NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(1491 - 1585)
Vào thế kỷ mười sáu,
Tức thời Nam - Bắc Triều,
Thời phân tranh Lê - Mạc,
Hiền sĩ cũng có nhiều.
Nhưng nổi bật hơn cả
Là Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một đại phu nhân nghĩa,
Uyên bác và thanh liêm.
Một nhà văn hóa lớn,
Một tiên tri như thần.
Một quân sư lỗi lạc
Và một nhà nhân văn.
Ông, tên húy - Văn Đạt.
Tự -
Hanh Phủ, hiệu là
Bạch Vân Am Cư Sĩ,
Lấy thiên nhiên làm nhà.
Ông sinh năm Tân Hợi,
Dưới triều Lê Thánh Tông,
Thời kỳ thịnh trị nhất
Nhà Lê Sơ; quê ông
Làng Trung Am, Vĩnh Hải,
Hải Dương, phủ Hạ Hồng.
Nay thuộc xã Lý Học,
Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Từ nhỏ được giáo dục
Trong gia đình Nho Gia.
Ông học hành tấn tới,
Hứa hẹn sẽ tiến xa.
Thời ấy ở Thanh Hóa
Bảng nhãn Lương Đắc Bằng
Nổi tiếng một thầy giỏi.
Nghe nói không ai bằng.
Trước ông là quan lớn,
Thượng thư dưới Triều Lê.
Nhưng chán việc chính sự,
Ông cáo quan về quê.
Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn nhỏ,
Đã tìm đến học ông.
Được thầy dạy, nhanh chóng
Thành uyên bác, tinh thông.
Ông còn được thầy tặng
Cuốn Thái Ất Thần Kinh.
Nhờ thế mà sau đó
Giỏi sấm ký, chiêm tinh.
Vào năm bốn lăm tuổi,
Ông thi đậu Trạng nguyên.
Làm quan dưới Triều Mạc,
Phong tước Hầu Trình Tuyền.
Một thời thời gian sau đó
Thăng thành Trình Quốc Công.
Trong dân gian từ đấy
Trạng Trình thành tên ông.
Quốc Công là tước hiệu,
Vào thời Nam Bắc Triều,
Cao quý và rất hiếm.
Người được phong không nhiều.
Mà ông, không là tướng,
Không khai quốc công thần,
Được tước ấy đơn giản
Là vì cái lòng nhân.
Gốc gác nhà cao quý,
Ông không màng làm quan.
Luôn chủ xướng nhân nghĩa
Và quốc thái dân an.
Về hiểu biết, trí tuệ,
Ông hơn hẳn mọi người.
Tầm nhìn vượt thời đại,
Hiểu quy luật đất trời.
Nhờ được ông cố vấn,
Các vua Nam Bắc Triều
Có nhiều quyết sách đúng,
Được dân chúng tin yêu.
Từ năm năm ba tuổi,
Đến lúc hưu, bảy ba,
Ông được hưởng đặc cách
Là làm quan tại gia.
Khi triều đình có sự,
Thì cho mời ông vào
Hoặc đưa xe đến rước.
Đích thân vua đón chào.
Trong những năm ở ẩn,
Ông dựng am Bạch Vân
Và lập nơi đàm đạo,
Gọi là quán Trung Tân.
Ông bỏ tiền xây dựng
Chiếc cầu lớn Nghinh Phong
Để dân chúng qua lại
Và để học trò ông
Dễ dàng đến theo học.
Trong số họ, về sau
Rất nhiều người thành đạt,
Được phong tước công, hầu.
Vào cuối năm Ất Dậu,
Tức Một Năm Tám Năm
Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế
Ở tuổi chín mươi lăm.
Đó là tuổi rất hiếm
Năm trăm năm trước đây.
Chỉ người đại hồng phúc
Mới sống đến tuổi này.
*
Bạch Vân Am Thi Tập
Là tập thơ khá dài.
Ông viết bằng chữ Hán.
Xấp xỉ một nghìn bài.
Cuốn Quốc Ngữ Thi Tập
Là tập thơ chữ Nôm.
Làm theo thể Đường Luật,
Có xen thơ Ngũ Ngôn.
Ngoài ra ông còn viết
Cuốn Sấm Ký Trạng Trình.
Nhiều lời nghiệm rất đúng.
Thế mới thật tài tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét