy mươi
hai ngôi mộ giả 1)
Hoang vu Thành Nghiệp gió đêm ngày.
Cỏ héo, hoa tàn, cảnh khác thay.
Uổng một đời người dùng trí lược,
Để bao ngờ vực mãi sau này.
Tiếng xấu có chôn, chôn chẳng nổi.
Xương tàn bị trộm, chẳng hề hay.
Khác miếu Cẩm Thành thờ Tiên chủ, 2)
Bách tùng xanh mãi đến ngày nay.
(1) Tào Tháo
(155-220) cho xây sẵn 72 ngôi mộ giả ở ngoài Nghiệp Thành, đề phòng khi chết có
kẻ đào mộ mình.
(2) Miếu Cẩm Thành
thờ Lưu Bị ở phía nam huyện Thành Đô, Cẩm Xuyên.
1181. Lăng cũ
của Lạn Tương Như 1)
Chỉ Lan Công tuy khỏe,
Không dùng sức, nhu mì.
Khôn khéo đòi được ngọc.
Hạ mình, tránh xe đi,
Bảo toàn cho nước Triệu,
Bia đá vẫn còn ghi.
Thẹn cho ai có sức,
Mà chẳng được ích gì.
(1) Người nước
Triệu, nổi tiếng mưu lược và khí khái, đã đòi lại được ngọc quý cho Huệ Văn
Vương, vua nước Triệu.
1182. Tức cảnh ở
Hàm Đan 1)
Khói chiều, bóng liễu phía xa xa.
Cảnh đẹp Hàm Đan sách ngợi ca.
Đây chỗ phường săn xưa vẫn tới.
Kia nghe tiếng nhạc núi Vân Hòa.
Núi Hồng chợt nhớ, thèm săn thú.
Buồn phải long đong lúc yếu già.
Nam Bắc sông Hoàng đều ngập lũ.
Có tin, đâu dễ nhắn về nhà.
(1) Kinh đô nước
Triệu thời Chiến Quốc.
1183. Cầu Dự
Nhượng
Nơi này Dự Nhượng 1) đâm Tương Tử.
Người sau vì thế đặt tên cầu.
Dự Nhượng chết rồi, không còn Triệu.
Cầu cũ, điêu tàn đám cỏ lau.
Tấm gương trung nghĩa muôn đời sáng.
Đạo trời lưu mãi đến muôn sau.
Kẻ ác qua đây thường mất vía.
Gió lạnh, trời đông xám một màu.
(1) Theo cổ sử, Dự
Nhượng đã núp dới cầu này để đâm Tương Tử, tức Triệu Võ Tuất, bị phát hiện,
tự tử chết một cách khí khái, được người đời sau ca tụng.
1184. Mộ Lưu
Linh
Cái gã Lưu Linh 1) chỉ biết say,
Còn mang theo cuốc - chết chôn ngay.
Sống coi vạn vật như nhau cả.
Chết còn lo xác sẽ sao đây.
Mộ đã nghìn năm đầy gai nhọn.
Đường đời muôn dặm bụi mù bay.
Thật lạ, nhìn đời, ta tỉnh táo,
Mà phải long đong, khổ thế này.
(1) Người đời Tấn
(210-270) nổi tiếng hay uống rượu, đi chơi đâu thường cho người mang theo
cuốc xẻng để uống rượu say, chết ở đâu, chôn ngay ở đấy.
1185. Nơi Vinh
Khải Kỳ 1) từng
mót lúa
Bản dịch một
Ba niềm vui cuộc sống,
Chỉ một mình ông hay.
Sống nghèo chẳng hề sợ,
Không lo chết sau này.
Giữa cánh đồng sát núi,
Mót lúa, hát suốt ngày.
Tiếng thơm lưu truyền mãi,
Cho đến tận ngày nay.
(1) Một ẩn sĩ thời
Xuân Thu. Sách Liệt Sử chép: Khổng Tử đi chơi thấy Vinh Khải Kỳ vừa mót lúa
ngoài đồng vừa hát vui vẻ, bèn hỏi: "Tiên sinh có điều gì mà vui
thế?" Kỳ đáp: "Tôi có ba điều vui lớn: vui được làm người quý hơn
loài vật, vui được làm đàn ông, quý hơn đàn bà, và vui được sống đến 90 tuổi,
không phải chết non!"
1186. Nơi Vinh Khải Kỳ mót lúa
Bản dịch hai
Chỉ một mình ông biết
Ba cái vui làm người.
Sống nghèo không lo nghĩ.
Chết già lòng thảnh thơi.
Bên Đông Sơn mót lúa
Vui, hát vang đất trời.
Chuyện xưa người vẫn nhớ.
Tiếng thơm lưu muôn đời.
1187. Mộ Liễu Hạ
Huệ 1)
Bên cầu Ngô Điếm, sát bờ sông,
Dẫu tích vẫn còn mộ Liễu Công.
Chỉ một chữ hòa, nên bậc thánh.
Bị oan ba bận vẫn cam lòng.
Đối mặt Ni Sơn 2) còn nước Lỗ.
Chỉ buồn Đạo Chích 3) có mà không.
Bia tàn, chữ mất, vùi trong cỏ.
Xe ngựa xin dừng, xuống viếng ông!
(1) Người nước Lỗ
thời Xuân Thu, làm sĩ sư ba lần bị truất nhưng không bỏ nước mà đi.
(2) Tên ngọn núi ở
nước Lỗ.
(3) Em Liễu Hạ Huệ,
tên Chích, một tên trộm cướp có tiếng nên gọi là Đạo Chích.
1188. Đêm ở Từ
Châu 1)
Tránh giặc, đi đường vòng.
Đêm giá lạnh vượt sông.
Phía Nam trăng rất lớn.
Phía Bắc núi núi chồng,
Ngoài thành đầy binh giáp,
Đầy tiếng nhạc bên trong.
Trên hàng dương trụi lá
Quạ kêu, nghe não lòng.
(1) Một vùng đất ở
Tây Bắc tỉnh Giang Tô.
1189. Mộ Chu
Lang 1)
Thiêu tan mấy chục vạn quân Tào,
Trượng phu chí lớn, bậc anh hào.
Mưu lược chỉ thua Gia Cát Lượng,
Tôn Quyền là bạn, lại đồng hao.
Nhà Ngô sụp đổ, cung hoang phế.
Mộ cổ anh hùng cỏ mọc cao.
Hai Kiều 2) chôn đâu, mồ
không thấy,
Nửa đài Đồng Tước 3) sập, buồn sao.
(1) Tức Chu Du, đô
đốc quân Đông Ngô, làm tướng lúc 24 tuổi, đại thắng Tào Tháo ở trận Xích Bích.
(2) Hai chị em
ruột: Đại Kiều là vợ Tôn Sách, Tiểu Kiều là vợ Chu Du.
(3) Đài do Tào tháo
xây bên sông Chương.
1190. Trên đường
Tổ Sơn 1)
Cỏ héo bên đường, chẳng thấy hoa.
Cát rơi lên áo khách đường xa.
Buồn bã trong rừng phong rụng lá.
Bốn bề núi dựng, vắng chim ca.
Gặp lúc Lưỡng Hà 2) luôn chiến sự,
Phải tránh, đi lâu, chạnh nhớ nhà.
Mái tóc bạc phơ, đường bụi đỏ.
Buồn sao leo núi giữa nắng tà.
(1) Vùng núi phía
bắc Hoàng Châu, tỉnh Triết Giang.
(2) Hai miÒn Nam, B¾c
s«ng Hoµng Hµ.
1191. Tượng Tần
Cối 1)
Cách Thiên 2), lầu ngọc phế
lâu nay,
Mà tượng gian thần vẫn đứng đây.
Thân chết suốt đời đầy nọc độc.
Sắt sống nghìn năm nhục thế này.
Vô ích đánh roi thằng đã chết.
Thương giùm ngục tối chết người ngay, 3)
Cùng bậc trung thần thành bất tử,
Tượng đồng cho hắn, oái oăm thay!
(1) Mét gian thÇn ®êi
Tèng Kh©m T«ng, ngưêi ®êi sau dùng tưîng
h¾n quú chÞu téi ë ch©n miÕu M¹c Phi, ®Ó ai ®i qua cã thÓ lÊy gËy ®¸nh hoÆc
kh¹c nhæ vµo mÆt h¾n.
(2) N¬i TÇn Cèi ë.
(3) ChØ Nh¹c Phi bÞ TÇn Cèi giÕt trong
ngôc.
1192. Trên đường
Tiềm Sơn
Vốn rất yêu Hồng Lĩnh,
Nhất là khi đi xa.
Nay ở vùng núi lạ,
Mà tưởng như ở nhà.
Trên cây, hạc làm tổ.
Vượn kêu, mây la đà.
Chắc có người trong núi,
Nhưng không hề biết ta.
1193. Trạm Tây
Hà
Phía tây, bên cầu đá,
Vẫn xóm nhỏ hôm nào.
Dọc đường lưa thưa trúc.
Tiếng người nói lao xao.
Câu đối xuân chờ tết.
Rơm để dành bên ao.
Người gặp nhau không nói,
Chỉ cười, thay lời chào.
1194. Ngẫu hứng
giữa đường
Rừng thông ven núi, cỏ lơ thơ.
Ngổn ngang mồ mả tự bao giờ.
Tự tại, tự mình, nào biết hết.
Hoa tàn, hoa nở cứ thờ ơ.
Uổng công tưới rượu ngày Phúc Lạp, 1)
Sang giàu cũng chỉ giống giấc mơ.
Trăm năm rốt cuộc đều thế cả.
Ngoái trông chỉ thấy đám mây mờ.
(1) Hai tiÕt lÔ vµo
mïa h¹ vµ mïa ®«ng. Vµo nh÷ng ngµy nµy ngưêi xưa lµm lÔ tÕ må m¶ tæ tiªn, thưêng rãt rưîu xuèng ®Êt ®Ó cÇu
thÇn phï hé.
1195. Trên đường Hoàng Mai 1)
Hết Ngô rồi đến Sở,
Núi núi dọc đường đi.
Những muốn xem cho hết.
Đầu bạc, biết làm gì?
Động Đình sóng xuân nổi.
Hành, Nhạc, núi xanh rì.
Phải đi ba tháng nữa,
Còn kịp ngắm tường vi.
(1) Tªn d·y nói ë
huyÖn Hµnh Dư¬ng, tØnh Hå Nam.
1196. Lên thuyền
ra đi
Đông Nam đường đi hết.
Thoắt đã một năm trời.
Giờ theo sông Giang Hán
Đến hồ Động Đình chơi.
Người có gầy hơn trước,
Sông vẫn như bao đời.
Nơi xưa ngâm Lầu Hạc, 1)
Mây trắng vẫn đầy trời.
(1) LÇu Hoµng H¹c.
NGUYỄN
HÀNH
Con Nguyễn Điều,
anh cùng cha khác mẹ với thi hào Nguyễn Du, sinh năm 1771, mất 1824, người làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Nghệ An. Ông là người học rộng, uyên thâm, có tài
văn thơ, được xếp vào hàng "An Nam ngũ tuyệt" (Năm văn nhân nổi tiếng
nhất đương thời, trong đó có hai chú cháu Nguyễn Du, Nguyễn Hành). Cuộc đời ông
đầy sóng gió, sống nghèo khổ cho đến lúc qua đời, để lại hai tập thơ mang nặng
nỗi niềm u uất khôn nguôi là "Minh quyên pha" và "Quan đông
hải”.
1197. Chọn câu
thơ "Nhất thân vị hư chủ" làm đầu đề
Thân như chiếc thuyền nhẹ
Trôi giữa sóng cuộc đời.
"Trung, tín" làm tay lái,
Giữ thuyền không chơi vơi.
1198. Ngày xuân,
vịnh đùa bức tường
nhà hàng xóm
phía nam
Phía Bắc tường, mình đói,
Phía Nam, hàng xóm no.
Không thấy gió xuân thổi,
Chắc vì tường cao to.
1199. Trăng
trung thu năm nay
Trăng thu năm nay đẹp,
Tỏa ánh sáng bao la.
Gió thổi, cây xao động,
Tưởng gió từ quê nhà.
1200. Năm mới
làm thơ đùa chơi
Lại thêm một năm mới,
Cảnh đẹp, lòng thảnh thơi.
Vì chủ nợ không tới,
Toàn khách quý đến chơi.
1201. Gặp bạn
Xa nhau vì số mệnh,
Nhưng vẫn nặng tình người.
Gặp nhau, cười im lặng,
Rồi mỗi người một nơi.
1202. Ngắm trăng
Giữa thị thành náo nhiệt,
Ngồi ngắm trăng, trong lòng
Tự nhiên thấy thanh thản,
Như ở giữa núi sông.
1203. Lời tự vấn
lương tâm trong đêm tĩnh mịch
Ba mươi năm trước tấm lòng này,
Tấm lòng không đổi đến hôm nay.
Hôm nay tóc bạc, càng không đổi,
An bần lạc đạo 1), tấm lòng ngay.
(1) Vui víi ®¹o nghÜa
mµ an t©m trong c¶nh nghÌo.
1204. Tặng vợ
Nghèo khổ, vô danh cũng tại chồng,
Nhưng chẳng trách đời quá bất công.
Cái nghĩa tao khang 1) mong giữ trọn
Tới ngày đầu bạc với răng long.
(1) Tao khang - b· rưîu vµ c¸m, thøc ¨n
cña ngưêi nghÌo, ý nãi
t×nh vî chång thuë hµn vi.
1205. Cầm cố
Vất vả đất người, luôn đói ăn,
Cầm cố đôi khi cả áo quần.
Thân này thật tiếc, không cầm được.
Mãi chẳng về quê, dẫu một lần.
1206. Mượn người
cái kính
Nối nghiệp cha ông, cày bằng mắt.
Tuổi tác, than ôi, khiến mắt mờ.
Bác cho mượn kính, như thêm sức
Để cày thêm nữa ruộng văn thơ.
1207. Thơ làm
lúc lên đường
Đất người lưu lạc, kiếp long đong.
Những muốn về quê, về chẳng xong.
Như chim phải đậu thành phương Bắc,
Dẫu muốn về Nam với núi Hồng.
1208. Thơ vịnh
gió nam
Xưa bên cửa sổ, ngủ say khì,
Thân này chẳng biết khổ chia ly.
Giờ nếm đủ điều, trăm cái khổ.
Chỉ còn ngọn gió bạn cố tri.
1209. Say sưa
cảnh thái bình
Thành đô giàu có, đẹp ban ngày,
Nhưng đêm đầy tiếng trẻ ăn mày.
Được bổ làm quan, vui phú quý,
Phải nghe và giúp những người này.
1210. Bệnh dịch
lại tái phát
Đầy trời khí lạnh, dẫu đang xuân.
Sao trời nỡ giáng họa cho dân.
Những muốn thân này đem thế mạng,
Để đỡ cho dân, dẫu một phần.
1211. Trung thu
Trăng thu tỏa sáng khắp La Thành.
Đời, sau đại dịch, lại tươi xanh.
Nay vui không phải vì trăng đẹp,
Mà vui cuộc sống của dân lành.
1212. Tự thuật
khi xem sách bói
Học xem bói tướng lắm gian nan,
Dẫu chơi khuây khỏa lúc an nhàn.
Ba chục năm trời vui bói toán,
Chưa lần nào bói để cầu quan.
1213. Miếu thờ
An Dương Vương
Lập miếu thờ vua, ấy
lẽ thường.
Kim Quy chuyện cũ,
chắc hoang đường.
Chí lớn của vua nay đã
toại.
Miếu cổ thờ
công bậc đế vương.
1214. Đêm ba mươi tết ở Bắc Thành
Năm ngoái ở Nam Sách,
Năm nay ở Bắc Thành.
Đói khổ, luôn phiêu bạt,
May mà vẫn nguyên lành.
Thơ viết buồn, u uất,
Uống rượu, nghĩ quẩn quanh.
Chốc nữa là năm mới,
Pháo nổ, nghe rất đanh.
1215. Thăm chùa Trấn Quốc
Xanh xanh chùa Trấn Quốc,
Giữa hồ như đang trôi.
Trâu vàng và thuyền bạc 1)
Đều đã bay lên trời.
Cảnh hồ không thay đổi.
Khách tự nhiên bồi hồi.
Chợt nghe chuông chùa điểm,
Ngâm bài "Về đi thôi!" 2)
(1) Theo truyền
thuyết, Không Lộ có tài thu hết đồng đen Phương Bắc, đúc thành chuông lớn.Vì
đồng đen là mẹ của vàng nên nghe tiếng chuông, trâu vàng từ Trung Quốc chạy
sang tìm mẹ đến vùng đất Tây Hồ hiện nay, nó quần dẫm mãi, đất lở thành hồ.
(2) Đào Tiên đời
Tấn có từ văn nổi tiếng "Qui khí lai tư" (Về đi thôi!).
1216. Cái thú
ngâm thơ
Đói, không thèm để ý,
Cứ ngâm thơ dài dài.
Bao cái buồn lo khác,
Gạt khỏi đầu, khỏi tai.
Ngâm, không cần kén chữ,
Chẳng lo đúng hay sai.
Thơ quả là thần dược.
Người đời nói không sai.
1217. Khúc ngâm về sự lên đường
Đường - người đi mà có.
Cứ đi, đừng nản lòng.
Đạo và đời cũng vậy,
Càng học càng thấy thông.
Phu Tử không cầu lợi.
Nhan Hồi nhà trống không.
Nhờ dạn dày cảnh ngộ,
Mà thành "Tín thiên ông".
1218. Khúc ngâm về sự ra đi và quay lại
Đi - nhưng đi đâu được?
Quay về - đâu dễ về.
Người sống ở thành thị,
Lòng vương vấn đồng quê.
Lo quanh năm suốt tháng.
Con nợ rình bốn bề.
Thân yếu gầy, rất nhẹ,
Trách nhiệm quá nặng nề.
1219. Lời của vàng
Hòm vàng đêm thanh vắng
Bỗng nói với chủ nhà:
Vào đây nhờ bất nghĩa,
Vì bất nghĩa lại ra.
Nay người ta cúng nộp,
Mai cúng nộp người ta.
Còn vàng thì vẫn thế,
Luôn đổi chủ, thay gia.
1220. Dịch lớn
Như một bầy giặc dữ,
Dịch lớn đang hoành hành.
Từ đất Tiêm, đất Lạp, 1)
Nay lan tới Long Thành. 2)
Mắt nhìn dân chúng chết,
Lòng oán giận trời xanh.
Hận không tìm được thuốc,
Để hiến các công khanh. 3)
(1) Tøc Th¸i Lan vµ
C¨mpuchia
(2) Tªn cò cña Hµ Néi.
(3) Quan lín trong
triÒu, ®Ó hä ph©n ph¸t cho d©n chóng.
1221. Về văn chương
Văn chương là thần khí,
Được ban cho muôn dân,
Là tâm tư, tình cảm,
Huyền diệu như có thần.
Dài như sông Giang, Hán,
Khó lường như phong vân.
Nối thời gian - là Đạo.
Lo việc đời - là Văn.
1222. Năm mới, trong cảnh tha hương
Bốn chín năm qua sống phí hoài.
Sống buồn, no đói với cơm khoai.
Từ Tết đến nay thường đứt bữa.
Già trẻ luân phiên chiếc áo dài.
Nợ đời chưa trả, thành lo nghĩ.
Nặng tình đạo nghĩa với ngày mai.
Rất muốn thăm quê mà chẳng được,
Đành hướng về Nam, nén thở dài.
1223. Bài thơ về trăng sáng
Trăng rất sáng đêm nay.
Trăng từ đâu đến đây.
Xưa ở quê nhiều bận
Ta đã ngắm trăng này.
Đêm nay, giữa trăng sáng,
Quê hương xa nghìn mây.
Trăng khi tròn khi khuyết,
Lòng ta luôn vẫn đầy.
1224. Khúc ngâm về nhà hàng xóm phía đông
Nhà mình túng bấn, khổ trăm điều.
Hàng xóm nhiều tiền, nhưng lại keo.
Có tiền không tiêu thì thật ngốc.
Nhưng tiền không có, lấy gì tiêu?
Thường thế, thằng ngu giàu nứt vách.
Ở đời, kẻ sĩ đói, treo niêu.
Đừng quên Lý Bạch xưa từng dạy:
"Tiền tiêu bao nhiêu, có bấy nhiêu".
1225. Chọn câu thơ "Hoa không
phân biệt đất nghèo giàu" làm đầu
đề
Hoa không phân biệt đất nghèo giàu,
Đến kỳ cứ nở, khác gì đâu.
Dù cạnh lều tranh hay phủ chúa,
Hoa nở hồn nhiên đủ sắc màu.
Hoa tỏa hương thơm theo gió nhẹ,
Dỡn cùng trăng sáng suốt đêm thâu.
Xưa nay tạo hóa không thiên vị,
Lộc trời phân phát thật đều nhau.
1226. Khúc ca về
đàn cầm
Nhân trung thu chợt hứng,
Ngồi một mình gảy đàn.
Tiếng âm vang trong gió,
Tê tái tận tâm can.
Bao la như biển rộng,
Vòi vòi như núi ngàn.
Đâu dám mong tri kỷ,
Chỉ giải sầu lúc nhàn.
1227. Cái vui
Không đốn củi, đánh cá,
Nhưng yêu núi và sông.
Đâu chẳng có sông núi.
Nhân, trí 1) tự trong lòng.
Khí hạo nhiên 2) chưa hết.
Vui thú với ruộng đồng.
Lúc nhàn nằm đọc sách.
Biết làm gì, nếu không?
(1) S¸ch "LuËn
Ng÷" cã c©u: "BËc trÝ gi¶ th× vui víi nưíc, bËc nh©n gi¶ th× vui víi
nói".
(2) S¸ch "M¹nh
Tö": "Ng· thiªn dưìng ng« h¹o nhiªn chÝ khÝ", nghÜa lµ: ta khÐo nu«i
dưìng c¸i khÝ lín lao
trong trêi ®Êt cña ta.
1228. Trăng soi hồ nước
Ánh trăng đẫm hơi nước.
Nước dưới trăng, sáng lòa.
Trăng trên và trăng dưới,
Cùng hồ nước thành ba.
Hồ sâu, không thấy đáy.
Trăng cao, trời bao la.
Trước thiên nhiên huyền ảo,
Lâng lâng lệ muốn nhòa.
1229. Cảnh hồ
mùa thu
Hồ nước trong và sâu.
Cảnh bốn mùa giống nhau.
Tĩnh thì có trăng sáng,
Động - sóng đùa trêu nhau.
Tiếng chim kêu gọi bạn.
Nước róc rách gợi sầu.
Hồ nên thơ, thật đẹp,
Chỉ thiếu chiếc cần câu.
1230. Hồ Tây
Xanh xanh một vệt nước Hồ Tây.
Mờ ảo lung linh nắng cuối ngày.
Trăng sáng, mặt hồ như dát ngọc.
Gió thổi nghiêng nghiêng khóm lá dày.
Lờ mờ cổ thụ che cung điện.
Khe khẽ chùa bên vọng tiếng chày.
Xưa nay lúc rỗi thường câu cá.
Nay mong câu cá mãi hồ này.
1231. Đầm xưa
Chẳng biết từ đâu đến,
Chẳng biết chảy về đâu,
Đầm nước này tồn tại,
Qua bao đời vương hầu.
Bao lâu đài, cung điện,
Với cờ xí đủ màu,
Than ôi, giờ chẳng thấy,
Chỉ thấy nước đục ngầu.
1232. Tiếng
chuông sớm ở quán Huyền Thiên
Chợt nghe chuông sớm phía thành đông.
Tiếng chuông gọi khách tỉnh giấc nồng.
Tự đến, tự đi không báo trước,
Để lại bâng khuâng một nỗi lòng.
Vốn tính tự nhiên, không phải "định", 1)
Đạo thiền sẵn có, có hơn không.
Tiếng thủy triều reo bên cửa sổ.
Xa nhà, chuông sớm, nhớ mênh mông.
(1) Tøc thiÒn ®Þnh,
kh¶ n¨ng tù tËp trung ®Ó tíi gi¸c ngé ch©n lý.
1233. Xem đua
thuyền
Đua thuyền nghe nói đã lâu nay,
Giờ mới được xem ở xứ này.
Không gió mà sông luôn cuộn sóng.
Mái chèo lên xuống cánh chim bay.
Có thua, có thắng, thi là vậy.
Nếu chót về sau, chớ cãi chày.
Đua xong ai lại về nhà nấy,
Để lại dòng sông với khói mây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét