TÓM TẮT NỘI DUNG MỘT SỐ T ÁC PHẨM NỔI TIẾNG
TỨ THƯ
Tứ Thư (四書 Sì shū) là bốn tác phẩm kinh
điển của Nho học
Trung Hoa, được Chu Hy
thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:
1. Đại Học (大學
Dà Xué)
2. Trung Dung
(中庸 Zhōng Yóng)
3. Luận Ngữ
(論語 Lùn Yǔ)
4. Mạnh Tử (孟子
Mèng Zǐ)
Thông
thường người ta hay nói là: Tứ Thư
Ngũ Kinh.
Tứ
Thư và Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo.
Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.
Sự
học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt
là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự
vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con
người nơi trần thế.
Tóm tắt
nội dung
Đại Học
Đại học là một trong những kinh điển trọng yếu
của nho gia. Xưa, người đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và được học sách
này. Hai chữ "đại học" được nhà nho giải thích là "đại nhân chi
học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở
thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của
bộ sách. Đại học vốn chỉ là một thiên trong sách Lễ ký (Kinh Lễ
sau này), được Tăng Sâm - một học trò hạng trung của Khổng Tử chế hóa thành.
Tuy nhiên, nó chỉ thuộc bộ Tứ thư vào thời Tống, với sự xuất hiện cuốn Tứ
thư tập chú của Chu Hi. Tổng thể,
sách Đại học gồm 2 phần:
- Phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử.
- Phần sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên.
Đại học đưa ra ba cương lĩnh (gọi là tam cương lĩnh), bao gồm: Minh minh đức (làm sáng cái đức sáng
của chính mình), Tân dân (làm
mới cho dân, ngụ ý sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải
cách, bỏ xấu theo tốt) và
Chỉ ư chí thiện (an trụ ở nơi
chí thiện). Ba cương lĩnh này được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ (gọi là bát điều mục), bao gồm: cách vật
(tiếp cận và nhận thức sự vật), trí tri (đạt tri thức về sự vật), thành ý (làm
cho ý của mình thành thực), chính tâm (làm cho tâm của mình được trung chính),
tu thân (tu sửa thân mình), tề gia (xếp đặt mọi việc cho gia đình hài hòa), trị
quốc (khiến cho nước được an trị), bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ được yên
bình).
Minh
minh đức ứng với cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm và tu thân trong bát
điều mục. Tân dân ứng với tề gia và trị quốc. Chỉ ư chí thiện tương ứng với
bình thiên hạ. Bắt đầu từ chỗ làm sáng cái đức vốn sáng, vì có gốc gác tiên
thiên của bản thân mình, lấy đó làm khởi điểm cho sự tu đức. Kết quả cuối cùng
của quá trình này là làm cho tòan
bộ thiên hạ được an trị, đó là cứu cánh của nó. Sự tu đức, được coi là phổ dụng
cho tất cả mọ người. Đó
là cái gọi là: "Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi
bản" (Nghĩa là: "từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự
sửa mình làm gốc"). Sách Đại học dạy người ta cách tu thân và
cai trị thiên hạ theo chủ trương "vi chính dĩ đức" của nho gia.
Trung Dung
Sách
Trung Dung
do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ. Tử Tư là
học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của
Tăng Tử.
Trong
sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung
dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung
hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách Trung
Dung chia làm hai phần:
- Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; mức ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.
- Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung.
Cả
hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ,
sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ
và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.
Luận Ngữ
Luận
Ngữ là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói
của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà
đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.
Đọc
sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất
là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học
trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi
người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách.
Trình Y Xuyên, một nhà Nho
đời Tống nói:
Có người đọc xong Luận
Ngữ mà không thấy gì cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có
người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết.
Bởi
vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ
càng phát hiện được nhiều điều hay.
Trình
Y Xuyên lại nói:
Ai đọc xong Luận Ngữ mà
vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách
Luận Ngữ vậy.
Tóm
lại sách Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ
của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
Mạnh Tử
Sách
Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử
và các môn đệ của ông như: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương v.v. ghi
chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và
các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như:
học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu.
Sách
Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học.
- Tâm học: Từ thời Mạnh tử, ông cảm
nhận được một đấng vô hình nên hay nhắc đến Trời. Mạnh Tử cho rằng mỗi
người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện
đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành
người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Như vậy,
tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi
cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh.
Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. Mạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời.
Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quý.- Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.
Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.
Tóm
lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là
đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
Trình Y Xuyên nói:
Kẻ đi học nên lấy hai
quyển sách: Luận Ngữ và Mạnh Tử làm cốt. Đã học được hai bộ sách này rồi thì
không cần học Ngũ Kinh cũng rõ thông được cái đạo của Thánh hiền.
Tổng kết
Bộ
sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao
sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị Tần Thủy Hoàng đốt, lần thì bị tiêu tan trong
các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn
"tam sao thất bản". Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh
Nho tu chỉnh.
Đầu
tiên là hai anh em họ Trình: Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di
(1033-1107) hiệu là Y Xuyên,
nghiên cứu, soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh. Sau đó Chu Hy
(1130-1200) hiệu là Hối Am, bổ
cứu và sắp đặt thành chương cú cho có thứ tự phân minh.
Ngày
nay, có những bản sách Tứ Thư và Ngũ Kinh là do công lao của hai anh em Trình
Hạo, Trình Di và của Chu Hy thời nhà Tống.
NGŨ KINH
1. Kinh Thi
(詩經 Shī Jīng): sưu tập
các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng
Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh
và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai
"học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử
nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận
ngữ).
2. Kinh Thư
(書經 Shū Jīng): ghi lại
các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san
định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn
chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
3. Kinh Lễ
(禮記 Lǐ Jì): ghi chép
các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy
trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi
đứng ở đời" (sách Luận Ngữ).
4. Kinh Dịch
(易經 Yì Jīng): nói về
các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn
Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ.
Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào
từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ
và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
5. Kinh Xuân
Thu (春秋
Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ,
quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục
đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm
lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: "Thiên hạ biết đến ta bởi
kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn
kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc
xảy ra.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về
sau bị Tần Thủy
Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ
gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.
BINH PHÁP TÔN TỬ
Ngoài ra, Tôn Tử binh pháp cũng được áp dụng trong giới kinh doanh và chiến lược.
Lịch sử
- Cuốn "Tôn Tử binh pháp" do Tôn Vũ dâng lên Ngô vương Hạp Lư là cuốn binh pháp hoàn chỉnh, được viết vào năm 512 trước Công nguyên. Theo Sử ký và theo luận bàn về Tôn Tử của Tào Tháo, đều có ghi chép rõ ràng về 13 chương sách của Tôn Vũ. Từ đời nhà Đường, nhà Tống về sau, xuất hiện khá nhiều thuyết lầm lạc đối với cuốn Tôn Tử binh pháp. Bởi vì từ sau đời nhà Tuỳ cuốn binh pháp này đã bị thất truyền. Ở đời nhà Thanh người ta hiểu Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp là cùng một cuốn sách, Tôn Vũ và Tôn Tẫn cũng là một người, thậm chí còn cho rằng chỉ có Tôn Tẫn mà không có Tôn Vũ.
- Năm 1957 khi Quách Hóa Nhược viết về Binh pháp Tôn Tử, dẫn lời Đỗ Mục cho rằng: Binh pháp Tôn Tử có 82 bài và 9 quyển hình vẽ cộng với cuốn "Ngô Việt Xuân Thu" ghi chép các câu hỏi và trả lời của Tôn Vũ với vua Ngô. Truyền đến đời Tam Quốc, được Tào Tháo chọn lựa, gọt sửa, biên tập và chú thích, bỏ chỗ thừa, chép những phần tinh tuý và xếp thành 13 thiên, tức là cuốn "Tôn Tử" lưu truyền đến ngày nay. Và khẳng định Tào Tháo đã giữ lại những nội dung chủ yếu của "Tôn Tử", đó là một cống hiến không thể lu mờ được.
- Tháng 4 năm 1972, hai cuốn sách Tôn Tử binh pháp (Tôn Vũ) và Tôn Tẫn binh pháp đồng thời tìm thấy trong một ngôi mộ cổ từ thời nhà Hán ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tháng 7 năm 1978, cuốn Tôn Tử binh pháp cũng được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Thanh Hải Trung Quốc, những ngộ nhận kéo dài về cuốn Tôn Tử binh pháp bấy giờ mới được làm rõ.
- Kể từ bài viết của Tào Tháo đã có đến vài trăm người tham gia. Kể từ thế kỷ 7, Binh pháp Tôn Tử đã vào Nhật Bản do sứ thần đưa về, không lâu truyền đến Triều Tiên, đến thế kỷ 18 truyền vào châu Âu qua các quốc gia Pháp, Anh, Đức mà lan khắp toàn thế giới.
Tóm lược
nội dung
Tôn
tử binh pháp gồm 18 thiên hay chương, nhưng hiện tại chỉ tìm thấy 13 thiên gồm:
- Thiên thứ nhất: Kế sách (始計,始计)
- Thiên thứ hai: Tác chiến (作戰,作战)
- Thiên thứ ba: Mưu công (謀攻,谋攻)
- Thiên thứ tư: Quân hình (軍形,军形)
- Thiên thứ năm: Binh Thế (兵勢,兵势)
- Thiên thứ sáu: Hư thực (虛實,虚实)
- Thiên thứ bảy: Quân tranh (軍爭,军争)
- Thiên thứ tám: Cửu biến (九變,九变)
- Thiên thứ chín: Hành quân (行軍,行军)
- Thiên thứ mười: Địa hình (地形)
- Thiên thứ mười một: Cửu địa (九地)
- Thiên thứ mười hai: Hỏa công (火攻)
- Thiên thứ mười ba: Dùng gián điệp (用間,用间)
Tầm ảnh
hưởng
Theo
nhận định của viên Sĩ quan Thomas Raphael Phillips, không những là binh thư cổ
nhất mà Binh pháp Tôn Tử còn là binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong
lịch sử nhân loại. Từ giữa thế kỷ 20, các chuyên gia quân sự phương Tây đã
thường xuyên vận dụng tư tưởng Tôn Tử
để nghiên cứu các vấn đề quân sự. Trong nhiều tác phẩm nổi tiếng về quân sự, từ
Chiến lược luận (Strategy) của Sir Basil Henry
Liddell Hart, Đại chiến lược (The Great Strategy) của John M. Collins, cho đến Chỉ
huy tác chiến (Game Plan: A Geostrategic Framework For the Conduct of the
U.S-Soviet Contest) của Zbigniew
Kazimierz Brzezinski, đều có thể nhận ra ảnh hưởng của tư tưởng Tôn Tử.
Nhiều quan điểm trong Binh pháp Tôn Tử, như chiến lược thắng lợi trọn
vẹn là không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch, quan điểm thận trọng
đối với chiến tranh (thận chiến) và hạn chế chiến tranh, quan điểm đánh bằng
thủ đoạn ngoại giao (phạt giao) chú trọng liên minh chiến lược, càng chứng tỏ
giá trị quý báu trong xu thế hoà bình và phát triển hiện nay. Ngoài ra,
Tôn Tử còn dạy bài học rằng luôn phải chiếm đóng chỗ hiểm yếu, dễ làm chủ địa
hình:
Binh pháp Tôn Tử được du nhập vào Nhật Bản
ngay từ thế kỷ 6, nhưng chưa phải là trọn bộ. Năm 525, Thiên hoàng Keitai đã nói với vị chỉ huy quân
đội - Thân vương Arakabi rằng tính mạng của dân chúng và sự tồn tại của Nhà nước
lệ thuộc vào một thống soái vĩ đại, đây hẳn là rút ra từ cuốn Tôn Tử. Người có
công lớn nhất trong việc đưa Binh pháp Tôn Tử đến Nhật Bản
chính là học giả người Nhật Kibi Makibi (Cát Bi Chân
Bi, 693-775). Vào năm 716,
khi ông được phái đến Trung Quốc để học tập thể chế nhà Đường. Sau 19 năm học tập các loại kinh, sử, học thuyết Trung Hoa, ông
đã mang theo rất nhiều sách kinh điển của Trung Quốc
về Nhật Bản, trong đó có cả Binh pháp Tôn Tử. Tương
truyền, ông dùng Binh pháp Tôn Tử để đào luyện binh sĩ trước năm 760.. Sau khi vào Nhật Bản
cuốn sách đã tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn, và trở thành lý thuyết chỉ đạo
quân sự chủ yếu của Nhật Bản.
Trong đó nổi tiếng nhất là học giả Oe no Masafusa (Đại Giang
Khuông Phòng). Cuốn Đấu chiến kinh do ông biên soạn được coi là trước
tác lý luận quân sự đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Tác phẩm này chịu ảnh hưởng
sâu sắc của Binh pháp Tôn Tử, là một "kiệt tác bất hủ" dung
hoà binh pháp Trung Quốc cổ đại với nền
quân sự Nhật Bản.
Tại
phương Tây Binh pháp Tôn Tử được du nhập đến Pháp
đầu tiên. Vào năm 1772,
cha đạo Joseph Marie Amiot đã phiên dịch và xuất bản cuốn sách tại Paris với tên gọi Nghệ
thuật quân sự Trung Quốc, trong đó có "13 chương binh pháp Tôn
Tử", đã gây được tiếng vang lớn.
Bản
dịch tiếng Anh
đầu tiên của Binh pháp Tôn Tử được xuất bản vào năm 1904. Tại phương Tây, Anh
là nước nghiên cứu nhiều nhất về Binh pháp Tôn Tử. Trong số các bản dịch
ngoại văn của cuốn sách này, những bản dịch tiếng Anh, do Anh xuất bản cũng có
tầm ảnh hưởng rộng nhất.
Năm
1910, Binh pháp
Tôn Tử được Bruno Nnavvrra dịch sang tiếng Đức và xuất bản tại Berlin
với nhan đề Tác phẩm bàn về chiến tranh của các binh gia cổ điển Trung Quốc.
Một chuyên
gia lý luận quân sự nổi tiếng của Đức là Carl von Clausewitz cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Binh pháp Tôn Tử, điều này thể hiện rất rõ trong tác phẩm Bàn về chiến tranh (Von Kriege) của ông.
Việc
nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử tại Hoa Kỳ
diễn ra khá muộn, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt mới
bắt đầu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khiến cho hình thức và
quy luật tác chiến truyền thống đã có sự thay đổi to lớn. Hệ thống lý luận quân
sự truyền thống của châu Âu trở nên lỗi thời, thế nhưng Binh pháp Tôn Tử
với nội hàm triết lý quân sự uyên thâm, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia
chiến lược phương tây, giúp họ tìm ra đáp án để giải quyết các vấn đề thực tế.
Sở trưởng sở nghiên cứu chiến lược thuộc đại học quốc phòng Hoa Kỳ
là John Collins trong tác
phẩm Đại chiến lược: nguyên tắc và thực tiễn (Grand Strategy Principles
and Practices) xuất bản năm 1973
đã viết như sau: Tôn Tử là một nhân vật vĩ đại đã tạo lập nên hệ tư tưởng
chiến lược đầu tiên của thời cổ đại... Cho đến tận ngày nay, vẫn không ai có
được trình độ nhận thức sâu sắc đến thế về các mối quan hệ tương tác, các vấn
đề cần nghiên cứu và những nhân tố ràng buộc đối với chiến lược. Phần lớn các
quan điểm của ông vẫn giữ trọn vẹn giá trị trong thời đại ngày nay.
ĐẠO ĐỨC KINH
Đạo Đức Kinh
(tiếng Trung: 道德經 là
quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm
600 TCN. Theo truyền thuyết
thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại "nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì
tôi để lại một bộ sách", Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ "Đạo
Đức Kinh" dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn
được gọi là sách Lão Tử.
Đạo
Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán,
chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.
- Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh.
- Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.
Các bản
dịch và phổ biến
Có
hai bản dịch ra tiếng Việt phổ biến bởi Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần. Ngoài ra còn có một bản dịch
song ngữ Anh-Việt của dịch giả Vũ Thế Ngọc, căn cứ trên cổ bản Mã Vương Đôi với
câu mở đầu: "Đạo khả đạo dã phi hẳng đạo dã, danh khả danh dã phi hằng
danh dã".
Luân lý
trong Đạo Đức kinh
Câu
mở đầu của Đạo đức kinh là Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi
thường danh, do vậy theo ông, Đạo là không thể nào định nghĩa được.
Vô vi
Khái
niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm
là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không
làm, như thế có đặng không. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển
nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm
lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi nhi vô bất vi (chương 48), vô vi là
hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải
ăn, khát thì phải uống.
Nhân ái
Ông
khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ
mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc
tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái mình
có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn,
nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc
nào cũng nhàn cả.
Đạo Đức
kinh và Đạo giáo
Đạo
đức kinh ngày nay đã trở thành quyển sách chính đạo của các Tôn giáo
theo Tiên giáo như kiểu Kinh Thánh.
Ở Việt Nam
nổi bật lên là đạo Cao Đài lấy Đạo đức kinh làm giáo trình chính để đi theo, họ
coi đây là một quyển sách về Dịch (như Kinh Dịch)
nhưng không có quẻ.
Đạo
đức kinh trong đạo giáo được coi như là cách thức để tu luyện nhằm tiến tới
trạng thái trường sinh bất lão là mục đích chính, chứ
không nhằm mục dích dùng đạo để phát huy đức.
Nhận xét
Lời
lẽ trong Đạo Đức Kinh rất khúc chiết, ý nghĩa rất uyên thâm, luận về hai chữ
"Đạo Đức", nói về cơ tạo hóa, định vị trời đất, hóa sinh
vạn vật, và những phương pháp huyền bí dạy về tu luyện để đắc thành bậc Thiên
Tiên.
Đây
là quyển kinh căn bản của Tiên giáo do Lão Tử (còn được gọi là Thái Thượng Lão
Quân) viết ra và người đời sau suy tôn ông là giáo chủ Tiên giáo.
Quan
niệm về vũ trụ và nhân sinh của Lão Tử căn cứ trên hai chữ Đạo và Đức, nên ông
theo đó mà lập thành giáo lý. Nhiều người cho rằng giáo huấn của Lão Tử thật kỳ
lạ, vì ông khuyên người ta rèn luyện trí tuệ đạt tới mức tưởng như ngu độn, đời
sống không nên tranh giành, xử thế nên đơn giản, tính tình nên giản phác.
KINH DỊCH
Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經,
bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính
Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa
khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của
Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học
của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng
triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay
đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần
lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các
nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á
Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất
nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...
KINH THI
Trong thời Chiến Quốc, Kinh Thi được coi là "sách giáo khoa" toàn xã hội, luôn được các học giả truyền tụng, học tập với phương châm "Không học Thi thì không biết nói" (bất học Thi, vi dĩ ngôn - Khổng Tử). Trong sự kiện đốt sách của nhà Tần, Kinh Thi bị mất mát rất nhiều, sau đó mới được sưu tầm và khôi phục qua công sức của nhiều học giả từ đời Hán trở đi. Trong số đó, bản Kinh Thi do hai thầy trò Mao Hanh, Mao Trường biên soạn là bản thông dụng nhất cho đến ngày nay. Cũng trong thời Hán, Kinh Thi trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo[1] và luôn được nhiều thế hệ nhà Nho như Trịnh Khang Thành đời Đông Hán, Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nghiên cứu, bình giải cả về mặt kinh học và văn học. Đến đời Tống, Chu Hy chú giải lại toàn bộ Kinh Thi với chủ trương "kinh học hóa", "huyền thoại hóa" Kinh Thi nhằm phù hợp với yêu cầu huấn hỗ, giáo huấn để rồi khi Tống Nho chiếm địa vị bá chủ học thuật thì lý giải của Chu Hy về Kinh Thi cũng trở thành bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, đến đời Thanh, Thi kinh tập truyện của Chu Hy bị phản đối mạnh mẽ bởi nhiều học giả muốn nghiên cứu Kinh Thi trên tư cách một tuyển tập văn học chứ không phải một tác phẩm kinh học. Và đó cũng là ý kiến chính thống của giới Thi học hiện nay.
Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến sông núi, cây cỏ, chim thú... Do đó, Kinh Thi được coi là nền tảng cho khuynh hướng hiện thực của văn học Trung Quốc. Nghệ thuật của Kinh Thi cũng rất đặc sắc, nhất là phương pháp "phú", "tỉ", "hứng" và lối trùng chương điệp ngữ rất có ảnh hưởng đến đời sau.
Kinh Thi là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật Kinh Thi đều ảnh hưởng sâu xa đến văn học đời sau. Toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển dưới sự khơi gợi của tinh hoa Kinh Thi. Bên cạnh đó, Kinh Thi còn là tài liệu giáo dục quan trọng của Nho sĩ Trung Quốc, trở thành giáo trình chính trị - luân lý cho toàn bộ Nho sĩ trong xã hội Trung Quốc suốt hai nghìn năm phong kiến. Vai trò và ảnh hưởng của Kinh Thi là vô cùng to lớn, chẳng những được truyền bá trên toàn cõi Trung Quốc mà còn đến nhiều nơi trên thế giới, trở thành một phần của cải tinh thần của nhân loại.
Về tên gọi
của Kinh Thi
Kinh
Thi, còn được gọi là Thi tam bách 詩三百
(Ba trăm bài thơ) hay ngắn hơn là Thi bách 詩百 (Trăm bài thơ)[2],
thông thường gọi ngắn hơn nữa là Thi 詩
(Thơ)[3].
Trong bài Tiến học giải 進學解 của Hàn Dũ
đời Đường có viết Thi chính nhi ba (Kinh Thi nghiêm chỉnh mà tươi đẹp),
từ đó Kinh Thi còn được gọi là Ba kinh 經葩[2].
Ngoài ra, Kinh Thi vốn bị nhà Tần
đốt mất nguyên bản Tiên Tần, đến đời nhà Hán
được bốn nhà Tề, Lỗ, Hàn, Mao phục nguyên, thành ra bốn bản Tề thi 齊詩, Lỗ thi 魯詩, Hàn thi 韓詩, Mao thi 毛詩. Về sau, chỉ có bản Kinh Thi của họ Mao
được lưu truyền, vì vậy Kinh Thi còn có tên là Mao thi[2].
Quá trình
sưu tầm, biên soạn và chỉnh lý Kinh Thi
Chế độ
"thái thi"
Kinh
Thi là một bộ tổng tập văn chương gồm 305 bài thơ vốn là lời bài hát có nhạc
đệm, được lưu truyền trong dân gian từ đầu thời kì Tây Chu
đến giữa thời Xuân Thu, trong khoảng thời gian 500 năm[4]
(tuy nhiên, có 5 bài thơ được đoán định sáng tác từ đời Thương[5]).
Từ lĩnh vực dân gian chuyển sang lĩnh vực thành văn, hơn nữa lại còn được xếp
vào loại sách kinh điển, Kinh Thi phải trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý,
biên soạn... mới có được bản hiện hành[2].
Để
lý giải quá trình sưu tầm Thi, các nhà Kinh học đời Hán đưa ra thuyết Thái
thi 採詩,
căn cứ theo sách Lễ ký 禮記.
Thiên Vương chế 王制
sách ấy chép điển lễ nhà Chu rằng "Thiên tử
cứ năm năm đi tuần thú một lần. Tháng hai năm ấy đi tuần thú đến núi Đại Tông
ở phía đông, thắp hương nến tế vọng núi sông. Thăm chư hầu, hỏi về các bậc cao
tuổi và đến gặp. Truyền mệnh cho quan Thái sư
trình thơ để xem xét nề nếp của dân chúng. Mệnh cho quan coi chợ trình giá cả
để xem xét sự thích, ghét trong dân, ghi chép nết hay nết xấu phổ biến. Mệnh
cho quan Điển lễ khảo sát thời tiết, tháng để định ngày trước sau. Xem xét luật
lệ, chế độ, y phục, chỉnh lại cho đồng bộ[6][7]".
Việc
thu thập thơ ca trong dân chúng nói ở trên gọi là thái thi (hái thơ), nó
đã được nhà Chu
thi hành một cách nghiêm túc, có quan đặc trách theo qui chế nhà nước: Thái sư.
Vị quan này lại tổ chức một mạng lưới rộng rãi sưu tầm thi ca trong dân gian,
đó là các Hành nhân hay còn gọi là quan Thái thi.
Những
người được chọn làm quan Thái thi ở nơi thôn dã tương đối cao tuổi. Trong sách Xuân Thu Công Dương truyện
春秋公洋傳, Hà Hưu chú thích rằng
"Đàn ông sáu mươi tuổi, đàn bà năm mươi tuổi, không có con, quan cho
mặc cho ăn, sai vào dân gian tìm thơ[8].
Ngoài ra, họ còn phải "đạt" yêu cầu khác như mù lòa và am hiểu âm
nhạc, nên đôi khi được gọi là cổ, mông, tẩu 瞽矇瞍[9].
Các Hành nhân thường đi lại trên đường, nhất là vào đầu xuân nhiều lễ hội, tay
đánh mõ để sưu tầm thi ca, trình lên cho Thái sư, so sánh với các làn điệu rồi
dâng lên cho vua nghe[10].
Thực
ra, trong giới nghiên cứu Kinh Thi cũng có người không tin từ đời Chu
đã có được mạng lưới sưu tầm như vậy, theo họ, đây chỉ là phỏng đoán, tưởng
tượng của học giả đời Hán chứ trước Hán không thấy tư liệu nào chép việc này, nên
cách nói của họ mới không nhất trí[11][12].
Các
bài thi ca được sưu tầm và biên tập bởi chế độ thái thi đời nhà Chu,
chính là phần lớn tư liệu biên soạn Kinh Thi sau này. Bên cạnh đó, còn có những
khúc ca tế lễ ở tông miếu, nhạc yến tiệc, nhạc đi săn, nhạc xuất binh, tán tụng
công đức vua chúa là âm nhạc của triều đình; nhạc của công khanh liệt sĩ, chư
hầu hiến lên Thiên tử[13]
mà một số bài vẫn còn tên tác giả[12].
Trừ mấy thiên ở Thương tụng 商頌
đề cập đến đời nhà Thương xa xưa mà nhiều khả năng do người đời sau phóng
tác, hầu hết các bài thơ sưu tầm được đều ra đời trong thực tiễn lao động của
dân chúng hoặc liên quan mật thiết đến các hoạt động chính trị, quân sự, tôn
giáo, giải trí vui chơi của xã hội đương thời[14].
Những
bài trong Kinh Thi không phải ngay từ đầu đã là bài hát theo nhạc; có
một số vốn là thơ, khi phổ nhạc, không tránh khỏi sự thêm bớt của nhạc quan.
Nhiều bài có những câu xuất xứ từ những khu vực khác nhau, nên chưa hẳn là ngôn
ngữ của nguyên tác[15].
Có những bài có đoạn không ăn khớp, không dính liền với những đoạn khác[16],
cũng có thể thấy dấu vết của sự thêm bớt, chắp nối. Ngoài ra, còn có những chỗ
thay đổi có tính chất nhuận sắc, như sửa vần, sửa câu, cũng như thay tiếng địa
phương bằng lời tao nhã[12].
Về
không gian sưu tầm dân ca, căn cứ theo Thập ngũ Quốc phong trong Kinh
Thi, thì các vùng sưu tầm được Thi ngày nay đại để tương ứng với mấy
tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông,
Hồ Bắc
trên diện tích 1020000 km²[17].
Điều này cho thấy sự nghiêm túc của Hành nhân trong việc sưu tầm, để tạo nên thành
quả là khối lượng thơ đồ sộ trên một địa bàn rộng lớn như vậy.
Theo
sử gia Tư Mã Thiên, số thơ sưu tầm được ở đời Chu vốn có 3000 bài,
phần nhiều trùng điệp, sau Khổng Tử
san định, chỉ lấy 305 bài[18].
Khổng Tử
san định
Thiên
Khổng Tử thế gia 孔子世家
trong Sử ký 史記
của Tư Mã Thiên chép rằng "Ngày xưa Kinh Thi có tất cả hơn
ba nghìn thiên. Đến thời Khổng Tử, Khổng Tử bỏ bớt những thiên trùng điệp, chỉ
lấy 305 thiên có thể có ích cho lễ nghĩa, đều phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc
Thiều, Vũ, Nhã, Tụng[19]".
Thiên
Tử Hãn 子罕
trong sách Luận ngữ 論語
cũng ghi rằng "Khổng Tử nói: Ta từ nước Vệ trở về Lỗ, sau đó chỉnh đốn
âm nhạc, rồi Nhã Tụng đâu ra đấy[20]".
Lục Đức Minh trong Kinh điển thích văn 經典釋文 cũng viết "Khổng Tử san lục
Kinh Thi, trước hết chọn lấy những bài về đời Chu, lại lấy cả những bài
Thương tụng, phàm ba trăm mười một thiên[21]."
Người
ta thường dựa vào các thuyết trên để cho rằng Khổng Tử có chọn lọc, san định để
tạo nên bộ Kinh Thi 305 bài ngày nay. Tuy nhiên, một số học giả như Khổng Dĩnh Đạt đời Đường; Trịnh Tiều, Chu Hy
đời Tống; Thôi Thuật đời Thanh...
vẫn còn hoài nghi việc đó vì Khổng Tử chưa bao giờ nói đến việc mình san định Kinh
Thi. Trong Độc phong ngẫu chí 讀風偶識, Thôi Thuật đã biện bạch
việc Khổng Tử san Thi như sau
Lý
do nữa để chứng minh không có việc Khổng Tử san định Thi là thời gian
không khớp. Sách Tả truyện
左傳 chép việc "Quý Trát
quan nhạc", kể chuyện công tử nước Ngô là Quý Trát đến nước Lỗ và được nghe nhạc vào năm 544 TCN, năm đầu đời Chu Cảnh Vương. Theo đó thì tên các loại, các
phần, thứ tự trước sau những bài thơ nước Lỗ hát cho Quý Trát nghe gần giống
như bản Kinh Thi hiện nay, đủ cả Phong, Nhã, Tụng[4].
Mà Khổng Tử sinh vào năm Lỗ Tương Công thứ 22 tức năm 551 TCN, khi Quý Trát
nghe nhạc thì ông mới lên 8 tuổi, san định Kinh Thi sao được! Vả chăng,
Khổng Tử thường nói đến Thi hoặc Thi tam bách[23],
một số sách trước đó cũng đã nói đến Tam bách thiên[24]...Do
đó có thể đoán khi Khổng Tử ra đời, đã có một tập thơ mà số bài và cách biên
soạn đại khái giống như bản Kinh Thi ngày nay. Sử ký chép Khổng Tử san định Kinh Thi,
có lẽ ông chỉ sửa câu chữ cho hợp với làn điệu mà thôi[24].
Nhưng
cũng không thể phủ nhận công sức lớn lao của Khổng Tử trong việc định hình Thi
tam bách từ thơ ca dân gian thành văn bản kinh điển. Thiên Thiên vận
天運 sách Trang Tử
莊子 kể chuyện Khổng Tử
gặp Lão Tử
và nói "Khâu này khảo cứu sáu kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu[25]".
Mặc dù vẫn còn tranh luận về vấn đề thời điểm tên gọi Thi kinh xuất
hiện, song công lao của Khổng Tử trong truyền bá và sửa chữa Thi là cần
khẳng định. "Tư vô tà", nhận xét của Khổng Tử về Thi tam bách
trong thiên Vi chính 為政
sách Luận ngữ là một quan điểm được nhiều thế hệ truyền tụng.
Mao thi
Sau
khi tiêu diệt sáu nước, Tần Vương Doanh Chính đặt ra danh xưng Hoàng đế, lên
ngôi vua, tức Tần Thủy Hoàng, không đặt chư hầu, chia cả nước
thành quận huyện, trực tiếp cai trị theo đường lối Pháp gia,
thực hiện chính sách "đốt sách chôn Nho",
"đốt sách cấm học", "hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thi,
Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ[26]".
Do vậy, phần lớn sách kinh điển thư tịch đời Tiên Tần đều bị nhà Tần đốt, trong
đó có Thi.
Đến
đời nhà Hán,
Thi mới được sưu tầm và phục nguyên lại. Trong số những học giả có công
sưu tầm, phục nguyên Kinh Thi đời Hán, chủ yếu có bốn nhà: Viên Cố Sinh người nước Tề, Thân Bồi người nước Lỗ, Hàn Anh người nước Yên, hai thầy trò Mao Hanh người nước Lỗ và Mao Trường (hoặc Mao
Trành) người nước Triệu. Về sau, các học giả nghiên cứu Kinh
Thi lấy tên nước hoặc họ của bốn nhà nói trên mà gọi tên của Kinh Thi,
thành ra bản của Viên Cố Sinh sưu tầm gọi là Tề thi, của Thân Bồi thì
gọi là Lỗ thi, của Hàn Anh thì gọi là Hàn thi, của hai thầy trò
họ Mao thì gọi là Mao thi. Bản Mao thi xuất hiện sau cùng, phần
lớn có quan hệ với Tả truyện, việc huấn hỗ cũng nhiều chỗ giống Nhĩ Nhã
爾雅, được gọi là bản Cổ
văn; ba bản kia gọi là Kim văn[27].
Chu Hy,
triết gia Trung Quốc, tác giả Thi kinh tập truyện, người đã chú giải cho
toàn bộ 311 bài thơ trong Mao thi
Vào
thời Hán Vũ Đế, triều đình cho lập Học quan nghiên cứu Thi
ba nhà Tề, Lỗ, Hàn; Mao thi xuất hiện muộn hơn, chưa được lập Học quan
nghiên cứu[27].
Học giả theo Lỗ thi có Vương Giảm, Triệu Quán, Khổng An Quốc, Chu Bá, Hạ Khoan, Từ Yển, Khánh Kỵ;
học giả tiếp thu Tề thi có Thương Dực, Tiêu Vọng Chi, Khuông Hành, Sư Đan. Thuyết Hàn thi thì có Tôn Thương, Thái Nghị, Vương Cát, Phiếu Phong, Trương Tựu. Đây đều là
những học quan lớn của triều đình đương thời[28].
Ba nhà cùng là Kim văn, nguồn gốc khác nhau, đều có chủ thuyết riêng nên
Kinh Thi thành ra có nhiều dị bản, nghĩa lý trở nên mờ mịt[29].
Riêng
Mao thi, ra đời từ Mao Hanh (còn gọi là Đại Mao công), rồi
được Mao Trường (còn gọi là
Tiểu Mao công) tiếp thu. Tiểu Mao công là quan Bác sĩ[30]
của Hà Gian Hiến Vương Lưu Đức
- con trai vua Hán Cảnh Đế. Có người cho rằng Khổng Tử
truyền các lời giảng về Kinh Thi cho học trò là Tử Hạ, Tử Hạ truyền cho Tăng Thân (con trai Tăng Tử),
Tăng Thân truyền cho Lý Khắc,
Lý Khắc truyền cho Mạnh Trọng Tử (con trai Mạnh Tử),
Trọng Tử truyền cho Căn Mâu Tử, Mâu Tử truyền
cho Tôn Khanh, Tôn Khanh truyền cho Mao Hanh, Hanh đem Huấn, Truyện
mình làm truyền cho Mao Trường. Các ông Trịnh Chúng, Giả Quỳ
đời Đông Hán đều học Mao thi, Mã Dung viết Truyện chú thích cho Mao
thi. Vào cuối thời Đông Hán,
nhà học giả Trịnh Huyền (hay Trịnh
Khang Thành) đã chú thích kĩ cho Mao thi, chú thích của ông có ảnh hưởng
lớn đến việc nghiên cứu Kinh Thi về sau, người ta gọi là Trịnh tiên
鄭箋[28].
Người học Mao thi ngày càng đông, ba nhà Tề, Lỗ, Hàn dần dần mai một,
chỉ còn Mao thi lưu hành đến ngày nay. Học giả Bửu Cầm trong bài viết Giới thiệu Kinh
Thi in mở đầu bộ sách Thi kinh tập truyện do Tạ Quang Phát dịch, tái
bản năm 2003
thì Tề thi mất về đời nhà Ngụy,
Lỗ thi mất về đời nhà Tấn,
Hàn thi mất về đời Ngũ Đại Thập Quốc.
Truyện do Mao Hanh làm, học giả Bì Tích Thụy đời Thanh cho
là còn "giản lược" trong khi Truyện do Thân Bồi làm thì để khuyết các chỗ còn tồn
nghi, không giải thích tỉ mỉ từng câu từng chữ[29].
Các học giả sau đời Hán muốn hiểu rõ nghĩa Mao thi, gặp chỗ khuyết
thiếu, thường lấy ý mình suy đoán, sáng tạo giải thích mới, bổ sung thêm. Mao
thi được hoàn thiện dần đến đời nhà Tống
thì thực sự chiếm vị trí độc tôn trong học đường. Đó là bản Mao thi có Truyện
do Chu Hy
chú thích.
Kinh Thi qua bàn tay của Chu Hy đã bị "kinh
học hóa" (classicize), "huyền thoại hóa" (mythify), nặng về huấn
hỗ và lý tính để tuyên truyền, minh họa đạo lý Nho gia. Nhưng trào lưu
"kinh học hóa","huyền thoại hóa" ấy dần dần bị phản đối, từ
đời nhà Minh
đã xuất hiện trào lưu nghiên cứu Kinh Thi phản truyền thống, coi trọng
thi ý và tình cảm mà coi nhẹ huấn hỗ và lý tính, trào lưu này tiếp tục phát
triển mạnh vào đời nhà Thanh. Phương Ngọc Nhuận người
đời Thanh viết cuốn Thi kinh nguyên thủy 詩經原始 với phương châm theo chữ để xét nghĩa,
tìm nguyên ý gốc của thi nhân. Phương Ngọc Nhuận cho rằng thơ trong Kinh Thi
không bị câu nệ bởi Thi tự và Mao truyện, như với thiên Phù dĩ,
ông gạt bỏ các thuyết "chữa ác tật" và "chữa khó đẻ"; với
thiên Manh, ông cho đây không phải là sáng tác về việc ruồng bỏ vợ. Ông
còn nói rằng "Đại để là các nhà nghiên cứu về Kinh Thi trước hết
đều bị một cái mũ vừa to vừa rộng chụp vào đầu, rồi sau mới tự mình trình bày ý
kiến riêng". Ở Nhật Bản,
các học giả từ thời Edo đã kế thừa xu hướng "phản truyền thống" trong
nghiên cứu Kinh Thi đời Minh ở Trung Quốc. Các học giả Nhật là hai cha
con Ito Jinsai và Ito Togai, Yanagawa Seigan... thời
Edo và Ono Kozan thời Meiji đều chủ trương đọc Kinh Thi với tư
cách là một tác phẩm văn học[31].
Đó cũng là quan điểm chính thống của giới Thi học khi nghiên cứu về Kinh
Thi hiện nay.
NAM HOA KINH
Nam Hoa kinh
(南華經) hay còn gọi Trang tử (莊子), Nam Hoa chân kinh (南華真經)
là cuốn sách triết học nổi tiếng thường được cho là của Trang Châu thời Chiến Quốc
viết. Cuốn sách ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao, được Kim Thánh
Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử
thư của Trung Quốc.
Nguồn gốc
Theo
truyền thuyết, Nam Hoa kinh được Trang Châu viết khi ông vào ở ẩn tại núi Nam
Hoa thuộc nước Tống thời xưa. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, ngoại trừ Nội
thiên, phần lớn sách Nam Hoa (tạp thiên, ngoại thiên) không phải do Trang tử
viết mà là của hậu thế thêm vào. Sách được viết vào lúc nào, không ai nói chắc
vì chính Trang tử cũng không ai chắc là sinh mất vào năm nào.
Nội dung
Nội thiên
Đây
là chương tối quan trọng trong toàn bộ tác phẩm, diễn đạt tư tưởng thái thậm vô
vi của Trang Châu qua lời văn rất hàm súc, uyển chuyển ý tứ thoáng đạt và trí
tưởng tượng hùng hậu. Nội thiên được nhiều người tin là của Trang tử viết nhất,
gồm 7 thiên có tựa đề:
- Tiêu dao du: Nghĩa là thảnh thơi tự tại, phần này văn chương rất bay bổng. Mượn hình ảnh con chim Bằng, con cá Côn để ví cái sự tự tại mà người ta nên hướng tới. Theo Vương Tiên Khiêm: "tiêu dao tự tại là siêu thoát ra ngoài thế vật, theo lý thiên nhiên". Theo Quách Tượng, thì tiêu dao theo quan niệm của Trang là "Vật tuy lớn nhỏ khác nhau (...) nhưng mỗi loài cứ theo thiên tính của mình, làm theo khả năng của mình". Học giả Nguyễn Hiến Lê viết sách bình chú cho đoạn này, ghi ra ba điều kiện của sự tiêu dao tự tại:
-
Phải thuận thiên tính - Không tùy thuộc một cái gì (phải được hoàn toàn tự do)
- Vô vi - Hòa đồng với vạn vật.
Tuy
nhiều nhà kiến giải bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí phản bác, song đa số
đều cho rằng đoạn này có văn chương đẹp nhất. Đoạn văn sau đây rất nổi tiếng
trong Tiêu dao du, được viết với trí tưởng tượng hùng hậu không một văn gia
cùng thời nào sánh kịp:
Biển bắc có con cá tên
là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng
của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ
cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy,
khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là
một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành.
Một con ve và một con
chim nhỏ cười chim Bằng rằng: "Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không
tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến
biển Nam làm gì?.
Người đi đến cánh đồng
ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no,
còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn
đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết
cái gì?
- Tề vật luận: Nghĩa là luận về sự bình đẳng của vạn vật. Thiên gồm nhiều bài luận triết có giá trị, được nhiều người cho là quan trọng và là thiên huyền diệu nhất trong nội thiên. Theo Trang tử, muốn đạt tới sự Tiêu dao du thì phải xem vạn vật bình đẳng, xem rộng ra sẽ thấy sống chết như nhau, giàu nghèo không khác, xấu đẹp cũng vậy... Từ đó sẽ thấy tham sống, tham giàu, tham đẹp... là sai, vì mỗi hoàn cảnh, mỗi vật có một giá trị riêng của nó, tất cả đều nằm trong Đạo. Trang tử còn nói lên sự vô ích của tranh luận trong đoạn văn thứ 12: hai người tranh luận, đều tự cho mình là phải, vậy tranh luận làm gì ? Mời người thứ ba đến lại càng làm cho sự việc thêm khó giải quyết nữa, vì người thứ ba cũng sử dụng quan điểm riêng của mình để phân phải trái. Càng tranh biện càng làm cho chân lý mờ tối, vì thành kiến: "Đạo bị thành kiến nhỏ nhen che lấp, lời nói bị sự hoa mỹ phù phiếm che lấp". Ông đưa ra 1 thuyết nói về sự tương đối của vạn vật, vạn vật đồng nhất, chỉ tại thành kiến mà trông như khác; 1 vật vô dụng ở chỗ này nhưng hữu dụng ở chỗ khác, nơi này thấy xấu nhưng nơi kia thấy đẹp.
Trong
phần Tề vật luận có bài cuối cùng thường được người sau gọi là Mộng hồ điệp, hay Trang Chu mộng hồ điệp
là một đoạn văn nổi tiếng kim cổ. Câu "Không biết Châu chiêm bao là bướm
hay bướm chiêm bao là Châu" (不知周之夢為胡蝶與?)
rất thú vị, với lẽ "Bướm chiêm bao là Châu" thì cả cuộc đời phức tạp
chỉ nằm trong một giấc mơ của con bướm mà thôi. Nguyên văn:
昔者莊周夢為胡蝶,栩栩然胡蝶也。【自喻適志與!】不知周也。俄然覺,則蘧蘧然周也。不知周之夢為胡蝶與?胡蝶之夢為周與?【周與胡蝶則必有分矣。】此之謂物化。
Thu
Giang Nguyễn Duy Cần dịch:
Xưa Trang Châu chiêm
bao thấy mình là bướm vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có
Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao
là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu? Châu và bướm ắt phải có tánh phận khác
nhau. Đó gọi là Vật hóa.
Tích
này được nhắc đến rất nhiều trong văn chương về sau, như trong bài Cầm Sắt của Lý Thương Ẩn đời Đường
có câu:
Trang Chu hiểu mộng mê
hồ điệp
Nghĩa
là Trang Chu một sớm nọ mơ thấy mình là bướm.
- Dưỡng sinh chủ:
- Nhân gian thế:
- Đức sung phù:
- Đại tôn sư:
- Ứng đế vương:
Ngoại
thiên
Ngoại
thiên phần lớn là chuyện ngụ ngôn nhằm diễn lại các ý của phần nội thiên. Theo
nhiều người thì phần này không do Trang tử viết mà là của bọn đệ tử theo tư
tưởng Lão - Trang thêm vào. Ngoại thiên gồm 15 thiên có tựa đề: Biền mẫu, Mã
đề, Khứ cự, Tại hựu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tính, Thu
thủy, Chí lạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tri bắc du.
Một
số thiên quan trọng:
- Đạt sinh:
- Thu thủy:
- Sơn mộc:
Tạp thiên
Đây
là một chương không quan trọng, lời văn nhiều phần thô kệch được cho là của
nhiều hạng thêm vào. Gồm 11 thiên: Canh tang sở, Từ vô quỷ, Tắc dương, Ngoại
vật, Ngụ ngôn, Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ, Liệt ngự khấu,
Thiên hạ.
CHÚA NHẪN
Tác phẩm được chuyển thể thành phim, ra mắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2001, được các nhà phê bình và khán giả đánh giá cao, và đặc biệt là bộ phim khá trung thành với tác phẩm nguyên gốc. Bộ phim rất thành công về mặt doanh thu, kiếm được tổng cộng 870 triệu đôla Mỹ sau khi trình chiếu trên toàn thế giới; cao thứ hai năm 2001 (sau Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (phim)) và cao thứ năm trong danh sách 14 bộ phim có doanh thu toàn thế giới cao nhất mọi thời đại.
Cốt truyện
Lời
mở đầu tác phẩm
được đọc bởi Galadriel kể rằng Chúa tể bóng tối Sauron
đã tạo ra chiếc nhẫn quyền lực nhằm thống trị vùng Middle-earth.
Liên minh cuối cùng giữa người và tiên đã cùng hợp sức chống lại quân đội của
Sauron dưới chân núi Doom; nhưng cuối cùng Elendil, vua của
loài người, đã bị Sauron giết chết. Hoàng tử Isildur lúc đó đã nhặt thanh kiếm
gãy của người cha (thanh Narsil) lên chặt đứt ngón tay Sauron, chiếc nhẫn tách
khỏi hắn và toàn bộ đội quân ma quỷ bị chế ngự. Dù vậy linh hồn của Sauron đã
nhập vào chiếc nhẫn và hắn chỉ bị đánh bại hoàn toàn khi chiếc nhẫn bị phá huỷ.
Isildur cầm lấy chiếc nhẫn và không kháng cự được ham muốn giữ nó cho riêng
mình, ông ta đã không phá huỷ nó. Sau đó ông ta bị
bọn quái vật phục kích và giết chết, còn chiếc nhẫn rơi xuống sông. Hàng ngàn
năm sau, chiếc nhẫn được một kẻ tên là Gollum tìm thấy và giữ trong 500 năm, nó
giúp hắn ta có được một cuộc sống "dài một cách quái dị". Nhưng cuối
cùng chiếc nhẫn cũng rời xa hắn và rơi vào tay một người Hobbit tên là Bilbo Baggins, đó là một
thảm hoạ với Gollum. Bilbo mang chiếc nhẫn về nhà ở làng Shire, câu chuyện được tiếp tục vào sáu
mươi năm sau đó.
Vào
sinh nhật thứ 111, Bilbo giao lại chiếc nhẫn cho người cháu Frodo Baggins.
Pháp sư Gandalf
nhanh chóng nhận ra đó chính là Chiếc nhẫn quyền lực. Gandalf bảo Frodo tới
làng Bree cùng với Samwise Gamgee, còn ông
đến Isengard để gặp Saruman, giáo chủ của mình. Saruman nói
với Gandalf rằng những Ma nhẫn (Ringrwaiths) đã lên đường
rời khỏi Mordor để truy tìm chiếc nhẫn và giết bất kì kẻ nào giữ nó. Sau khi
thuyết phục Gandalf về phe Sauron nhưng không thành công, Saruman đã giam ông
trên đỉnh Orthanc.
Còn
Frodo và Sam lúc này đã nhập bọn với Merry và Pippin trên đường đi. Những
Hobbit cuối cùng cũng tới được làng Bree sau khi đụng độ Ma nhẫn. Tại quán Con
ngựa nhảy,
họ gặp Strider
và Strider đồng ý đưa họ tới Rivendell. Họ chỉ còn có thể tin tưởng vào
Strider vì Gandalf không để lại bất kì chỉ dẫn nào. Khi nhóm bạn nghỉ qua đêm
trên đỉnh đồi Weathertop, họ đã bị các Ma nhẫn tấn công. Strider
đánh đuổi được bọn chúng nhưng Frodo lại bị đâm bởi thanh gươm Morgul và cần
nhanh chóng đưa tới Rivendell để chữa trị. Tiên nữ Arwen đã giúp Frodo thoát
khỏi sự săn đuổi của Nazgul và đưa cậu tới nơi ở của loài tiên tại Rivendell để
cha cô, Elrond, cứu chữa.
Tại
Rinvendell, Frodo gặp lại Gandalf. Ông giải thích cho cậu nguyên do không tới
được Bree. Cùng lúc diễn ra cuộc thảo luận của rất nhiều người, và Elrond đã
lập ra một hội đồng để quyết định xem cần làm gì với chiếc nhẫn. Mọi người đều
nhất trí chiếc nhẫn cần bị (và chỉ có thể) phá huỷ trong ngọn lửa của núi Doom,
nơi nó được rèn ra. Núi Doom là ngọn núi lửa ở Mordor và nằm sát bên pháo đài
Barad-dur của Sauron; do đó cuộc hành trình phá huỷ chiếc nhẫn sẽ rất khó khăn
và nguy hiểm. Cuộc thảo luận dần trở nên to tiếng vì không thể nhất trí được là
loài người, loài tiên hay người lùn sẽ lãnh trách nhiệm quan trọng đó; đúng lúc
ấy Frodo đã lên tiếng nhận nhiệm vụ mang chiếc nhẫn tới Mordor. Tình nguyện đi
theo bảo vệ cậu gồm ba người bạn Hobbit, Gandalf, Strider (sau được biết đến là
Aragorn, dòng dõi nhà vua xứ Gondor), vị tiên Legolas, người lùn Gimli, và Boromir - con trai quan nhiếp chính
Gondor. Chín người này được gọi là Hiệp hội bảo vệ nhẫn (The Fellowship of
the Ring). Khi hiệp hội bắt đầu chuyến đi và vượt qua đỉnh Caradhras, họ đã bị Saruman dùng phép
thuật ngăn lại và buộc phải đi qua hầm mỏ Moria dưới chân núi. Họ khám phá ra rằng
nỗ lực của Balin, anh họ của Gimli, trong việc xây
dựng một vương quốc mới của người lùn đã bị thất bại. Sau đó hiệp hội bị tấn
công bởi quái vật, người khổng lồ và chạm trán với Balrog, một ác quỷ cổ xưa của lửa và bóng
tối, trên cầu Khazad-dum. Gandalf đã
chiến đấu với con quái vật để những người khác có thể thoát khỏi vương quốc
dưới lòng đất, còn ông sau đó đã ngã xuống vực thẳm cùng Balrog.
Những
người còn lại đi tới vương quốc Lothlórien của loài tiên,
nơi được cai trị bởi nữ vương Galadriel và người chồng Celeborn. Sau khi nghỉ ngơi, họ quyết định
đi thuyền qua sông Anduin để tới Parth Galen. Trước khi ra
đi, Frodo được tặng Chiếc lọ của Galadriel (Phial of Galadriel), vật
chứa đựng ánh sáng ngôi sao Eãrendi. Khi đến Parth Galen, Boromir đã cố cướp
chiếc nhẫn từ tay Frodo và cậu đã phải đeo nó vào để trốn thoát. Biết rằng sự
cám dỗ của chiếc nhẫn sẽ còn ảnh hưởng tới những người khác, Frodo quyết định
sẽ tới Mordor một mình. Cùng lúc đó, những người còn lại trong hiệp hội bị bọn
quái vật Uruk-hai tấn công. Merry và Pippin biết Frodo định ra đi, đã đánh lạc hướng những
tên quái vật để cậu có thể trốn thoát. Boromir dũng cảm xông tới cứu hai Hobbit
nhưng lại bị chỉ huy đàn Uruk-hai, Lurtz, đánh trọng thương; Merry và Pippin bị
bắt sống. Aragorn, Legolas, Gimli tìm thấy Boromir và rất thương tiếc vì anh ta
đã cố cướp chiếc nhẫn và chết.
Họ
quyết định đuổi theo bọn quái vật để cứu hai Hobbit và để Frodo tự quyết định
số phận của mình. Sam đã đi cùng với Frodo và cả hai người cùng hướng tới
Mordor.
TOM SOYER
Những cuộc
phiêu lưu của Tom Sawyer là một quyển tiểu thuyết
được nhà văn Mark Twain viết với bút pháp
độc đáo, miêu tả tâm lý, cử chỉ, hành động của một chú bé sống tại một ngôi
làng nghèo bên sông Mississippi.
Tác giả đã miêu tả xuất sắc tính cách, tâm lý, hành động của chú bé thông minh,
nghịch ngợm nhưng dũng cảm và có một tấm lòng nhân hậu giàu tình nghĩa.
Cốt truyện
Vào
những năm 1840, cậu bé tinh nghịch và giàu trí tưởng tượng Tom Sawyer sống với
người cô Polly và anh họ trong phố Mississippi River của St. Petersburg,
Missouri. Sau khi trốn học vào ngày thứ sáu và làm bẩn quần áo mình khi đánh
nhau, Tom bị phạt phải sơn hàng rào vào thứ bảy. Đầu tiên, Tom thất vọng vì bị
mất ngày nghỉ. Tuy nhiên, sau đó cậu đã rất thông minh khi khuyến khích các bạn
phải trao đổi rất nhiều "kho báu" để đổi lấy quyền được làm công việc
của mình. Sau đó, cậu nhận ra rằng để làm cho ai đó ao ước một điều gì, chỉ cần
làm nó khó có thể đạt được. Cậu đổi những "kho báu" mà mình đạt được
bằng cách lừa các bạn sơn bằng những tấm vé để nghe kinh thánh vào ngày chủ
nhật. Cậu nhận được đủ vé để vào nghe kinh thánh. Tuy nhiên, cậu để vuột mất
vinh quang khi trả lời David và Goliath là hai trong số những môn đệ của chúa
Giêsu.
Tom
yêu Becky Thatcher - một cô gái mới trong phố. Cậu khuyến khích cô có thể
"đính hôn" với cậu chỉ bằng cách hôn mình. Becky hôn Tom. Nhưng tình
yêu của họ sụp đổ khi Becky biết Tom trước đó đã "đính hôn" với một
cô gái khác - Amy Lawrence. Một thời gian ngắn sau khi bị Becky xa lánh, Tom
đồng hành cùng Huckleberry Finn - con trai của một kẻ say rượu - đến nghĩa địa
vào đêm để thử tìm ra "phương thuốc" cho căn bệnh mụn cóc
từ một con mèo chết. Tại nghĩa địa, họ chứng kiến vụ giết bác sĩ Robinson được
thực hiện bởi một kẻ bản xứ Injun Joe. Quá sợ hãi, Tom và Huck đã chạy thục
mạng và thề một lời thề máu không nói cho bất kì ai về những gì họ đã thấy.
Injun Joe đã đổ tội cho Muff Potter - một kẻ say rượu không may - về tội ác
trên. Tom rất lo lắng và cảm thấy tội lỗi. Tom, Huck và Joe Harper - một người
bạn của Tom - chạy đến một hòn đảo để trở thành những tên cướp biển. Khi đang
bơi và tận hưởng tự do mới mẻ, các cậu nhận ra mọi người đang tìm kiếm xác họ.
Tom lẻn về nhà một đêm để quan sát các thay đổi. Sau một lúc hối hận về nỗi khổ
của những người thân yêu, Tom nảy ra ý tưởng xuất hiện vào đám tang của chính
mình để làm mọi người kinh ngạc. Cậu cũng bảo Joe và Huck làm như vậy. Sự trở
lại của họ sẽ ngập tràn trong sự vui mừng. Họ sẽ trở thành người hùng và là sự
ghen tị của các bạn.
Trở
lại trường, Tom nhận được sự yêu mến của Becky vì đã nhận trách nhiệm cho cuốn
sách mà cô xé rách. Ngay sau đó, Muff Potter ra tòa. Tom đã vượt qua nỗi sợ hãi
và ra làm chứng chống lại Injun Joe. Muff Potter trắng án nhưng Injun trốn qua
cửa sổ của tòa án.
Mùa
hè đến, Tom và Huck đi tìm kho báu trong một ngôi nhà bị ma ám. Sau khi lên
tầng trên, họ nghe thấy một tiếng động phía dưới. Nhìn xuống cái hố tầng dưới,
họ thấy Injun Joe đang giả dạng là một người Tây Ban Nha điếc và mù. Hắn và một
kẻ đồng lõa bù xù đang lên kế hoạch để chôn kho báu mà chúng đánh cắp. Từ chỗ
ẩn nấp của mình, Tom và Huck thích thú với cái ý nghĩ đào nó lên. Trong một sự
trùng hợp hiếm có, Tom và Huck đã đào được một hột một đầy vàng. Khi chúng thấy
dụng cụ của Tom và Huck, chúng bắt đầu nghi ngờ rằng có ai đó đã chốn vào căn
nhà và định đánh cắp kho báu của chúng thay vì chôn nó như chúng dự định.
Huck
bắt đầu theo dõi Injun Joe mọi đêm, cố tìm cơ hội để chiếm được số vàng. Trong
khi đó, Tom có chuyến picnic đến McDougal’s Cave với Becky và các bạn cùng lớp.
Trong cùng một đêm, Huck thấy Injun Joe và kẻ đồng lõa đang loay hoay với một
chiếc hộp. Cậu đi theo và chợt nghe thấy chúng đang lên kế hoạch tấn công Widow
Douglas - một cư dân ở St. Petersburg. Huck chạy đi tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm
ngăn chặn tội ác và cậu trở thành một anh hùng vô danh.
Tom
và Becky lạc trong hang và sự vắng mặt của họ không được phát hiện cho tới sáng
hôm sau. Người trong phố đổ xô đi tìm họ nhưng không có tác dụng. Tom và Becky
hết thức ăn và nến và dần dần yếu đi. Tình hình càng trở nên tồi tệ trong khi
Tom tìm lối ra, cậu phát hiện Injun Joe cũng đang ở trong hang để ẩn nấp. Cuối
cùng, ngay lúc những người tìm kiếm bỏ cuộc, Tom tìm được lối ra. Cả phố ăn
mừng và cha của Becky, Judge Thatcher, khóa cái hang lại, để mặc cho Injun Joe
đến chết.
Một
tuần sau, Tom dẫn Huck đến cái hang và tìm thấy hộp chứa vàng. Tiền trong đó sẽ
được chia cho họ. Widow Douglas nhận Huck làm con nuôi khi Huck cố gắng trốn
khỏi cuộc sống văn minh. Tom hứa với cậu, cậu có thể gia nhập "băng
cướp" của mình nếu Tom trở lại. Huck đồng ý một cách miễn cưỡng.
CUỘC PHIÊU LƯU CỦA
ALICE VÀO XỨ THẦN TIÊN
Cuộc phiêu lưu của Alice
vào Xứ Sở Thần Tiên (1865) là cuốn tiểu thuyết dành cho
thiếu nhi của tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson dưới bút danh
Lewis Carroll. Câu
chuyện kể về cô bé Alice chui qua một hang thỏ rồi lạc vào thế giới thần tiên
có những sinh vật kì lạ.Cuốn sách thường được biết đến dưới nhan đề Alice ở Xứ Sở Thần Tiên, nhan đề phổ biến trên các sân khấu, phim ảnh và truyền hình nhiều năm qua. Một số bản in cả nhan đề Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên và tập tiếp theo Nhìn qua gương soi.
Nội dung
Nghe
chị đọc truyện, Alice cảm thấy thật mệt mỏi. Mới nhắm mắt lại, cô bé đã thấy
một chú thỏ
trắng hối hả chạy ngang qua vừa nhìn vào đồng hồ bỏ túi vừa lầm bầm một mình. Alice nghĩ bụng, thật là
kì lạ - một chú thỏ nói chuyện với chiếc đồng hồ bỏ túi! Thế là cô bé chạy theo
sau thỏ trắng vào trong cái hang thỏ bên dưới một gốc cây to. Và cô bé rơi
xuống, dường như rơi xuống tận tâm Trái Đất
vậy. Nhưng khi Alice rớt bịch xuống, Thỏ Trắng cũng vừa biến mất sau một cánh cửa nhỏ xíu dẫn ra một
vườn hoa tuyệt đẹp nhưng cô không thể nào chui lọt được. Alice uống nước trong
cái chai "Uống tôi đi" trên bàn và người cô bé thu lại nhỏ xíu. Nhưng
giờ cô lại quá nhỏ để với được cái chìa khoá trên bàn. Cô ăn cái bánh "Ăn
tôi đi" và thầm nghĩ nếu nó làm cô nhỏ hơn, cô sẽ chui qua được cánh cửa,
còn nếu ngược lại thì cô sẽ với được cái chìa khoá.
Miếng
bánh làm
Alice cao đến nỗi đầu cô cụng phải trần nhà. Không biết phải làm thế nào, cô
bật khóc. Nước mắt cô chảy thành suối. Thỏ trắng chạy tới, thấy cô hoảng quá,
làm rớt lại đôi găng tay cùng cái quạt. Cô bé nhặt lên và quạt quạt thử và nhận
ra mình đã trở lại như cũ. Alice bơi trong suối nước mắt và gặp một chú chuột
cũng đang bơi. Dòng nước bắt đầu đầy thú vật và chim chóc bị lũ quét. Chúng
phải bơi để sống sót. Khi nước đã rút đi, chú Thỏ Trắng quay trở lại ra lệnh
cho Alice lấy cho chú đôi găng tay và chiếc quạt. Trong phòng, cô bé tìm thấy
một cái chai và uống. Ngay lập tức cô lớn như thổi, căn phòng dường như không
thể chứa nổi. Ai đó ném một nắm sỏi vào phòng, mấy viên sỏi biến luôn thành
những chiếc kẹo rất ngon mắt. Alice ăn luôn và người bé dần thành tí hon.
Kế
đến, Alice gặp một bác sâu bướm
huênh hoang. Bác bảo rằng nếu cô bé muốn thay đổi vóc dáng cho thật to lớn thì
hãy ăn cây nấm mà bác đang ngồi đây. Alice thử nếm một bên thân nấm và vọt cao
hơn cả những ngọn cây khiến cho chim chóc hoảng sợ. Nhưng khi cô bé cắn bên kia
một cái, ngay lập tức cô bé trở lại vóc dáng bình thường.
"Giờ
thì mình sẽ đi đường nào đây?", Alice tự hỏi. Mấy tấm biển chỉ đường chỉ
loạn xạ các hướng nên chẳng giúp cô bé được gì cả."Nếu muốn tìm Thỏ Trắng,
hãy đi hỏi lão bán mũ điên" một con mèo lúc nào cũng nhăn nhở cười toét
miệng trên một thân cây nói vọng xuống. "Ông ta sống ở dưới đó đó."
Alice tìm thấy người bán mũ điên và thỏ rừng đang dùng tiệc cùng bà quận chúa,
còn có một con mèo có nụ cười nhăn nhở rất dễ sợ. Cô cũng tham dự một lúc. Đó
là bữa tiệc nhàm chán nhất mà Alice đã tham dự. Cô đến một cánh cửa trên cây,
bước vào và thấy mình trở lại con đường mình đã đi lúc đầu. Cô mở cửa, ăn nấm,
và có thể vào khu vườn đẹp đẽ ngát hương.
Trong
vườn, Alice thấy ba người làm vườn đang sơn màu đỏ lên bông hồng bạch vì hoàng
hậu không thích hoa hồng bạch. Một bộ bài gồm vua, hoàng hậu và có cả Thỏ Trắng
đi vào vườn. Alice thấy bà Hoàng hậu Q cơ bạo chúa và ông Hoàng K cơ. Trò croquet bắt đầu, với cầu là những con nhím
sống và các lính hầu cúi khom lưng làm lưới, còn vợt là những con hồng hạc.
Alice gặp lại chú mèo cười nhăn nhở, nhưng chỉ có đầu mà không có thân. Bà
Hoàng Q cơ ra lệnh chặt đầu chú mèo dù đó là tất cả của nó. Alice gợi ý đi tìm
bà quận chúa và Hoàng hậu ra lệnh bắt bà ta.
Alice
chạy đi tìm cái vợt của mình là con hạc nhưng không thấy. Khi quay lại thì
trong cung điện đang diễn ra một phiên toà. Tên quan hầu J cơ bị đem ra xét xử
vì ăn cắp bánh của Hoàng hậu. Nhân chứng là 12 con vật, kể cả con thằn lằn
Bill. Quan toà là ông Hoàng K cơ. Rất nhiều nhân chứng bị gọi ra, nhưng bọn chúng khai lung tung. Alice
trong lúc chứng kiến phiên toà điên rồ, vô tình nhấm nháp miếng nấm còn lại,
bỗng người cô cao lên, đầu đụng phải mái điện. Bất ngờ lúc đó, nhà vua cho gọi
Alice làm nhân chứng dù Alice không hề liên quan.
Theo
luật cô bé quá cao để làm nhân chứng nên vua ra lệnh cho cô đi khỏi ngay lập
tức. Alice cự nự rằng chỉ đi sau khi nghe tuyên án. Vua và hoàng hậu thi nhau
phán những điều lố bịch, khiến Alice rất khinh bỉ. Hoàng hậu thét lũ quân hầu
chặt đầu cô ngay lập tức, nhưng Alice kháng cự, gọi họ chỉ là một cỗ bài nhảm
nhí, tức thì cả triều đình biến thành một bộ bài lao thẳng vào mặt Alice. Cô bé
chợt tỉnh giấc, thấy chị đang ngồi bên cạnh. Thì ra, cuộc phiêu lưu kì lạ vừa
qua chỉ là một giấc mơ đẹp.
TRẠI SÚC VẬT
Tác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai số bản in bị hạn chế do thiếu giấy. Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng 1 năm 1950 đã có 25.500 cuốn Animal Farm được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm.
Tên nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật: Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell còn sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản. Các biến thể khác của tên truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một chuyện châm biếm đương đại. Orwell đề nghị dịch tên cho bản tiếng Pháp là Union des républiques socialistes animales, một lối chơi chữ bởi từ này viết tắt là URSA, có nghĩa "gấu" trong tiếng Latinh, cũng là tên một loài vật.
Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu, tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thường xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.
*
Có những người cho rằng George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực ra không phải vậy, tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Orwell đã nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử.
Tiểu thuyết không chỉ đề cập tới sự tham
nhũng bởi các lãnh đạo bị tha hóa mà còn cả việc làm sao sự đồi bại, dửng dưng,
lãnh đạm, ham danh lợi và thiển cận có thể tiêu diệt bất kỳ khả năng nào của
một xã hội mới tốt đẹp và bình đẳng hơn. Tuy tiểu thuyết này thể hiện giới lãnh
đạo tham nhũng như là sai lầm của cách mạng, nó cũng cho thấy nguy cơ để sự
dửng dưng và lãnh đạm, dân trí thấp kém của những người dân bên trong một cuộc
cách mạng có thể dẫn tới sự thất bại của nhà nước mới nếu sự chuyển tiếp êm đẹp
sang một chính phủ với những người xứng đáng không được diễn ra.
Tóm tắt
Thủ
lĩnh (Old Major), chú lợn đực già tại Trại Manor
(hay "Willingdon Đẹp đẽ"
như nó tự gọi mỗi khi xuất hiện) kêu gọi các loài vật khác trong Trại tới một
cuộc họp, tại đó nó so sánh con người với những kẻ ăn bám và dạy các con vật một bài hát cách mạng,
"Beasts of England"
(Những súc vật của nước Anh).
Khi
Thủ lĩnh chết ba ngày sau đó, hai con lợn trẻ, Snowball và Napoleon, nắm quyền chỉ
huy và biến giấc mơ của Thủ lĩnh thành một triết lý đầy đủ. Các con
vật nổi dậy và đuổi Ông Jones khỏi trang trại,
đổi tên từ "Trại Manor" thành "Trại súc vật."
Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc
vật được viết trên tường của một nhà kho để tất cả mọi con vật có
thể đọc được. Điều thứ 7 là quan trọng nhất, "Mọi con vật đều bình đẳng." Tất cả
các con vật đều phải làm việc, nhưng chú ngựa thồ,
Boxer, làm việc nhiều hơn
những con khác và nhận câu châm ngôn - "Tôi sẽ làm việc nhiều hơn nữa."
Chú
lợn Snowball tìm cách dạy các con thú khác đọc và viết (dù ít con muốn học đọc
và viết cẩn thận, và điều này đã góp phần vào việc những con lợn trở thành kẻ
cầm quyền); thức ăn thừa mứa; và trang trại hoạt động êm thấm. Những con lợn tự
nâng cấp chúng lên các vị trí lãnh đạo, thể hiện sự ưu tú của mình bằng các đặt
bên cạnh các loại thức ăn đặc biệt phục vụ cho sức khoẻ
cá nhân của chúng. Trong lúc đó, Napoleon bí mật lấy những chú chó con từ các
con chó trong trang trại và tự mình huấn luyện chúng. Khi Ông Jones tìm cách
lấy lại trang trại, các con vật đánh bại ông trong cái chúng gọi là "Trận
Cowshed." Napoleon và Snowball bắt đầu một cuộc cạnh tranh quyền lãnh đạo.
Khi Snowball tuyên bố ý tưởng về một cối xay gió, Napoleon nhanh chóng phản đối nó. Snowball thực
hiện một bài phát biểu nồng nhiệt để ủng hộ cối xay gió, trong khi đó Napoleon
triệu tập chín con chó của mình, và chúng đã đuổi Snowball đi. Với sự vắng mặt
của Snowball, Napoleon tuyên bố mình là lãnh đạo và thực hiện những thay đổi.
Những cuộc hội họp sẽ không còn được tổ chức nữa, và thay vào đó là một uỷ ban của những con lợn sẽ quyết
định điều gì sẽ xảy ra với trang trại; vì thế tạo ra một thứ giống với một xã
hội chuyên chế độc tài
Napoleon,
dùng một chú lợn trẻ tên là Squealer làm người phát ngôn của mình, thông báo
rằng Snowball đã ăn cắp ý tưởng về cối xay gió của Napoleon. Nhân vật Squealer trong trường hợp này có
thể coi là một sự ám chỉ tới một nhân vật thêu dệt (spin
doctor) chính trị. Các con vật làm việc nhiều hơn với lời hứa hẹn về một cuộc
sống dễ dàng hơn với chiếc cối xay gió. Sau một cơn bão mạnh, các con
vật thấy thành quả lao động của chúng đã biến mất. Napoleon và Squealer sau đó
tìm cách thuyết phục các con vật rằng Snowball là người đã phá huỷ cối xay gió,
dù theo những lời bàn luận miệt thị từ các trang trại xung quanh thực tế cối
xay gió bị phá huỷ bởi những bức tường được xây quá mỏng. Khi Snowball trở
thành kẻ giơ đầu chịu báng,
Napoleon bắt đầu thanh trừng trang trại, giết nhiều con vật mà nó buộc tội là
đi lại với Snowball. Trong lúc ấy, Boxer được dạy châm ngôn thứ hai:
"Napoleon luôn luôn đúng."
Napoleon
ngày càng lạm dụng quyền lực, vì thế cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho các con
vật; những con lợn áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát trong khi vẫn giữ các ưu tiên cho chúng. Những con lợn viết lại
lịch sử để kể tội Snowball và vinh danh Napoleon, ví dụ bằng cách nói rằng
Snowball đã chiến đấu cho loài người trong Trận Cowshed, và rằng Napoleon đã
đánh Snowball, trong khi trên thực tế Snowball bị trúng một viên đạn từ khẩu
súng của Jones. Squealer sửa chữa mọi tuyên bố do Napoleon đưa ra, thậm chí cả
sự thay đổi Bảy điều răn của Chủ nghĩa súc vật của những con lợn. "Không
con thú nào được uống rượu" nhanh chóng được đổi thành "Không con thú
nào được uống rượu quá mức" khi những con lợn phát hiện ra nơi cất
giấu rượu whiskey.
Bài hát "Beasts of England" cũng bị cấm vì lý do nó không thích hợp,
bởi theo Napoleon giấc mơ của Trại súc vật đã trở thành hiện thực. Nó được thay
thế bằng một bài hát ca ngợi Napoleon, và nó có vẻ đã chấp nhận cách sống
của một con người. Các con vật, dù lạnh, đói khát và phải làm việc quá sức, vẫn
tin tưởng theo tuyên truyền tâm lý rằng
chúng vẫn đang sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống trước kia với Ông Jones, người
chủ Trang trại Manor. Squealer lợi dụng trí nhớ kém của các con vật và sáng tác
ra các con số để thể hiện sự cải thiện của chúng.
Mr. Frederick, một
trong hai trại chủ láng giềng, đã lừa Napoleon bằng cách mua gỗ xẻ bằng tiền giả,
và sau đó tấn công trang trại, dùng thuốc nổ để phá huỷ chiếc cối xay gió mới được làm lại. Dù
những con vật của Trại súc vật cuối cùng đã giành chiến thắng, chúng phải trả một giá đắt,
bởi nhiều con thú, kể cả Boxer, đã bị thương. Squealer biến mất một cách bí ẩn
khỏi trận đánh. Boxer tiếp tục làm việc nhiều và nhiều hơn, cho tới khi cuối
cùng nó ngất đi
khi đang làm việc ở cối xay gió.
Napoleon
điều một chiếc xe bán tải tới chở Boxer tới bác sĩ thú y, giải thích cho những
con vật đang lo lắng rằng Boxer sẽ được chăm sóc tốt ở đó. Tuy nhiên, Benjamin
đã nhận ra khi Boxer được tống lên xe rằng thực tế chiếc xe thuộc về
"Alfred Simmonds, Kẻ giết Ngựa và Nấu Hồ", và cố gắng lên tiếng phản
đối, nhưng những nỗ lực tuyệt vọng của các con thú không mang lại kết quả.
Squealer nhanh chóng thông báo rằng chiếc xe đã được bệnh viện mua lại và giấy
của người sở hữu trước vẫn chưa được viết lại. Nó kể lại một câu truyện cổ tích
kịch tính và đầy nước mắt về cái chết của Boxer trong tay những bác sĩ giỏi
nhất. Trên thực tế, những con lợn đã gửi Boxer tới chỗ chết để đổi lấy tiền mua
thêm whiskey. Và vì thế lũ lợn lại tiếp tục say mèm.
Nhiều
năm trôi qua, và những con lợn học đi thẳng, mang theo roi da, và mặc quần áo. Bảy điều răn được
giảm xuống còn một câu duy nhất: "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng
một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác."
Napoleon
tổ chức một bữa tiệc cho những con lợn và người ở trong vùng (trong Trại
Foxwood bên cạnh, của Ông Pilkington),
người đã chúc mừng Napoleon vì có những con vật làm việc nhiều nhất nước với
lương thực ít nhất. Napoleon thông báo liên minh của mình với loài người, chống
lại các tầng lớp lao động của cả hai "thế giới". Sau đó nó xoá bỏ các
hành động và truyền thống liên quan tới Cách mạng, và đổi lại tên trang trại
trở về ban đầu là "Trại Manor".
Các
con vật, nghe được về việc đó, nhận ra khuôn mặt của những con lợn cầm quyền đã
bắt đầu thay đổi. Trong một ván poker, một cuộc tranh cãi nổ ra giữa Napoleon
và Ông Pilkington khi cả hai đều chơi quân bài Át Bích, và các con vật nhận ra rằng những
bộ mặt của những con lợn khi đó hầu như đã giống với mặt người và rằng không ai
có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng.
THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY
Pavel Korchagin là nhân vật chính của tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho nhiều độc giả yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.... Ngày nay, khi đọc tác phẩm theo quan điểm rộng hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại còn là cuộc đấu tranh với bóc lột, đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với áp bức và bất công, với chiến tranh và xung đột...
Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước, trong đó có Việt Nam.
Nội dung
Pavel
Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong
khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô
khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tonya và sau này trở thành
người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu
trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ
rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó,
lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng,
theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con
đường này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám
yêu một lý tưởng. Nhà Tonya lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: "Anh trước hết
là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có
gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng".
Pavel
đã chia tay Tonya mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống
hiến sức trẻ thanh niên của mình cho những công việc phục vụ cho nhân dân,
cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng
với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tonya. Công việc ở đây rất
cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con
đường sắt cho kịp trước khi mùa đông
tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì
không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tonya đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã
hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và
đang xúc tuyết,
tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay
anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn
không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và "sặc mùi băng phiến".
Sau
này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp
Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí...
Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt,
vôi hóa cột sống, phải
ngồi xe lăn, có một y tá
chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không
được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu
mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện
ngày nào.
BÀ BOVARY
Trước tòa, để bênh vực tác phẩm và tác giả, luật sư bào chữa cho rằng, nhân vật chính trong truyện ngoại tình chỉ là do một chuỗi những đau khổ, ăn năn hối hận, rồi đi tới một hình phạt cuối cùng, một kết thúc bất ngờ đối. Chính ở chỗ kết cục đó mà cuốn sách rất mực đạo đức và bổ ích. Rốt cuộc, chính ủy viên công tố cũng phải thừa nhận tác phẩm là một bức tranh tuyệt vời về mặt nghệ thuật nhưng là một bức tranh đáng báng bổ về mặt đạo đức, có hại cho luân lý xã hội, song tác giả được tuyên bố vô can. Vụ án có một không hai đó (năm 1857), đã gây nên một tiếng vang lớn trong dư luận đương thời và làm nó trở lên nổi tiếng. Sau khi được tuyên bố trắng án nó trở thành một cuốn sách bán chạy nhất trong năm 1857.
Hiện nay nó vẫn là một cuốn sách được nhiều người biết đến. Năm 2007, trong một cuộc bầu chọn 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Time tổ chức khảo sát lấy ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời như Franzen, Mailer, Wallace, Wolfe, Chabon, Lethem, King, kết quả Bà Bovary đứng thứ 2 trong danh sách, chỉ sau tác phẩm đứng đầu Anna Karenina của Tolstoy.
Nội dung
Tác
phẩm bắt đầu bằng việc giới thiệu Charles Bovary, một anh chàng lớn con thực
thà và chậm chạp, làm đối tượng gây cười cho bạn bè trong lớp vì vẻ
"thộn" của mình, là loại người không có cá tính, không có khả năng gây ra
một sự ngạc nhiên nào cho ai. Tuy vậy, anh ta hiền lành chăm chỉ, tuy không
thông minh nhưng cũng lên lớp đều đều rồi theo học y sĩ, cuối cùng "ra
trường một cách vất vả", và về quê làm nghề thầy thuốc.
Là
người con ngoan không bao giờ có ý kiến và quan niệm riêng, Charles đã cưới một
bà góa lớn tuổi "nghe đồn là khá giả" theo sự quyết định của bố mẹ
anh ta. Cuộc hôn nhân cũng êm ả nếu không có sự ghen tuông của vợ anh. Nhất là
từ khi Charles đi chữa bệnh cho một chủ trại và quen biết với con gái ông ta,
cô Emma. Người vợ lớn tuổi của anh ta chết sau một cơn uất ức. Một thời gian
sau đó, Charles cưới Emma.
Emma
là thiếu nữ có học, được nuôi dạy trong trường dòng cho đến năm 18 tuổi mới về
nhà. Thay vì học giáo lý vì các khuôn phép, ra khỏi trường Emma chỉ còn giữ lại
một tâm hồn lãng mạn khát khao đi tìm một bóng hình lý tưởng, như trong các
tiểu thuyết mà cô đã đọc lén khi còn ở trường dòng. Về nông thôn chẳng bao lâu,
Emma chán ngán cuộc sống tẻ nhạt, nhận lời lấy Charles và thất vọng sâu sắc
ngay sau cuộc hôn nhân. Nỗi buồn chán càng tăng lên sau một lần cô tham gia vũ
hội, những cảm giác ngây ngất khi được tiếp xúc với cái xã hội náo nhiệt phồn
hoa như tiểu thuyết. Nhưng sau đó lại buộc phải trở lại sống một cuộc sống tẻ
nhạt. Để vợ khuây khỏa, Charles đưa Emma lên Yonville. Họ có một đứa con gái,
nhưng Emma chẳng ngó ngàng gì đến con, bỏ mặc nó cho người vú nuôi.
Một
lần nữa Emma lại chán ngán cuộc sống ở đây, với những con người chán ngắt, xấu
xí, dốt nát và giả dối nhưng được xem là thành đạt và khả kính - với những đại
diện tiêu biểu như dược sĩ Homer, người thu thuế Binet... Emma đã gặp Léo
Dupuis - một thanh niên đang là luật sư tập sự tại thành phố đó. Dù rất si mê
Emma nhưng anh ta không dám ngỏ lời vì sợ ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp mà anh ta hãy còn đang tập
sự. Emma thất vọng và trong một buổi hội chợ của thành phố, cô gặp Rodolphe và
sa ngã trước những lời tán tỉnh của hắn. Vì lúc ấy trong lòng Emma rất cô đơn
trống trải đang mong đang cái gì đó khác với sự đơn điệu thường ngày; bên cạnh
một ông chồng hiền lành nhưng thô kệch, đã từng thất bại một lần khi liều lĩnh
giải phẫu chân cho một người bị tật trong khi Emma chờ đợi thành công để tìm đôi
chút lý tưởng về anh ta.
Cuộc
dan díu với Rodolphe kéo dài cho đến khi y chán Emma, còn cô thì muốn kết thúc
mối tình lãng mạn là một cuộc bắt cóc và chạy trốn đầy say mê như trong tiểu
thuyết. Thêm vào đó khi dan díu với Rodolphe, Emma đã bị một tên lái buôn là
L'heureux gạ gẫm cô mua sắm không tiếc tay và cô bắt mắc nợ. Rodolphe lẩn trốn
sau khi để lại một bức thư "đầy đau khổ", Emma lâm bệnh.
Một
thời gian sau Emma gặp lại Léon. Lúc này anh ta đã là luật sư và không còn ngần
ngại gì nữa. Emma lại lao vào cuộc dan díu mới và rồi kết thúc bằng sự chán nán
cả Léon. Khi ấy thương gia L'heureux báo cho Emma biết cô đang mắc nợ rất nhiều
và nếu cô không trả kịp thì hắn sẽ tịch thu tài sản. Emma hốt hoảng tìm đến các
tình nhân cũ nhờ giúp đỡ nhưng đều bị từ chối. Không dám thú thật với chồng,
Emma tuyệt vọng ra cửa hàng của dược sĩ Homer mua một liều thạch tín và tự tử. Cái
chết đau đớn và vật vã của Emma làm cho Charles sa sút về thể xác lẫn tinh thần.
Và ít lâu sau, anh ta đột ngột chết khi đang ngồi ngoài ngoài vườn với con gái.
Câu chuyện kết thúc bằng việc gã dược sĩ Homer được thưởng huy chương Bắc đẩu bội tinh.
ĐỎ VÀ ĐEN
Giống như các tiểu thuyết sau đó của Stendhal như Tu viện thành Pacmơ (La Chartreuse de Parme), Đỏ và đen nói về sự phát triển khởi đầu của một nhân vật, một con người bắt đầu trưởng thành. Vai chính trong câu chuyện, Julien Sorel, là một người đàn ông thông minh và có nghị lực, anh nuôi dưỡng những ảo tưởng lãng mạn và trở thành con tốt đen cho các mưu đồ chính trị của những người có quyền lực sống quanh mình. Stendhal dùng hình ảnh một người anh hùng bị thất bại để châm biếm, chế nhạo đời sống xã hội Pháp thời đó, đặc biệt là thói đạo đức giả và việc xem trọng vật chất của tầng lớp quý tộc và báo trước những thay đổi trong xã hội Pháp sẽ xóa bỏ những tầng lớp này lẫn quyền lực của nó.
Cốt truyện
Nhân
vật trung tâm là Julien Sorrel một nhân vật "kiểu Stendhal" (Stendhalien)
được tác giả thể hiện qua hầu hết các nhân vật trong các tác phẩm của ông.
Julien Sorrel với vẻ đẹp thanh tú, hơi xanh xao nhưng thông minh sắc sảo, đầy
cá tính và có nhiều tham vọng. Anh là một thanh niên thuộc giai cấp
bình dân, là con một người xẻ cây ở địa phương Veriere nước Pháp.
Vì vậy, Julien Sorrel luôn luôn ấp ủ trong lòng giấc mơ thành đạt và tự khẳng
định cá nhân mình bằng danh vọng, vinh quang cho dù bằng con đường nào.
Vì
tham tiền,
bố Julien Sorrel đã buộc anh vào làm gia sư cho gia đình thị trưởng De Rênal.
Tại đây, anh bị chinh phục một phần vì vẻ đẹp dịu dàng đài các của bà De Rênal, còn một
phần khác anh vẫn là một
con người đứng ngấp nghé ở bên cánh cửa của xã hội
thượng lưu và đang muốn chinh phục nó. Anh đã bắt đầu cuộc chinh phục ấy bằng
cách chinh phục một người phụ nữ trong hàng ngũ của nó. Bà De Rênal là một phụ
nữ đa cảm, từ lâu vẫn sống trong sự phục tùng với ông chồng dốt nát, thô thiển
và nhiều tuổi hơn mình. Nên bà đã bị tính cách mạnh mẽ cộng với vẻ quyến rũ của
chàng gia sư trẻ tuổi này chinh phục. Cuộc tình vụng trộm đầy thơ mộng xảy ra
không được bao lâu thì có dư luận bàn tán. Ở Veriere vẫn luôn có những tranh
chấp ngấm ngầm về quyền lợi và danh vọng giữa những người có quyền thế lúc nào
cũng ganh ghét soi mói nhau, nên thị trưởng De Rênal rất sọ tai tiếng làm tổn
hại đến thanh danh hơn là đau khổ vì việc vợ ngoại tình, Julien Sorrel buộc
phải ra đi để bảo toàn danh dự cho bà De Rênal. Anh được một tu sĩ đỡ đầu, cho
vào học tại trường thần học, mong sau này có chút chức sắc trong giáo hội để
làm phương tiện đi lên. Xã hội
trước Cách mạng tư sản Pháp (1789) được chia thành 3
đẳng cấp: quý tộc, tu sĩ nhà thờ Thiên Chúa giáo và tư sản.Tại trường thần học,Julien
Sorrel không thể chịu đựng nỗi lối sống và thiết lập mối quan hệ với những
người xung quanh. Nên đường mượn phương tiện "áo chùng đen" của anh
không thể thực hiện được.
Anh
lại được gửi đến làm thư ký riêng cho Hầu tước De La Môle, một gia đình thế gia
vọng tộc của Pháp.
Do thông minh có năng lực và nhất là có cá tính đặc biệt, ngoại hình thu hút
quyến rũ nên Julien Sorrel đã tạo cho mình một nét riêng trong xã hội
thượng lưu đầy nghi thức nhàm chán của những con người sáo rỗng giả dối. Nên
một lần nữa, anh được Hầu tước tin dùng và yêu quý. Con gái hầu tước là tiểu thư Mathilde,
một cô gái thông minh, kiêu kỳ và có cá tinh mạnh mẽ đã dần dần bị chinh phục
bởi sự vượt trội của Julien Sorrel so với những chàng trong đám quý tộc mà cô
đã tiếp xúc. Trong mối quan hệ nửa tình yêu, nửa tính toán, vừa say mê vừa tỉnh
táo này Julien Sorrel tưởng như mình đã đạt đến mọi vinh quang khi biết
Matthilde có thai. Chính điều này, nên hầu tước buộc lòng phải thu xếp và bằng
mọi cách quý tộc hóa người thư ký của mình và tạo tương lai danh vọng cho anh
bằng sắc nhung phục "đỏ" của con đường binh nghiệp để xứng đáng trong
cuộc hôn nhân với Mathilde.
Do
áp lực của thế lực tôn giáo ở địa phương (Veriere), vốn không ưa gì sự thành đạt
quá nhanh của những thanh niên hãnh tiến như Julien Sorrel, bà De Rênal bị buộc
phải viết thư tố cáo với hầu tước về mối quan hệ giữa Julien với bà trước đây.
Mọi sự vỡ lở, Julien Sorrel bị tổn thương nặng, nên đã từ chối mọi sự đính
chính cần thiết để cứu vãn tương lai. Anh
trở về Veriere rình bắn bà De Rênal, dù bà không chết,
anh vẫn bị kết án tử hình. Anh từ chối mọi sự bào chữa của luật sư để chống án
khi anh đã nhận thức được rằng mình đã mắc tội lớn vì dám mơ màng tới việc ngoi
lên khỏi thân phận thường dân. Anh thấy rằng mình vẫn yêu bà De Rênal dù bà đã
đẩy anh đến đường cùng. Bà De Rênal cũng mất đột ngột sau vài hôm Julien Sorrel
bị xử tử.
ĐÔNG KI-SỐT
Tóm tắt
nội dung
Câu chuyện theo bước chân của Quixada,
một nhà quý tộc nghèo khoảng 50 tuổi sống ở miền Aragon và Castile,
trở về thế kỷ XV tại Tây Ban Nha. Tại thời điểm đó, những chuyện hoang đường
phi lý về các hiệp sĩ rất thịnh hành. Nhà quý tộc Quixada say mê những
truyện này đến độ cuồng si, bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua truyện hết. Đầu óc
chàng ta lúc nào cũng đầy những ý tưởng về sự mê hoặc, đánh nhau, thách đấu,
thương vong, oán trách, tình tứ, dằn vặt, những người khổng lồ, những lâu đài
tráng lệ, những thiếu nữ bị bắt cóc và các cuộc giải cứu người đẹp hào hùng.
Mọi sự tầm thường trong con mắt và suy nghĩ của chàng lại trở nên hoành tráng,
mỗi chủ quán là một vị đại thần, mỗi người cưỡi la là một chàng hiệp sĩ, ả gái điếm
thành công nương, quán trọ là
lâu đài tráng lệ.
Vì
danh dự bản thân và vì nhiệm vụ đối với nhân loại, Quixada quyết định trở thành hiệp sĩ
lang thang, chu du khắp bốn phương trời để cứu khốn phò nguy, diệt trừ yêu quái
và những lũ khổng lồ, thiết lập trật tự và công lý, thử thách mình bằng các
hiểm nguy như trong các truyện kiếm hiệp. Chàng ta đổi tên là Don
Quixote de la Mancha (nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha) rồi nhờ một tên chủ
quán, vốn xuất thân từ tầng lớp hạ lưu, phong cho
mình là hiệp sĩ.
Để
có tiền đi hành hiệp, Don Quixote bán nhà và vay một số tiền khổng lồ từ một
người bạn. Chàng đem bộ áo giáp của ông cha để lại đã bị han rỉ và
thủng lỗ chỗ ra đánh bóng và đội vào, phong cho con ngựa gầy còm cao lênh khênh
của mình cái tên rất kêu Rocinante (Rô-xi-nan-tê: con ngựa mạnh nhất trong các
con ngựa), và để đúng mốt của một hiệp sĩ lang thang phải có một người tình
xinh đẹp, chàng nghĩ đến một phụ nữ nông dân mà chàng thầm yêu từ hồi tuổi trẻ
và đặt cho cô ta cái tên Công nương Dulcinea del Toboso
(Đuyn-xi-nê-a, người
đàn bà đẹp nhất trong những người đàn bà).
Lần
ra đi thứ nhất Don Quixote nói với những người lái buôn phải khen Dulcinea del
Toboso là người đẹp nhất trần gian và kết thúc bằng một cuộc giao đấu của chàng
với những người lái buôn, vì họ không chịu thừa nhận Dulcinca del Toboso là
người đẹp nhất trần gian khi mà họ chưa từng thấy nàng. Don Quixote bị đánh nhừ tử và được một bác nông dân
đưa về nhà chăm sóc. Nhưng sau đó Don Quixote lại ra đi, lần này có thêm một giám mã là bác nông dân cục mịch Sancho Panza (Xan-chô
Pan-xa). Hai thầy trò hiên ngang cất bước, thầy là một hiệp sĩ cao lòng khòng,
cặp mắt mơ màng nghĩ về người tình Dulcinea del Toboso. Trò thì là một gã lùn
tịt, bụng phệ, cưỡi trên lưng con lừa mập lùn tên là Dapple, mộng tưởng khi
thầy công thành danh toại sẽ ban cho cai trị một vài hòn đảo mà ông chiếm được.
Từ đây bắt đầu những
"chiến công" hào hùng của hiệp sĩ Đôn Kihôtê. Trên cánh đồng vùng
Montiel chàng giao chiến với những cối xay gió mà trong mắt chàng đó là bọn người khổng lồ xấu
xa. Gặp đám kỵ binh hộ tống một chiếc xe chở một phu nhân chàng nghĩ ngay đến
một nàng công chúa bị bắt cóc đang cần chàng giải cứu. Gặp một đàn cừu, chàng
cho rằng đây là đoàn hùng binh của vị hoàng đế
oai quyền nhất thiên hạ, lập tức chàng kêu Sancho Panza dừng lại tiễn
đoàn hùng binh của vị hoàng đế
oai quyền nhất thiên hạ. Chàng tiếp tục ra đi và chợt gặp một đám tang nhà quý
tộc thuộc dòng họ Segovia. Nghĩ ngay tới việc một hiệp sĩ bị tử thương và chàng
phải có bổn phận thay mặt đám hiệp sĩ trả thù cho bạn, chàng đi theo tiễn đám
một đoạn mới đi tiếp.
Câu
chuyện tiếp tục với việc chàng đánh một anh thợ cạo đội chiếc chậu thau bằng
đồng mà chàng tưởng là chiếc mũ bằng vàng của Mambrino. Sau "chiến
thắng" này, chàng nghỉ chân tại một quán trọ và trong giấc ngủ đầy mộng
mị, chàng mơ thấy mình tham gia một trận chiến vinh quang nhất đời hiệp sĩ của
chàng, với chiếc mũ đỏ trên đầu, tay trái quấn chăn làm mộc đỡ, tay phải cầm
kiếm đâm chém lia lịa vào những tấm thân phì nộn của bọn khổng lồ làm máu của
chúng tuôn chảy ngập phòng. Thật ra, trong cơn mê sảng chàng đã đâm thủng hàng
chục túi rượu nho bằng da dê ở quanh phòng.
Sau
vụ này, Đôn Ki-hô-tê bị cha xứ và anh thợ cạo bắt phải trở về, nhưng rồi chàng
lại trốn thoát và tiếp tục những cuộc phiêu lưu mới với những kép hát lang
thang, tham dự đám cưới của ông nhà giàu Camacho, thám hiểm hang sâu của
Montesinos, đi trên một chiếc thuyền màu nhiệm tới thăm hai vị quận công vô
danh. Cặp vợ chồng này cho bác giám mã Sancho làm chúa một hòn đảo và Sancho tỏ
ra rất khôn ngoan trong việc cai trị.
Cuối
cùng, một người cạnh nhà và người nhà Don Quixote lập mưu để Don Quixote về nhà. Người cạnh nhà hoá trang thành hiệp sĩ để đánh với Don
Quixote với điều kiện "nếu ta đánh thua ta sẽ không làm hiệp sĩ nữa và nếu
ngươi thua thì ngươi không được làm hiệp sĩ nữa" và Don Quixote thua nên
Don Quixote trở về nhà. Khi chết, Đôn Ki-hô-tê tỏ ra là một người nhận thức
được tai hại của những cuốn truyện hiệp sĩ mà mình đã từng đọc khi viết những
dòng di chúc để lại cho đời.
A Q CHÍNH TRUYỆN
AQ chính
truyện là truyện vừa duy nhất của Lỗ Tấn được đăng tải lần đầu
trên "Thần báo phó san" ở Bắc Kinh trong khoảng thời
gian từ 4 tháng 12 năm 1921 đến 12 tháng 2 năm 1922. Sau đó truyện được in
trong tuyển tập truyện ngắn
"Gào thét" (呐喊, bính âm:
Nà hǎn) năm 1923 và là truyện dài nhất trong tuyển tập này. Tác phẩm này thường
được coi là một kiệt tác của Văn học
Trung Quốc hiện đại; nó cũng được coi là tác phẩm đầu tiên viết bằng
bạch thoại
văn sau phong
trào Ngũ Tứ (1919) tại Trung Quốc[1]. Theo gốc gác của
nhân vật A Q được nêu trong truyện thì "Q" ở đây phải đọc là
"qui/quei" nhưng trên thực tế hiện nay hầu hết người Trung Quốc đọc
theo cách phát âm của chữ cái "Q" trong tiếng Anh.
Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A
Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn
định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi
khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ "chúng đang đánh bố của chúng".
AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên khùng". A Q hay bắt
nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị,
quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh
thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu
đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực
đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy
giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng
thật là sâu sắc và châm biếm.
THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY
Pavel Korchagin là nhân vật chính của tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho nhiều độc giả yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.... Ngày nay, khi đọc tác phẩm theo quan điểm rộng hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại còn là cuộc đấu tranh với bóc lột, đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với áp bức và bất công, với chiến tranh và xung đột... Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước, trong đó có Việt Nam.
*
Thép đã tôi thế đấy !
đã một thời được coi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Pavel là một thanh
niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được
nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử
thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến,
được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tố quốc, cho cách mạng. Tác phẩm
đã truyền lại được cho những độc giả là thanh niên ngọn lửa và chất thép hào
hùng, một thứ rất cần thiết trong hành trang vào đời các bạn trẻ để họ có thể
sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đây là tác phẩm được coi là đặt nền móng cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Thép đã tôi thế đấy không phải là một tác
phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật
trung tâm Pavel chính là tác giả - Nikolai Ostrovsky. Là một người con Cách
mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật
Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay
lợi ích cá nhân mà viết. Nikolai Ostrovsky viết Thép đã tôi thế đấy!
trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể.
Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy.
Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao
nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách
mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu
được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn
sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quý phẩm chất của con người cách mạng.Thép đã tôi thế đấy! có một địa vị đặc biệt trong lịch sử văn học Liên Xô và nền văn học tiên tiến thế giới. Cách mạng tháng Mười thắng lợi, cuộc chiến đấu vĩ đại chưa từng có bao giờ của nhân dân lao động trên một dải đất Liên bang Xô Viết rộng lớn hàng ngày đề ra và đòi hỏi không biết bao nhiêu là anh hùng. Nhân dân Liên Xô, nhân loại tiến bộ chờ đợi văn học phản ánh và đào sâu cho mình hình ảnh con người anh hùng mới ấy. Lần đầu tiên trong văn học, N. A- xtơ-rốp-xki thu gọn được hình ảnh con người mới trong nhân vật Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin. Pa-ven không những khác hẳn với những anh hùng của các thời đại trước. Khác hẳn với những tác phẩm văn nghệ của những năm đầu cách mạng, thường ca ngợi lòng dũng cảm vô tổ chức, tả sức mạnh tràn trề, lớn khỏe của quần chúng như một sức mạnh bột phát, tự nhiên. Thép đã tôi thế đấy cho ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn nảy nở như thế nào, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thép đã tôi thế đấy ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên.
Nội dung
Pavel
Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong
khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao thanh niên Liên Xô
khác, anh cũng có người bạn gái chơi thân, cô tên là Tonya và sau này trở thành
người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu
trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ
rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó,
lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng,
theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản. Anh trai Pavel cũng theo con đường
này. Tônhia rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh và theo anh, không dám yêu
một lý tưởng. Nhà Tonya lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel nói: "Anh trước hết
là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có
gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng".
Pavel
đã chia tay Tonya mà theo lý tưởng mình đã xác định. Anh hăng hái, hồ hởi cống
hiến sức trẻ thanh niên của mình cho những công việc phục vụ cho nhân dân,
cho Tổ quốc. Trong thời gian xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng
với thành phố, tình cờ Pavel đã gặp lại Tonya. Công việc ở đây rất
cực nhọc, ngày đêm chịu đói rét, gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con
đường sắt cho kịp trước khi mùa đông
tới. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì
không đủ gỗ để sưởi ấm. Do vậy, Tonya đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã
hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và
đang xúc tuyết,
tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô đã không dám bắt tay
anh khi anh đưa tay ra và anh hiểu rằng, tình cảm cũ giữa hai người vĩnh viễn
không còn nữa. Cô giờ đây đã có chồng và "sặc mùi băng phiến".
Sau
này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp
Rita và được cô quý mến. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí...
Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt,
vôi hóa cột sống, phải
ngồi xe lăn, có một y tá
chăm sóc và động viên, dồn hết tình thương cho anh. Anh cảm thấy mình không
được quyền lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu
mới và chuyển sang viết sách vẫn với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện
ngày nào.
BA CHÀNG LÍNH NGỰ
LÂM
Ba chàng
lính ngự lâm (tiếng Pháp: Les trois
mousquetaires) là một tiểu thuyết
của văn hào người
Pháp Alexandre Dumas cha, là cuốn
đầu tiên của bộ ba tập truyện gồm Les Trois Mousquetaires, Vingt Ans
après (Hai mươi năm sau), và Le Vicomte de Bragelonne (Tử tước de
Bragelonne). Bộ tiểu thuyết kể về những cuộc phiêu lưu của chàng lính ngự lâm
d'Artagnan, từ lúc anh còn trẻ cho đến lúc già. "Ba người lính ngự lâm"
là cuốn nổi tiếng nhất và cũng là hay nhất trong bộ ba, đã được dựng thành phim
nhiều lần, cũng như phim truyền hình, phim hoạt hình Pháp, và hoạt hình Nhật Bản.
Nội dung
D'Artagnan
là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên
một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá
thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng đội lính ngự lâm, do đó ông
này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình. Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái
vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quý tộc. Anh này
đòi quyết đấu với d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó,
d'Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo
kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi,
còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau
buổi trưa. Cuối cùng d'Artagnan nhặt được một chiếc khăn tay của một lính ngự
lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn
đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người
kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi đó cấm đấu kiếm, và các vệ
sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến diễn ra và d'Artagnan
về phe các ngự lâm quân. Họ chiến thắng và d'Artagnan trở thành bạn thân của ba
chàng lính ngự lâm kia. Phương châm của họ là "Một người vì tất cả, tất
cả vì một người", một câu mà vế thứ hai được d'Artagnan lợi dụng rất tốt.
Tuy
có những cái tên thật ghê tởm và không quý tộc chút nào, rõ ràng cả ba anh lính
ngự lâm đều là quý tộc và họ dùng tên giả. Athos tỏ ra là một quý tộc cỡ bự, và
là người rất quý phái. Porthos thuộc loại thích khoe mẽ, còn Aramis là một anh
lăng nhăng nhưng muốn làm mục sư. Tuy chơi với ba anh lính ngự lâm nổi tiếng,
d'Artagnan không thể trở thành lính ngự lâm ngay được mà phải đi làm lính gác
của ông Des Essart để có kinh nghiệm. D'Artagnan thuê một căn phòng, mướn một tên hầu là
Planchet, và đem lòng yêu bà chủ nhà, bà Bonacieux. Bà này còn rất trẻ so với
ông chồng già, và là chỗ quen biết với hoàng hậu Anne. Hoàng hậu không yêu đức
vua Louis XIII, mà lại lăng nhăng với Quận công Buckingham. Bà đã đem chiếc
chuỗi hạt kim cương mà đức vua tặng để tặng lại cho người yêu. Hồng y giáo chủ
de Richelieu biết được
chuyện này và dùng kế nói đức vua buộc hoàng hậu phải đeo chuỗi hạt đi dự vũ
hội. Thông qua bà Bonacieux, hoàng hậu nhờ d'Artagnan đi lấy lại chuỗi hạt. Thế
là d'Artagnan cùng ba người bạn lên đường đi nước Anh, nhưng dọc đường cả ba
đều bị rớt lại do những lý do khác nhau, chỉ mỗi d'Artagnan đến được nước Anh
và đem chuỗi hạt về. Đêm dạ hội, hoàng hậu đeo chuỗi hạt và ông giáo chủ bẽ
mặt.
D'Artagnan quay lại tìm các
bạn mà anh bỏ lại dọc đường. Nhưng ông giáo chủ de Richelieu không phải là
người dễ tha thứ, và bà Bonacieux bị bắt cóc. D'Artagnan không thể tìm được bà, nhưng lại gặp Milady
de Winter, em dâu của bá tước người Anh de Winter, và là một phụ nữ quyến rũ.
Như thế là anh kiếm được tình nhân đầu tiên. Tuy nhiên d'Artagnan sớm khám phá
ra Milady có một bông hoa huệ trên vai, dấu ấn của một tội phạm, và cô ta chẳng
phải người Anh mà là một gián điệp. D'Artagnan lăng nhăng với cô hầu của Milady và lợi dụng cô
này để vạch mặt Milady và ăn cắp được một chiếc nhẫn sapphire. Milady nổi khùng
cầm dao dí vào cổ d'Artagnan
nhưng anh chạy thoát được.
La Rochelle
nổi loạn và d'Artagnan phải lên đường ra trận trong khi lính ngự lâm vẫn chưa
xuất phát. Cả bốn người đều nghèo đói và chuẩn bị quân trang là một thử thách
lớn. D'Artagnan
bán chiếc nhẫn chôm được của Milady và chia đôi với Athos. Athos nhận ra chiếc
nhẫn này là cái mà anh tặng vợ cũ của mình. Porthos đi lừa tiền của bà biện lý,
bà này mê tít Porthos và lấy tiền của ông chồng già cho Porthos, cộng với con
ngựa còm mà d'Artagnan trước đó đã bán đi. Aramis cũng kiếm được tiền từ các
tình nhân của anh. Ở La Rochelle, họ phát hiện ra Milady được lệnh đi ám sát
Quận công Buckingham, để đổi lại cô ta muốn giáo chủ de Richelieu giết
d'Artagnan. D'Artagnan
phái tên hầu là Planchet đi báo tin cho Buckingham, và Milady bị tóm cổ ở Anh.
Ở La Rochelle, d'Artagnan và ba người bạn đi ăn sáng và chống lại cả một
"quân đoàn" của địch. Với chiến tích này, anh được lên chức làm ngự
lâm quân. Hoàng hậu giải cứu được Constance Bonacieux và họ lập tức đi đến nơi
cô bị giam giữ.
Trong
khi đó, ở Anh, Milady đang ngồi tù. Cô bịa ra một câu chuyện rất hay để lừa sĩ
quan gác ngục là John Felton thả cô ra. Felton còn ngốc hơn cô tưởng, và Milady
lừa được anh rằng Quận công Buckingham là một kẻ độc ác còn cô chỉ là nạn nhân.
Felton tin rằng một cô gái quá xinh đẹp như Milady không thể nói dối
được. Anh xách dao đi tìm quận công và đâm một nhát chí mạng. Trong lúc đó
Milady ra thuyền và chuồn thẳng về Pháp. Cô ta trốn ở chính nơi mà bà Bonacieux
đang ẩn nấp, và khi biết được Constance Bonacieux là ai, Milady đầu độc
Constance để trả thù rồi bỏ chạy.
Sau
khi chứng kiến người yêu chết trong tay mình, d'Artagnan cùng Athos (nay được
biết là bá tước de la Fère, chồng đầu tiên của Milady), Porthos (tên thật là du
Vallon), Aramis (tên thật là d'Herblay), bá tước de Winter (anh của chồng thứ
hai của Milady, tìm cô ta để trả thù cho quận công Buckingham), và một người bí
ẩn mặc áo choàng đỏ đi lùng khắp vùng Flanders
để bắt Milady. Cô ta cuối cùng bị dồn vào đường cùng. Sáu người đàn ông bao vây
một phụ nữ ở giữa, kể ra vô số tội lỗi của cô ta, rồi người mặc áo choàng đỏ
đưa Milady ra thuyền để hành quyết. Khi trở về, d'Artagnan gặp giáo chủ de
Richelieu. Ông này chẳng tỏ ra đau buồn gì vì dù sao Milady cũng đã hoàn thành
nhiệm vụ giết Buckingham. Ông đưa cho d'Artagnan giấy lên chức thiếu úy ngự lâm
quân.
D'Artagnan đem đưa giấy
phong chức cho Athos, nhưng anh này cho biết mình sắp nghỉ hưu, và từ chối. D'Artagnan đưa cho Porthos
nhưng anh này cho biết rằng ông biện lý già mới chết, anh sẽ cưới bà biện lý
cùng tài sản khổng lồ mà ông biện lý già để lại. D'Artagnan đưa cho Aramis,
nhưng anh này muốn trở thành mục sư chứ không làm lính nữa. Cuối cùng,
d'Artagnan và các bạn chia tay. Và mãi 20 năm sau đó họ mới gặp lại nhau, khi d'Artagnan
một lần nữa muốn lợi dụng phần "mọi người vì một người" của khẩu hiệu
của họ.
BÁ TƯỚC MONTE
CRISTO
Bá tước Monte Cristo
(tiếng Pháp:
Le Comte de Monte-Cristo, một tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha.
Cùng với một tác phẩm khác của ông là Ba
chàng lính ngự lâm, tác phẩm thường được xem là tác phẩm văn học nổi
tiếng nhất của Dumas. Cuốn sách này đã được viết xong năm 1844. Giống như nhiều
tiểu thuyết khác của ông, tiểu thuyết này đã được mở rộng từ cốt truyện do
người giúp việc cho nhà văn Auguste Maquet cộng tác.Câu chuyện xảy ra tại Pháp, Italia, các đảo trong Địa Trung Hải và Levant trong thời kỳ các sự kiện lịch sử trong năm 1815 - 1838 (ngay trước sự kiện Một trăm ngày dưới sự cai trị của Louis-Philippe của Pháp). Sự sắp đặt lịch sử là yếu tố cơ bản của cuốn sách. Câu chuyện chủ yếu liên quan đến các chủ đề công lý, sự báo thù, lòng từ bi, và lòng khoan dung, và được kể theo phong cách một câu chuyện phiêu lưu. Dumas lấy ý tưởng cho cuốn Bá tước Monte Cristo từ một câu chuyện thật mà ông tìm thấy trong một quyển hồi ký của một người đàn ông có tên Jacques Peuchet. Peuchet thuật lại câu chuyện của một người thợ đóng giày có tên Pierre Picaud, một người sống ở Paris năm 1807. Picaud đã hứa hôn với một người phụ nữ giàu có, nhưng bốn người bạn ghen ghét đã vu khống tố cáo ông làm gián điệp cho Anh. Ông đã bị tống vào ngục trong 7 năm. Trong thời gian ở tù, một người bạn tù lúc hấp hối đã tiết lộ cho ông một kho báu được giấu ở Milano. Khi Picaud được thả năm 1814, ông đã lấy được kho báu, trở về với một tên gọi khác và đến Paris và sống ở đó 10 năm và đã trả thù thành công đám bạn cũ đã vu khống kia. Nhưng sau khi trả thù được người cuối cùng đã vu khống mình, ông chợt nhận ra rằng trả thù sẽ chẳng có gì là tốt đẹp sau khi trả thù.
Nội dung
Câu
chuyện bắt đầu với việc chiếc tàu Pharaon của hãng buôn Morrel cập cảng Marseille,
người điều khiển con tàu là Edmond Dantès, một thanh
niên 18 tuổi và là thuyền phó của tàu. Trong chuyến đi lần này, thuyền trưởng
tàu là Leclère bị bệnh qua đời, trước khi mất, ông đã đưa cho Dantès một bức
thư và dặn anh phải trao tận tay cho Napoléon Bonaparte lúc này đang ở đảo Elba. Dantès đã làm theo
lời ông và sau đó Napoléon lại bảo anh trao một bức thư cho ngài
Noitier ở Paris.
Lúc trở về Marseille,
Edmond được ông Morrel thăng chức thuyền trưởng, Edmond xin phép nghỉ 2 tuần để
đi Paris trao bức thư và sau đó tổ chức lễ cưới với cô Mercédès xinh đẹp.
Danglars,
một tên kế toán của tàu Pharaon, luôn ghen ghét Dantès, đã lập ra một kế hoạch
để hãm hại anh. Hắn mời Fernand Mondego, anh họ của Mercédès, một người say mê
nàng nhưng không được đáp lại, cùng với Caderousse, hàng xóm của Edmond đi uống
rượu. Danglars viết một bức thư nặc danh tố giác Edmond cấu kết với Napoleon
rồi xui Fernand gửi lên chính quyền.
Edmond
bị bắt ngay trong lễ cưới. Người hỏi cung anh là phó biện lý Villefort. Lúc
đầu, nhìn vẻ mặt lương thiện của Edmond, hắn định tha cho anh, nhưng khi thấy
tên Noitier trên bức thư, hắn rất bàng hoàng và vội vàng đốt bức thư, sau đó
hắn cho giam Edmond vào nhà tù If. Ở
đây, Edmond may mắn gặp được cha Pharia, một người thông thái. Cha
này đã
truyền cho chàng những kiến thức lịch sử, vật lý, ngoại ngữ và đặc biệt hơn cả
là bí mật về kho báu.
Sau
khi cha Pharia qua đời, Edmond đã vượt ngục thành công và sở hữu một số của cải
khổng lồ. Ông
bí mật đổi tên thành bá tước Monte Cristo và thâm nhập vào giới thượng lưu
Paris. Bá tước đã lần lượt trả ơn
những người đã giúp đỡ và trừng phạt thích đáng những kẻ tâm địa xấu xa đã từng
hại mình. Bá
tước Monte Cristo là câu chuyện thể hiện sâu sắc quy luật nhân quả ở đời: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM
Sông Đông
êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон) là bộ tiểu thuyết
vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này,
Sholokhov đã được tặng Giải
Nobel văn học năm 1965.
Sau
khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân
năm 1920,
Sholokhov trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông
(nay là tỉnh Rostov, Liên bang Nga)
năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát
hành:
- Phần một, (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
- Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt.
- Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.
Bản
dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được
in thành tám tập. Năm 2005,
được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ
lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn
học gộp thành hai quyển.
Nội dung
Sông Đông êm đềm
miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ 1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý
rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ukraina,
Ba Lan,
Romania cho đến Sankt-Peterburg,
Moskva
nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông
và tập trung vào một làng Cossack ven sông. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã
quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người
Thổ Nhĩ Kỳ bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori
Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là
người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng
xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng.
Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi
nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính
khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có
người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức
trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do
cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh George đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo,
vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó. Ở quê nhà, Aksinia sống
trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh
tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và
về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và
sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày
hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ "bên Đỏ" rồi lại sang "bên
Trắng". Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì
nhưng vó ngựa Cossack
của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm
máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối
lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và
Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết
Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia
cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh
chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng
Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một
người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết
trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho
những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt
giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết
ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori
đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên
đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay
Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông
như một hành động giã từ vũ khí. Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai.
Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân)
giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất.
Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
Đặc điểm
Người
ta thường so sánh Sông Đông êm đềm với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này
một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực
mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và
Gogol[1].
Ngay
từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông
dân Cossack
vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến
gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia
đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của tiểu thuyết mở rộng dần sang những
vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với những biến động của lịch sử diễn ra trên
đất nước: những định kiến của người dân Cossack, vốn trước kia
được Nga hoàng
ưu đãi đặc biệt nhằm mua chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào cách mạng,
sự phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc biệt phức tạp và ác liệt
vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác phẩm tập trung miêu tả
bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung đột gia đình gắn với xung đột
xã hội.
Cũng
như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông
Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn
cảnh, tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số
phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi thảm trong
dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ
sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian
rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi
nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng
biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến tầng lớp phú
nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên
đến những chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo,
từ những chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu
thương say đắm và giàu lòng vị tha. Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn
Aksinia và cũng nhớ cả "lọn tóc trên cái gáy rám nắng" của nàng. Tính
hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng
nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời
vẫn luôn là như vậy. Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành
giật tình yêu nhưng cũng không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả
bản năng rất đàn bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và
yếu đuối. Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng
thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của
vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh
vật quê hương, những tập tục, những bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện
với con người.
Trong
Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp
trung nông bị cuốn xoáy vào cuộc nội chiến sau Cách mạng tháng 10 Nga. Tính
cách của Gregori phức tạp, mâu thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng,
nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và
quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư
hữu. Với những định kiến đã hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng
cách mạng đã tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào
truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack không theo phe đỏ
cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra ngay
trên quê hương sông Đông, ngay trong những người Cossack đã không cho phép
họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã đi theo quân bạch vệ chống chính quyền
Xô Viết. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy
mình lạc lõng, đau khổ với những quyết định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà
mà trong thâm tâm vẫn chưa xác định được con đường tất yếu phải đi. Những định
kiến và tư tưởng cũ vẫn níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có
lúc chàng gia nhập hồng quân,
có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng
xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường, không tìm
thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết
cục thảm thương và bản thân chàng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội
phản bội chính quyền xô viết
và bên mình không còn một ai thân thích.
Không
chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn đề muôn thuở của
con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan hệ họ tộc và làng xóm
được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân
thực, sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một vùng đất của người Cossack và của người dân Nga nói chung trong thời
kỳ Nội chiến.
"Sức
mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi sông Đông, ông
đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô viết.'"
chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.
Nghi vấn
về tác giả
Sau
khi Sông Đông êm đềm được xuất bản và kéo dài nhiều thập kỷ, trong tình
trạng bản thảo bị thất lạc sau những năm phát xít Đức chiếm đóng Veshenskaya,
đã dấy lên những cuộc tranh luận về việc Sholokhov đã viết tác phẩm này phần
lớn dựa trên bản thảo của một nhà văn Cossack đồng hương, sĩ
quan Bạch vệ Fyodor Kryukov (đã mất năm 1920). Nhà văn Alexandr Isayevich Solzhenitsyn (Giải
Nobel Văn học năm 1970)
là một trong những người ủng hộ tích cực nhất quan điểm này.
Các
luận cứ chính được đưa ra là:
- Sholokhov là người ít học (ông chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân)
- Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928, Sholokhov mới 23 tuổi)
- Các tác phẩm sau này của Sholokhov có chất lượng văn chương kém hẳn Sông Đông êm đềm.
Năm
1984, một tập thể
các nhà khoa học Bắc Âu đứng đầu là Geir Kjetsaa, Giáo sư trường Đại học Oslo đã áp dụng các phương pháp khoa
học để dùng máy tính phân tích, so sánh văn bản của Sông Đông êm đềm với
các tác phẩm khác của Sholokhov và đưa ra kết luận ủng hộ quan điểm ông chính
là tác giả[3].
Tháng
11 năm 1999,
Ủy ban Di sản
văn học của Sholokhov đã họp báo công bố tìm thấy bản thảo phần một
và phần hai của Sông Đông êm đềm. Các công việc của ủy ban này đã được
Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ, giúp đỡ.
MẬT MÃ DA VINCI
Tổng hợp các thể loại hư cấu trinh thám, giật gân và âm mưu, quyển sách là một trong bốn tiểu thuyết liên quan tới nhân vật Robert Langdon, cùng với Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons), Biểu tượng thất truyền (The Lost Symbol, trước đây được biết đến với tên The Solomon Key)[1] và Hỏa ngục (Inferno).
Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che giấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Roma biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo.
Lược
truyện
Truyện
bắt đầu bằng những nỗ lực của giáo sư môn "Biểu tượng Tôn giáo"
(Religious Symbology) Robert Langdon tại Đại học Harvard cùng Sophie Neuveu - cháu gái
của Jacques Saunière nhằm làm sáng tỏ cái chết bí mật của người quản lý nổi
tiếng Jacques Saunière của Bảo tàng Louvre tại Paris. Thi thể của
Saunière được tìm thấy sâu trong Bảo tàng Louvre trong tư thế tương tự như bức
tranh nổi tiếng Người Vitruvius (Vitruvian Man) của Leonardo Da
Vinci, với một thông điệp bí ẩn viết cạnh, và một hình sao năm cánh
(ngũ giác)
vẽ trên bụng bằng máu. Như tên của tiểu thuyết hàm chỉ, các thông điệp đầy ẩn ý
từ các tác phẩm của Leonardo như Mona Lisa
và Tiệc Ly
(Bữa tối Cuối cùng) (The Last Supper) xuất hiện xuyên suốt tác
phẩm dẫn dắt các manh mối làm sáng tỏ vụ án đầy bí mật này.
Có
hai bí ẩn trong cái chết của Saunière:
- Bí mật nào mà Saunière che giấu đã đem đến cái chết của ông ta?
- Ai là chủ mưu việc ám sát?
Câu
chuyện dẫn độc giả theo nhiều sự việc và kết cấu cùng xảy ra đan xen, với nhiều
nhân vật khác nhau, nhưng đều có liên quan đến vụ án. Chỉ vào lúc kết thúc,
toàn cảnh câu chuyện mới trở nên rõ ràng, vì vậy độc giả bị cuốn hút từ đầu đến
phút cuối.
Để
làm sáng tỏ câu chuyện, Dan Brown đã lồng nhiều suy luận về các trò chơi đảo
lộn chữ cái (anagram), cách "chơi chữ"
bằng nhiều ngôn ngữ đã thất truyền, và cách giải thích các con số liên quan.
Đáp án cuối cùng có liên quan mật thiết đến địa điểm cất giấu Chén Thánh (Sangreal, Holy Grail) và của
một hội kín bí mật là Tu viện Sion (Priory of
Sion) và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar). Một
tổ chức tôn giáo khác là Opus Dei cũng có liên hệ đến cốt truyện. Nhưng có chính xác
vậy không, tuy chỉ là trong hư cấu? Tác giả không kết luận điều gì, cũng không
lên án hoặc tố cáo ai, mà để cho độc giả tự diễn giải. Vì vậy, độc giả tuy đọc
cùng một tiểu thuyết nhưng lại có cách hiểu khác nhau.
Đến
cuối câu chuyện, nhiều tình tiết được nêu ra để làm tiền đề cho quyển thứ ba và
cuối cùng trong loạt tam phẩm này, Chìa khóa Solomon. (xuất bản năm
2009).
VÕ SĨ ĐẠO CUỐI CÙNG
The Last Samurai
Võ sĩ đạo
cuối cùng, hay Võ sĩ Samurai cuối cùng (tiếng Anh: The Last Samurai)
là bộ tiểu thuyết của John Logan. Nội dung nói về chiến tranh Tây Nam giữa triều
đình Minh Trị và các samurai
vùng Satsuma do Saigō
Takamori lãnh đạo.
Tác phẩm kể chuyến phiêu lưu của Đại úy Nathan Algren trên Đế
quốc Nhật Bản. Nathan Algren được mời tới làm cố vấn cho triều đình Thiên
hoàng Minh Trị. Algren giữ vai trò là cố vấn quân sự và huấn luyện
quân đội. Nhưng những trận chiến anh từng tham gia dường như quá xa xôi và phù
phiếm.Năm 1876, nước Nhật có những thay đổi lớn lao về kinh tế, chính trị và xã hội, đặc biệt từ sau cuộc Minh Trị Duy Tân, khiến đời sống người dân bị xáo trộn mạnh mẽ. Thiên hoàng Minh Trị có thông điệp vĩ đại trước triều đình như sau:
Thiên hoàng bấy giờ còn non trẻ, nên nhà tài phiệt Omura dễ xỏ mũi, lấn lướt. Omura là một viên đại thần bán nước, vinh thân phì gia, câu kết với ngoại bang, lại còn mượn chiêu bài canh tân quốc gia, quân đội mà bắt Thiên hoàng phải làm theo ý mình. Nhưng bên cạnh đó, những cái mới của phương Tây không làm cho Thiên hoàng Minh Trị hoa mắt:
Những cải cách của triều đình Minh Trị đã không đem lại lợi ích cho tầng lớp samurai: họ không còn được tôn sùng như trước, lại bị tước bỏ nhiều đặc quyền vốn có. Điều này khiến cho một làn sóng bất bình nổi lên. Người chiến binh Katsumoto Moritsu vốn là một trung thần, đã lãnh đạo một lực lượng nổi dậy đấu tranh với Triều đình Đế quốc Nhật Bản. Trong khi đánh dẹp quân nổi dậy, Nathan bại trận và bị bắt làm tù binh. Trong quá trình tiếp xúc với những samurai, người tù binh Nathan đã trở nên say mê những đường kiếm tuyệt diệu. Dần dần, anh trở nên thân thiết với gia đình Katsumoto dù trước đó anh từng là kẻ thù giết em rể của ông.
Một đêm, khi mọi người đang xem một vở hài kịch, một nhóm sát thủ ninja tấn công ngôi làng của các chiến binh samurai. Các samurai đã đánh tan nhóm ninja kia, nhưng cũng phải hứng tổn thất nặng nề. Algren cho rằng chính quan đại thần Omura đã hạ lệnh cho nhóm ninja trên tấn công, như sứ quân Katsumoto không tin.
Thế rồi, vườn anh đào nở rộ, bông tuyết tan chảy, bước sang mùa xuân năm 1877. Thiên hoàng ra sắc lệnh mới đòi trao trả tù binh và Katsumoto được vào chầu vua. Tại kinh đô Tōkyō, Katsumoto không thuyết phục được Thiên hoàng giữ lấy truyền thống văn hóa Nhật Bản, lại còn bị bắt giữ trong một buổi họp. Nathan Algren cũng chia tay những người bạn tốt mà trở lại Tokyo. Về đến kinh đô, anh được cử đi trấn áp phe Katsumoto, anh dứt khoát chối từ và tìm cách giúp những samurai chân chính. Cùng với người bạn là Simon và những chiến binh samurai dưới trướng Katsumoto, Algren đã cứu được Katsumoto và đưa ông về căn cứ của quân nổi dậy.
Sau đó, Nathan cùng sứ quân Katsumoto tổ chức đội quân võ sĩ đạo để đối phó với quân đội triều đình được trang bị đầy đủ hoả khí. Với ý chí quân nhân và tinh thần võ sĩ đạo, Nathan đã thuyết phục Thiên hoàng Minh Trị không quay lưng lại nền văn hoá lâu đời của nước Nhật.
Cuối cùng một trận chiến đã xảy ra giữa đội quân bạo loạn của các samurai với Lục quân Đế quốc Nhật Bản, được sự giúp đỡ của người Mỹ. Tuy phiến quân samurai có kĩ thuật và vũ khí thô sơ nhưng tinh thần võ sĩ đạo không sợ chết và cách đánh quân dàn trận dày dặn kinh nghiệm đã giúp họ đánh bại súng đạn. Khi vào khúc cuối của trận chiến, tưởng chừng như các samurai đã gần thắng nhưng Lục quân Đế quốc dùng súng hạng nặng nả tới tấp vô đội quân samurai. Vì nỗi nhục thất bại và tuân theo tinh thần võ sĩ đạo, Katsumoto nhờ Algren giúp ông thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát); Algren đồng ý, thế là cuộc đời của người chiến binh Katsumoto kết thúc. Trước cảnh tượng này, Lục quân Đế quốc quỳ trước Katsumoto, tỏ lòng kính phục người samurai thất thế. Trong quân nổi dậy, Nathan Algren là người duy nhất sống sót. Khi bị dẫn về gặp Thiên hoàng Minh Trị, Algren quỳ xuống và dâng thanh kiếm của Katsumoto cùng với "tất cả những gì chứa đựng trong nó" cho Thiên hoàng, tỏ ra mình và Katsumoto vẫn một mực trung thành với Thiên hoàng. Cuối cùng, khi nghe kể về công lao của người chiến binh Katsumoto, Thiên hoàng Minh Trị đã rơi nước mắt. Thiên hoàng nhận ra lẽ phải và quyết định ra lệnh duy trì truyền thống vốn có và lâu đời của tầng lớp samurai. Ngoài ra, Thiên hoàng cũng nhận ra mình không phải là vị vua bù nhìn của nhà tài phiệt Omura, và buộc Omura phải rời khỏi triều đình.
Tác phẩm đã được
chuyển thành phim rất thành công năm 2003, do Tom Cruise thủ vai chính.
FAUST
Faust là tác phẩm kịch của thi sĩ,
nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà khoa học, chính khách, nhà triết học
Đức
lỗi lạc Johann Wolfgang Goethe (1749-1832). Tác
phẩm gồm hai phần, phần I được xuất bản vào năm 1806, phần II được Goethe nhuận sắc và hoàn thành vào 1832, trước khi tác giả từ
giã cõi đời.
Nội dung
Nhân
vật trung tâm của tác phẩm là Faust, một học giả
thông minh, tài giỏi trong chế độ phong kiến, là một người luôn miệt mài nghiên cứu khoa học. Phòng
làm việc của chàng là hàng lô những dụng cụ nghiên cứu và sách vở chất đến trần
nhà. Faust đã học qua tất cả các khoa của trường đại học, đỗ tiến sĩ
và làm giáo sư
mười năm liền. Danh tiếng lừng lẫy, song kiểm điểm lại chàng thú nhận mình vẫn
"thông minh như cũ" và những hiểu biết của chàng quá hữu hạn so với
bao điều bí mật chưa tìm ra được trong vũ trụ. Sách vở nhà trường không giúp
chàng hiểu được cội nguồn của vạn vật và những mối quan hệ bên trong của chúng.
Chàng chán ngấy lối học kinh viện trong trường đại học với những "lý
thuyết màu xám ngắt", muốn rời bỏ nó để tìm về "cây vàng của cuộc đời
tươi xanh". Đã có lúc chàng định uống thuốc độc tự tử.
Faust
mong muốn có một sức mạnh huyền bí nào đó mà nhờ nó chàng có thể thỏa mãn khát
vọng khám phá tận cùng của tri thức. Với quyển sách hướng dẫn ma thuật, chàng
đã từng gọi thần đất đến với mình, nhưng thần đất làm chàng hoảng sợ.
Chàng
có một viên trợ giáo là Vacne, một gã sinh đồ khô khan và quen tầm chương trích
cú làm chàng chán ngấy. Một hôm cùng gã đi ra miền quê dạo chơi nhân ngày lễ Phục sinh, chàng bắt gặp quỷ Mephisto
đội lốt một con chó đen. Nó theo chàng về nhà và hứa sẽ giúp chàng thỏa mãn mọi
điều chàng khát khao, nhưng nếu thua cuộc chàng phải trút linh hồn cho quỷ để
chịu kiếp nô lệ ngàn đời. Giữa quỷ và người lập tức diễn ra một sự thách thức:
Faust tự đề ra cho mình kế hoạch không ngừng nỗ lực vươn lên để làm giàu vốn
tri thức về xã hội và thiên nhiên, "muốn tìm tuyệt độ cao siêu, muốn dò
tận cùng bí mật", lại muốn "chứa vào lòng mọi bi, hoan, thiện, ác của
trần gian". Nhưng nếu quỷ có thể ngăn được không cho chàng thực hiện được
điều đó, làm chàng thỏa mãn với chính mình, mê hoặc được chàng bằng lạc thú
thấp hèn thì chàng thua cuộc.
Từ
đó, quỷ tìm mọi cách quyến rũ Faust, đưa Faust đến với các cuộc chè chén trong
giới sinh viên,
dùng pháp thuật làm Faust trẻ lại và bố trí cho
Faust gặp nàng Gretsen, một cô gái xinh đẹp và trong trắng, với ý định để chàng
vui với tình yêu mà từ bỏ kế hoạch tiếp tục hành trình khám phá khoa học. Tình
yêu say đắm giữa hai người bị quỷ chi phối khiến họ gặp biết bao khổ cực, oan
trái: mẹ, anh trai của Gretsen bị quỷ mượn tay Faust giết chết, con của Faust
và Gretsen vừa sinh cũng bị giết. Chính quyền phong kiến bắt giam và xử tử
Gretsen.
Faust
tìm cách cứu Gretsen thoát khỏi lao tù nhưng không được do nàng cự tuyệt bỏ
trốn. Rời khỏi nhà tù, chàng ngủ trên bãi cỏ đầy hoa dại, bầy tiên nữ ca hát
của chàng làm chàng quên hết đau buồn, lòng trào dâng hối hận và muốn hăng say
hoạt động trở lại. Chàng cùng quỷ đến Kinh đô,
giúp vua chế tạo ra tiền giấy
trang trải mọi khoản chi tiêu nợ nần. Rồi chàng dùng phép thuật tìm về thế giới
Hy Lạp
cổ, chung sống với nữ thần Helen. Hai người sinh được một đứa con trai nhưng vì nó quá
nghịch ngợm nên đã bay lên trời, Helen vợ chàng cũng bay theo con. Faust lại
quay về phương Bắc giúp vua dẹp tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi và được vua
thưởng công cho một khu đất hoang hóa bên bờ biển. Khi đó Faust đã trăm tuổi,
quỷ lo sợ Faust chiến thắng bèn làm mắt chàng bị mù, nhưng Faust vẫn nỗ lực
chiêu mộ dân chúng đến khai phá, cải tạo thiên nhiên. Trước khi chết, Faust đã
dự cảm được rồi đây "một nhân loại tự do sẽ sống trên mảnh đất tự do"
mà họ đã khai phá đó.
Ý nghĩa
Trên
nền cốt truyện dân gian về một con người bán linh hồn cho
quỷ dữ để thỏa mát khát khao hiểu biết và các ước mơ, Goethe đã đưa vào Faust
nội dung triết lý sâu sắc nhằm chống lại các tín điều tôn giáo: con người không
phải là một sinh vật độc ác; con người có bản tính nhân đạo và luôn có nỗ lực
vươn lên không ngừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục mọi thế
lực hắc ám trong xã hội, làm chủ vận mệnh của mình nhằm mang lại một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Tác phẩm đề cao con người, với lao động của họ, như một động lực
để tồn tại và phát triển. Bằng cái nhìn nhân ái, Goethe thể hiện sự bao dung và
lòng tin vào mỗi hành động của con người, dù có thể họ lầm lạc không tránh khỏi
trong bước đường hoạt động, nhưng cuối cùng vẫn tìm được đường đi đúng đắn để
vươn lên. Bên cạnh nội dung triết lý, vở kịch còn thể hiện vốn kiến thức hết
sức to lớn của tác giả về mọi mặt chính trị,
khoa học,
đạo đức, triết học,
tôn giáo
và xã hội,
xứng đáng là tác phẩm vĩ đại mà Goethe đã theo đuổi suốt đời, mang đến cho
người đọc mọi thế hệ những nhận thức sâu sắc về một giai đoạn trong lịch sử
nhân loại: giai đoạn có sự chuyển giao giữa giai cấp phong kiến
và tư sản.
Vở kịch là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến, một xã hội với pháp luật
man rợ và những hạng người suy đồi của nó luôn lăm le kéo lùi bánh xe lịch sử.
Tác giả cũng ít nhiều phản ánh trong Faust diện mạo của xã hội tư sản đang lên
và vẫn còn ở giai đoạn tiến bộ, với những giá trị nhân văn và khát vọng đấu
tranh giải phóng con người, nhưng đã manh nha những bất cập với sự chi phối của
tiền và quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.
Từ
một nhân vật với những hành động thể hiện khát vọng đơn lập của một cá nhân,
Faust thực sự phản ánh lịch sử của cả nhân loại trong hành trình đi tìm sự thật
và những nỗ lực hành động để thay đổi thế giới nhằm hướng đến một cuộc sống
toàn vẹn, hiển hiện một lịch sử loài người với những cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, cái tiến bộ và cái kìm hãm. Với ý
nghĩa sâu sắc trong một nội dung trữ tình đầy chất thơ, vở kịch Faust thực sự
là một tác phẩm kịch đã đưa danh tài của đại thi hào Goethe lên đỉnh cao, đồng
thời tác phẩm cũng xứng đáng được đánh giá là một trong những vở kịch vĩ đại
nhất mọi thời đại.
Faust
đã được chuyển thể thành nhiều bản phim, đầu tiên là phiên bản năm 1926 rất
thành công, gần nhất bản Nga năm 2010, giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice năm 2011. Đức cũng dự
kiến làm bản phim mới dựa theo Faust.
BÁC SĨ ZHIVAGO
Nhân vật chính của truyện là Yuri Zhivago, một bác sĩ y học và nhà thơ. Truyện kể cuộc đời của bác sĩ Zhivago qua những éo le tình ái của ông cùng hai phụ nữ trong bối cảnh chung quanh cuộc cách mạng Nga năm 1917.
Truyện này được dựng thành phim năm 1965, do David Lean đạo diễn, tài tử chính là Omar Sharif và Julie Christie.
Hoàn cảnh
sáng tác
Bối
cảnh truyện Bác sĩ Zhivago nằm vào khoảng 1910 - 1920, nhưng Pasternak hoàn
tất vào khoảng 1956.
Do thái độ độc lập của tác giả về cuộc Cách mạng tháng 10, nên truyện này không được
xuất bản ở Liên Xô. Năm 1957
bản thảo của truyện được tuồn ra ngoài Liên Xô và in ra sách tiếng Nga
tại Ý
(nhà xuất bàn Feltrinelli). Năm sau có ấn bản tiếng Ý
và tiếng Anh.
Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô
viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, sách truyện Bác sĩ
Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.
Tóm tắt
nội dung
Khởi
đầu truyện là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi đi đám tang
của mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya. Truyện sau
đó giới thiệu Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì,
sống với bà mẹ góa phụ khi bà này làm công cho chủ hãng may tên Komarovsky.
Komarovsky dụ dỗ và hiếp dâm
Lara. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc
giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một
người khác. Nàng sau đó kết hôn
người tình đầu của mình là Pavel Pavlovich (Pasha).
Kế
đến truyện dẫn vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Yuri
tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân
đội và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá
với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri vào thăm vợ khi nàng sanh đứa
con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng
không dám tỏ lời. Vào lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậy tại
Petersburg.
Chiến
tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương
ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự
với Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình.
Mùa đông đến, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn.
Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva.
Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik
bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về
Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân
và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng.
Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý
kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.
Tại
Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng.
Chàng trở lại sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai
người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc
bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới
Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị
một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau
vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp
tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri
tiếp tục làm thơ - bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống,
những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho
Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị trục xuất khỏi
Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất
hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả
hai nếu bắt được. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo
một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra
đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu
giải sầu.
Strelnikov,
chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy lùng.
Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát.
Yuri
trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách
viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi
làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên
Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày,
nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo.
BỐ GIÀ
Bố già
(tiếng Anh: The Godfather) là tên một cuốn tiểu thuyết
nổi tiếng của nhà văn người Mỹ gốc Ý Mario Puzo được xuất bản lần
đầu vào năm 1969 bởi nhà xuất bản G. P. Putnam's Sons. Tác phẩm là câu chuyện về một
gia đình mafia gốc Sicilia tại Mỹ được tạo lập
và lãnh đạo bởi một nhân vật được gọi là "Bố già" (Godfather)
Don Vito Corleone. Các sự kiện chính của tiểu thuyết xảy
ra từ năm 1945 đến 1955 ngoài ra cũng đề cập đến thời thơ ấu và
giai đoạn thanh niên của Vito Corleone vào đầu thế kỉ 20.
Gia đình
Corleone
Người
sáng lập và đứng đầu gia đình mafia Corleone là Vito Corleone, tên thật là
Vito Andolini nhưng khi sang đến đất Mỹ thì đổi họ thành Corleone để gợi nhớ
đến quê hương của ông ta là thị trấn Corleone nằm trên đảo Sicilia.
Theo
dịch giả Ngọc Thứ Lang thì
"nhiều tư liệu gần đây về mafia và 'The Godfather' cho chúng ta biết rằng
nhân vật 'Bố Già' ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ
lĩnh quan trọng đầu tiên của giới mafia Ý di cư sang Mỹ. Ông cầm đầu giới giang
hồ ở Sicilia và sau đó thống lãnh nhóm "Mano Nero" (Bàn tay đen), một nhóm
chuyên tống tiền và cưỡng đoạt. Nhóm này chính là tiền thân của giới mafia Mỹ,
hiện nay được gọi là tổ chức "La Cosa Nostra"
(Chuyện làm ăn của chúng ta). Những người nghiên cứu về vấn đề mafia viết rằng
cách đây hơn 50 năm, trong bè đảng của Don Vito Cascio Ferro đã sản sinh ra các
thủ lĩnh mafia mới ở Mỹ và họ đã du nhập những ngành làm ăn bất chính vào Mỹ
rồi phát triển chúng lên"[1].
Vito
có vợ là Carmella "Mama" Corleone.
Hai vợ chồng có bốn người con ruột là Santino "Sonny" Corleone,
Fredo Corleone, Michael
"Mike" Corleone và Connie Corleone. Ngoài ra
ông ta còn nuôi nấng một đứa trẻ mồ côi mà Vito coi như con nuôi không chính
thức, đó là Tom Hagen, người sau đó trở thành "cố
vấn" (consigliere) của nhà
Corleone. Vito Corleone còn là cha đỡ đầu của một ca sĩ
và diễn viên Hollywood nổi tiếng là Johnny Fontane.
Vào
đầu tiểu thuyết, con gái út của nhà Corleone, Connie, làm đám cưới với Carlo Rizzi. Còn ở phần
cuối, Michael Corleone cưới Kay Adams và hai người có ba đứa con.
Vito
Corleone có hai thủ hạ thân tín, hai "lãnh tụ" (caporegime) là Peter "Pete" Clemenza
và Salvatore "Sal" Tessio.
Trước khi Tom Hagen trở thành cố vấn của ông trùm thì người nắm giữ vị trí này
là bạn thân của Vito từ thời thanh niên, Genco Abbandando. Phục vụ
trực tiếp dưới quyền "Bố già" có tay sát thủ Luca Brasi và sau đó là Al Neri.
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
Thằng Gù Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame
de Paris, 1831) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo. Tác phẩm ra đời
xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi
tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris (Pháp) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828. Ông
đã nhiều lần đến nhà
thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý
tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời
Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất
cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý,
qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này
cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho tác
phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11 quyển.
Tóm tắt
nội dung
Quyển 1-3
Bối
cảnh lịch sử là ngày 6 tháng 1 năm 1482, ngày lễ hội của những người điên diễn
ra ở Paris.
Trong đại sảnh của pháp đình, công chúng đang xem một vở thánh kịch của Pierre
Gringoire (một thi sĩ nghèo). Cô gái Bohémiens xinh đẹp Esméralda thì làm nghề
múa rong ngoài phố trên quảng trường trước nhà thờ Đức Bà. Hành động múa hát này
đã bị gặp phải sự cấm đoán của phó Giám mục nhà thờ là Claude Frollo vốn được
xem là một người đạo hạnh, uyên bác. Nhưng bản thân ông lại là một người rất cô
đơn, xanh xao, u uất vì nếp sống tu hành. Hơn hết, ông đã bắt đầu thấy được
hiểm họa sa vào địa ngục khi ông bắt đầu say mê cô gái múa rong. Ông đã cố gắng
để thoát khỏi "địa ngục" ấy, nhưng cuối cùng bị tình yêu lôi kéo vĩnh
viễn. Lễ hội tan, màn đêm buông xuống. Người kéo chuông nhà thờ Đức bà
Quasimodo, kẻ dị hình, dị dạng, vừa mù, vừa thọt theo lệnh của phó Giám mục
Claude Frollo mưu toan bắt cóc Esméralda. Nhưng đội tuần tra của đại úy Phoebus
đã kịp giải cứu cô gái và bắt Quasimodo đi. Thi sĩ Gringoire lang thang lạc vào
vương quốc ăn mày, suýt bị treo cổ, nhưng nhờ Esméralda nhận làm chồng theo
luật lệ thời ấy
nên thoát chết. Tuy nhiên, cô chỉ nhận trên danh nghĩa để cứu mạng Gringoire vì
lòng cô đã hoàn toàn hướng về đại úy Phoebus, người đã cứu cô.
Quyển 4-6
Vốn
nhân từ, Esméralda bỏ qua vụ bắt cóc và đã đem nước cho Quasimodo uống trong
lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu riếu
vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Tâm hồn hoang dã của Quasimodo từ lâu
không quen giao tiếp với thế giới con người, chỉ biết có cha nuôi là phó Giám
mục Frollo, người đã đem hắn về nuôi khi hắn còn là một quái thai dị dạng bị bỏ
trước cửa nhà thờ. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda đã làm thức tỉnh trái tim
hoen rỉ của hắn. Quasimodo bắt đầu yêu, một tình yêu bất diệt không cần đền
đáp.
Quyển 7
Esméralda
yêu Phoebus một cách mù quáng, dù Phoebus thực chất chỉ là một gã sở khanh ăn
chơi đàng điếm, đã có hôn thê là một tiểu thư quý tộc. Esméralda đã nhận lời
hẹn hò của y tại một căn nhà trọ ở vùng ngoại ô. Phó Giám mục yêu Esméralda
điên dại nên đã theo dõi rình mò đôi tình nhân, y đã không kìm chế được nỗi
ghen tuông khi thấy Phoebus đang quyến rũ Esmeralda và hắn đã đâm Phoebus rồi
bỏ trốn. Esméralda bị kết án vì hai tội: giết người và làm phù thủy.
Quyển 8-10
Esméralda
bị kết án treo cổ, Quasimodo phá pháp trường để cứu Esméralda, đem cô vào trú
ẩn an toàn trong nhà thờ Đức bà. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ
Esméralda nhưng không thấy cô trở lại đã tấn công vào nhà thờ để cứu cô.
Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda nên tấn công và đẩy lùi những người ăn
mày.
Quyển 11
Phó Giám mục Claude Frollo tuyệt vọng
đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn
trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo,
Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến
để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo cho bọn cảnh binh biết để truy bắt.
Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình, bằng không ông sẽ
giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô ráo riết. Esméralda quyết chịu chết
chứ không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu điên dại đã tự chôn
mình trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc
và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà
thờ Đức bà, Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu
này rất ghét bọn Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho
đến chết. Nhưng sau đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày
của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh
binh đã tìm được nơi ẩn nấp của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng
Esméralda vẫn bị bắt đi và bà đã chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esméralda bị đem
đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện và khi chứng
kiến tận nụ cười thâm độc của phó Giám mục khi thấy Esméralda bị đưa ra xử tử,
đã xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ôm
xác Esméralda vào cùng chết chung trong hầm mộ. Tám tháng sau, ngôi mộ bị quật
lên. Khi thấy 2 bộ xương, người ta đã định tách họ ra. Xương của Quasimodo tan
thành bụi.
BÁ TƯỚC MONTE
CRISTO
Câu chuyện xảy ra tại Pháp, Italia, các đảo trong Địa Trung Hải và Levant trong thời kỳ các sự kiện lịch sử trong năm 1815–1838 (ngay trước sự kiện Một trăm ngày dưới sự cai trị của Louis-Philippe của Pháp). Sự sắp đặt lịch sử là yếu tố cơ bản của cuốn sách. Câu chuyện chủ yếu liên quan đến các chủ đề công lý, sự báo thù, lòng từ bi, và lòng khoan dung, và được kể theo phong cách một câu chuyện phiêu lưu. Dumas lấy ý tưởng cho cuốn Bá tước Monte Cristo từ một câu chuyện thật mà ông tìm thấy trong một quyển hồi ký của một người đàn ông có tên Jacques Peuchet. Peuchet thuật lại câu chuyện của một người thợ đóng giày có tên Pierre Picaud, một người sống ở Paris năm 1807. Picaud đã hứa hôn với một người phụ nữ giàu có, nhưng bốn người bạn ghen ghét đã vu khống tố cáo ông làm gián điệp cho Anh. Ông đã bị tống vào ngục trong 7 năm. Trong thời gian ở tù, một người bạn tù lúc hấp hối đã tiết lộ cho ông một kho báu được giấu ở Milano. Khi Picaud được thả năm 1814, ông đã lấy được kho báu, trở về với một tên gọi khác và đến Paris và sống ở đó 10 năm và đã trả thù thành công đám bạn cũ đã vu khống kia. Nhưng sau khi trả thù được người cuối cùng đã vu khống mình, ông chợt nhận ra rằng trả thù sẽ chẳng có gì là tốt đẹp sau khi trả thù.
Nội dung
Câu
chuyện bắt đầu với việc chiếc tàu Pharaon của hãng buôn Morrel cập cảng Marseille,
người điều khiển con tàu là Edmond Dantès, một thanh
niên 18 tuổi và là thuyền phó của tàu. Trong chuyến đi lần này, thuyền trưởng
tàu là Leclère bị bệnh qua đời, trước khi mất, ông đã đưa cho Dantès một bức
thư và dặn anh phải trao tận tay cho Napoléon Bonaparte lúc này đang ở đảo Elba. Dantès đã làm theo
lời ông và sau đó Napoléon lại bảo anh trao một bức thư cho ngài
Noitier ở Paris.
Lúc trở về Marseille,
Edmond được ông Morrel thăng chức thuyền trưởng, Edmond xin phép nghỉ 2 tuần để
đi Paris trao bức thư và sau đó tổ chức lễ cưới với cô Mercédès xinh đẹp.
Danglars,
một tên kế toán của tàu Pharaon, luôn ghen ghét Dantès, đã lập ra một kế hoạch
để hãm hại anh. Hắn mời Fernand Mondego, anh họ của Mercédès, một người say mê
nàng nhưng không được đáp lại, cùng với Caderousse, hàng xóm của Edmond đi uống
rượu. Danglars viết một bức thư nặc danh tố giác Edmond cấu kết với Napoleon
rồi xui Fernand gửi lên chính quyền.
Edmond
bị bắt ngay trong lễ cưới. Người hỏi cung anh là phó biện lý Villefort. Lúc
đầu, nhìn vẻ mặt lương thiện của Edmond, hắn định tha cho anh, nhưng khi thấy
tên Noitier trên bức thư, hắn rất bàng hoàng và vội vàng đốt bức thư, sau đó
hắn cho giam Edmond vào nhà tù If.Ở đây, Edmond may mắn gặp được cha Pharia-một
người thông thái.Cha đã truyền cho chàng những kiến thức lịch sử, vật lý, ngoại
ngữ và đặc biệt hơn cả là bí mật về kho báu.
Sau
khi cha Pharia qua đời, Edmond đã vượt ngục thành công và sở hữu một số của cải
khổng lồ.Ông bí mật đổi tên thành bá tước Monte Cristo và thâm nhập vào giới
thượng lưu Paris.Bá tước đã lần lượt trả ơn những người đã giúp đỡ và trừng
phạt thích đáng những kẻ tâm địa xấu xa đã từng hại mình. Bá tước Monte Cristo là câu chuyện thể
hiện sâu sắc quy luật nhân quả ở đời:Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
LÃO GORIOT
Lão Goriot
(tiếng Pháp: Le Père Goriot) là một tiểu thuyết xuất bản lần đầu năm 1835 của nhà văn Pháp Honoré de Balzac. Đây là một tác phẩm thuộc
phần Những cảnh đời riêng (Scènes de la vie privée) của bộ tiểu
thuyết đồ sộ Tấn trò đời (La Comédie humaine).
Lấy
bối cảnh là kinh đô Paris
năm 1819,
Lão Goriot đề cập tới số phận của ba nhân vật, ông lão Goriot, tên tù
khổ sai vượt ngục Vautrin và anh sinh viên luật Eugène de Rastignac. Tiểu
thuyết này được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Balzac,[1]
nó lần đầu tiên cho thấy ý định của nhà văn trong việc nối kết các tác phẩm
riêng lẻ của bộ Tấn trò đời bằng những nhân vật xuất hiện qua nhiều tiểu thuyết
(điển hình là Rastignac). Lão Goriot cũng là điển hình cho chủ nghĩa hiện thực trong phong cách viết của
Balzac với những nhân vật được mô tả chi tiết và có chiều sâu.
Lão Goriot ra đời trong hoàn cảnh xã hội Pháp gặp
nhiều xáo trộn do giai đoạn Bourbon phục hoàng, Balzac thông qua lão
Goriot, Rastignac và những nhân vật khác đã bộc lộ cái nhìn bi quan trước những
thay đổi xã hội đó. Vì vậy khi tiểu thuyết ra đời, tuy cách xây dựng nhân vật
đặc sắc và mô tả chi tiết của nó được giới phê bình đánh giá cao, nhiều người
khác lại cho rằng Balzac đã vẽ nên một quang cảnh xã hội tăm tối với đầy sự
tham lam và mục nát. Tuy nhiên càng ngày tiểu thuyết càng được nhiều độc giả ưa
thích và nó đã được chuyển thể thành nhiều tác phẩm sân khấu, điện ảnh khác.
Bối cảnh
Lão Goriot có thời gian bắt đầu từ năm 1819, giai đoạn sau khi Napoléon thất bại ở trận Waterloo
và nhà Bourbon
quay trở lại nắm vương quyền ở Pháp.
Việc Louis XVIII lên ngôi đã châm ngòi cho sự đối
kháng về quyền lợi giữa giới quý tộc cũ vừa giành lại quyền lực với giới tư sản
vừa phất lên bởi Cách mạng công nghiệp.[2]
Trong khi đó những người nghèo vốn chiếm số đông trong xã hội Pháp lại càng trở
nên nghèo khổ, ước tính 3/4 dân số Paris có thu nhập chưa đến 500-600 franc - số tiền tối thiểu
để tồn tại.[3]
Những biến động xã hội cũng giúp một số cá nhân thay đổi nhanh chóng địa vị xã
hội của họ, nhất là với những người nhanh nhạy thích nghi với các luật lệ của
xã hội mới.
Hình thành
Balzac
bắt đầu viết Lão Goriot năm 1834,
sau khi đã hoàn thành một số tiểu thuyết lẻ như Những người Chouan (Les
Chouans, 1829),
Miếng da lừa (La Peau de chagrin, 1831) và Louis Lambert (1832).[5]
Lúc này Balzac bắt đầu hình thành ý định viết một bộ tiểu thuyết liên hoàn lấy
tên Tấn trò đời (La Comédie humaine) với nhiều phần
khác nhau để mô tả mọi mặt của đời sống xã hội Pháp giai đoạn đầu thế kỷ 19.[6]
Một trong những phương diện nhà văn muốn phản ánh đó là cuộc sống của những kẻ
phạm tội. Trong mùa Đông năm 1828,
một cựu tội phạm chuyển nghề làm cảnh sát có tên Eugène François Vidocq đã
phát hành một tập hồi ký nói về cuộc đời tội ác của ông, Balzac đã gặp Vidocq
vào tháng 4 năm 1834
và quyết định sử dụng tư liệu về cuộc đời Vidocq để làm hình mẫu cho nhân vật Vautrin trong cuốn tiểu thuyết kế tiếp.[7]
Từ
mùa Hè năm 1834,
Balzac bắt đầu có ý tưởng về bi kịch của một người cha bị con gái chối bỏ.
Trong nhật ký của Balzac có ghi lại một số mô tả về tác phẩm: "Nhân vật
lão già Goriot - người đàn ông tốt - gia cảnh trung lưu - thu nhập 600 franc -
hy sinh mọi thứ cho những người con gái vốn đã có 50.000 franc - chết
mòn".[8]
Bản thảo Lão Goriot được nhà văn hoàn thành trong 40 ngày của mùa Thu năm
1834 và xuất bản nó từng phần dưới dạng truyện dài kỳ từ tháng 12 đến tháng 2
trên báo Revue de Paris. Lão
Goriot được xuất bản dưới dạng tiểu thuyết hoàn chỉnh vào tháng 3 năm 1835 và được nhà sách
Werdet tái bản lần đầu vào tháng Năm. Năm 1839 nhà sách Charpentier
tái bản lần thứ ba Lão Goriot với nhiều chỉnh sửa của Balzac.[9]
Đây là phong cách sáng tác quen thuộc của nhà văn, ông thường liên tục chỉnh
sửa các bản thảo của tác phẩm sau những lần tái bản, Lão Goriot đã được
Balzac bổ sung thêm nhiều chi tiết cùng với một số nhân vật phụ lấy từ các tiểu
thuyết khác của bộ Tấn trò đời.[10]
Nhân vật anh sinh viên Eugène de Rastignac vốn
từng xuất hiện trong Miếng da lừa được Balzac sáng tác trước Lão
Goriot. Trong tiểu thuyết mới, ban đầu nhà văn định đặt tên cho nhân vật
chàng thanh niên là "Massiac" nhưng rồi quyết định quay về nhân vật
Rastignac của Miếng da lừa. Năm 1843 Balzac đưa Lão
Goriot vào phần Những cảnh đời Paris (Scènes de la vie parisienne)
của tập Tấn trò đời rồi sau đó chuyển nó sang phần Những cảnh đời
riêng (Scènes de la vie privée).
Tóm tắt
truyện
Tác
phẩm đề cập đến nhiều hạng người trong xã hội
Pháp thế kỷ
19, nổi bật trong tác phẩm là cuộc đời bất hạnh của lão Goriot. Lão xuất thân
là một bác phó mì nhờ khéo léo tằn tiện và biết tận dụng cơ hội nên lão Goriot
đã trở thành triệu phú. Nhưng không thể nào gia nhập vào xã hội
thượng lưu lúc bấy giờ (vì trong hoàn cảnh xã hội đó ai cũng khát khao trở
thành quý tộc, mà trở thành quý tộc thì ngoài việc giàu
có ra thì cần phải có mối quan hệ với giai cấp quý tộc mới được công nhận là
quý tộc trong xã hội). Lão Goriot luôn mong ước điều đó và đã cưới một người
phụ nữ quý tộc. Lão có hai cô con gái là Anastasie và Delphine, lão cũng rất
yêu thương vợ. Nhưng sau bảy năm sống hạnh phúc thì vợ lão mất, lão đã dành hết tình yêu thương của
mình cho hai đứa con và xem chúng như là những cô công chúa. Trong tiềm thức
của lão thì hai thì hai cô con gái là những bậc thang cao nhất để lão tiến vào
xã hội thượng lưu. Khi các con đến tuổi lấy chồng lão đều chọn cho con mình
những người chồng thuộc tầng lớp thượng lưu: Anastasie lấy Bá tước của Restaud,
Delphine lấy chủ ngân hàng (Nam tước của Nucingen). Sau khi lấy chồng hai cô
con gái và chồng của họ tìm đủ mọi cách để bòn rút tài sản của lão. Họ không
chấp nhận địa vị thấp hèn của lão và đuổi lão ra khỏi nhà. Lão phải ra ở trọ
trong quán trọ của mụ Vauquer.
Ở
quán trọ của mụ Vauquer có một số khách thuê phòng dài hạn: Cô Victorine, con
gái nhà tư sản Taillefer, bị cha ruồng bỏ để dồn của hồi môn cho con trai, tên
tù khổ sai vượt ngục với tên Vautrin, anh chàng sinh viên luật Rastignac từ
tỉnh lẻ đến học ở Paris,chàng
sinh viên y khoa Bianchon. Rastignas là một sinh viên nghèo ngán ngẫm cuộc sống
nghèo
khổ, mong muốn được gia nhập vào xã hội của giới thượng lưu. Một hôm, Rastignac
đưa thư đến nhà nữ tử tước (Đờ Bôxêăng), chị họ của Rastignac và quen được
Anastasie. Khi ở tại quán trọ của mụ Vauqer, Rastignac đã nhiều lần nhì thấy
hành động quái lạ của lão Goriot: Có một hôm, anh nhìn thấy trong đêm khuya lão
dùng sức vo tròn bộ đồ bạc, có cái cốc uống nước(trên nắp có in hình đôi chim
cu-kỷ vật của vợ lão). Một lần khác, nhờ sự chỉ dẫn của nữ tử tước, Rastignac
quen được với Delphine và yêu
cô say đắm. Cuối cùng, Rastignac cũng hiểu ra mối quan hệ cha con giữa lão
Goriot với Anastasievà Delphine, nên anh đã kể lại chuyện giữa anh và Delphine
cho lão biết. Lão vô cùng cảm động và tìm cách cho họ ở bên nhau. Lão Goriot
còn dự định mua
một căn nhà để Rastignac và Delphine để họ sống bên nhau và lão sẽ đến ở cùng.
Đúng thời gian đó, hết cô chị rồi lại cô em đến vòi vĩnh lão đủ thứ, kể lể,
than khóc với lão về chuyện lục đục trong gia đình họ. Lão Goriot nghe chuyện
xúc động và sinh ốm nặng. Trong lúc đó chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc
cho lão. Ngay đến cuối đời, hai cô con gái của lão cũng không hề đến thăm, lão
đã chết trong sự tủi hờn. Lễ tang của lão được tổ chức một cách sơ sài nhờ vào
số tiền ít ỏi của Rastignac. Hôm đưa tang, người ta thấy có hai chiếc xe mang
gia huy của hai dòng họ Restaud và Nucingen nhưng trên xe trống rỗng. Tác phẩm
khép lại bằng cảnh Rastignac nhìn xuống phố phường Paris và thốt lên một câu
đầy thách thức: "Bây giờ chỉ còn ta với mi" với dự định đến ăn tối ở
nhà Nucingen.
Hãy để ngày
ấy lụi tàn với tựa tiếng Anh là Let the day perish
do Gerald Gordon viết năm 1952,
một luật sư sống ở Nam Phi trong thời kỳ xuất hiện nạn phân biệt chủng tộc
Apathied. Vì lý do này nên nội dung câu chuyện xoay quanh vấn đề phân biệt
chủng tộc ở Nam Phi. Người phụ nữ da màu Marry bị mắc kẹt giữa hai thế giới
người Âu và da màu, cô là người phụ nữ da màu có học và xinh đẹp yêu và lấy một
người lính Anh Geogio. Họ không được chào đón ở thế giới người Âu, Merry cũng
tự xa lánh khỏi những người da màu nghèo hèn, họ sống một cuộc sống chật vật
với đồng lương quản lý quán rượu của người chồng ở khách sạn Đại Bàng.
Như một ân sủng họ sinh được một đứa con
da trắng Antonie khôi ngô, nhanh nhẹn và được học ở trường dành riêng cho người
da trắng. Nhưng đứa con thứ hai Steve lại mang màu da của Marry. Xã hội đã
không chấp nhận sự tồn tại của cả hai anh em, Marry quyết định gửi Antonie đi
học trong một trường Âu ở Winston, chính điều này đã đẩy hai anh em vào hai thế
giới hoàn toàn khác nhau. Vì tương lai phía trước của mình Antonie đã bỏ rơi
gia đình, bỏ rơi mẹ và em, hoàn toàn xa lánh họ. Đến khi gặp Ren, một cô gái
xinh đẹp cá tính Antonie cũng không dám tiết lộ ra sự thực khủng khiếp sau lưng
mình.
Sau một thời gian dài không gặp lại nhau, hai anh em phải trải qua những giờ phút đau khổ khi chứng kiến cái chết của cha và mẹ.
Sau này Antonie trở thành một luật sư có
tài, được trọng dụng trong thế giới của người da trắng. Cái chết của mẹ đã làm
cho Antonie thay đổi cách nghĩ và đã đổi sang họ mẹ để tưởng nhớ về mẹ. Trái
với sự lạnh nhạt mà Antonie dành cho mình, Steve luôn dõi bước theo anh. Sau
bao nhiêu biến cố xảy ra hai anh em gặp nhau đúng vào ngày một luật sư đến tìm
Antonie tại nhà anh, vì muốn che dấu em mình mà Antonie đã lỡ tay ngộ sát tên
luật sư ấy.
Trong thời gian hầu tòa Antonie đã ngẫm
nghĩ về thân phận của mình, về bức rèm bí mật về cuộc đời mình mà anh đã che
dấu bấy lâu nay. Anh luôn sống trong giả dối lo sợ, còn Steve sống thoải mái
với những hoạt động của mình trong một tờ báo chống phân biệt chủng tộc. Cuối
cùng để chứng minh cho sự trong sạch của mình anh phải thú nhận hết nguồn gốc
của mình.
Trong buổi cuối cùng của phiên tòa
Antonie đã nói: “chúng tôi đã bị đem ra xử án từ lâu. Phiên toàn đó đã diễn ra
từ trước khi chúng tôi ra đời. Chúng tôi bị xử án vì những hành động của tổ
tiên chúng tôi, bị kết tội và bị kết án phải sống trong một thế giới đầy thiên
kiến về màu da. Cho dù giờ đây các ngài có tha bổng cho tôi, bản án đó vẫn còn
hiệu lực. Nó vẫn còn hiệu lực cho đến khi cuộc sống dưới trần thế của chúng tôi
chấm dứt.”
Antonie kết thúc câu chuyện khi anh đứng trước mũi Hảo Vọng nghĩ về con đường đầy gian truân phía trước của mình.
*
Hãy để ngày
ấy lụi tàn là một trong những tiểu thuyết lên án tệ
phân biệt chủng tộc hay nhất mọi thời đại. Tên tác phẩm lấy một câu từ kinh Cựu
ước: Let the day perish where in I was born (hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà
tôi sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết thành
thai). Trong tác phẩm, không thấy sự hành hạ đánh đập, đày ải người da màu.
Nhưng sự kỳ thị, khinh miệt người da màu ăn sâu vào máu thịt của người da trắng
từ lâu lắm rồi. Kinh khủng hơn, sự kỳ thị này khiến cho bản thân những người da
màu vì muốn tồn tại như một con người, đã phải chối bỏ nguồn gốc, tự khinh miệt
chủng tộc mình, tìm mọi cách ngoi lên địa vị của người da trắng!
TIẾNG GỌI NƠI HOANG
DÃ, (nguyên bản tiếng Anh: The Call of the
Wild) là một tiểu thuyết
của nhà văn Mỹ Jack London. Cốt truyện kể về
một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng
một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó
kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai
đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh
thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và
sống chung với lũ sói.
Xuất bản lần đầu năm 1903, Tiếng gọi nơi hoang dã là tiểu
thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay
nhất của ông. Do nhân vật
chính là một con chó, đôi khi người ta phân loại tiểu thuyết này là
một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, phù hợp cho trẻ con, tuy trong tác
phẩm không thiếu những cảnh hành hạ súc vật, sự chết chóc, sự tranh đoạt, và
chứa đựng nhiều cảnh bạo lực thô bạo.Sau tiểu thuyết này, năm 1906 Jack London viết quyển Nanh Trắng (White Fang), một tiểu thuyết với bối cảnh tương tự (phương bắc lạnh giá), nhưng chủ đề lại trái ngược, kể về một con sói hoang dã được Weedon Scott, một chuyên gia khai khoáng đến từ San Francisco thuần hóa.
Ruồi trâu
(tên gốc: The Gadfly) là tên
một cuốn tiểu thuyết của Ethel Lilian Voynich, đã được xuất bản năm 1897 tại Hoa Kỳ
(tháng 6) và Anh (tháng 9).
Khi
được dịch và xuất bản ở Nga vào năm 1898,
tác phẩm này đã lập tức gây được tiếng vang rộng rãi trong độc giả, đặc biệt là
sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Tiểu thuyết đã là
cuốn sách bán chạy nhất ở Liên Xô
khi đó và cũng rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.
Cho đến khi tác giả mất thì số lượng đầu sách bán ra là khoảng 2.500.000 bản ở
Liên Xô. Nhiều thế hệ người dân ở đây và các nước xã hội chủ nghĩa đã lớn lên dưới
ảnh hưởng của tác phẩm này và tinh thần khắc kỷ của nhân vật chính - Arthur bí
danh "Ruồi trâu", chàng thanh niên đã hiến dâng cả cuộc đời, hy sinh
tất cả tình cảm riêng tư cho lý tưởng cách mạng.
Nội dung tóm
tắt
Arthur
là một chàng trai trẻ, hiền lành, thánh thiện, sinh trưởng từ trong một gia
đình tư sản Anh. Montaneli là một cố đạo, giám đốc trường dòng thánh Pida,
trong mối quan hệ thường đối xử với Arthur như con đẻ của mình và Arthur cũng
rất gần gũi, tôn trọng ông. Từ ngày
mẹ Arthur mất thì mối quan hệ đó càng khăng khít hơn. Nhưng từ khi Arthur có
thêm niềm say mê mới, tham gia Hội Nước Ý trẻ cùng các bạn
sinh viên khác, đấu tranh cho nền Cộng hoà và đồng thời có một lý tưởng mới và
rõ hơn về tôn giáo thì anh đã thay đổi suy nghĩ về Montaneli. Năm năm
trước, ông đối với Arthur như là một người anh hùng lý tưởng thì giờ đây, anh
có cảm tưởng rằng Montaneli là một nhà tiên tri tương lai của tín ngưỡng mới.
Arthur tham gia đoàn thể Nước Ý trẻ và anh có tình cảm đặc biệt với Gemma,
nhưng Gemma lại theo Ki-tô giáo kháng cách còn anh thì khác đạo với cô. Arthur
không chỉ là một thanh niên mang chất "thép" của người cách mạng mà anh còn
là con người sống giàu tình cảm... Arthur từng bị Gemma nghi ngờ, và anh đã cảm
thấy như bị xúc phạm, đau đớn cho bản thân, nhưng không vì thế mà ngọn lửa tình
cảm của anh đối với cô bị lụi tàn. Sau một lần xưng tội với một linh mục, ông
này lại là tay sai của đế quốc Áo,
Arthur và nhóm của anh đã bị bắt giữ. Cùng lúc đó, anh đã biết được sự thật:
anh chính là đứa con ngoài giá thú của vị cố đạo, vì ông theo Công giáo
nên không dám công khai sự thật này. Sự thật biết được quả là đau đớn: anh ta
bị cha của mình lừa, giáo hội lừa, Gemma thì nghi ngờ... Sau khi được thả ra,
anh đã bắt đầu một cuộc sống mới, lưu lạc qua Nam Mỹ,
gặp nhiều hiểm nguy, nỗi bất hạnh, cay đắng và trở thành một người khác có cá
tính mạnh mẽ, sắc sảo hơn với tên Rivarez hay bí danh là Ruồi trâu. Con đường hoạt động của anh càng
ngày càng đối lập hoàn toàn với người cha, Hồng y Montaneli. Anh đã trở lại
nước Ý để
phục thù những gì đã lừa dối anh, ngoại trừ cha mình. Trong một cuộc trận đấu
với bọn mật thám, Ruồi trâu bị bắt và bị kết án tử hình.
Nhưng anh hoàn toàn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện trước cái chết này, "Phần tôi, tôi sẽ bước ra pháp trường, tâm hồn thư thái
như bất kỳ chú bé nào đang về nhà nghỉ ngơi. Tôi đã làm xong công việc được
giao phó, và bản án tử hình kia là bằng chứng cho thấy tôi đã hoàn thành nhiệm
vụ một cách trọn vẹn". Anh chỉ còn niềm ao ước cuối là nói với
Gemma, rằng anh rất yêu cô cho đến tận những giây phút cuối đời này.
Cái
chết của anh đã để lại trong lòng vị Hồng y bao nỗi dằn vặt, day dứt và cuối
cùng cái chết cũng đến với ông. Lý trí của hai người đã chiến thắng, nhưng đã
phải trả giá cho điều này là sự cay đắng và vết thương không bao giờ liền trong
trái tim họ.
Ý nghĩa
Nội dung chính của câu chuyện là cuộc
đấu tranh dai dẳng, không khoan nhượng giữa người cha và đứa con ngoài giá thú
của ông. Hai con người này đại diện cho hai thế giới hoàn toàn đối lập nhau về
lý tưởng sống, về chính trị và tôn giáo. Đến những giây phút cuối cùng, họ vẫn
giữ vững niềm tin mà mỗi người đã lựa chọn, từ bỏ tiếng gọi của tình cảm ruột
thịt mà đi theo tiếng gọi của lý trí. Cuộc đấu tranh bên ngoài dữ dội bao nhiêu
thì cuộc giằng xé trong lòng mặc dù âm ỉ nhưng cũng không kém phần quyết liệt.
Từ một con người hiền lành, cuộc đời đã biến Arthur thành một Ruồi trâu sắc
sảo, khôn khéo và tài giỏi. Nhưng bản chất con người đầy tình yêu
thương tha thiết, có một trái tim nhân hậu vẫn còn nguyên trong con người anh.
Mặc dù cái chết đến với mình nhưng anh cảm thấy thanh thản vì đã có một cuộc
sống hạnh phúc do đã được sống, chiến đấu và chết vì những lý tưởng, hoài bão
cao đẹp mà cả cuộc đời anh đã theo đuổi cống hiến.
HOMER - ILIAD,
Ô-ĐI-XÊ VÀ CUỘC CHIẾN THÀNH TROIA
Hómēros
(tiếng Hy Lạp:
Ὅμηρος, tiếng Anh:
Homer /ˈhoʊmər/,
là tác giả của các tác phẩm Iliad (Ἰλιάς) và Odyssey (Ὀδύσσεια). Ông
được coi là một trong những nhà thơ Hy lạp cổ đại xuất sắc nhất. Hai tác phẩm Iliad và Odyssey
của ông đã có ảnh hưởng lớn đến văn chương hiện đại phương Tây.Theo truyền thuyết thì ông bị mù và là một người hát rong tài năng. Herodotus ước tính rằng Homer sống 400 năm trước thời đại của ông, điều này đặt Homer vào khoảng 850 trước Công nguyên[1]. Trong khi nguồn khác cho rằng ông sống trong khoảng thời gian của cuộc chiến thành Troy, tức là vào những năm đầu thế kỷ XII trước Công nguyên.[2] Hầu hết các học giả sau này đặt Homer vào giai đoạn lịch sử thế kỷ VIII hoặc VII trước Công nguyên.
Ảnh hưởng cơ bản của các thiên anh hùng ca Homer trong việc hình thành văn hóa Hy Lạp đã được công nhận rộng rãi, và Homer đã được mô tả như là người thầy của Hy Lạp.[3] Các tác phẩm của Homer, trong đó khoảng một nửa là các bài hùng biện, đã cung cấp các bài mẫu về văn nói và văn viết có sức thuyết phục trong suốt thế giới Hy Lạp cổ đại và trung cổ. Các đoạn rời rạc của các tác phẩm Homer được ghi lại trong gần một nửa của tất cả các tác phẩm văn chương Hy Lạp được phát hiện trên giấy cói.[4]
Hai tác phẩm nổi tiếng, Iliad và Odyssey, của ông được ghi chép lại chính thức vào thế kỷ thứ VI TCN theo lệnh của Bạo chúa (Tyrannos) Athena lúc bấy giờ là Peisistratos. Tác phẩm Iliad có nội dung dựa trên các thần thoại về Cuộc chiến thành Troia. Còn nội dung của Odyssey là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Odyssey và hành trình trở về quê hương gian nan
Đối
với các học giả hiện nay, "thời
đại Homer" không nói đến bản thân ông, mà nhắc đến một giai đoạn
khi các sử thi như Illiad
hay Odyssey
được sáng tác. Mọi người đều đồng thuận rằng "Iliad'
và Odyssey
được sáng tác từ khoảng thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Iliad được sáng tác
trước Odyssey, có thể chênh vài chục năm"[5]. Điều này cho
thấy với việc ra đời sớm hơn Hesiod, Iliad đã trở thành tác phẩm lâu đời nhất của văn học phương Tây.
Các tác
phẩm được cho là của Homer
Iliad-thiên
anh hùng ca của Homer, Cuốn VIII, dòng 245–53, Bản tiếng Hy Lạp, cuối thế kỷ V,
đầu thế kỷ VI của Công Nguyên.
Người
Hy Lạp trong thế kỷ thứ năm và sáu trước Công nguyên coi "Homer" là
"toàn bộ truyền thống anh hùng thể hiện bằng thơ sử thi 6 chữ"[31]. Như
vậy, ngoài các tác phẩm Iliad và Odyssey, có những sử thi đặc biệt được viết
theo một "quy mô lớn" cũng được tính cho Homer[32]. Nhiều
công trình khác đã được coi là của Homer trong thời cổ đại, bao gồm toàn bộ các
tác phẩm sử thi thời đó. Chúng bao gồm những bài thơ khác về cuộc chiến thành Troy, như Little Iliad, các bài thơ Nostoi, các sử thi Cypria và Epigoni, cũng như những bài thơ Theban về Oedipus
và con trai của ông ta. Các tác phẩm khác, chẳng hạn như tuyển tập các bài
thánh ca Homer, sử thi ngắn Batrachomyomachia
("Cuộc chiến ếch chuột"), và sử thi Margites cũng được cho là của Homer, nhưng
điều này hiện nay được cho là không phải. Hai bài thơ khác, Capture of Oechalia và Phocais cũng được cho là của Homer, nhưng
câu hỏi ai là tác giả của các tác phẩm nhỏ trên thậm chí còn gây tranh cãi
nhiều hơn so với câu hỏi ai là tác giả của hai sử thi lớn Illiad
và Odyssey.
ILIAD
ILIAD
Nội dung
Bao
gồm các sự kiện năm thứ mười của cuộc chiến thành Troie trước khi nó sụp đổ.
Tuy nhiên bài thơ không đề cập đến sự sụp đổ của thành Troie mà chỉ xoay quanh
câu chuyện về việc trả thù của người anh hùng Achile.
Trong
một trận chiến đấu thắng lợi, quân Hy Lạp chia chiến lợi phẩm cho mọi người.
Chủ tướng Agamemnon
được người nữ tỳ Chryséis, Achille được nữ tỳ Bryséis. Ông già Chrysès xin
Agamemnon cho chuộc lại con nhưng không được. Căm tức vì bị xúc phạm, ông nhờ
thần Apollo trừng phạt quân Hy Lạp bằng cách gây ra bệnh dịch. Biết nguyên nhân
của tai họa, quân Hy Lạp buộc Agamemnon phải trả lại Chryséis cho ông già, song
Agamemnon đã không chịu thua thiệt mà cướp đoạt người nữ tỳ Bryséis của
Achille. Achille vô cùng tức giận, từ chối tham gia chiến đấu và ra lệnh cho bộ
lạc Miecmidon của mình từ bỏ việc liên minh các bộ lạc Hy Lạp. Chàng còn nhờ mẹ
là nữ thần Thétis lên thiên đình kêu cầu thần Zeus giúp cho quân Troie
thắng trận để trừng phạt quân Hy Lạp vì tội đã xúc phạm đến chàng. Cuộc chiến
đấu giữa quân Troie và quân Hy Lạp lại tiếp diễn. Các vị nữ thần Hera và Athena
vì căm tức quân Troie, đã phá hoại mọi ý định của hai bên muốn giải quyết chiến
tranh một cách chóng vánh, đỡ tổn thất. Thần Zeus cấm các vị thần tham chiến để
thực hiện lời hứa với Thétis giúp quân Troie thắng trận. Quân Hy Lạp vắng vị
tướng kiệt xuất Achille nên bị thua trận, đành cầu cứu một người bạn của
Achille là Patrocle. Mặc dù mặc bộ giáp của Achile nhưng khi gặp Hector, chủ tướng của quân Troie, Patrocle bị
giết chết. Thương xót bạn, căm thù Hector, Achille quyết định xuất trận và trả
thù. Các thần được phép tham chiến, khiến cho cuộc chiến trở nên vô cùng khốc
liệt. Quân Troie bị Achille dồn đuổi chạy về thành. Chỉ có một mình Hector dám
đương đầu với Achille. Nhưng khi thần Zeus đặt tính mạng hai người lên đĩa cân
tử mệnh- số mệnh đã định rằng Hector phải chết. Và quả thật, Hector đã tử mạng
dưới tay Achile. Giết được Hector, Achille vẫn chưa nguôi lòng căm thù, chàng
buộc xác Hector vào sau xe ngựa cho kéo quanh thành Troie giữa những tiếng than
khóc của cha mẹ, vợ con Hector và nhân dân thành Troie. Một số thần trên thiên
đình không bằng lòng với hành động tàn ác của Achille, do đó đã xảy ra bất hòa.
Thần Zeus
không bằng lòng với hành động vô nhân đạo của Achile nên đã yêu cầu nữ thần
Thetis buộc Achile dừng hành động trả thù của mình. Sau đó ngài sai nữ thần
Iris đến báo mộng cho lão vương Priam, cha của Hector, đem của cải đến doanh
trại Achille, cầu khẩn và xin chuộc xác con. Phần cuối câu chuyện là lễ hỏa
táng Hector.
Ô-ĐI-XÊ
Odýsseia
(tiếng Hy Lạp: Οδύσσεια), sử thi nổi tiếng của Hy Lạp,
thường được coi là sáng tạo của Homer.
Odýsseia kể lại hành trình trở
về quê hương của Odysseus (hay Ulysses) sau khi hạ thành Troia. Odýsseia là bức tranh hoành tráng, hào hùng của người Hy Lạp
trong cuộc chinh phục thiên nhiên và di dân mở đất. Odyssey gồm 12110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.
Nội dung
Câu
chuyện được kể từ thời điểm Odysseus sau mười năm rời thành Troia vẫn chưa thể đặt
chân lên quê hương và đang bị nữ thần Calypso cầm giữ. Các thần cầu xin Zeus cho Odysseus được sum
họp với gia đình. Zeus đồng ý. Trong khi đó, tại quê nhà, Penelope, vợ của Odysseus,
phải đối mặt với nhiều người quyền quý trong vùng đến cầu hôn. Telemachus, con trai
Odysseus và Penelope, phải đương đầu với chúng để bảo vệ gia đình. Tuân lệnh
Zeus, nữ thần Calypso buộc phải để Odysseus rời đảo. Sau vài ngày, gặp bão lớn,
chiếc bè bị đánh tan tác, Odysseus may mắn dạt vào xứ sở của vua Alkinoos. Tại đây, Odysseus kể lại cuộc
hành trình phiêu lưu mạo hiểm trong suốt 10 năm qua các miền đất lạ cho nhà
vua. Được Alkinoos giúp đỡ, Odysseus trở về quê hương sau 20 năm xa cách nơi
chàng phải đối mặt với hiểm nguy mới là bọn cầu hôn xảo quyệt, hung hãn đang
rắp tâm chiếm đoạt tài sản gia đình. Odysseus cùng con trai và gia nhân trung
thành lập mưu trừng trị bọn chúng. Cuộc sống mới bắt đầu trên
CHIẾN TRANH THÀNH TROIA
Chiến tranh thành Troia
(còn được nhắc đến bằng các tên gọi như cuộc
chiến thành Tơ-roa, chiến tranh
Tơroa trong một số tài liệu[1]) là một cuộc chiến
quan trọng trong thần
thoại Hy Lạp và được nhắc đến trong hai trường thi của Homer: Iliad
và Odyssey. Cuộc chiến
xảy ra khoảng 1184 TCN
tại thành Troia.
Nguyên
nhân
Chuyện
bắt đầu bằng tiệc cưới của vua Hy Lạp
Peleus
và nữ thần biển Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc,
trừ ra Eris (Nữ thần Bất hòa, Xung đột, Lừa dối, Già
nua, Buồn phiền), một nữ thần
có tính nóng nảy, thường gây ra những tranh cãi giữa các thần. Tức giận, Eris
bèn thả một quả táo vàng giữa bàn tiệc, có khắc chữ: "Cho người đẹp
nhất!" Ba nữ thần Athena, Aphrodite
và Hera
tranh nhau quả táo. Zeus không thể phân xử được quả táo dành cho ai nên Thần đã
trao lại trọng trách này cho Paris, chàng trai đẹp nhất châu Á và là hoàng
tử thứ hai của thành Troia.
Cả ba nữ thần đều hứa hẹn ban cho Paris những đặc ân nhưng cuối cùng Paris đã
chọn Aphrodite, vì Aphrodite hứa sẽ ban cho chàng người phụ nữ đẹp nhất thế
gian. Một thời gian sau đó, Paris tới viếng thành Sparta,
được vua Sparta là Menelaus trọng đãi, và đã gặp Helen, vợ của Menelaus, một người quả có sắc
đẹp tuyệt vời. Được nữ thần Aphrodite giúp đỡ, Paris đã chiếm được trái tim của
Helen, và khi Paris rời Sparta, Helen đã bỏ Menelaus trốn theo Paris.
Chuẩn bị
Menelaus
tới cầu cứu anh là Agamemnon, vua của Mycenae,
nhờ anh giúp trong công cuộc đoạt lại vợ. Đánh chiếm thành Troia không phải dễ
vì phải chuyển quân qua biển, và thành Troia nổi tiếng kiên cố được xây dựng
bởi bàn tay của hai vị thần là Apollo và Poseidon, cùng với một đoàn quân thiện chiến cầm đầu bởi vị
tướng tài ba Hector, hoàng tử anh trai của Paris. Agamemnon
nhờ Odysseus, vị vua tài giỏi xứ Ithaca,
tới thuyết phục Achilles, một chiến sĩ nổi tiếng bách chiến bách thắng.
Odysseus còn tin rằng không có Achilles thì không bao giờ có thể chiếm được
thành Troia.
Achilles
là con của nữ thần Thetis và Peleus, tuy mẹ thì bất tử nhưng bố là người trần,
vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được. Để giúp sự trường tồn
của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót chân, rồi nhúng
cả người cậu vào nước sông Styx, vậy cả người Achilles là mình đồng
da sắt, chỉ có gân nơi gót chân là yếu vì khoảng đó không được nhúng nước. Tiên
đoán con mình sẽ chết một ngày nào đó tại thành Troia, Thetis bèn dấu con trong
cung điện của vua Lycomedes, giả làm gái. Trong công cuộc thuyết phục Achilles,
Odysseus giả làm lái buôn tới bán nữ trang, và lúc trưng bày nữ trang cho các
công chúa xem, đã vờ bỏ vài món vũ khí đẹp vào. Chỉ có Achilles là cầm cung tên
lên ngắm nghĩa, nên đã bị lộ thân thế. Lấy danh vọng ra chiêu dụ, Odysseus đã
rủ được Achilles đi theo vua Hy Lạp đánh trận, dù Achilles không phục tùng
Agamemnon.
Diễn biến
Cuộc
chiến này không chỉ xuất phát từ giới thần linh mà còn lôi kéo chính thần linh
can dự vào và phân hóa họ thành hai phe. Phe ủng hộ thành Troia gồm nữ thần
tình yêu và sắc đẹp Aphrodite và chồng là Chiến thần Ares, cùng thần ánh sáng Apollo.
Phe kia thì là hai nữ thần thua cuộc là nữ thần trí tuệ Athena.
Trận
chiến kéo dài mười năm, không phân thắng bại, vì thành Troia được xây bằng đá
kiên cố, và được các nước lân cận giúp đỡ. Có một thời gian Achilles lại không
chịu ra trận vì giận Agamemmon đã chiếm Briseis, một nàng nô lệ xinh đẹp. Khi người bạn
thân, Patroclus lấy áo mão của Achilles ra trận và bị
Hector giết chết, thì lúc đó Achilles mới chịu trở lại trận chiến. Achilles và
Hector đã đánh với nhau một trận kịch liệt, cuối cùng Achilles đã giết được
Hector, nhưng quân Hy Lạp
vẫn không làm sao vào được thành Troia, vì thành được giữ vững vàng. Một ngày
kia Odysseus, đã ra lệnh làm
một con
ngựa khổng lồ bằng gỗ, bên trong có các khoảng trống, quân Hy Lạp núp vào trong đó. Cả
toán quân còn lại vờ nhổ trại, lên tàu rút lui ra khơi, để lại con ngựa khổng
lồ. Người dân Troia tò mò đã lôi ngựa vào thành, dù rằng nữ tiên tri Cassandra và tu sĩ Laocoon đã có lời ngăn chặn. Cả thành liên hoan ăn
mừng chiến thắng, và tối đó khi mọi người đã say ngủ vì uống rượu và nhảy nhót
suốt ngày, thì các binh lính của Hy Lạp đã phá ngựa, chui ra
và mở cửa thành cho quân đội Hy Lạp vào. Thế là quân Hy Lạp đã đánh phá tan tành quân đội thành Troia
và đốt cháy thành. Trong trận chiến Achilles bị Paris, do đã được thần Apollo
tiết lộ điểm yếu của Achilles, bắn vào gót chân và Achilles tử trận. Từ đó
thành ngữ gót chân
Achilles là để nói tới điểm yếu của một người hoặc một lực
lượng.
Hậu chiến
Tuy
nhiên dư âm cuộc chiến thì vẫn còn. Trong lúc tàn phá thành Troia, quân Hy Lạp
đã giết một nữ tiên tri lúc đang cầu khẩn nữ thần Athena. Thêm vào đó thần biển
Poseidon
có công khi giết chết vị tu sĩ già trong khi ông ngăn người thành Troia mang
con ngựa gỗ vào thành, tuy nhiên vị thần này lại chẳng được nhớ tới khi cuộc
chiến kết thúc. Việc làm này khiến cho gần như toàn bộ quân Hy Lạp bị chết trên
biển khi trở về quê hương. Odysseus có lẽ là vị tướng may mắn nhất khi thoát
được về Ithaca
sau nhiều năm lênh đênh trên đại dương nhờ sự giúp đỡ từ Athena. Agamemnon thì
bị giết khi trở về nhà bởi chính người vợ của mình, tương truyền là do cô ta đã
ngoại tình khi vị vua này ra đi.
Aeneas
(con trai của Anchises và nữ thần tình yêu Aphrodite)
bỏ chạy khỏi thành Troia và mang theo một nhóm người đến La Mã (Ý).
Vladimir Nabokov
LOLITA
Tóm tắt nội dung.
Tác phẩm được nhắc đến nhiều thời gian gần đây.
Lolita (1955) là một tiểu thuyết
của Vladimir Vladimirovich Nabokov. Tiểu thuyết được viết
bằng tiếng Anh và được xuất bản
vào năm 1955 ở Paris, sau đó được chính tác giả dịch ra tiếng Nga và được xuất bản
vào năm 1967 ở New
York. Tiểu thuyết nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung gây
ra các tranh cãi do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một
người khá nhiều tuổi có sự ám ảnh về tình dục với một cô gái mười hai tuổi tên
Dolores Haze.
Nội dung
Humbert,
nhân vật tôi, là giáo sư văn chương ở Paris, trạc 35 tuổi, đẹp
trai. Tuy sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề có hứng thú tình dục với vợ
mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường
đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo.
Ông ta không hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí
còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông
được mời sang Mĩ
giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England.
Bà
chủ nhà trọ chỗ Humbert ở là Charlotte Haze yêu ông ta nhưng ông ta chẳng hề
thấy hứng thú gì nơi người đàn bà góa phụ này, ngược lại Humbert lại yêu cô con
gái tên là Dolores Haze (mà ông ta gọi là Lolita) mới 12 tuổi của bà ta.
Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà để được gần gũi với Lolita. Hàng ngày ông ghi
vào nhật ký những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang tuổi dậy thì.
Rồi có ngày vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong tâm hồn của
chồng được ghi trong cuốn nhật ký. Trong trạng thái hoang mang tột độ, bà vợ bị
xe cán chết trên đường ra bưu điện
gửi thư cho con gái đang ở trại hè.
An
táng vợ xong, Humbert đến chỗ Lolita sinh hoạt trại hè để đưa cô đi hết thành
phố này đến thành phố khác, tối đến con gái và cha dượng cùng nhau mây mưa
trong các motel. Rồi một hôm Lolita bỏ Humbert để theo một người đàn ông già
khác là Clare Quilty. Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy năm
sau ông mới tìm thấy Lolita đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi. Mặc
dù đang 17 tuổi nhưng Lolita trông xuống sắc kinh khủng. Humbert quá đau đớn vì
hình ảnh nữ thần trong tim ông nay đã chết. Ông đưa cho Lolita toàn bộ số tiền
của mình và tìm giết Clare Quilty, người đã quyến rũ nàng mấy năm trước.
Humbert vào tù và kể lại câu chuyện của đời mình. Sau đó ông chết vì tắc động
mạch vành. Lolita cũng chết khi sinh con vào đúng ngày Lễ giáng sinh
năm 1952.
*
Với
tư cách là một hồ sơ bệnh án, “Lolita” chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh
điển trong giới y học tâm thần. Với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, nó
siêu việt trên khía cạnh chuộc tội của nó; và đối với chúng tôi, điều còn
quan trọng hơn cả ý nghĩa khoa học và giá trị văn học, là tác động đạo lý mà
cuốn sách sẽ tạo nên đối với độc giả nghiêm túc; vì trong nghiên cứu cá nhân
xót xa này, ẩn chứa một bài học phổ quát; đứa trẻ ngang ngạnh, người mẹ ích
kỉ, gã quỷ ám hổn hển, không phải chỉ là những nhân vật sống động trong một
câu chuyện duy nhất; họ cảnh báo ta về các khuynh hướng nguy hiểm; họ chỉ ra
những cái xấu đầy cường lực.
“Lolita”
khiến tất cả chúng ta - những người làm cha mẹ, những nhà hoạt động xã hội,
những nhà giáo dục - phải dốc sức, với tinh thần cảnh giác cao hơn nữa và
sáng suốt hơn nữa, vào nhiệm vụ nuôi dạy một thế hệ tốt hơn trong một thế
giới an toàn hơn.”
|
EUGENI GRANDE
Tại thị trấn Saumur, một địa phương buồn, tẻ nhạt của nước Pháp, lão Grandet là một tư
sản nổi tiếng vì nhiều lẽ: Sự giàu có, sự khôn ngoan và đặc biệt vô cùng keo
kiệt. Tuy nhiên điều này không thể ngăn trở việc có nhiều người trong vùng ngắp
nghé tranh cưới Eugénie Grandet, cô
con gái duy nhất có quyền thừa kế toàn bộ tài sản của lão Grandet. Eugénie là
cô gái sinh trưởng trong gia đình giàu có lại xinh đẹp, nhưng nàng là một thiếu
nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Cô vẫn quen sống cuộc đời đạm bạc vì người cha
keo kiệt và hám vàng luôn điều khiển và chi
phối mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Rồi cuộc sống êm đềm nhưng buồn tẻ
của Eugénie bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của "người em họ Paris", Charles, là anh em chú bác
với Eugénie. Cha của Charles đã tự tử vì bị phá sản nên nhờ lão Grandet là bác
của Charles chăm sóc hộ đứa con trai của mình. Chính sự xuất hiện của một chàng
thanh niên trẻ trung, đẹp trai, hào hoa. Và hơn hết là Charles đã mang theo
trong mình tất cả hương vị phóng khoáng và thanh lịch của Paris đã gây cho Eugénie một xúc động sâu xa,
một sự thức tỉnh về nhu cầu đối với cái đẹp, cái lý tưởng và tình yêu...Họ yêu nhau một
cách bồng bột nhưng chân thực, trao nhau lời ước hẹn và kỷ vật (là cái hộp bằng vàng được chạm khắc tinh xảo
có ảnh chân dung mẹ của Charles). Lão Grandet trốn tránh trách nhiệm nuôi cháu
nên đã tìm cách gửi Charles đi Ấn Độ làm ăn. Eugénie ở lại
nâng niu kỷ niệm tình yêu và hết sức bảo vệ nó trước sự tham lam của người cha
vốn là một nô lệ của vàng, đã gây
ra nhiều tấn bi kịch trong gia đình dẫn đến cái chết của mẹ cô và số phận
bi đát của cô.Bảy năm trôi qua, cha mẹ Eugénie lần lượt qua đời nên cô trở thành người thừa kế một tài sản đồ sộ nhưng vẫn sống cô đơn với người đầy tớ trung thành là Nanon và chờ đợi Charles. Trên đường phiêu bạt giang hồ, mua bán đổi chác, Charles đã trở thành giàu có và tính toán...Hắn tưởng Eugénie chỉ là một cô gái tỉnh lẻ tầm thường qua cách sống của gia đình cô, Charles đã quên lời hẹn ước xưa và định kết hôn với một tiểu thư quý tộc, còn tiếng nhưng thiếu tiền mà anh ta thì đang thừa tiền nhưng chưa có địa vị... Charles lại trở về, gửi cho Eugénie một bức thư nói rõ dụng ý của mình và yêu cầu cô trả lại kỷ vật của anh ta năm xưa và đồng thời anh ta hoàn lại số tiền Eugénie đã đưa cho anh đi làm những năm trước với cả gốc lẫn lãi.
Eugénie đau khổ và hoàn toàn tuyệt vọng sau bảy năm chờ đợi. Cô đã nhận lời kết hôn trên danh nghĩa với chánh án De Bonfond và cô còn hào hiệp giúp đỡ Charles trả nợ cho cha để có đủ điều kiện gia nhập vào hàng ngũ quý tộc. Chánh án De Bonfond tham tiền đồng ý làm chồng hờ của Eugénie vì cái hôn ước đó có thỏa thuận là một trong hai người, người nào chết trước thì người còn lại sẽ hưởng gia tài... Nhưng sự đời vốn trớ trêu: ông chánh án đang trên con đường danh vọng đầy hứa hẹn thì ông đột ngột qua đời. Eugénie đã giàu nay lại càng giàu hơn và càng cô đơn trong số phận của "một người phụ nữ có đầy đủ thiên chức để làm vợ, làm mẹ, nhưng không bao giờ được hưởng hạnh phúc đó"... Eugénie đã dùng tất cả tài sản và quãng đời còn lại của mình để làm từ thiện giúp đỡ mọi người.
ANH EM NHÀ KAMARAZOV
Anh em nhà Karamazov
(tiếng Nga:
Братья Карамазовы) là tác phẩm
cuối cùng của Fyodor Dostoyevsky (Fyodor Mikhaylovich
Dostoyevsky). Fyodor Dostoyevsky thuộc loại thiên tài hiếm hoi mà càng về cuối đời
thì sự nghiệp sáng tác càng lên tới đỉnh cao hơn. Anh em nhà Karamazov là tác
phẩm vĩ đại nhất của ông. Trước khi bắt tay vào viết tác phẩm mà thật ra ông đã
ấp ủ ý đồ từ nhiều năm trước, Dostoyevsky đã linh cảm thấy mình nắm bắt được
một đề tài xứng đáng với tầm vóc của mình. Ông viết: "Ít khi tôi gặp
trường hợp nói lên được những điều mới mẻ, đầy đủ, độc đáo như thế này".
Tiếp đó là quá trình làm việc hết sức căng thẳng. Trong một lá thư đề ngày 23 tháng 7
năm 1879,
ông viết: "Cuốn tiểu thuyết tôi đang viết (Anh em nhà Karamazov) hiện thời
nuốt hết mọi sức lực và thời giờ của tôi… Tôi viết không hối hả, không vội làm
cho xong việc, sửa đi sửa lại, gọt tỉa, tôi muốn tận tâm hoàn tất tác phẩm, bởi
vì chưa hề có tác phẩm nào mà tôi nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn tác phẩm
này"[1].
Nội dung
Ở
đây hội tụ tất cả những ý tưởng chủ đạo mà nhà văn ấp ủ suốt đời và đã giãi bày
một phần trong các tác phẩm trước đó đây là sự kết tinh kinh nghiệm sống sóng
gió đầy đau khổ của nhà văn và vô vàn quan sát trong thực tế cộng với tay nghề
điêu luyện sau bốn chục năm lao động văn học.
Thoạt
nhìn Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết về đề tài gia đình về sự tan rã
của Gia đình ngẫu hợp tức là loại gia đình ở đó không có những mối quan hệ
trong sạch vững chắc không có nền móng đạo lý và tan rã trong hoàn cảnh của một
xã hội đang băng hoại. Một người cha ba người con chính thức và một đứa con kết
quả của một lần đi lại như cưỡng hiếp một người phụ nữ điên dại. Trừ người con
trai thứ ba - Alecxei - cả gia đình sống trong sự căm thù lẫn nhau mà kết quả
là vụ giết bố và một người bị án oan đi tù khổ sai.
Anh
em nhà Caramazov là một tác phẩm hiện thực theo nghĩa cao cả nhất có sức tố cáo
hết sức lớn đồng thời là tác phẩm rất lôi cuốn khiến người đọc hồi hộp với sự
phát triển căng thẳng của cốt truyện hình sự được bố trí rất mực khéo léo nhưng
bao trùm tất cả nó là cuốn tiểu thuyết Triết lý tuyến Triết lý chiếm địa vị
thống trị.
HARY PORTER
Harry
Potter là tên của bộ truyện (gồm bảy phần) của nữ nhà văn nước
Anh J. K. Rowling. Bộ truyện viết
về những cuộc phiêu lưu phù thủy của cậu bé Harry
Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger, lấy bối
cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts
nước Anh. Những cuộc phiêu lưu tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter trong
việc chống lại tên Chúa tể hắc ám Voldemort
- người có tham vọng muốn trở nên bất tử, thống trị thế giới phù thủy, nô dịch
hóa những người phi pháp thuật và tiêu diệt những ai cản đường hắn đặc biệt là Harry
Potter.Bộ truyện kết hợp nhiều thể loại, bao gồm cả giả tưởng và giai đoạn tuổi mới lớn (với các yếu tố huyền bí, kinh dị, phiêu lưu và lãng mạn), nhiều ý nghĩa về văn hóa và tư liệu tham khảo[1][2][3][4]. Cũng theo tác giả J. K. Rowling, chủ đề chính xuyên suốt là cái chết[5].
Ngay từ khi xuất bản phần một (Harry Potter and the Philosopher's Stone - ấn bản Anh; Harry Potter and the Sorcerer's Stone - ấn bản Mỹ; Harry Potter và Hòn đá Phù thủy - bản dịch tiếng Việt) vào ngày 30 tháng 6 năm 1997, bộ truyện ngày càng nổi tiếng trên toàn thế giới, được giới phê bình hoan nghênh và rất thành công về mặt thương mại[6]. Bộ truyện cũng nhận được một số lời chỉ trích, bao gồm cả việc lo ngại về vẻ đen tối ngày càng tăng. Đến tháng 6 năm 2011, cả bảy quyển đã bán được hơn 450 triệu bản, trở thành bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử và được dịch sang 67 ngôn ngữ[7]. Phần bảy, và cũng là phần cuối cùng, Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo bối Tử thần) xuất bản vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Hơn 11 triệu quyển đã được bán trong 24 giờ đầu tiên[8].
Nhờ vào sự thành công của bộ truyện, J. K. Rowling đã trở thành nhà văn giàu nhất trong lịch sử văn học. Những bản in bằng tiếng Anh được phát hành bởi nhà xuất bản Bloomsbury ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Scholastic Press ở Mỹ, Allen & Unwin ở Úc và Raincoast Books ở Canada. Tại Việt Nam, bộ truyện này được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản từ bản dịch của dịch giả Lý Lan.
Cả bộ truyện 7 quyển, với quyển thứ 7 được chia thành 2 phần, dựng thành 8 bộ trong loạt phim cùng tên bởi hãng Warner Bros. Pictures, trở thành loạt phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, kéo theo thương hiệu Harry Potter có giá trị hơn 15 tỉ USD[9].
Năm 1990, J. K. Rowling đang
đi chuyến xe lửa từ Manchester đến Luân Đôn
thì ý tưởng về Harry bất chợt nảy ra trong đầu bà. Rowling kể về nguyên nhân
hình thành ý tưởng trên trang web của mình: "Tôi đã viết văn liên tục từ
lúc 6 tuổi nhưng chưa bao giờ cảm thấy hào hứng về một ý tưởng nào trước đây.
Tôi chỉ ngồi và nghĩ, trong suốt 4 giờ khi tàu bị hoãn, và mọi chi tiết bừng lên
trong trí óc tôi, cùng với hình ảnh một cậu bé gầy, tóc đen, đeo kính cận và
không biết mình là một phù thủy, trở nên ngày càng sống động với tôi."
Nơi
bà viết những trang đầu tiên của bộ sách là ở một cái bàn nhỏ trong một quán cà
phê, nơi mà bà vừa viết vừa uống cà phê.
Thu nhập từ các quyển sách này và tiền bản quyền các bộ phim cũng như các hàng
hoá liên quan đã giúp bà giàu hơn Nữ hoàng Elizabeth II
của Anh (nhưng bà phủ nhận việc có trên 280.000.000 £).
Năm
1995, Harry Potter and the
Philosopher's Stone được hoàn thành và bản thảo của nó được gửi đến
nhiều nhà xuất bản khác nhau. Người thứ hai mà bà thử gửi, Christopher Little,
đã giới thiệu bà và gửi bản thảo đến nhà xuất bản Bloomsbury. Sau khi 8 nhà sản
xuất khác từ chối, cuối cùng Bloomsbury đã đề nghị với Rowling một khoản tiền
3.000£ để phát hành sách. Mặc dù Rowling không giới hạn tuổi để đọc quyển sách
khi bắt đầu viết bộ truyện Harry
Potter, nhưng nhà xuất bản ban đầu lại nhắm đến trẻ em từ 9 đến 11 tuổi.
Quyển
Harry Potter đầu tiên được nhà
xuất bản Bloomsbury in ra tại Anh vào tháng 7 năm 1997. Ở Mỹ, sách được in bởi
nhà xuất bản Scholastic vào tháng 9 năm 1998, khi đó Rowling nhận được số tiền
105.000$ cho bản quyền sách tại Mỹ - số tiền ứng trước cho một tập sách cho
thiếu nhi viết bởi một tác giả vô danh. E ngại độc giả Mỹ khó có thể hiểu được
từ philosopher hoặc không quen
với đề tài phép thuật (như tên Philosopher's
Stone mang nghĩa vậy), Scholastic đã đổi tựa sách thành Harry Potter and the Sorcerer's Stone
cho thị trường Mỹ.
Hơn
gần một thập kỷ, bộ truyện Harry
Potter đã gặt hái được rất nhiều thành công. Một phần nhờ vào những bài
giới thiệu khen ngợi và chiến lược phát hành của những nhà xuất bản, và cũng
nhờ vào sự lan truyền giữa những độc giả, đặc biệt là trẻ em. Điều này rất đáng
lưu ý vì trong nhiều năm, niềm đam mê văn học trong xã hội đã bị tụt hậu sau
nhiều phương tiện giải trí khác như video game và Internet.
Những nhà xuất bản đã lợi dụng cơn sốt của độc giả và liên tục phát hành bốn
phần đầu tiên. Điều này giúp sự hào hứng của độc giả không bị nguội đi trong
khi Rowling nghỉ sức trước khi viết tiếp Harry
Potter and the Goblet of Fire (Harry Potter và chiếc cốc lửa) và Harry Potter and the Order of the Phoenix
(Harry Potter và Hội Phượng hoàng),
cũng như làm gia tăng sự nhiệt thành của người đọc đối với bộ truyện. Bộ truyện
đã thu hút được cả những độc giả trưởng thành. Hai bản khác nhau của Harry Potter tiếp tục được phát hành,
được phân biệt nhờ dòng chữ và hình bìa. Một bản dành cho trẻ em và một bản
dành cho người lớn.
Sự may mắn
Harry
Potter là một điển hình về các tác phẩm văn học giá trị nhưng phải gánh chịu sự
hắt hủi của các nhà xuất bản trong hành trình đến với độc giả. Tập 1 của Harry
Potter đã không nhận được sự chấp thuận nào từ 12 nhà xuất bản, trong đó có cả
những đơn vị lớn như Penguin và Harper Collin. Tập truyện Harry Potter đầu tiên
chỉ được chấp nhận bởi Bloomsbury, một nhà xuất bản nhỏ ở Anh nhưng cũng là may
mắn nhờ con gái 8 tuổi của giám đốc nhà xuất bản được cho đọc mấy chương đầu
của bản thảo. J.K. Rowlling nhận được hợp đồng xuất bản đầu tiên với số lượng
in không quá 1000 bản, kèm theo đó là một lời khuyên từ biên tập viên Barry
Cunnighamm rằng: "Bà nên tìm một công việc ổn định, bởi vì bà có rất ít cơ
hội kiếm sống bằng việc viết sách cho thiếu nhi."
Tóm tắt
nội dung
Câu
chuyện mở ra với bữa tiệc mừng của một thế giới phù thủy mà nhiều năm nay đã bị
khủng hoảng bởi Chúa tể Hắc ám Voldemort.
Đêm trước đó, Voldemort đã tìm thấy nơi sinh sống của gia đình Potter tại thung
lũng Godric và giết chết Lily cũng như James Potter vì một lời tiên tri dự đoán sẽ ảnh
hưởng đến Voldemort rằng hắn sẽ bị đánh bại bởi ""đứa trẻ sinh ra khi
tháng bảy tàn đi"" mà Voldemort tin đứa trẻ là Harry Potter. Tuy vậy,
khi hắn định giết Harry, Lời nguyền Chết chóc Avada Kedavra đã bật lại, Voldemort bị tiêu diệt, chỉ còn là một
linh hồn, không sống cũng không chết. Trong lúc đó, Harry bị lưu lại một vết
sẹo hình tia chớp đặc biệt trên trán mình, dấu hiệu bên ngoài duy nhất từ lời
nguyền. Cậu là người sống sót duy nhất khi trúng phải lời nguyền này, và việc
đánh bại Voldemort đầy bí ẩn đó đã được cộng đồng phù thủy phong danh hiệu
"Đứa bé sống sót".
Vào
đêm tiếp theo, một phù thủy nhưng không được sử dụng pháp thuật (Rubeus Hagrid)
mang Harry tới gia đình dì dượng của cậu, nơi sẽ là chỗ ở của cậu trong 10 năm
sắp tới. Cậu bé Harry mồ côi sau đó được nuôi lớn bởi gia đình Dursley - những
người không phải là phù thủy và luôn tìm mọi cách để ngăn cản cậu đến với quyền
năng phép thuật. Dì và dượng của Harry luôn hắt hủi cậu, vì họ rất ghét phép
thuật nên dì và dượng của Harry đã giấu tất cả những vật tài sản phép thuật mà
cậu thừa kế cũng như luôn phạt cậu thật nặng khi có điều gì đó lạ thường xảy
ra.
Dù
vậy, khi sinh nhật lần thứ 11 của cậu đến gần, thì những điều bất thường liên
tục xảy ra, cậu phát hiện rằng mình có thể trò chuyện với "rắn" (bằng
"Xà Ngữ") và nhảy lên nóc nhà. Và Harry lần đầu tiên được thế giới
phép thuật liên lạc, cậu nhận được những lá thư từ Trường Phù thủy
và Pháp sư Hogwarts gửi tới. Những lá thư đó bị dượng cậu lấy đi
trước khi cậu có cơ hội đọc được chúng. Vào ngày sinh nhật 11 tuổi, cậu được
Hagrid - người giữ khóa của trường Hogwarts – cho biết thật ra cậu là một pháp
sư và đã được mời vào học ở trường Hogwarts. Mỗi phần truyện là một năm học,
̣hầu hết diễn ra ở Hogwarts. Harry đã vượt qua nhiều phép thuật khó khăn, trở
ngại của xã hội và thay đổi của cảm xúc trong thời thiếu niên đầy khó khăn của
mình. Cậu cũng dũng cảm chống lại quyền lực ngày càng lớn mạnh của Voldemort và sự phủ nhận dai dẳng của Bộ Pháp thuật về sự trở lại của Voldemort.
Bà
Rowling đã tuyên bố sẽ viết tất cả bảy phần, mỗi phần càng "bi quan"
hơn phần trước, phát triển theo cuộc đời Harry. Trong khi Harry lớn lên, kẻ thù
của cậu, Voldemort, ngày càng trở nên nguy hiểm. Đến giữa năm 2007, toàn bộ bảy phần đã
được xuất bản. Phần thứ bảy và cuối cùng có tên tiếng Anh
là Harry Potter and the Deathly Hallows (tên
tiếng Việt: Harry Potter và bảo bối tử thần) được xuất
bản ngày 21 tháng 7 năm 2007.
Cấu trúc
và thể loại
Bộ
tiểu thuyết thiên về pháp thuật, với những góc nhìn nhiều chiều, có thể xem
chúng thuộc thể loại Bildungsroman,
một loại tiểu thuyết dành cho việc giáo dục, câu chuyện xoay quanh ngôi trường
pháp thuật Hogwarts, một ngôi trường nội trú ở Anh dành cho phù thủy, nơi giảng
dạy việc sử dụng phép thuật. Bộ truyện được xem tương tự như tác phẩm Tom Brown's School Days của Thomas
Hughes và một số tiểu thuyết khác thuộc vào thời nữ hoàng Victoria I và vua
Edward VII về cuộc sống ở một ngôi trường nội trú tư của Anh (English public school).
Các
quyển sách này đã được so sánh với A Wizard of Earthsea
(Pháp sư xứ Hải Địa) của Ursula K. Le
Guin, The Chronicles of Narnia (Biên niên sử về Narnia)
của C. S. Lewis
và một số tác phẩm khác. Chúng là một thể loại tiểu thuyết của văn chương Anh
nói về đời sống trong trường nội trú, và các phần tả về gia đình dì và dượng
của Harry làm nhiều độc giả liên tưởng đến các tác phẩm của Roald Dahl. Hơn nữa
các câu chuyện về Harry Potter đã được so sánh với tiểu thuyết giả tưởng bộ ba
nổi tiếng The Lord of the Rings
(Chúa tể của những chiếc nhẫn)
của J. R. R. Tolkien.
Stephen King
từng cho rằng bộ truyện là một "truyện thần kỳ huyền bí và sâu sắc",
và mỗi tập truyện đều được dựng nên theo kiểu của những cuộc phiêu lưu bí ẩn
như phong cách của Sherlock Holmes. Những tập truyện đều để lại
những manh mối ẩn giấu trong lời kể, mà các nhân vật đều theo đuổi những mối
nghi ngờ khác nhau xuyên suốt nhiều địa điểm đẹp lạ lùng, dẫn đến một kết thúc
bất ngờ thường đảo lộn những gì mà các nhân vật vẫn tin là đúng.
Câu
chuyện được kể với góc nhìn của một người thứ ba; với một số ít ngoại lệ:
- Chương 1 của Hòn đá phù thuỷ: Một nửa được viết theo quan điểm của Vernon Dursley, dượng của Harry, và phần kia viết theo quan điểm khách quan.
- Hai trận đấu Quidditch trong Hòn đá phù thuỷ được viết theo một quan điểm độc lập, miêu tả các sự việc Harry không thấy được trong khi tham gia trận đấu.
- Chương 1 của Chiếc cốc lửa: Ngoại trừ việc lập cảnh đầu tiên, chương này viết theo quan điểm của một nhân vật phụ, Frank Bryce, nhưng các hành động đều được Harry thấy trong một giấc mơ.
- Hai chương đầu của Hoàng tử lai: Harry không thể thấy được những sự kiện này.
Người
đọc có thể tìm thấy những bí mật của câu chuyện như chính Harry. Những suy nghĩ
và toan tính của các nhân vật khác, kể cả những nhân vật trung tâm như Hermione Granger
và Ron Weasley,
cũng được giấu đi cho đến khi Harry được tiết lộ cho biết.
Bộ
truyện đi theo một khuôn khổ. Kể về những năm học của Harry, chúng thường bắt
đầu từ nhà của cậu với gia đình Dursley ở thế giới Muggle.
Sau đó, Harry đến những địa chỉ phép thuật (như Hẻm xéo, trang trại Hang Sóc,
số 12 Quảng trường Grimmauld) một thời gian trước khi nhập học, bằng cách đón
chuyến tàu hỏa của trường tại Sân ga 9¾. Ngay khi tới trường, những nhân vật mới
hoặc cũ đều lần lượt xuất hiện, và Harry phải vượt qua mọi thời khóa biểu của
mỗi ngày, như những bài luận, những cuộc rượt đuổi kinh hoàng và những giáo
viên hà khắc. Cậu chuyện tiến dần đến cao trào ở gần hoặc ngay sau kì thi cuối
năm, khi Harry phải đối mặt hoặc với Voldemort hoặc một trong những Tử thần Thực tử. Kết quả cuối cùng thường là
Harry có được những bài học quan trọng qua quá trình tranh luận với thầy hiệu
trưởng Albus Dumbledore.
ANNA KARENINA
Gia đình người anh trai của Anna có sự bất hòa và Anna - vợ của
một quan chức cao cấp của triều đình ở Sankt-Peterburg, đã đi tàu
đến Moskva để giúp anh trai và
chị dâu hòa giải. Nàng đi cùng toa với bá tước phu nhân Vronkaya. Đến Moskva, anh trai
của Anna đón ở ga và con trai của bá tước phu nhân là Alexei Vronsky cũng ra
đón mẹ. Lúc này, mọi người chưa kịp xuống tàu thì xảy một tai nạn khủng khiếp:
một người công nhân bị tàu cán chết. Sự kiện này làm mọi người hết sức kinh
hoàng.ANNA KARENINA
Cùng thời gian này, Levin, một điền chủ hầu như quanh năm chỉ sống ở nông thôn, cũng đến Moskva với mục đích cầu hôn với cô con gái út của gia đình Cherbatsky là Kitty - người mà đã để ý và có tình cảm từ lâu. Kitty mới 18 tuổi vừa bắt đầu gia nhập cuộc sống giao tế của giới thượng lưu và được nhiều người để mắt đến trong đó có Vronsky. Chàng là người tuấn tú, giàu có, quý phái và có tương lai xán lạn ở triều đình và trong quân đội. Nên mặc dù Kitty cảm thấy mình quý mến và tin cậy Levin, song tâm hồn của cô gái trẻ này lại hướng về Vronsky nhiều hơn, nên nàng đã từ chối lời cầu hôn của Levin.
Anna nhanh chóng giải quyết mối mâu thuẫn cho vợ chồng người anh. Vẻ xinh đẹp và khả ái của Anna đã hấp dẫn mọi người xung quanh kể cả Kitty (em gái của Dolly - chị dâu của Anna). Trong buổi khiêu vũ tổ chức tại nhà người quen ít lâu sau, cả Kitty và Anna đều đến. Kitty hạnh phúc và mong chờ được nhảy cùng Vronsky, nhưng khi nàng thấy vẻ mặt của Vronsky khi nhảy cùng Anna, nàng bất ngờ nhận ra rằng Vronsky đã say mê Anna, điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ.
Anna đón nhận tình cảm của Vronsky và xao xuyến vì tình cảm đó nên nàng cảm thấy có lỗi. Nàng đã vội vã rời Moskva nhưng trên chuyến tàu trở về Sankt-Peterburg. Vronsky đã đi theo "để có mặt nơi nào nàng có".
Chồng của Anna là Alexei Karenin, lớn hơn nàng nhiều tuổi, là một con người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt. Anna lấy Karenin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị. Vì vậy, sau bao năm chung sống với chồng, nàng không hề có tình yêu với một con người như thế nên nàng đã dồn mọi tình cảm cho đứa con trai. Sự xuất hiện của Vronsky cùng với tình cảm nồng nhiệt của chàng đã đánh thức những khát khao yêu đương trong Anna. Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối cùng nàng không kháng cự nổi và đã lao vào cuộc tình với Vronsky. Cuộc tình vụng trộm đó không giấu được lâu nhưng thật bất ngờ chồng Anna biết nhưng không ghen tuông mà còn lo lắng cho danh dự và tiếng tăm của ông ta lẫn Anna. Nàng có thai với Vronsky và suýt chết trong khi sinh nở. Karenin đã cao thượng tha thứ cho nàng, chăm sóc nàng cùng đứa bé gái mới sinh khiến Anna cảm động ăn năn và Vronsky thì thấy nhục nhã định tự tử nhưng không chết. Tuy nhiên, sự cao thượng của Karenin chỉ tách Anna ra khỏi Vronsky trong thời gian ngắn mà không dập tắt nổi ngọn lửa tình yêu giữa hai người. Nó tạm lắng xuống rồi lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ. Họ không thể sống thiếu nhau, Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu quý, để cùng Vronsky và đứa con gái nhỏ ra nước ngoài.
Levin sau khi bị Kitty từ chối "lời cầu hôn" liền rời Moskva quay trở về với nông thôn. Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang và tìm thấy sự an ủi trong công việc, trong sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những người lao động. Chàng biết được việc của Kitty (sau khi bị Vronsky từ chối nàng đã rất đau khổ và bệnh nặng) phải ra nước ngoài dưỡng bệnh. Một lần tình cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty chạy qua (nàng đang trên đường từ nước ngoài trở về). Chàng chợt nhận ra rằng tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định đi Moskva để cầu hôn lần nữa. Lần này, chàng đã thành công. Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, Levin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitty lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Levin nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Giữa hai vợ chồng cũng xảy những cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho nhỏ, song cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc.
Trong khi đó hạnh phúc của Anna và Vronsky thật không dễ dàng, nó phải đổi bằng những hy sinh: Vronsky phải từ bỏ con đường danh vọng, Anna phải rời xa đứa con trai (mà nàng rất yêu quý và luôn nhớ thương con - nỗi nhớ ấy luôn ám ảnh và dằn vặt nàng) và chịu những lời chê trách gièm pha. Họ cũng không thể sống mãi ở nước ngoài nên một thời gian sau họ trở về Nga. Vronsky dù yêu Anna, song cũng đã mệt mỏi vì cuộc sống không chính thức của hai người, trong khi đó Anna vẫn không giải quyết được việc ly hôn với chồng vì vướng bận chuyện con trai. Karenin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vronsky. Những khó khăn đó cộng với sức ép của dư luận, của những người quen thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm giữa hai người càng lúc càng trở nên căng thẳng: Vronsky bực bội, mệt mỏi, còn Anna thì đau khổ ghen tuông, nghi ngờ về tình yêu của chàng dành cho mình. Sau một lần xích mích, Vronsky bỏ về nhà mẹ. Anna đau khổ với những ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng vì nghĩ Vronsky đã hết yêu mình. Nàng định đi tìm chàng, nhưng lúc đến nhà ga, Anna chợt nhớ đến cái chết của người công nhân xe lửa và nàng đã quyết định bắt Vronsky phải hối hận nên đã giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa.
Sau khi Anna chết, Vronsky vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào quân đội tình nguyện giúp người Serbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Levin và Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh phúc ở nông thôn và sinh được một cậu con trai.
XỨ TUYẾT
Trong lần thứ nhất vào thời điểm mở cửa mùa leo núi, mùa xuân bắt đầu với chồi non xanh thẳm và hương thơm ngát, chàng gặp nàng ca kỹ (geisha) Komako. Komako là một cô gái đại diện cho vẻ đẹp tràn trề nữ tính, mạnh mẽ, tương phản giữa thánh thiện và trần tục, giữa tỉnh táo và đam mê, giữa vẻ đẹp sáng ngời nét thơ ngây bên ngoài và sức trầm lắng của nội cảm. Cảm giác mà nàng đem lại cho Shimamura là sự tươi mát và thanh sạch tuyệt vời. Trong những đêm khi mà nàng giúp vui tiệc tùng bằng cách đánh đàn samisen cho những khách du hành, uống rượu say và mệt lả, nàng về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàng rung động đến tận tơ lòng.
Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai để gặp lại Komako vào mùa đông, vài tuần trước khi mở mùa trượt tuyết. Trong ánh sáng mờ ảo, Shimamura mê mẩn ngắm khuôn mặt người thiếu nữ ngồi đối diện với chàng ngời lên trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêu phàm, với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm. Cô gái đó, chàng còn gặp lại ở vùng băng tuyết, chính là Yoko. Một ca kỹ với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura, với giọng nói "truyền cảm, trong thanh và đẹp đến não lòng", khiến chàng mỗi lần tiếp xúc là mỗi lần khám phá thêm một nét quyến rũ nơi nàng.
Rồi những ngày đầu mùa thu với lá phong đỏ thắm, Shimamura lại rời Tokyo để đi nghỉ ở xứ tuyết. Ở đó, giữa hai người con gái xứ tuyết, trong khung cảnh của một vương quốc mà cảnh sắc, con người, phong tục, lối sống đều hồn hậu, chất phác và dịu dàng, chàng mẫn cảm sâu sắc trước cái đẹp nhưng lại đắn đo lưỡng lự giữa hai mối tình, một nặng về thể xác, một nặng về tâm hồn. Say đắm Komako nhưng trong Shimamura luôn hiện diện ánh sáng kỳ ảo lóe lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy, một vẻ đẹp chàng khao khát theo đuổi và nắm bắt cả đời. Trong khi Komako càng đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí. Tình yêu của Shimamura với Komako bắt đầu chớm những giận hờn đầu tiên. Komako hoang mang không biết Shimamura còn yêu mình thật hay không, còn chàng cũng không sao hiểu nổi sự lạnh lùng của lòng mình, tại sao mình không thể sống được mãnh liệt, trọn vẹn và hy sinh trong dâng hiến không đòi hỏi chút gì trả lại như nàng.
Đúng vào lúc Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết để tránh cơn bão lòng và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúc trong bi thảm. Trong một buổi chiếu bóng tại một nhà kho gần nơi chàng ở, một đám cháy dữ dội đã xảy ra. Mặt đất rừng rực trong tia lửa và tàn tro bốc cao lên tận bầu trời đêm, một bầu trời với dải Ngân Hà lóng lánh trong ánh sáng đẹp một cách ma quái. Yoko, người yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chết trong đám cháy đó. Khi chàng chạy tới thì thấy thân hình bất động của Yoko với gương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komado, còn Komako thì lời nói như mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên. Chàng lảo đảo ngẩng mặt lên trời và có cảm giác dải Ngân Hà trôi tuột vào trong người chàng với tiếng gầm thét dữ dội.
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc Nga tại kinh kỳ Sankt-Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến Hoàng đế Napoléon I và cuộc chiến tranh chống Pháp sắp tới mà Nga sẽ tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky - một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi, song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống.
Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về cố đô Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức.
Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập Quân đội Nga. Khi lên đường Andrei mang một niềm hy vọng là có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham chiến trận đánh Austerlitz - nơi Napoléon I đã đánh tan nát quân Liên minh Nga - Áo, bản thân chàng bị thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon I - vốn là một thần tượng của chàng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Liza, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Toulon - cầu Arcole đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời.
Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh, người chăm sóc và thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.
Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Nga bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị Nguyên soái Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, với kết quả là chiến thắng lớn lao về mặt tinh thần.
Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.
Sau trận huyết chiến ở Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.
Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nước Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn Napoléon thì không. Sau chiến thắng, Koutouzov muốn cho nước Nga được nghỉ ngơi chứ chẳng muốn can thiệp thêm gì vào tình hình châu Âu.
Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín - đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
HỒNG LÂU MỘNG
Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột. Ninh Công là trưởng, sau khi mất con lớn là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước. Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện đan nên nhường cho con lớn Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ là Vưu Thị) có một đứa con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con chẳng chịu học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh. Còn phủ Vinh, sau khi Vinh Công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước. Sau khi mất, Vợ Thiện là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm cân nảy mực của gia đình. Giả mẫu có ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là Hình phu nhân) được tập tước. Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy Phượng) và con gái (con nàng hầu) là Giả Nghênh Xuân. Em của Xá là Giả Chính (có vợ là Vương phu nhân) được Hoàng thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có ba người con, con lớn Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm, để lại một con trai là Giả Lan; con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử; Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, sinh ra đã ngậm một viên "Thông linh Bảo Ngọc", là niềm hi vọng của gia đình họ Giả. Ngoài ra còn có Giả Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.
Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở.
Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ huy hoàng. Khu vườn Đại quan này chỉ dành cho 12 cô tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh và phủ Ninh lui tới vui chơi. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Cho nên nàng thương hoa, khóc hoa, chôn hoa, tâm hồn nàng như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột. Nàng cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan; lánh xa công danh phú quý. Trong khi đó, Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, "gần cô chị thì quên khuấy cô em"; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân", nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.
Phần sau:
Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá. Lâm Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà chết. Kết thúc pho truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một "giấc mộng trong chiếc lầu hồng" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào.
Cũng có một kết thúc khác là sau đám cưới ấy, Lâm Đại Ngọc chết, còn Bảo Ngọc chấp nhận sống với Bảo Thoa. Sau này, gia đình lung lay, bị tịch thu tài sản, Giả Chính đi làm quan xa nhà, luôn viết thư về giục giã hai chú cháu Bảo Ngọc và Giả Lan học hành chăm chỉ. Cuối cùng, Bảo Ngọc và Giả Lan đều đỗ cử nhân, nhưng ngay sau đó Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu. Bảo Thoa thì đang mang thai đứa bé - hi vọng của nhà họ Giả. Nhưng cái kết này không được độc giả yêu thích, cũng có thuyết cho là của người sau thêm vào.
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
Một
trong những thành công lớn nhất của Tam
Quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân
vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều "truyện nhỏ" mà
đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo
đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ
truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện:
Triều đình
tranh giành quyền lực
Truyện
lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán
khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan
mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến
kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép
chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị,
Quan Vũ
và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết
nghĩa với nhau ở vườn đào.
Hà Tiến
chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Hà Tiến là anh rể vua và
nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất
vào tháng 5
năm 189,
Hà Tiến lập Hán Thiếu Đế kế vị. Điều đó khiến Đổng thái hậu (mẹ của Hán Linh Đế) không
hài lòng. Hà Tiến phải đầu độc giết bà ta để trừ họa. Sau đó Hà Tiến lại có mâu
thuẫn với bọn hoạn quan, đặc biệt là 2 hoạn quan Trương Nhượng và Kiển Thạc nên muốn giết sạch hết bọn chúng
để có uy quyền tuyệt đối trong triều. Hà Tiến lấy chuyện này bàn với Viên Thiệu.
Viên Thiệu khuyên Hà Tiến nên triệu tập các trấn khắp cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan. Tiến phê chuẩn ngay, kêu gọi quân
đội ở các trấn vào cung giết hoạn quan. Hành động này của Hà Tiến bị Tào Tháo
phản đối và cho rằng ông là kẻ làm loạn thiên hạ. Bọn hoạn quan về sau cũng
biết tin này, cũng lo đối phó trước. Tháng 8 năm 189, khi mà mưu đồ diệt hoạn
quan của Hà Tiến chưa thành thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa
vào cung Trường Lạc và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần do Viên Thiệu
cầm đầu đem quân vào cung giết sạch đám hoạn quan này, báo thù cho Hà Tiến.
Trong
số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để diệt hoạn quan có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương.
Đổng Trác nhân cơ hội này vào kinh làm loạn triều đình. Năm 190, ông ta phế
truất Hán Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết
quyền triều chính vào tay mình. Thứ sử Đinh Nguyên
phản đối hành động này, hắn ỷ có tướng hầu là Lữ Bố
hộ vệ nên không sợ bị Đổng Trác hãm hại. Tuy nhiên Đổng Trác lại dùng kế mua
chuộc Lữ Bố, tặng cho Lữ Bố vàng bạc châu báu và con ngựa Xích Thố của mình. Lữ
Bố nổi lòng tham, làm phản giết Đinh Nguyên ngay trong đêm hôm đó để quay về
theo Đổng Trác.
Chiến
tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt (190-200)
Hành
vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội
quân với Viên Thiệu để diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi
cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lữ Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi
trấn áp, có lần một mình Lữ Bố đấu với cả ba anh em Lưu, Quan, Trương nhưng sau
đó phải rút lui vì kiệt sức. Năm 191, liên quân Viên Thiệu đã tập trung dưới
chân thành Lạc Dương. Nghe theo lời của mưu sĩ Lý Nho,
Đổng Trác phải bắt hoàng đế, quan lại, xua hàng trăm vạn dân chúng từ Lạc Dương về Trường An
lập kinh đô riêng, hắn còn sai Lữ Bố đào bới lăng mộ các vua nhà Hán trước đây
để cướp vàng bạc châu báu, sau đó phóng hỏa thiêu cháy Lạc Dương rồi bỏ chạy.
Liên quân của Viên Thiệu thừa cơ tiến vào Lạc Dương.
Trong
thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn còn nhiều trung thần như Vương Doãn đang tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã
sử dụng liên hoàn kế, ban đầu tặng con gái của ông ta là Điêu Thuyền cho Lữ Bố nhưng sau đó lại dâng cho Đổng Trác. Lữ
Bố tức giận hỏi Vương Doãn tại sao lại làm vậy. Vương Doãn nói rằng phải dâng
Điêu Thuyền cho Trác vì bị Trác ép buộc. Có lần Lữ Bố nhân lúc Đổng Trác đang
cùng Hán Hiến Đế bàn chính sự, Lữ Bố lén tới điện Phượng Nghi để gặp Điêu
Thuyền. Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn, đã nói khích vài câu để li gián Đổng
Trác với Lữ Bố. Đổng Trác nghi ngờ, vội vã về phủ, thấy Lữ Bố đang ôm Điêu
Thuyền, nổi giận ném long kích vào Lữ Bố. Lữ Bố đã may mắn tranh được. Từ đó Lữ
Bố hận thù Đổng Trác, tuyên bố rằng sẽ giết Đổng Trác để trả thù. Cuối cùng năm
192, Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi Lữ Bố,
do cùng giành giật Điêu Thuyền. Thuộc hạ của Đổng Trác là Lý Nho
cũng bị chém đầu.
Trong
lúc đó, trong các quan lại trong liên quân chống Đổng Trác lại lục đục nội bộ
với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách
và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh
cho Lưu Biểu ở Kinh Châu đem quân đánh úp Tôn Kiên đang ở Giang
Đông để đòi lại ngọc tỉ. Tôn Kiên chạy thoát được nhưng quân sĩ đã tử thương quá
nửa. Từ đó Tôn Kiên hận thù Lưu Biểu, chỉ chờ cơ hội báo thù. Cuối năm 191, Tôn
Kiên dẫn quân đánh Kinh Châu và Tương Dương nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản
thân Tôn Kiên cũng bị tử trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải đổi Hoàng Tổ
vừa bắt sống được để lấy thi thể Tôn Kiên về an táng. Sau đó, Tôn Sách cùng các
tướng dưới trướng chạy sang Hoài Nam nương nhờ Viên Thuật.
Lúc đó liên quân chống Đổng Trác đã bị tan rã, các quan lại quay về địa phương
của mình và bắt đầu giao chiến với nhau, quên cả chuyện quan trọng là diệt Đổng
Trác. Nhiều anh hùng như Tào Tháo
và Lưu Bị,
mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng
riêng.
Viên
Thiệu chỉ có 2 quận nhỏ là Quan Đông và Hà Nội. Có lúc lương thực bị cạn kiệt,
Viên Thiệu phải mượn lương của lãnh chúa Hàn Phức
ở Ký Châu. Bàng Kỷ bày mưu cho Viên Thiệu là một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Ký Châu, mặt khác
báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ
của sứ giả Viên Thiệu là Tuân Thâm, Hàn Phức liền mời Viên Thiệu tới Ký Châu để
dâng Ký Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Ký Châu khỏi sự xâm phạm của Công Tôn Toản
bất chấp lời can gián của nhiều quan lại khác như Cảnh Võ. Viên Thiệu lấy được
Ký Châu mà không tốn một sức lực nào, cho Hàn Phức ở lại Ký Châu sống tới hết
đời. Công Tôn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất quân báo thù.
Kết quả là quân của Toản thảm bại, bản thân Toản suýt bị tướng của Viên Thiệu
là Văn Xú
bắt sống nếu không có Triệu Vân
cứu.
Không
lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, thuộc hạ khác của hắn là Lý Thôi
và Quách Dĩ
cùng Trương Tế, Phàn Trù
đang đóng quân ở My Ổ cùng nhau nổi dậy làm loạn, báo thù cho chủ khi không
được Vương Doãn xá tội. Con rể Đổng Trác là Ngưu Phụ
cũng nổi dậy hưởng ứng. Lã Bố diệt được Ngưu Phụ, chủ quan khinh địch nên Lý
Thôi, Quách Dĩ tận dung Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu để lập mưu đánh bại Lã Bố
thành công. Chẳng bao lâu sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được
Vương Doãn, buộc Lã Bố phải bỏ trốn. Lý Thôi, Quách Dĩ nắm vua Hiến Đế thay
Đổng Trác.
Cuối
năm 193, Mã Đằng và Hàn Toại
câu kết với Hán Hiến Đế, đem quân vào Trường An diệt bọn Lý Thôi nhưng thất
bại. Phàn Trù nhận lệnh truy kích nhưng lại tha Hàn Toại vì nể tình đồng hương.
Lý Thôi nghi ngờ Phàn Trù làm phản nên sang năm 194 liền hành thích giết chết
Phàn Trù trong một bữa tiệc.
Năm
193, Tào Tháo
cho cha mình là Tào Tung từ quê nhà tới căn cứ Sơn Đông của mình, có đi qua
nghỉ đêm ở Từ Châu. Lãnh chúa Từ Châu là Đào Khiêm
lệnh cho Trương Khải tiếp tục hộ tống Tào Tung về Sơn Đông. Nhưng Trương Khải
lại nảy sinh ý đồ làm phản, đã giết Tào Tung trong đêm. Tào Tháo vô cùng tức
giận, đem quân đánh Từ Châu báo thù cho cha mình, quân Đào Khiêm chống cự rất
khó khăn, phải liên thủ với Lưu Bị
mới đẩy lui được quân Tào. Năm 194, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm
cai quản Từ Châu.
Sau
khi bị Lý Thôi, Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, lưu vong một thời
gian. Sau đó Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng bị nên đã tập hợp quân đội cùng
các thuộc hạ như Cao Thuận, Hầu Thành,
Trương Liêu và Tạng Bá chiếm Bộc Dương. Sau đó, Lã Bố thu phục
mưu sĩ Trần Cung. Với tài túc trí đa mưu, Trần Cung giúp Lã Bố thắng
Tào Tháo bao nhiêu trận, đặc biệt là trận Bộc Dương năm 194. Tuy nhiên, Lã Bố
đã trúng kế của Tào Tháo nên thua nhiều trận quan trọng sau đó. Lã Bố định sang
theo Viên Thiệu nhưng bị từ chối nên Lã Bố đành kết nghĩa với Lưu Bị ở Từ Châu
nhưng sau đó lại làm phản khi cướp Từ Châu của ông ta. Lã Bố muốn chuộc lỗi với
Lưu Bị nên khi Viên Thuật đánh căn cứ Tiểu Bái của Lưu Bị thì Lã Bố đã bắn kích
viên môn, buộc tướng của Viên Thuật là Kỉ Linh phải giải vây rút về. Lã Bố sau
đó tiếp tục trở mặt đánh Lưu Bị và chiếm được Tiểu Bái. Lưu Bị dẫn quân về hàng
Tào Thào làm thế lực Tào Tháo càng trở nên lớn mạnh.
Năm
195, ở Trường An, Dương Bưu
và Chu Tuấn
thấy bọn Thôi, Dĩ chuyên quyền, đã bày mưu với Hán Hiến Đế, buộc Lý Thôi và
Quách Dĩ nảy sinh mâu thuẫn và phải trở mặt đánh lẫn nhau suốt 2 tháng, người
chết vô số. Nhân lúc bọn chúng tiêu diệt nhau, Trương Tế họ tống vua Hán về Lạc
Dương. Lý Thôi và Quách Dĩ nghe tin phải giảng hòa rồi đem quân đuổi theo bắt
vua lại. Đổng Thừa, Dương Phụng, Từ Hoảng nhiều lần giúp vua đẩy lui được quân
Lý - Quách nhưng binh lực cứ hao hụt dần. Hán
Hiến Đế đành triệu Tào Tháo đem quân vào Trường An cứu giá, cả Lý Thôi và Quách
Dĩ đều bị Tào Tháo đánh bại. Lý Thôi, Quách Dĩ đành đem quân về trấn thủ Trường
An và My Ổ. Năm 197, Ngũ Tập giết được Quách Dĩ. Năm 198, Đoàn Úy giết được Lý
Thôi, Tào Tháo đã xử trảm hơn 200 người nhà Lý Thôi.
Lúc
này ở Hoài Nam,
Tôn Sách
không muốn ở với Viên Thuật nữa, cùng Chu Trị, Trương Chiêu và Lã Phạm ra sức tự lập. Tôn Sách
lấy cớ đi đánh hai nghịch tặc nguy hiểm là Lưu Do
và Nghiêm Bạch Hổ. Viên Thuật phê chuẩn. Năm 196,
Tôn Sách đánh bại được Lưu Do, buộc hắn phải trốn chạy về Kinh Châu nương nhờ
Lưu Biểu. Ngay sau đó thế lực Nghiêm Bạch Hổ cũng bị Tôn Sách đánh bại. Nhờ đó,
Sách làm chủ Giang Đông, li khai với Viên Thuật và gửi thư bắt hắn trả lại ngọc
tỉ nhưng Thuật không chịu. Cuối năm 196, Trương Tế tử trận khi đi đánh Nam Dương,
cháu là Trương Tú lên thay và đang rắp tâm đánh Hứa Đô cướp Hán Hiến
Đế trước sự lơ là của Tào Tháo. Đầu năm 197, Trương Tú đại phá Tào Tháo ở trận Uyển Thành, tướng của
Tào Tháo là Điển Vi và con trưởng của Tào Tháo là Tào Ngang đều phải hi sinh tính mạng của
mình để cứu Tháo.
Nhưng
quyền lực của Tào Tháo lại ngày một mạnh lên khi sở hữu Hán Hiến Đế, làm thừa
tướng ở Hứa Xương. Nhờ uy danh đó mà về sau Tào Tháo dụ hàng được
Trương Tú. Viên Thuật ở Hoài Nam do có ngọc tỉ truyền quốc nên cũng tự xưng đế
dù chỉ nắm 2 quận, niên hiệu là Trọng Gia. Năm 198, Tào Thào cất quân đánh Lã Bố,
ông ta đem quân chiếm Từ Châu, Tiểu Bái và Hạ Phi và giết được Lã Bố ở lầu Bạch
Môn. Viên Thuật thấy Tào Tháo vừa tiêu diệt được Lã Bố, thế lực đang rất hùng
mạnh nên muốn đem ngôi vua sang trao cho anh hắn là Viên Thiệu để liên thủ
nhưng không qua được mắt Tào Tháo. Năm 199, Tào Tháo sai Lưu Bị đem quân đánh
Viên Thuật khi hắn đang đem ngọc tỉ và ngôi vua cho Viên Thiệu. Quân Viên Thuật
thua to, thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông. Không lâu sau thì Viên Thuật
lâm bệnh qua đời và thế lực của Thuật hoàn toàn bị Tào Tháo tiêu diệt. Cũng
trong năm 199, anh của Viên Thuật là Viên Thiệu đã tiêu diệt được kẻ thù phía
Bắc của mình là Công Tôn Toản.
Khi
Tào Tháo nắm vua Hán, trở nên lộng quyền ngang ngược, khi quân phạm thượng, lấn
lướt Hiến Đế. Hán Hiến Đế không cam chịu thân phận đó, lập tức viết một mật
chiếu cho Đổng Thừa, khuyên Thừa giết Tháo. Đổng Thừa lập ra hội Nghĩa
trạng, tức là hội chống Tào Tháo. Ít lâu sau có sáu người tham dự là Vương Tử
Phục, Chủng Tập, Ngô Thạc, Ngô Tử Lan, Mã Đằng
và Lưu Bị.
Về sau, Mã Đằng về Tây Lương, Lưu Bị về Từ Châu. Đổng Thừa giận họ nên phát
bệnh, thái y Cát Bình phải chữa bệnh cho Thừa. Về sau, Cát Bình phát hiện Thừa
muốn diệt Tào Tháo, xin tham gia vào Nghĩa trạng. Nhưng ngay sau đó Đổng Thừa
mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh đòn người hầu của mình là Tần Khánh Đồng chỉ
vì tội tư thông với con gái ông ta. Đồng oán giận, nói hết vụ hội Nghĩa trạng
cho Tào Tháo biết. Tào Tháo liền giả bệnh, dụ Cát Bình tới chữa, sau đó bảo Cát
Bình nếm thử thuốc trước rồi bắt Bình tra tấn tới chết. Sau một hồi điều tra,
cả năm người bọn Đổng Thừa cùng cả gia quyến của Đổng Thừa đều bị chém đầu. Đó
là vào tháng 1 năm 200.
Về
Lưu Bị, sau khi tiêu diệt Viên Thuật đã không về Hứa Đô mà giết thái thú Từ
Châu là Xa Trụ và ở lại Từ Châu để ngầm củng cố thế lực. Tào Tháo đã sai Lưu
Đại và Vương Trung đem quân tới Từ Châu để giám sát Lưu Bị nhưng bị Lưu Bị dùng
mưu đuổi về Hứa Đô. Ngay sau khi trừ Đổng Thừa, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu,
Lưu Bị chạy về theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam còn Quan Vũ do cùng
đường nên đầu hàng Tào Tháo. Về sau, Quan Vũ từ chối mọi ưu đãi của Tào Tháo,
tự mình cưỡi ngựa qua 5 ải chém 6 tướng để về với Lưu Bị.
Tiền Xích
Bích (200-208)
Lưu
Bị sau khi li khai Tào Tháo đã sang Ký Châu với Viên Thiệu. Song do Viên Thiệu
không quyết đoán, chỉ biết tham lợi nhỏ, lại nghe lời xàm tấu nên Lưu Bị đành
bỏ đi theo Lưu Tịch và Cung Đô. Và trong chiến dịch quân sự đánh
Viên Thiệu, Tào Tháo giành được thắng lợi ban đầu ở trận Bạch Mã và chiến thắng
quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ cuối năm 200. Sang năm 201, Viên
Thiệu lại thua một trận lớn khác với Tào Tháo ở Thương Đình nên từ đó bãi binh.
Năm 202, Viên Thiệu qua đời, các con của Thiệu là Viên Thượng, Viên Hy
và Viên Đàm tàn sát lẫn nhau để chọn người thay thế. Tào Tháo
thừa cơ hội đó mà đem quân tiêu diệt Viên Đàm năm 205, chiếm được Ký Châu. Viên
Thượng và Viên Hy bỏ chạy sâu vào Liêu Đông. Tào Tháo đem quân tới truy kích
thì nhiều trụ cột của Tào Tháo do không hợp thủy thổ mà bệnh chết như Quách
Gia. Thấy hành quân khó khăn, Tào Tháo phải mượn tay thái thú Liêu Đông là Công Tôn Khang để giết Viên Thượng và Viên Hy
vào năm 207. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền
lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc.
Cũng
trong thời gian này, Lưu Bị thấy Tào Tháo quyền lực quá lớn, trước sau gì cũng
cướp ngôi nhà Hán nên làm phản, lập được căn cứ ở Nhữ Nam,
hai anh em của ông ta là Quan Vũ và Trương Phi cũng tìm đường theo về. Năm 201,
Lưu Bị tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại, cả Lưu Tịch và Cung
Đô đều bị giết. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu
nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại
đó Lưu Bị thu phục mưu sĩ Từ Thứ.
Từ Thứ với tài mưu lược của mình, ông đã giúp Lưu Bị thắng quân Tào nhiều trận.
Nhưng Tào Tháo lập mưu bắt mẹ của Từ Thứ, buộc Từ Thứ phải theo mình. Trước khi
rời bỏ Lưu Bị, Từ Thứ tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Sau ba lần đến thăm lều
cỏ của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã chiêu mộ được ông ta
làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát Lượng lấy cớ đi có việc để từ chối gặp
khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu
Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.
Sau
khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Khổng Dung
can gián, khuyên Tào Tháo không nên nam chinh để tránh làm mất đại nghĩa. Tháo
giận lắm, lập tức chém đầu Khổng Dung, cả nhà của Khổng Dung cũng đều bị xử
trảm.
Năm
208, Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ là Lưu Kỳ
và Lưu Tông.
Tào Tháo biết tin, lập tức tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân
chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành
một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị
từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến
xuống Giang Hạ
(江夏),
là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu, do bị tướng cũ của Lưu Biểu
là Sái Mạo
hãm hại nên rời bỏ Kinh Châu. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một
chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Còn ở Kinh Châu,
Sái Mạo đưa Lưu Tông làm chúa rồi định giết Lưu Kỳ để trừ họa, nhưng Lưu Kỳ đã
theo Lưu Bị trốn về Giang Hạ. Tào Tháo sai người đưa thư tới chiêu hàng Lưu
Tông. Lưu Tông đồng ý, dẫn tùy tùng về Hứa Đô đầu hàng, chủ động nộp Kinh Châu
cho Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo không cho Lưu Tông ở Hứa Đô, muốn Lưu Tông về Kinh
Châu để trông nom linh cữu của Lưu Biểu. Trên đường đi, Lưu Tông bị Tào Tháo
sai Vu Cấm
giết chết.
Còn
ở phía đông nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh là
Tôn Sách năm 200. Năm 208, Tôn Quyền đánh bại được Hoàng Tổ ở Giang Hạ và giết
được hắn, thu phục được hai tướng dưới trướng Hoàng Tổ là Tô Phi và Cam Ninh.
Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát
Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với
Lưu Bị. Các bề tôi của Tôn Quyền chia thành 2 phe là chủ hàng và chủ chiến.
Đứng đầu phe chủ hàng là Trương Chiêu, đứng đầu phe chủ chiến là Chu Du.
Tôn Quyền nghe theo Chu Du, quyết liên minh với Lưu Bị để đánh Tào Tháo. Mùa
đông năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân tiến xuống phía nam để thống nhất Trung Hoa
và liên minh Tôn-Lưu tận dụng quân Tào kém về thủy chiến, đã dẫn đến thất bại
thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích.
Hậu Xích
Bích (208-220)
Sau
khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo đưa Kinh Châu, Tương Dương và Hợp Phì cho Tào Nhân,
Hạ Hầu Đôn và Trương Liêu coi giữ. Liên minh Tôn-Lưu cùng xâu xé những vùng
đất này. Năm 209, Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đuổi được Tào Nhân nhưng Nam
Quận đã bị Gia Cát Lượng chiếm mất trước đó, và cả Kinh Châu lẫn Tương Dương
cũng lần lượt về tay Lưu Bị. Vận đen không ngừng đeo đuổi Đông Ngô khi Tôn
Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì bị Trương Liêu đánh bại, một
tướng Ngô là Thái Sử Từ chết trận.
Muốn
lấy Kinh Châu, Chu Du chỉ cho Lưu Bị mượn Kinh Châu và khi Lưu Kì (con trưởng
Lưu Biểu) chết thì phải trả. Cuối năm 209, Lưu Kì mất, Chu Du lại sai Lỗ Túc
đến đòi. Một lần nữa Gia Cát Lượng lại dùng mưu để trì hoãn vấn đề này. Vì thế
Chu Du rất tức giận và thề sẽ tìm kế trả đũa Gia Cát Lượng.
Với
ý định loại trừ Lưu Bị, Chu Du bày mưu cho Tôn Quyền gả em gái cho Lưu Bị. Sau
đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe
lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại
Lưu Bị. Cũng do tài mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát
được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới. Năm 210, Chu Du liền dùng cách
khác đánh Kinh Châu khi mượn tiếng đánh Tây Xuyên nhưng thực ra là muốn chiếm
Kinh Châu để Lưu Bị chủ quan không phòng bị nhưng vẫn thất bại bởi những kế
sách đúng đắn của Gia Cát Lượng. Thất trận, Chu Du buồn bã về Sài Tang rồi đổ
bệnh, thổ huyết qua đời.
Tào
Tháo sau 2 năm án binh bất động đã tiêu diệt luôn thế lực của Hàn Toại,
Mã Đằng và đánh đuổi Mã Siêu
(211) và Trương Lỗ (215), nhưng vẫn không thể thống nhất Trung Hoa. Tào
Tháo cũng diệt trừ những kẻ phản loạn khác trong triều đình như Kim Vĩ và Phục Thọ.
Về sau Mã Siêu quay lại đánh Tào Tháo ở trận Ký Thành để báo thù cho thất bại ở trận Đồng Quan nhưng vẫn đại bại. Siêu bỏ chạy,
phiêu bạt qua Trương Lỗ, sau này do nghe lời khuyên mưu sĩ của Lưu Bị
là Lý Khôi
mà Mã Siêu mới về theo Lưu Bị.
Lưu
Bị cũng dẫn quân Tây chinh đánh Lưu Chương, chiếm được Thành Đô
(Ích Châu) năm 214. Tuy vậy đó là một cuộc chiến không mấy dễ dàng vì dù thắng
trận nhưng Lưu Bị chịu nhiều tổn thất, đặc biệt cái chết trong đám loạn tiễn
của mưu sĩ Bàng Thống ở gò Lạc Phượng. Sang năm
219, Lưu Bị muốn mở rộng đất đai khi sai Hoàng Trung
đánh vào đất Hán Trung của Tào Tháo,
giết được tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo tức giận đem quân đến cứu viện nhưng lại
thất bại nặng nề phải rút về Trường An.
Sau chiến thắng này, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương.
Khi
Lưu Bị đánh Hán Trung thì Quan Vũ cũng đánh Tương Dương và Phàn Thành vào giữa năm 219.
Tướng giữ Phàn Thành là Tào Nhân
thua trận liên tiếp. Tào Tháo phải sai Vu Cấm
và Bàng Đức đem quân đi cứu viện. Quan Vũ đánh thắng cả đại quân
cứu viện, Vu Cấm bị bắt sống, Bàng Đức không hàng bị chém, Tào Nhân phải bỏ
Phàn Thành mà chạy. Tào Tháo thấy tình hình nguy khốn đành phải liên minh với Tôn Quyền
để đánh Quan Vũ. Tháo sai Từ Hoảng
đem quân đóng ở Ma Pha khiêu chiến để dụ Quan Vũ đem quân ở Kinh Châu ra đánh.
Quan Vũ kiêu căng tự mãn dồn hết binh lực ở Kinh Châu tới Ma Pha đánh Từ Hoảng,
trong thành Kinh Châu gần như bỏ không. Tôn Quyền thừa cơ sai Lã Mông
đem quân chiếm Kinh Châu. Quan Vũ nghe tin thì hoảng hốt, đem quân từ Ma Pha về
định chiếm lại Kinh Châu thì thất bại và bị quân Ngô vây chặt ở Mạch Thành. Quan Vũ phải
sai sứ sang Thượng Dung bảo Mạnh Đạt và Lưu Phong
đem quân tới cứu viện nhưng họ không đồng ý. Nỗ lực phá vây của Quan Vũ cũng
không thành, ông bị Tôn Quyền bắt giết vào cuối năm 219. Con của Quan Vũ là Quan Bình
cũng bị chém đầu.
Ba nước
cùng xưng đế
Tình
trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 220 có lẽ do u não (Tào
Tháo chết do bệnh Thiên Đầu Thống). Năm đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi
ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy.
Đáp lại, năm 221, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán
(để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục).
Trước khi lên ngôi, Lưu Bị cũng tập trung diệt trừ Lưu Phong và Mạnh Đạt vì
trước đó họ đã không cứu Quan Vũ. Lưu Phong bị giết nhưng Mạnh Đạt thì chạy
thoát và đầu hàng Tào Phi để khiêu khích Lưu Bị.
Lúc
này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm
việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị do Lưu Bị khởi binh đánh Ngô để
trả thù cho Quan Vũ
đã bị Tôn Quyền giết chết.
Một
loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn
đến thất bại của quân Thục Hán trong trận Hào Đình. Tuy nhiên, Lục Tốn
(陆逊),
quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không
tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi
phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở
ngoài địa phận. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân
Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy.
Trong
lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị
bị bệnh mà mất năm 223 và để lại con trai Lưu Thiện
còn nhỏ dại. Trương Phi đã chết nên Lưu Bị đành phó thác Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào
Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu
số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân,
nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.
Một
trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Thục Hán
là Gia Cát Lượng đã tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống
Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu
trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
Trong
lúc này, năm 227, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về
phía bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể
cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy
về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, có tài năng quân sự.
Sau 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng dù đánh thắng nhiều trận nhưng với
quá nhiều khó khăn về tiếp tế và tướng Ngụy là Tư Mã Ý
chủ trương cố thủ không giao chiến, ông không thể đạt mục tiêu là đánh chiếm
Trường An. Năm 234, Gia Cát Lượng mất.
Ở
nước Ngô, năm 252 thì Tôn Quyền cũng qua đời. Các vua còn lại của Đông Ngô là Tôn Lượng, Tôn Hưu
và Tôn Hạo
đều chỉ là những kẻ bất tài khiến triều chính rối ren. Nước Ngô suy yếu từ đó.
Nhà Tây
Tấn thống nhất Trung Hoa
Cuộc
chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà
họ Tào ngày một yếu thế. Họ Tư Mã ở nước Ngụy liên tục lớn mạnh. Năm 263, Tư Mã Chiêu đem quân diệt Thục, bắt Lưu Thiện. Khương Duy tiếp
tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại Tào Ngụy, ngay cả sau khi Lưu Thiện
đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy.
Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát
ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu kháng cự
cuối cùng của nhà Thục Hán.
Sau
khi Tư Mã Chiêu qua đời, Tư Mã Viêm kế nghiệp. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán,
cháu đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng
ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn
vào năm 265.
Vua
cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo
(孙皓)
đến năm 280
bị Tấn Vũ Đế đánh bại. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện
và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối
cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
TÂY DU KÝ
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền Trang (陳玄奘)
được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung
Quốc. Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空),
một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能)
và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để
chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch
Long Mã).Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...
Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật. Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua ông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi, nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì vậy, kinh đến Trung thổ không được toàn vẹn.
Thi Nại Am
THỦY HỬ
Thủy Hử hay Thủy Hử truyện (水滸傳), nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Tác giả
Thi
Nại Am theo sử liệu sinh năm 1296, mất năm 1370 tức là ông sống trong khoảng
thời gian cuối đời Nguyên, đầu đời Minh trong lịch sử Trung
Quốc. Quê của ông ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô sau dời đến Hưng Hóa.
Thi Nại Am đỗ tiến sĩ năm 1330 dưới đời nhà Nguyên, rồi ông làm quan 2 năm ở
Tiền Đường (nay thuộc tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc). Sau vì bất mãn với triều
đình nhà Nguyên nên ông từ quan về ở ẩn, chuyên tâm sáng tác văn học.
Thủy Hử là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thi Nại
Am sáng tác dựa trên các câu chuyện truyền miệng trong dân gian đời Tống,
Nguyên. Có giả thuyết cho rằng Thủy Hử là do Thi Nại Am và La
Quán Trung cùng sáng tác nhưng tính chính xác của giả thuyết ấy không cao. Sở
dĩ có giả thuyết trên vì cuộc đời của Thi Nại Am và La Quán Trung có nhiều điểm
giống nhau như đều sống trong khoảng thời gian cuối đời Nguyên, đầu đời Minh,
đều từ quan về ở ẩn để chuyên tâm sáng tác văn học.
Các phiên
bản
Thủy Hử truyện bắt nguồn từ những ghi chép về cuộc khởi nghĩa Tống Giang
trong Tống sử
và một số ghi chép mang tính chất dã sử trong Đại Tống Tuyên Hòa di sự.
Có thể nói Đại Tống Tuyên Hòa di sự,
với nội dung về "Tống Giang khởi nghĩa, bị Trương Thúc Dạ đánh bại, quy
hàng, theo đánh Phương Lạp", là tiền thân của Thủy hử truyện.
Thủy Hử có nhiều phiên bản, bản 70 hồi, 100
hồi, 114 hồi, 115 hồi, 120 hồi, 140 hồi,... Theo Lỗ Tấn,
có tổng cộng sáu bản Thủy Hử,
thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi. Trong đó, bản 100 hồi được xem là gần
với nguyên tác nhất, với tựa đề ban đầu là Trung nghĩa Thủy Hử truyện,
nội dung gồm việc các anh hùng Lương Sơn Bạc tụ nghĩa (thường nằm trong khoảng
70 hồi) và bình Liêu đánh Phương Lạp. Bản Thủy Hử
phổ biến nhất là bản 70 hồi, do Kim Thánh Thán - một nhà phê bình nổi tiếng đời
Thanh soạn lại. Kim Thánh Thán đã cắt bỏ hầu hết các nội dung
khác, bao gồm việc đánh Liêu và Phương Lạp, chỉnh sửa lại theo quan điểm cá
nhân, gia tăng bình luận của bản thân, từ đó tạo thành bản 70 hồi thường thấy
ngày nay, gọi là Bình bản Thánh Thán
hay Quan bản, Kim bản.
Do
sự cắt bỏ Kim Thánh Thán, các chi tiết chính Liêu và Phương Lạp được tách
riêng, được bổ sung thêm phần bình Điền Hổ, Vương Khánh, tạo thành bản
115 hồi còn được gọi là Giản bản
và được gọi chung là Tục Thủy hử, được cho là của La Quán Trung.
Thời hiện đại, các nội dung trên đã được chỉnh sửa, biên tập lại để tiếp nối
bản Kim Thánh Thán, thành bản 120 hồi ngày nay, trở nên phổ biến với tên gọi Thủy Hử toàn truyện
hay Viên bản. 49 chương
cuối của Thủy Hử toàn truyện được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Hậu Thủy hử.
Năm
1933, ở Thượng Hải xuất bản một bản Thủy Hử với tên gọi Mai thị tàng bản, hay còn gọi là Cổ bản gồm 120 hồi với 70 hồi đầu
tương đối giống bản Kim Thánh Thán. Nội dung Cổ bản hoàn toàn khác với Tục
Thủy Hử, nghĩa quân Lương Sơn Bạc không nhận
chiêu an mà liên tục đấu tranh chống triều đình, cường hào ác bá đến cùng. Kết
cục của Cổ bản là kết thúc mở, có thể do bị mất nội dung phần sau, được
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng liên quan tới chống Kim. Cổ bản Thủy Hử
là một bản sách gây tranh cãi khi có nhà nghiên cứu cho rằng đây là bản gốc
trước khi bị Kim Thánh Thán cắt bỏ.
Ngoài
ra, còn có một quyển sách tên là Thủy Hử hậu truyện gồm 40 hồi, viết tiếp bản 100 hồi, với
nội dung là các thủ lĩnh còn sống sót cùng con em của Lương Sơn Bạc lần nữa tụ
nghĩa, trừ gian thần, kháng quân Kim. Một bộ truyện khác là Đãng khấu chí của Du Vạn Xuân, gồm 70 hồi,
viết tiếp bản 70 hồi của Kim Thánh Thán, với nội dung là Lương Sơn Bạc bị triều
đình đánh dẹp. Kim Bình Mai
cũng là một tác phẩm diễn sinh từ Thủy hử. Một số nhân vật của Thủy Hử
xuất hiện hoặc có quan hệ với một số nhân vật khác trong tác phẩm Thuyết Nhạc toàn truyện
(xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Nhạc Phi diễn nghĩa). Còn một tác
phẩm nữa mang tên Hậu Thủy Hử truyện,
tuy nhiên nội dung của tác phẩm này hầu như không liên quan tới Thủy Hử.
*Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu, quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông, một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính.
Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn... và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Sung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh...) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.
Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn.
Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về Thủy Hử, có những người con đường lên Lương Sơn vòng vo nhiều lần như Tống Giang, vì ông vốn mang tư tưởng trung hiếu với triều đình; lại có những người con đường lên Lương Sơn thẳng tuột như Lý Quỳ - ông coi việc làm phản khi bị hà hiếp là đương nhiên. Thủy Hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên ThủyHhử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.
Điều khiến Thủy Hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của các nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Người thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, nhưng chính Vương Luân lại bị Lâm Sung giết để tôn Tiều Cái. Tiều Cái được xem là người khai sáng Lương Sơn, nhưng lại không thuộc vào số 108 vị anh hùng - không thuộc vào 36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát - vì ông tử trận trước khi Lương Sơn tập hợp đủ 108 người. Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Ngoài những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Dung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình... đánh bộ như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm... còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em họ Trương, ba anh em họ Nguyễn, Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tung, Thời Thiên... Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương).
Thủy Hử đã nhiều lần được dựng thành phim thành công.
ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
Cấu tạo bằng bốn độc thoại nội tâm liên tiếp thuật lại thảm
trạng suy sụp, tan vỡ của gia đình Compson, đó từng một thời quyền quý, giàu
sang trong vùng Missississipi.Các nhân vật xuất hiện trong truyện là: Ông Jason Compson, bà Caroline vợ ông ta, bốn người con: Quentin (con trưởng), cô con gái thứ hai Candace (Caddy) và hai người con trai theo thứ tự: Jason, Maury sau này được đổi tên là Benjamin (Benjy) người bị mắc bệnh chậm phát triển tâm thần, một người không đủ khả năng thiết lập được những nối kết giữa điều gì nhìn thấy, nghe được và những gì anh ta cảm nhận, gia đình người da đen ở nhà Compson có Rosbus, Dilsey vợ anh ta và những đứa con, Versh, T.P và Frony, Frony cũng có một đứa con được đặt tên là Luster.
Tấn thảm kịch lần lượt được thuật lại bởi ba người con trai Benjy (phần thứ nhất), Quentin anh sinh viên đại học Harvard trước khi tự sát chết (phần thứ hai), Jason kẻ biển lận tham lam ích kỷ (phần thứ ba) và phần cuối cùng do Dilsey người vú da đen vợ của Robus.
Phần thứ nhất của chuyện khởi đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1928 do Benjy kể lại đúng vào dịp sinh nhật 30 tuổi của cậu ta. Benjy không suy nghĩ mà Benjy chỉ cảm nhận bằng giác-quan của anh, Benjy kể lại những sự việc thoáng hiện trong đầu anh ta, bám víu vào hình ảnh của cô chị ruột, Caddy, của âm thanh, tiếng nói, mùi vị: "Chị Caddy có mùi như mùi cây "smelled like trees" khi Caddy còn trinh trắng, sau đó "Caddy no longer smells like trees" - "Chị Caddy không còn thơm như mùi cây nữa" khi đã lén lút trao thân cho một tình nhân - Dalton Ames, một sinh viên tại đại học Harvard - và có mang rồi sinh ra một đứa con gái được đặt trùng tên với bác ruột, Quentin.
Phần thứ hai người đọc được kéo trở lại năm 1910 - ngày 2 tháng 6, những biến cố xảy ra trong ngày cuối cùng cuộc đời của Quentin tại viện đại học Harvard, anh ta lang thang thất thểu, quay quắt trong tâm-trí những bứt rứt chất chứa từ lâu. Ở đây người đọc tìm gặp những suy-tư của một tâm-thần suy nhược, đau đớn, dằn vật với chính mình, những hình ảnh chợt hiện lên, chợt tan biến, báo hiệu trước giờ hẹn với tử thần.
Đa số là những hồi tưởng ghi nhận trong thời mới lớn lên của Quentin đặc biệt là về bản năng sinh dục (sexuality) buổi đầu của Caddy, em gái anh ta, tình yêu sâu đậm của Quentin với cô em gái; đó là Caddy vào một buổi tối trong quá khứ, là mùi thơm của hoa kim ngân trở về không ngớt, nhói đau trong suốt câu chuyện tự thuật của Quentin, là sự lầm lỗi, sự ăn năn, hình phạt và là chiếc đồng hồ mà cha anh ta đã tặng anh. Cuối cùng, Quentin đã tự tử để thoát khỏi những ám ảnh, dày vò, những thất vọng ngập tràn tâm trí…
Phần thứ ba, ngày Thứ Sáu tháng 4 năm 1928, được diễn ra trong tư tưởng của Jason, em của Quentin, anh của Benjy và là em của Caddy - cô em gái mà định mệnh là chìa khóa của tất cả quyển tiểu thuyết - một kẻ ghen tỵ, hung tợn, xảo quyệt, bần tiện, bủn xỉn.
Quentin đã tự tử chết, Caddy không còn sống chung với gia đình nữa mà buộc lòng phải đem đứa con gái về cho gia đình nuôi nấng nhưng lại cấm chỉ không được lui tới thăm nom, kể từ nay trở đi Jason gánh vác gia đình. Jason nuôi trong lòng sự thù hận vô biên với Quentin, đứa cháu gái và là con của Caddy.
Thái độ của Jason thật vô nhân đạo, thật bỉ ổi đối với Caddy. Jason lường gạt tất cả mọi người ngay cả với mẹ ruột hắn, duy nhất chỉ có Dilsey mới là người dám đương đầu với hắn.
TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT
Tác phẩm tập trung vào nhân vật trung tâm Rodion Romanovich Raskolnikov, một
sinh viên trường luật ở Petecbua. Raskolnikov xuất thân từ một gia đình nghèo ở
nông thôn, bà mẹ không đủ điều kiện nuôi anh ăn học đến ngày thành đạt, cô em
gái Dunhia giàu lòng hy sinh phải làm gia sư cho gia đình lão địa chủ quý tộc
dâm dục Arkady Ivanovich Svidrigailov để nuôi anh. Nhưng vốn là một cô gái
thông minh, giàu tự trọng, Dunhia bỏ việc dạy học vì bị lão địa chủ Svidrigailov
ve vãn hòng chiếm đoạt, mặc dù lão đã có vợ con. Đời sống gia đình ngày càng
khó khăn khiến Raskolnikov phải bỏ học giữa chừng. Trong hoàn cảnh khó khăn như
vậy, một người mối lái đưa Pyotr Petrovich Luzhin (Luzhin), một viên quan cao
cấp ngành Toà án ở Thủ đô đến gặp Dunhia hỏi vợ.Do đời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lý người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được như Napoléon Bonaparte, Raskolnikov tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kín lòng mình, bơi mải miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình. Những lý do đó đã khiến chàng, trong một lần nọ, đã quyết định đến nhà mụ cầm đồ Alyona Ivanovna giàu nứt đố đổ vách, lạnh lùng lấy búa bổ vỡ đầu mụ và cướp tiền bạc, châu báu. Sau khi mở được két tiền, quay ra chàng gặp ngay em gái mụ cầm đồ, Elizabet. Vì quá hốt hoảng Raskolnikov vung búa đập chết luôn ả. Trốn khỏi căn nhà mụ cầm đồ, chàng giấu kín gói đồ cướp được dưới một tảng đá và không dám tiêu một đồng mặc dù không còn một xu dính túi. Sau vụ giết người khủng khiếp đó, dù chưa bị phát hiện, lương tâm của Raskolnikov vẫn bị dày vò triền miên. Chàng như người mất hồn tâm thần hoảng loạn, đêm nằm mê sảng vật vã, ngày đi lang thang vơ vẩn.
Trong một hôm uống rượu giải khuây, trong quán tình cờ Raskolnikov tâm sự với một bác công nhân già nát rượu Semyon Zakharovich Marmeladov và biết được Sonya, con gái bác phải bán thân để nuôi cả cha, mẹ kế và các em trong khung cảnh đói rét và bệnh tật. Raskolnikov đã đến với Sonya để rồi tình cảm giữa chàng và Sonya ngày càng gắn bó.
Trong lúc đó, Dunhia tuy chưa rõ Luzhin là kẻ tốt hay xấu, nhưng cả mẹ và nàng đều tìm thấy ở con người có thế lực giàu sang này chỗ dựa chắc chắn về kinh tế, không chỉ giúp gia đình mà cả con đường công danh của Raskolnikov về sau. Thương anh và thương mẹ, Dunhia đã nhận lời đính hôn với Luzhin, người có thể trở thành chỗ dựa kinh tế cho gia đình nàng, đồng ý cùng mẹ về sống ở thủ đô để chuẩn bị lễ cưới. Biết chuyện Raskolnikov ra sức chống lại đám cưới của Dunhia và Luzhin, vì chàng hiểu rõ bản chất đồi bại bỉ ổi của kẻ tai to mặt lớn này trong giai đoạn chàng còn ở Petecbua. Chàng cho rằng nếu để em gái Dunhia cưới Luzhin thì không khác nào đồng ý cho Dunhia đi làm đĩ như số phận của Sonya. Như vậy là phạm tội ác đến hai lần, không chỉ giết chết nhân phẩm của Dunhia mà còn giết chết cả nhân phẩm của chính mình. Raskolnikov đã không ngần ngại đuổi Luzhin ra khỏi nhà ngay trước mặt mẹ và em gái.
Đang đi lang thang trên phố, thấy bác công nhân Marmeladov nát rượu bị xe ngựa cán ngã lăn ra đường mê man bất tỉnh, Raskonikov đã vội vàng đưa bác về nhà, rồi tự tay bỏ tiền ra lo việc ma chay cho gia đình của Sonya. Từ đó tình yêu giữa chàng và Sonya ngày càng thắm thiết.
Luzhin, với bản chất xấu xa của hắn, không quên mối nhục và tìm cách trả thù Raskolnikov. Nhân lúc nhà Sonya có tang, hắn giả vờ xót thương gọi Sonya tới nhà mình và cho nàng 10 rúp nhưng lại lén bỏ vào trong túi nàng một tờ 100 rúp. Sau đó, hắn đến đám tang, đột ngột bước vào không thèm chào hỏi ai và đến trước mặt bà mẹ góa kêu ầm lên là mất tờ 100 rúp hắn để trên bàn vào lúc Sonya tới nhà hắn. Hắn cả quyết rằng chỉ có Sonya lấy cắp, đòi khám áo Sonya và thấy quả là từ đáy túi áo ngoài của nàng rơi ra một tờ giấy 100 rúp được gấp làm tám. Luzhin la toáng lên yêu cầu gọi cảnh sát đến bắt Sonya. Mục đích của hắn nhằm bôi xấu Raskolnikov và cứu vãn danh dự của bản thân: sở dĩ hắn không kết hôn được với Dunhia bởi ông anh trai nàng có người tình là kẻ ăn cắp. Nhưng trong lúc hắn đang hí hửng vì hạ nhục được Raskolnikov trước đông đảo mọi người, thì bạn của hắn, trước đó vô tình đứng ngoài cửa đã chứng kiến Luzhin bỏ tờ giấy bạc 100 rúp vào túi Sonya, tưởng Luzhin cho tiền để giúp đỡ Sonya. Anh bạn đã vạch mặt trò bịp này của Luzhin và không thể chối cãi, Luzhin bẽ mặt lủi thủi ra về.
Raskolnikov vẫn triền miên trong nỗi ân hận dày vò vì đã giết người cướp của. Tâm trí chàng luôn căng thẳng, vừa vì sự lẩn tránh tội lỗi, vừa vì những dằn vặt ám ảnh của bản thân khiến toàn thân chàng nhiều lúc rã rời, đầu óc muốn nổ tung, và đã tâm sự với Sonya rằng anh giết người bởi muốn trở thành một Napoléon Bonaparte (?). Trong một lần tự đối thoại với chính mình, chàng đã liên tục tự hỏi "ta là con sâu con bọ run rẩy hay ta có quyền lực?", và khi hiểu ra phần nào chàng đã thốt lên "ta đã giết không phải một con người, ta đã giết một nguyên lý". Với chàng lúc này hình phạt ghê gớm nhất không phải là tù đày mà là nỗi nhức nhối dai dẳng vì đã giết chết nhân phẩm của mình và cắt đứt quan hệ với những người thân thiết.
Dunhia hết sức đau khổ vì sự cùng quẫn của anh trai nhưng vẫn không thể tìm lối thoát. Trong lúc đó lão địa chủ Svidrigailov vẫn không từ bỏ ý định theo đuổi nàng, thậm chí hắn đã giết cả vợ. Song hắn không thể chinh phục nổi người con gái trong sáng và nghị lực ấy. Vốn là kẻ giàu có lại sống trụy lạc, hắn định kết hôn với một cô gái rất trẻ, con một quý tộc bị phá sản đang cần nơi nương tựa. Nhưng rồi trong một cơn khủng hoảng, bất ngờ hắn đã rút súng lục tự tử ngay gần bốt cảnh sát, để lại một bức thư tuyệt mệnh xác nhận rằng hắn tự tìm đến cái chết. Trước đó hắn đã vĩnh biệt Sonya, người sống cạnh buồng trọ của hắn, và tặng nàng số tiền 3000 rúp để giúp đỡ gia đình nàng sinh sống. Còn Raskolnikov sau chín tháng dằn vặt đã đến tòa tự thú. Xét thấy thần kinh của chàng không ổn định, trước vành móng ngựa tòa miễn tội chết cho Raskolnikov và đày chàng biệt xứ ở Sibiria trong 8 năm khổ sai. Sonya, người con gái đau khổ với trái tim tràn ngập bác ái đã tự nguyện gắn bó đời mình với người yêu nơi đày ải khắc nghiệt ấy.
TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI
Xuyên suốt tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai là câu chuyện tình giữa Meggie và vị cha xứ Ralph. Meggie cố quên đi tình cảm của mình bằng cách kết hôn với Luke O'Neill - một công nhân trong trang trại, nhưng chẳng bao lâu sau cô và cha Ralph lại đoàn tụ, cuộc tình của họ đã gây ra nhiều bi kịch.
Chuyện tình của Meggie với cha Ralph chỉ có thể diễn tả trong bốn chữ "nỗi đau tuyệt vời" và để có được sự tuyệt vời đó, họ đã phải trả giá cả cuộc đời. Như trong lời đề tựa đã viết: "Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hốt vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và hoạ mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được.Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Ít ra thì truyền thuyết nói như vậy"
Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp-xã hội. Các nhân vật tuy chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật: Fiôna, Meggie, con gái bà và cha đạo Ralph. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều đề tài, nhiều môtif, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính, mối tình lớn lao, trong sáng của Meggie và cha Ralph.
Tính hiện thực và tính lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến cách xén lông cừu, nếp sống hàng ngày... Lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỉ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn, tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét.
CHÙM NHO UẤT HẬN
Chùm
nho uất hận đưa độc giả tới bang Oklahoma miền Đông nước Mỹ
vào một mùa hè oi bức khi những gia đình tiểu chủ ở đây bị tịch thu đất đai và
buộc phải rời bỏ ruộng đồng để di cư về miền Tây sinh sống.
Tiểu thuyết tập trung miêu
tả quá trình di cư của gia đình Joad (hay còn gọi là gia đình nhà Tôm). Hạn hán
nặng nề khiến lương thực không thu hoạch được và đất đai bị thôn tính hầu hết,
những người nông dân không còn cách nào khác hơn để tiếp tục sinh sống, buộc
phải rời bỏ quê hương. Chàng Tom mới ra tù cùng người nhà nhanh chóng chuẩn bị
di cư đến California trên một chuyến xe cũ nát chở quá tải. Hành trình với muôn
vàn gian khổ khốn khó khi xe bị hỏng liên tục, đói, khát, ông bà nội liên tiếp
qua đời và người con trai, người con rể liên tục bỏ trốn, khi đến California cả
nhà Tôm gồm 12 người đã chỉ còn 8 người.
Thế nhưng California hoàn
toàn không phải là thiên đường
trong mơ đối với gia đình Tom. California đã có hơn 300.000 dân di cư, và còn
nhiều hơn như thế những kẻ đang muốn đi tìm một địa đàng trần gian. Những con đường lớn chen chúc
những con người điên rồ, chạy vạy khắp nơi như đàn kiến, vỡ đầu sứt trán để tìm
một công việc hèn mọn sinh nhai. Gia đình Tom cũng không nằm ngoài số đó, tiêu
đến những đồng tiền cuối cùng trong túi, họ đã rất hối hận và tuyệt vọng vì dựa
vào một tờ truyền đơn quảng cáo thiên đường vùng kinh tế mới mà nhẹ dạ đưa cả
nhà đến miền Tây, và Tom một tháng trôi qua chỉ tìm được việc làm thuê trong
vòng 5 ngày.
Vì sự khốn cùng trong hành
trình, các nông phu đã kiên trì lập hợp đồng,
đấu tranh cố định tiền lương,
nhưng chủ thuê lại ăn nói úp mở và khiến những người đồng ý bị mắc mưu. Yêu cầu
hợp tình hợp lý của các nông phu khiến ông chủ tức giận, họ quyết định gọi
những sĩ quan cảnh sát cùng đi xe đến, bảo vệ lẫn nhau, ép buộc các nông phu
hoặc đi theo chúng hoặc là phải đến nơi khác, và nếu các nông phu không nghe
lời khuyến cáo chúng sẽ cho Cục vệ sinh đến dỡ bỏ điểm dừng chân của họ.
Chàng Tom bị cuốn vào cuộc
kích thích trong cơn phẫn nộ của đám đông và trong lúc hỗn loạn Tom đã đánh
viên sĩ quan cảnh sát. Tuy mục sư Casy đã che giấu cho
gia đình Tom trốn chạy nhưng chính bản thân ông lại bị cảnh sát đưa đi. Gia
đình Tom đã bất đắc dĩ phải đến xin việc ở một nông trường hái đào nhưng khi đến địa điểm này thì ở đó đã tập hợp
được 5 gia đình mà mỗi gia đình do hai viên cảnh sát lái xe máy dẫn đường. Trên con
đường tràn ngập các đồn bốt với cảnh sát súng đạn rầm rộ, với những người lao
động đứng trên các rãnh cạn dọc đường tức tối kêu gào vung nắm đấm, và mỗi lần
6 gia đình, trong đó có gia đình Tom, đi qua trạm gác thì cửa liền đóng chặt.
Cảnh tượng không giống như đến trang trại mà như đến nhà ngục khiến Tom cảm thấy
bất an.
Khi đến trang trại thu hái
đào, hai người quản lý từ xe này sang xe khác hỏi những người
trên xe có làm công hay không và chỉ cần có người đáp là chúng lập tức ghi tên
họ lại bất chấp họ có đồng ý hay không, không cho phép họ hỏi han gì thêm mà
thô bạo ra lệnh cho họ lập tức đi làm việc. Bà mẹ Tom cầm đồng tiền kiếm được
trong ngày đến căng tin
mua thức ăn nhưng thực phẩm trong cửa hàng tạp hóa này đều là những thứ hàng
hóa kém chất lượng, quá đát mà các cửa hàng trong thị trấn không thể bán được,
nhưng giá cả lại đắt gấp đôi ở thị trấn. Gia đình Tom, mặc
dù rõ ràng chịu hai tầng áp bức, phía ông chủ đồn điền và phía giới đầu cơ thực
phẩm, nhưng vì còn có việc để làm, có cái để ăn nên vẫn tạm hài lòng.
Khi mọi người đang ngủ yên
trong đêm, Tom vẫn thao thức. Ban ngày khi họ đi vào cổng lớn thấy đâu đâu cũng
có cảnh giới rất nghiêm ngặt, bên ngoài cổng xúm xít một đám người trông hết
sức giận dữ khiến Tom cảm thấy sự việc rất kỳ quặc. Anh muốn làm rõ trắng đen
nên nhân lúc nửa đêm liền lặng lẽ chui ra khỏi màn, đi ra ngoài. Vừa ra cổng
lớn thì nòng súng và đèn pin của bọn cảnh vệ cùng nhất tề hướng về phía
Tom hỏi xem anh định làm gì. Tom mượn cớ nói đi tắm mới khiến bọn cảnh vệ cho
qua. Anh nghe loáng thoáng thấy hai cảnh vệ nói, các công nhân do bất mãn vì
công xá mỗi ngày một giảm nên đã bãi công, làm kinh động cảnh
sát trong hạt, cảnh sát muốn trừng trị
những người cầm đầu gây ra chuyện đó nhất là muốn tóm được người đứng ra xúi
bẩy gây chuyện có dáng người cao gầy. Nghe được những lời đó, Tom quyết định
truyền tin cho những người nghèo khổ cùng làm việc đang rơi vào hoàn cảnh nguy
hiểm kia.
Nhanh chóng tìm ra những
anh em bãi công, Tom chợt phát hiện ra điều ngoài dự đoán của anh là người đứng
đầu cuộc bãi công chính là mục sư Casy, người từng cứu Tom trước kia. Casy nói
với Tom rằng, nguyên nhân mọi người bãi công là do chủ nông trường khấu trừ
tiền công, bắt đầu quyết định là mỗi giờ làm việc đáng 5 xu, nhưng do nguồn
nhân lực nhiều lên khiến chủ thuê giảm tiền công xuống một nửa. Số tiền công ít
ỏi này không đủ nuôi sống gia đình khiến các công nhân bèn tuyên bố bãi công.
Tom cũng lập tức gia nhập cộng đồng bãi công. Chủ nông trại liền mời một loạt
cảnh sát đến trấn áp.
Trong khi tranh đấu với
bọn cảnh sát, Tom đã lỡ tay giết chết một viên cảnh sát, kẻ đã đánh chết người
tổ chức bãi công là mục sư Casy. Anh đành phải trốn chạy lần nữa khi bám theo
con suối nhỏ chạy đến một cánh rừng lúp xúp đằng xa.
Gia đình Tom lại một lần
nữa chạy trốn khỏi trại trồng đào để rồi sau đó xin được việc làm tại một đồn điền
trồng bông,
dù bà mẹ phải đành lòng giấu Tom vào chiếc cống ngoài bụi rậm còn cả nhà xuống
đồng, đêm về tạm trú trong một toa tàu bỏ hoang. Thế nhưng công việc trồng bông
ở đồn điền chẳng mấy chốc đã kết thúc, vừa nhận chút tiền công ít ỏi gia đình
Tom đã phải đối mặt với nỗi lo hết việc. Rồi mùa mưa bão thình lình ập đến, đập
chắn bị vỡ và nước tràn lên cả sàn tàu.
Giữa lúc khốn khó thì cô
con gái của gia đình là Rozahan lại chuyển dạ, nhưng vì đẻ
non nên đứa bé bị chết. Ngớt mưa, mọi người quyết định tìm đến nơi
cao ráo hơn. Cả gia đình vừa đói, vừa ngấm lạnh và gần như tuyệt vọng vì kiệt
sức cố vượt qua cánh đồng nước đến trú ở một nhà kho. Họ bắt gặp tại đây hai
người đàn ông, một già và một trẻ, người già đã gần như lả đi vì sáu ngày nhịn
đói. Thấy Rozahan bị ướt lạnh, anh thanh niên nhường chiếc chăn duy nhất của
mình cho cô, còn cô khi nhìn cảnh ngộ của ông già đã vượt qua những rụt rè bản
tính. Động lòng thương cảm, với sự khuyến khích của mẹ, Rozahan đã đi đến một
quyết định mạnh bạo là ghé bầu vú căng sữa
của mình vào miệng ông già đang kiệt sức.
GATSBY VĨ ĐẠI
Câu chuyện được kể qua hồi
ức của Nick Carraway về sự việc xảy ra năm 1922. Nick tốt nghiệp đại học Yale
và từng tham gia trong Thế chiến I, hiện đang làm nghề kinh doanh trái phiếu
tại New York. Nick mới chuyển đến thuê nhà tại West Egg, cạnh một dinh thự
hoành tráng do Jay Gatsby làm chủ. Anh này là một triệu phú bí ẩn thường xuyên
tổ chức các bữa tiệc cho quan khách nhưng bản thân mình lại không tham gia cùng
họ.
Một lần nọ Nick được mời
đến ăn tối ở East Egg cùng gia đình người chị họ Daisy và chồng, Tom Buchanan,
cũng là người quen biết của Nick thời đại học. Họ giới thiệu Nick với cô Jordan
Baker, một golf thủ trẻ thành công, và hai người bắt đầu mối quan hệ hẹn hò.
Jordan cũng tiết lộ cho Nick biết Tom có cô nhân tình tên Myrtle Wilson, dù cô
này đã có gia đình. Vợ chồng Wilson mở một trạm xăng ở vùng "valley of
ashes", khu vực khá hẻo lánh của tầng lớp lao động. Một dịp khác, Nick đến
căn hộ riêng của Tom và Myrtle tại New York để tham gia bữa tiệc nhỏ, tại đây
đã xảy ra trận cãi cọ liên quan đến Daisy, Tom và Myrtle xung đột và kết cuộc
là Tom đấm vỡ mũi Myrtle.
Cũng mùa hè năm đó, Nick
nhận được lời mời dự tiệc từ Gatsby, trong bữa tiệc này Gatsby đã thổ lộ với
Jordan Baker một bí mật mà sau đó Nick biết được rằng Gatsby đã đem lòng yêu
Daisy (Buchanan) từ lần đầu tiên gặp gỡ trong thời kỳ Gatsby đi lính. Tuy nhiên
thuở đó Gatsby chỉ là anh chàng nhà quê tay trắng, không có điều kiện tài chính
để lo cho cô. Gatsby đã quyết tâm bằng mọi cách làm giàu hòng lấy được Daisy.
Gatsby liên tục tổ chức tiệc tùng với hy vọng sẽ được Daisy chú ý đến nhưng
không thành công. Sau đó, Gatsby lên một kế hoạch là nhờ Nick mời Daisy đến nhà
Nick dự một bữa tiệc trà nhỏ mà không tiết lộ cho ai biết là Gatsby sẽ có mặt.
Đúng như dự tính, Gatsby được tái ngộ với người trong mộng, anh cho Daisy nhìn
thấy gia sản đồ sộ của mình, và sau phút bỡ ngỡ ban đầu hai người đã nhanh
chóng vun đắp tình cảm.
Nick và Gatsby dần dần trở
nên thân thiết hơn, qua đó anh biết được nhiều chuyện đời tư của Gatsby. Vốn
tên là James Gatz, xuất thân trong gia đình nông dân, cảnh sống bấp bênh. Lên
17 tuổi James Gatz đổi tên thành Jay Gatsby và cũng trong thời gian này Gatsby
gặp được Dan Cody, người dẫn dắt Gatsby thấy được tiềm năng, định hình tương
lai và quyết tâm làm nên sự nghiệp cho chính mình. Từ đó Gatsby mới có được
ngày hôm nay.
Một dịp khác, vợ chồng
Daisy - Tom đến nhà Gatsby dự tiệc. Tom với bản tính háo sắc, đi tán tỉnh các
cô khác, trong khi đó Gatsby và Daisy dắt nhau vào sân nhà Nick để có khoảng
thời gian riêng tư bên nhau, Nick giữ vai trò canh cửa cho hai người. Sau đó
Nick biết được tâm tư Gatsby, anh ta quyết tâm đoạt lại quá khứ có Daisy vì cả
cuộc đời Gatsby đi gầy dựng cơ ngơi, gia sản này cũng vì để có được người đẹp.
Đối với Gatsby đó là cả lý tưởng sống.
Vào một ngày hè định mệnh,
Nick cùng Gatsby đến East Egg dự tiệc tại cơ ngơi nhà Buchanan. Lúc này Tom đã
có hoài nghi về tình cảm giữa Gatsby và vợ mình. Vì trời quá nóng bức, Daisy đề
nghị cả nhóm lái xe vào thành phố nghỉ mát. Thế là Gatsby và Daisy đi chung một
xe; Nick, Jordan và Tom một xe. Trên đường đi mọi người ghé đổ xăng tại trạm xăng
vợ chồng Wilson và được biết Wilson đã phát hiện ra vợ mình ngoại tình với ai
đó (chứ không biết đó là Tom) nên đang lên kế hoạch chuyển nhà đi xa. Tình thế
này đẩy Tom vào hoàn cảnh hụt hẫng vì sắp mất cả vợ lẫn nhân tình.
Cả nhóm đến khách sạn -
nhà hàng Plaza ăn và uống rượu thỏa thuê. Tom phát hiện ra mối quan hệ thân
thiết quá mức giữa đôi Daisy - Gatsby, anh ta lồng lộn lên và hằn học cho Daisy
biết Gatsby giàu lên nhờ buôn lậu và bao phi vụ mờ ám khác, còn Tom thuộc dòng
dõi Buchanan là tầng lớp thượng lưu với tài sản dồi dào từ bao đời nay. Anh ta
ra lệnh mọi người lái xe về nhà để trước mặt mọi người anh ta sẽ dùng gia sản
kếch sù của mình mà giữ lại Daisy.
Trên đường về, Nick, Tom
và Jordan (đi chung xe) phát hiện có vụ tai nạn ngay trạm xăng nhà Myrtle
Wilson, cả ba người đến xem xét thì phát hiện ra Myrtle đã chết vì xe tông, mà
xe đó chính là xe của Gatsby. Về đến East Egg, qua vài câu hỏi, Nick biết được
người cầm tay lái tông vào Myrtle chính là Daisy chứ không phải Gatsby nhưng
Gatsby vẫn khăng khăng nhận hết lỗi về phía mình. Sau vụ tai nạn, George
Wilson, chồng Myrtle, đã gặp Tom chất vấn, sau khi biết được người ngồi trong
chiếc xe gây tai nạn là Gatsby thì anh ta tức tốc đến dinh thự nhà Gatsby, giết
Gatsby và tự sát.
Sau thảm họa đó, đám tang
của Gatsby chỉ có mình Nick lo liệu. Trong buổi chôn cất chỉ có vỏn vẹn Nick,
cha Gatsby, mấy gia nhân và cha nhà thờ.
ĐẢO GIẤU VÀNG
Nhân vật chính của tiểu thuyết là cậu bé
thiếu niên Jim Hawkin, lớn lên ở một quán trọ nơi bố mẹ cậu làm chủ. Vào một
ngày nọ, có một thủy thủ già (Bill Bones) đến ở trọ, và vô tình lộ ra việc hắn
ta vốn là thành viên cũ của băng cướp biển do thuyền trưởng Flint huyền thoại,
đang trốn chạy đồng bọn. Trước khi chết, Bill đã tiết lộ cho Jim về kho báu của
băng Flint, cùng với bản đồ kho báu do ông ta giữ. Khi Bill chết, Jim đã kịp
lấy bộ bản đồ trước khi đồng bọn của Bill đến phá quán để cố tìm kiếm bản đồ.
Jim đã đem bản đồ đến trình chính quyền
với điền chủ John Trelawney, bác sĩ Lee Livesey, và họ đã quyết định cùng lên
đường tìm kiếm số vàng này mang về cho chính quyền, và Jim trở thành thủy thủ
học việc trên chiếc tàu này, với thuyền trưởng Alexander Smollett và những
người thân cận của John. Khi tàu ra khơi, vô tình Jim đã phát hiện ra cuộc nội
loạn sắp xảy ra do kẻ cầm đầu là John Silver cao kều, gã đầu bếp cụt chân với
con vẹt mang tên thuyền trưởng Flint trước đây chính là thành viên trong toán
cướp Flint. Nhờ phát hiện này, mọi người thoát chết và đã rời khỏi tàu, cùng
chiến đấu với bọn phản loạn trên đảo.
Sau đó, khi cố gắng cướp lại tàu một
mình, Jim đã lạc khỏi nhóm và vô tình gặp được Ben Gunn, người sống trên hoang
đảo. Ben chính là đồng đội cũ của bọn John Silver cao kều bị cả bọn bỏ rơi
trước kia khi cố gắng tìm kho báu. Ben đã tìm ra kho báu và chôn giấu riêng ở
một nơi. Nhờ có Ben, nhóm của Jim đã tìm ra kho báu và giả làm bóng ma Flint
dọa bọn phản loạn và chiến thắng, sau đó mang kho báu về đất liền.
Câu chuyện được viết theo tường thuật
của Jim sau khi đã trở thành thủy thủ trưởng thành từ chuyến đi này, cùng với
hồi ký của bác sĩ Lee Liversey thuật lại thời gian chiến đấu với bọn phản loạn.
Các nhân vật chính
HAI VẠN DẶM DƯỚI
BIỂN
Trong
năm 1866, tàu của một số quốc gia phát hiện ra một con quái vật biển bí ẩn, mà
một số cho thấy là một con quạ khổng lồ. Chính phủ Hoa Kỳ lắp ráp một cuộc thám
hiểm ở thành phố New York để tìm và tiêu diệt con quái vật. Giáo sư Pierre
Aronnax, nhà sinh học biển và người kể chuyện của người Pháp, người đang ở New
York vào thời điểm đó, nhận được lời mời đến phút cuối cùng tham gia cuộc thám
hiểm mà ông chấp nhận. Người đánh cá của Canada và thuyền trưởng của Ned Land
và hộ tống trung thành của Aronnax cũng được đưa lên tàu.
Chuyến
thám hiểm khởi hành Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam
quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một
cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, làm hỏng bánh lái. Ba nhân
vật chính sau đó được ném xuống nước và nắm giữ "cái ẩn" của sinh
vật, mà họ tìm thấy, đến ngạc nhiên của họ, là một tàu ngầm rất xa thời đại của
nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo
bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo .
Phần
còn lại của câu chuyện đi theo những cuộc phiêu lưu của những nhân vật chính
trên chiếc tàu đó - chiếc tàu ngầm , chiếc Nautilus - được xây dựng bí mật và giờ đây đi lang thang khắp
vùng biển không có bất kỳ chính phủ nào. Động lực của thuyền trưởng Nemo ngụ ý
là sự khát khao về tri thức khoa học và là mong muốn trả thù cho nền văn minh
của dân Do Thái . Nemo giải thích rằng tàu ngầm của ông được cung cấp điện và
có thể thực hiện nghiên cứu sinh học biển tiên tiến; ông cũng nói với hành
khách mới của mình rằng mặc dù ông đánh giá cao cuộc trò chuyện với một chuyên
gia như Aronnax, duy trì sự bí mật của sự tồn tại của ông không bao giờ để
chúng để lại. Aronnax và Conseil bị mê hoặc bởi những cuộc phiêu lưu dưới nước,
nhưng Ned Land chỉ có thể nghĩ đến trốn thoát.
Họ
đến thăm nhiều nơi dưới đại dương, một số thế giới thực và những người khác hư
cấu. Các du khách đã chứng kiến những san hô thực sự của Biển Đỏ , những vụ
va chạm của trận Vigo Bay , các kệ băng ở Nam Cực , cáp điện báo Transatlantic
và vùng đất ngập nước huyền thoại của Atlantis . Du khách cũng sử dụng bộ đồ
lặn để săn cá mập và sinh vật biển khác bằng súng không khí và có tang lễ dưới
nước cho một thành viên phi hành đoàn đã chết khi một tai nạn xảy ra trong điều
kiện bí ẩn bên trong Nautilus .
Khi Nautilus quay trở lại Đại
Tây Dương , một gói "poulpes" (thường được dịch là mực khổng lồ , mặc
dù trong tiếng Pháp "poulpe" có nghĩa là " bạch tuộc ") tấn
công tàu và giết chết một thành viên phi hành đoàn.
Trong
suốt câu chuyện, Thuyền trưởng Nemo được cho là đã bị lưu đày khỏi thế giới sau
một cuộc chạm trán với các lực lượng chiếm đóng đất nước ông có những ảnh hưởng
tàn phá đối với gia đình ông. Không lâu sau vụ tai nạn, Nemo đột nhiên thay đổi
thái độ của mình đối với Aronnax, tránh anh ta. Aronnax không còn cảm thấy như
vậy nữa và bắt đầu thông cảm với Ned Land. Gần cuối cuốn sách, Nautilus bị tấn công bởi một tàu
chiến của một số quốc gia đã làm Nemo bị ảnh hưởng. Némo hận thù và trả thù,
Nemo bỏ qua những lời cầu khẩn của Aronnax cho lòng thương xót. "Aronnax -
biệt danh Nemo" của Aronnax - đã phá hủy con tàu, đập nó ngay dưới đường
nước, và do đó chìm nó xuống tận đáy biển, khiến cho Aronnax kinh hoàng khi
nhìn chiếc tàu chìm vào vực thẳm. Nemo cúi đầu trước hình ảnh của vợ và con của
mình và rơi vào tình trạng trầm cảm sâu sắc sau cuộc gặp gỡ này. Trong vài ngày
sau đó, tình hình của các nhân vật chính sẽ thay đổi. Không ai dường như ở trên
tàu nữa và Nautilus di chuyển
ngẫu nhiên. Ned Land thậm chí còn chán nản hơn, Conseil lo sợ cho cuộc đời của
Ned, và Aronnax, kinh hoàng trước những gì Nemo đã làm cho con tàu, cũng không
thể chịu đựng được tình huống này. Một buổi tối, Ned Land thông báo một cơ hội
để trốn thoát. Mặc dù Aronnax muốn rời khỏi Nemo, người mà giờ đây anh đang
kinh hoàng, anh vẫn muốn gặp anh lần cuối. Nhưng anh ta biết rằng Nemo sẽ không
bao giờ để anh ta trốn thoát, vì vậy anh ta phải tránh gặp anh ta. Tuy nhiên,
trước khi trốn thoát, anh ta đã nhìn thấy anh ta lần cuối cùng (mặc dù bí mật),
và nghe anh ta nói "Thiên Chúa Toàn Năng, Đầy đủ!". Aronnax ngay lập
tức đi đến gặp bạn bè của mình và họ đã sẵn sàng để trốn thoát. Nhưng trong khi
họ nới lỏng chiếc thuyền, họ phát hiện ra rằng Nautilus đã lang thang vào Moskenstraumen , thường được gọi là
"Maelstrom". Họ tìm cách trốn thoát và tìm nơi ẩn náu trên một hòn
đảo gần bờ biển Na Uy, nhưng số phận của Nautilus
không được biết.
HOÀNG TỬ BÉ
Hoàng tử bé sống trên tiểu tinh
cầu B612. Ở đó có ba ngọn núi lửa (hai ngọn đang hoạt
động còn ngọn kia thì không) và một bông hoa hồng. Cậu chăm sóc cho
tiểu hành tinh của mình hằng ngày, nhổ hết các cây bao báp định bám rễ, mọc lên
tại đây. Những cái rễ đó sẽ xói đục hành tinh và làm cho thế giới cậu đang sống
bị xé rách ra. Một ngày nọ, hoàng tử bé đã rời hành tinh của mình và đi xem
phần còn lại của vũ trụ
xem như thế nào và đã tới một vài tiểu tinh cầu khác (có số từ 325 đến 330),
mỗi tinh cầu này có một người lớn sống ở đó và theo cách hiểu của cậu thì họ
toàn là những người kỳ quặc:HOÀNG TỬ BÉ
- Nhà vua là người có thể "điều khiển" các ngôi sao làm các việc theo khả năng. Ông ta có liên hệ tới mục đích của con người.
- Gã khoác lác là người muốn được người khác ngưỡng mộ mình, nhưng lại sống cô đơn trên hành tinh của mình. Gã chẳng nghe thấy gì ngoài những câu ca ngợi.
- Bợm nhậu là người uống rượu suốt ngày để quên nỗi xấu hổ của mình về việc uống rượu nhiều.
- Nhà doanh nghiệp là người suốt ngày bận rộn với việc đếm các ngôi sao mà ông ta cho rằng là của mình. Việc sở hữu này có thể giúp ông ta lại mua thêm các ngôi sao khác nữa. Hoàng tử bé nghĩ về bông hoa hôm nào cậu cũng tưới, ba quả núi lửa mà tuần nào cậu cũng nạo vét để giúp ích cho các quả núi lửa và bông hoa, nên cậu có chúng. Còn nhà doanh nghiệp không giúp ích gì cho các ngôi sao thì có nghĩa là ông ta không thể sở hữu những ngôi sao đó.
- Người thắp đèn là người sống trong một tiểu tinh cầu cứ 1 phút quay một vòng. Xưa kia ông ta có nhiệm vụ sáng tắt đèn và tối thì thắp. Hành tinh quay càng ngày càng nhanh hơn và đến lúc này, ông ta không còn lấy một giây để nghỉ ngơi. Mỗi phút phải thắp đèn và phải tắt đèn một lần. Hoàng tử bé cảm thấy thông cảm cho người thắp đèn vì ông là người lớn duy nhất trong số những người cậu đã gặp đã quan tâm cho một cái gì khác chứ không phải là bản thân ông ta.
- Nhà địa lý là người đã dùng toàn bộ thời gian của mình để vẽ bản đồ, nhưng chẳng bao giờ rời khỏi cái bàn của mình để đi thám hiểm (thậm chí chỉ trên hành tinh của mình). Ông ta lý luận rằng nhà địa lý không thể đi lung tung mà phải ở nhà để tiếp các nhà thám hiểm, phỏng vấn họ, và ông ta ghi chép lại những hồi ức của họ. Và nếu hồi ức đó đáng chú ý thì nhà địa lý sẽ cho điều tra về tư cách của nhà thám hiểm ấy. Khi tư cách được chứng minh là tốt thì phát hiện của anh ta lại cần phải được điều tra. Nhà địa lý không tin bất cứ thứ gì ông ta không được nhìn thấy tận mắt, dù vậy, ông ta vẫn khong chịu rời khỏi cái bàn của mình. Nhà địa lý yêu cầu hoàng tử bé mô tả về tiểu tinh cầu của mình để ông ghi chép lại. Hoàng tử bé nhắc đến những ngọn núi lửa và bông hoa hồng. "Chúng tôi không ghi nhận hoa hồng", nhà địa lý nói, "vì chúng chỉ là thứ phù du". Hoàng tử bé bị sốc và nhận ra rằng một ngày nào đó bông hoa hồng yêu quý của cậu sẽ không tồn tại nữa. Nhà địa lý sau đó đã khuyên cậu đến thăm trái đất.
Sau đó, hoàng tử bé đã gặp người kể chuyện và đề nghị anh ta vẽ một con cừu. Vì không biết vẽ con cừu như thế nào, anh ta đã vẽ theo những gì anh biết. Người kể chuyện đã cố gắng vẽ một vài bức tranh khác nhưng hoàng tử bé đều không vừa lòng. Cuối cùng, anh ta vẽ một cái thùng duy nhất, và giải thích rằng, có con cừu ở trong đó. Hoàng tử bé lúc này, nhìn thấy hình con cừu trong chiếc hộp rõ ràng như nhìn thấy hình con voi trong bụng con trăn trên bức tranh tác giá từng vẽ khi còn nhỏ, đã chấp nhận bức tranh này.
Sau một thời gian ở trái đất và chạy trốn tình cảm với hoa hồng mà không thể, hoàng tử bé nhờ một con rắn vàng chàng gặp trong sa mạc dùng nọc độc của nó đưa chàng về với tiểu tinh cầu và hoa hồng yêu thương của chàng.
JANE EYRE
Chuyện do nhân vật chính kể lại: Cô bé Jane Eyre mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jane phải ở với người mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Đây là một chuỗi ngày cực nhục đối với Jane: Cô bị chủ nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư của bà Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa, lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và khát.
Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed gửi Jane vào trại mồ côi Lowood. Cũng như hàng ngàn trại trẻ khác trên khắp đất Anh, Lowood giáo dục trẻ em theo chủ nghĩa khổ hạnh "hành hạ thân xác để giữ gìn phần hồn". Jane cùng bè bạn của cô phải sống trong những điều kiện ngặt nghèo: Ăn uống tồi tệ, chỉ rặt cháo khê, khoai thối, mỡ hôi, "đến người sắp chết đói ăn vào cũng phát ốm", lại thêm quần áo không đủ ấm, dịch bệnh hoành hành, học sinh thường xuyên chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn như bị đánh đập, sỉ nhục... Nhưng ngay từ nhỏ, tinh thần phản kháng và ý thức tự lập đã sớm nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ của Jane.
Sau 8 năm, rời Lowood, Jane đến xin việc ở lâu đài Thornfield. Ông Rochester, chủ lâu đài đem lòng yêu mến cô gia sư trẻ; Ông cũng được cô đáp lại bằng một mối tình nồng nàn say đắm. Hai người làm lễ cưới nhưng không thành: Người vợ mà Rochester buộc phải cưới theo tính toán của gia đình bị điên từ nhiều năm, hiện vẫn còn sống. Không muốn làm một người tình bất hợp pháp của ông chủ, Jane đau khổ trốn khỏi Thornfield. Sau 3 ngày lang bạt trên đường, cô đơn và đói rét, cô tới Marsh End, được anh em Mục sư St. John cứu giúp và tìm việc cho làm. Nhờ những may mắn của số phận, Jane bỗng trở nên giàu có và tìm được họ hàng thân thích. Sau đó, St.John cầu hôn cô và muốn cô đi cùng sang Ấn Độ nhưng cô không đồng ý. Song tình yêu cũ vẫn thôi thúc trong lòng, cô quyết định trở về Thornfield tìm tin tức người yêu. Lúc này, bà vợ điên của ông chủ đã chết, sợi dây ngăn cách hai người không còn. Và dù ông đã trở thành tàn phế, Jane vẫn đến với ông, xây dựng lại hạnh phúc đã mất.
GIÃ TỪ VŨ KHÍ
Tiểu
thuyết này được chia thành 5 phần:
Phần 1, Henry gặp Catherine
Barkley và mối tình của họ chớm nở. Trong thời gian phục vụ trên mặt trận Italia, Henry bị
thương vào đầu gối do đạn pháo nên anh được chuyển tới một bệnh viện ở Milano.
Phần
2,
kể lại sự phát triển mối tình của Henry và Catherine khi họ sống bên nhau tại
Milano trong mùa Hè. Henry ngày càng yêu Catherine, rồi đến khi anh lành vết
thương, Catherine đã có thai 3 tháng.
Trong
phần 3, Henry trở về đơn vị của mình, nhưng chẳng bao lâu sau thì quân Đức phá
vỡ mặt trận Ý khiến quân Ý tháo chạy hỗn loạn. Sau khi bị tụt lại đằng sau,
Henry cố bắt kịp đơn vị, nhưng anh lại bị hiến binh Ý bắt giữ và mang đi xử tử,
vì bị buộc tội "phản bội", góp phần dẫn đến thất bại của quân Ý. May
mắn là Henry trốn thoát được bằng cách nhảy xuống sông.
Trong
phần 4, Catherine và Henry đoàn tụ và bỏ trốn đến Thụy Sĩ
bằng cách chèo thuyền qua biên giới. Trong phần cuối, Henry và Catherine sống
cuộc đời bình lặng tại vùng núi, cho tới khi Catherine sinh con. Sau một cơn
đau đẻ dài và khó nhọc, con trai của họ chết trong bụng mẹ, còn Catherine thì
bị băng huyết mà chết, bỏ lại Henry một mình ngậm ngùi quay về nhà trọ trong
cơn mưa tầm tã (Catherine vốn rất thích nhìn trời mưa).
Nhân vật
chính
- Trung úy Frederic Henry, thường được gọi là Tenente (tức trung úy), là nhân vật chính, và là người thuật lại câu chuyện. Henry là một người Mỹ tình nguyện lái xe cứu thương trong quân đội Ý. Thông qua Henry, người đọc có thể thấy hình mẫu "anh hùng" của Hemingway định hình: Henry là một người khắc kỷ, kiên cường chống chọi lại sức ép và khổ ải; anh nhẹ nhàng tránh những lời khen ngợi đóng góp của mình cho cuộc chiến; bình tĩnh dưới làn đạn; thực hiện nhiệm vụ được giao. Anh là "người bạn đích thực của cánh đàn ông" khi chủ đề là rượu và phụ nữ. Anh có vẻ hào hứng tham gia vào những chuyện tếu hàng ngày của cánh quân nhân. Anh bị thu hút bởi lòng tốt giản đơn của vị cha xứ, người cũng giống như Henry (là người không sùng đạo), vẫn trung thành với niềm tin của mình dù sự khủng khiếp của chiến tranh luôn hiển hiện ở bên. Dù rằng anh vui thích với tính cách hồ hởi của bạn anh, Rinaldi, nhưng anh vẫn ngại tính thích hôn khi gặp mặt của anh này.
- Catherine Barkley đã quen với sự nghiệt ngã của số phận. Cô phải từ chối lời cầu hôn khi chiến tranh nổ ra, rồi người yêu cô hy sinh trên chiến trường. Cô là một nữ y tá giỏi người Anh, có tình cảm sâu sắc. Nhu cầu sinh lý và mong muốn bầu bạn giản đơn của cô có những lúc xung khắc với đòi hỏi công việc buộc cô phải dành thời gian cho người bệnh. Cũng giống như người hùng kiểu mẫu, cô xoay xở nhẹ nhàng, tìm cách thỏa mãn đòi hỏi từ cả hai phía. Người theo tư tưởng nữ quyền nhìn thấy ở Catherine người phụ nữ hoàn hảo của Hemingway: khôn ngoan và thích chế giễu đủ điều, nhưng sự sáng suốt của cô vẫn phải nhường bước cho dục vọng bản thân. Cũng như Henry hy sinh tuổi xuân và sức lực cho cuộc chiến tranh, sự anh hùng của Catherine thể hiện ở việc cô bất kể nguy cơ mang thai khi quan hệ tình dục, và chấp nhận sự đau đớn cũng như cái chết khi sinh con không một lời than vãn.
- Rinaldi là một y sĩ, mà qua đó Hemingway vẽ nên hình mẫu người đàn ông Ý. Được phác họa phần nào có vẻ hiếu chiến, Rinaldi luôn tỏ ra hồ hởi, không bận tâm đến những tiểu tiết đáng lẽ có thể làm anh mất đi vẻ rộng rãi và tốt bụng của mình. Anh chàng thích rượu và phụ nữ, luôn vác theo một chai rượu và một câu chuyện tiếu lâm dung tục cho anh bạn Henry của mình khi Henry còn đang dưỡng thương. Anh thích giải phẫu, xem đó là một sự thách thức thú vị; và luôn chào mừng Henry bằng một nụ hôn kiểu Âu châu. Rinaldi cũng là một anh hùng kiểu mẫu, mà qua anh, Hemingway khám phá ra một kiểu cách đàn ông, khác với hình mẫu đàn ông Anh-Mỹ, khi đối đầu với nghịch cảnh: hình ảnh nước Ý bị tổn thương, nhưng với tinh thần vui sống, bất chấp hiểm nguy, luôn sống hết mình.
CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI
Chuông nguyện hồn ai là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ cộng hòa, một cuộc chiến kéo dài từ năm 1936 tới năm 1939. Nhân vật chính là Robert Jordan, một chiến sĩ người Mỹ chiến đấu trong Lữ đoàn quốc tế, tham gia cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa phát xít. Trong kế hoạch tấn công nhằm giải phóng một vùng lãnh thổ Tây Ban Nha của Sư đoàn số 14 do tướng Golz người Nga chỉ huy, Robert Jordan được lệnh phối hợp với một nhóm du kích đặt mìn phá hủy một cây cầu để chặn viện binh và đường rút chạy của quân địch. Anh lên đường đến Villaconejos để tổ chức kế hoạch tấn công cây cầu. Tại đây, khi gặp cô du kích Tây Ban Nha xinh đẹp tên là María, mối tình sâu nặng và đồng điệu trong một lý tưởng chung giữa anh và cô nảy nở. Tình yêu đó đã giúp cho hai người nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của cuộc sống và công việc họ đang làm. Nhưng bỗng Robert Jordan nhận thấy bọn phát xít đã đánh hơi được kế hoạch của cuộc tấn công và đang ráo riết tập trung quân bố trí phản kích. Anh cử ngay Andrés mang báo cáo về Ban chỉ huy Sư đoàn đóng ở Navacerrada đề nghị thay đổi kế hoạch tác chiến và cho ngừng ngay việc phá hủy cầu. Thế nhưng thật không may, do nhiều trắc trở và tính quan liêu của nhiều sĩ quan, lẽ ra đoạn đường chỉ cần đi trong ba giờ, Andret phải mất cả một ngày. Khi bức thư của Robert Jordan đến tay Gôndơ thì đã quá muộn, những chiếc máy bay ném bom đầu tiên mở màn cho trận đánh đã quần đảo trên bầu trời. Robert Jordan đành cho nổ mìn phá cây cầu theo kế hoạch đã định và dẫn đội du kích rút lui. Dọc đường, bom đạn quân thù khiến anh bị gãy chân, vết thương quá nặng, anh quyết định từ giã đồng đội và người yêu, ở lại ngọn đồi bên cạnh chiếc cầu bị phá nhằm chiến đấu cầm chân địch cho đội du kích rút lui an toàn.
(Sau này cuộc chiến chống Phát Xít thất bại và tướng Franco cai trị đến tận sau Thế Chiến Thứ 2;thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Ban Nha.)
PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ
Tác phẩm lấy bối cảnh của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhân vật chính và cũng là người tường thuật câu chuyện theo ngôi thứ nhất là Paul Bäumer, một người lính Đức mới 19 tuổi. Anh và những người bạn học cùng lớp của mình đã bị thuyết phục bởi vị giáo sư của họ là Kantorek, nên gia nhập Quân đội Đế quốc Đức để tham gia chiến tranh. Họ được đưa ra Mặt trận phía Tây, nơi đang diễn ra những trận đánh ác liệt giữa liên quân Anh-Pháp và Đức. Tác phẩm đã miêu tả một cách chân thật cuộc sống chiến đấu gian khổ và tàn khốc của những người lính] này trong những chiến hào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất khi phải thường xuyên đối mặt với những trận pháo kích cường độ cao, hơi độc và cả xe tăng của đối phương. Có một lần khi được nhiệm vụ canh gác tù binh Nga, Paul đã nhận ra rằng những người lính Nga này cũng là con người như mình mà thôi, và anh cảm thấy anh không thể nào coi họ như kẻ thù được.[5] Có một lần, Paul cùng với các đồng đội xung phong đi trinh sát trong bối cảnh Đức hoàng sắp đến thị sát mặt trận, và anh đã bị lạc trong đêm trường hỗn loạn, mãi mới tập hợp lại được.[5] Quân Đức đã đánh tan một cuộc tấn công của đối phương, Paul đâm chết được một lính Pháp và đã chứng kiến cảnh hấp hối thật đau đớn của binh sĩ. Đây là kẻ địch đầu tiên bị chính tay Paul tiêu diệt. Song, anh cảm thấy đau xót và xin cái xác người ấy tha lỗi cho anh: "Này anh bạn, mình có muốn giết cậu đâu..... Tại sao người ta không nói cho bọn mình biết rằng chính các cậu, các cậu cũng chỉ là những con chó khốn khổ như bọn mình, rằng các bà mẹ của các cậu cũng đau khổ như mẹ chúng mình, rằng chúng ta đều sợ chết như nhau, đều chết một cách giống nhau, chịu những nỗi đau đớn như nhau? Bạn ơi, hãy tha thứ cho mình; tại sao cậu lại có thể là kẻ thù của mình? Nếu chúng ta bỏ những vũ khí và bộ quân phục này đi, thì cậu rất có thể là người anh em của mình..." Paul cảm thấy mình đáng lên án vì đã giết chết một người lính cũng chỉ giống như mình mà thôi.[5] Nhiều người bạn của Paul lần lượt ngã xuống còn bản thân anh thì ngày càng tỏ ra chán ghét chiến tranh vì những nỗi kinh hoàng mà nó mang lại cũng như chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ và những người đồng đội của anh. Rốt cuộc, cuộc chiến tranh mà giáo sư Kantoreck đã nồng nhiệt kêu gọi nhóm bạn của Paul tham gia chiến đấu, không mang lại cho họ một niềm vinh quang nào.[5]
Thế rồi, anh trở thành người duy nhất còn sống sót trong bảy người học sinh đã lên đường chiến đấu của Giáo sư Kantorek. Khi ấy, người ta chỉ còn nghĩ đến ngưng chiến và hòa bình mà thôi, và bản thân Paul cũng tin là hai bên sẽ sắp đình chiến. Cho là mình sắp được trở về quê nhà, Paul có cảm nghĩ: "Nếu bây giờ, chúng tôi trở lại gia đình, chúng tôi mệt mỏi, rã rời, trống rỗng, không còn gốc rễ và không còn hy vọng.". Trong phần cuối của tác phẩm, Paul có lời tự sự: "Cuộc sống đã bắt tôi phải qua những năm tháng ấy, vẫn đang còn tồn tại trong hai bàn tay và cặp mắt của tôi có làm chủ được cuộc sống ấy không... Tôi không biết..." Kết thúc tác phẩm là cái chết của Paul Bäumer vào một ngày tháng 10 năm 1918, một ngày mà tình hình tĩnh lặng trên suốt Mặt trận, tới mức các báo cáo quân sự từ mặt trận phía Tây chỉ chứa gọn một câu "Ở phía Tây, không có gì lạ" và nó đã được lấy làm tựa đề cho cuốn tiểu thuyết. Tác phẩm kết thúc bằng gương mặt yên bình của Bäumer khi chết và khi người ta lật người anh lên, anh vẫn yên lặng chứ không hề có một biểu hiện đau đớn gì cả. Có vẻ như anh sung sướng vì sự kết thúc đã đến.
MIẾNG DA LỪA
Vào thế kỷ 19, có một chàng thanh niên tên là Raphaël de Valentin có tài năng và ước mơ viết được
những tác phẩm kinh điển và phục vụ cho nhân loại, nhưng đồng thời, anh cũng
khao khát một cuộc sống giàu sang, có được tình yêu trong nhung lụa. Raphaël đã
từng tin tưởng ở con người, ở sức mạnh của lý trí. Nhưng chẳng bao lâu sau, anh
nhận ra sự tàn nhẫn và thờ ơ của xã hội đối với công việc của anh cũng như với
bản thân anh. Trong chính xã hội đó, tài năng và lòng nhiệt huyết của anh không
thể nuôi sống được con người anh. Khi hoài bão lý tưởng bị tan vỡ, Raphaël đã
ăn chơi, sa đọa với Eugène de Rastignac, một người bạn của anh, con người
cũng vì xã hội đó làm cho biến chất. Raphaël từ bỏ Pauline - cô con gái bà chủ
nơi anh trọ và yêu Foedara. Foedara là người đàn bà thuộc giới thượng lưu nhưng
có trái tim vô cảm, phù phiếm, đỏm dáng và vị kỷ, không tâm hồn, đối lập hẳn
với Pauline, một cô gái trong trắng, thuần khiết có trái tim nhân hậu. Raphaël
chìm đắm trong thế giới của tình yêu mù quáng này cho đến khi anh nhận ra Foedara
không phải của mình và nàng không thuộc về ai để tất cả phải là của nàng...
Nhưng tất cả đã muộn, vì Raphaël đã dành toàn bộ gia sản ít ỏi của mình để chạy
đua với những món quà tặng cho Foedara nên giờ đây gia tài của anh đã bị khánh
kiệt.Nhận ra được sự thật đau đớn, Raphaël đã tìm đến cái chết và tình cờ anh có được một miếng da lừa thần kỳ tìm thấy trong tiệm đồ cổ. Miếng da rất lớn, có liên quan tới cuộc đời anh. Nó sẽ giúp anh thoả mãn tất cả những gì anh mơ ước nhưng bù lại, nó sẽ nhỏ đi dần đi và tương ứng với việc cuộc sống của anh sẽ ngắn dần đi.
Với miếng da lừa, Raphaël có được điều mình mong muốn như quyền lực, cuộc sống sung túc, giàu sang, trả thù được tất cả mọi người và cưới Pauline. Nhưng mỗi khi Raphaël cảm thấy hạnh phúc thì miếng da lừa lại ngắn lại. Lo sợ trước cái chết và không sao phá được phép thiêng của tấm bùa mặc dù có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà vật lý, nhà hóa học... Raphaël tìm cách xa lánh mọi người, không ước mơ, không hy vọng.
Nhưng miếng da lừa cũng đã tới giới hạn cuối cùng của nó và trong cơn hoảng loạn, Raphaël đã ước mơ được ân ái với Pauline và chết trong tay nàng.
KHÔNG GIA ĐÌNH
Không gia đình
kể chuyện một cậu bé không cha mẹ, nhân vật Rê-mi là một đứa bé bị bỏ rơi được
gia đình nọ đem về nuôi. Rê-mi được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má
Bác-bơ-ranh. Cho đến một ngày người chồng của má làm việc ở Pa-ri bị tai nạn và
tàn phế trở về, Rê-mi
được đưa cho một gia đình nghèo nuôi, sau
đó Rê-mi đi theo gánh xiếc của cụ Vi-ta-li để làm thuê. Hai người đã đi lang
thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống, sau đó bị tù
ở Anh,[1] cuối cùng tìm thấy
mẹ và em.[2] Em bé Rêmi ấy đã
lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi,
"Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động lấy mà sống,
lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali,
về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và
sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy
ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm.[3] Đã có khi em mắc
oan, bị giải ra trước toà án
và bị ở tù. Và cũng có khi em được
nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi
theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng,
gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối
trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích.
Bên cạnh Rêmi có chú bé nghệ sĩ Mattia khôn ngoan,
linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật
nở sớm cộng với tấm lòng vàng, con chó Capi khôn như người và rất có nghĩa, con
khỉ Giôlicơ liên láu và đáng thương... Những con người và con vật ấy ở đây được
dựng lên linh hoạt như sống, gây nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.[4]
Cuối cùng em cũng tìm được
gia đình thật sự của mình và sống hạnh phuc cùng với Lise sau này.
CUỐN THEO CHIỀU GIÓ
Phần 1
Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ
trước cuộc nội chiến, một thế giới với những đồn điền bông
vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý
phái. Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4
năm 1861
bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara
đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi
Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng
người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes
chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton
ở Atlanta.
Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội
vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng
khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một
trong hai anh em sinh đôi trên.
Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính
hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài
trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi.
Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng
nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler,
người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm
nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng
với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình,
Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù
Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải
đi nhập ngũ.
Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để
Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie. Một tuần sau
khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh
của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa
ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến
trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton
Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).
Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc
sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc đồ tang, không chuyện trò sôi nổi
hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông. Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự
buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara,
muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và bà cô
của Charles, Pittypat Hamilton.
Phần 2
Scarlett đến Atlanta vào tháng 5
năm 1862.
Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố
này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công
việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có
cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến
cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh.
Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong
tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã
mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar
vàng. Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được
khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một
góa phụ.
Kể từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và
Rhett được cải thiện. Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và
cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett
lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng
thẳng. Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong
cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều. Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái
với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie. Ngày Ashley
rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với
chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò
nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã
ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.
Phần 3
Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất
lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội
Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ
chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì
Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ
phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải
đỡ đẻ cho Melanie. Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và
anh đã lấy cắp của quân đội
cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa
vô cùng ốm yếu. Anh chở Melanie và con nàng, Prissy, Wade và Scarlett, chạy
khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại
để gia nhập quân đội Hợp bang. Trước khi đi, anh hôn nàng và nói yêu nàng nhưng
Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.
Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp
những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần
lớn các nô lệ
đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái
chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân đích
thực của Tara. Bằng bản tính ngoan cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực
dậy ấp Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm.
Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Melanie vẫn còn
phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm
của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến
Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Melanie giờ đây bắt đầu trỗi
dậy. Sau đó, Scarlett đã lấy tiền
và ngựa của tên lính bị giết rồi chôn hắn ta ngay tại ấp Tara.
Chiến tranh gần kết thúc và Tara lại bị
tàn phá lần nữa khi quân đội Liên bang đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến
kết thúc với thắng lợi thuộc về Liên bang. Những người lính Hợp bang trên đường
trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một
người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen
chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại ấp Tara và giúp đỡ Scarlett
vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.
Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn
chưa về được liền vì còn là tù binh của Liên bang. Một ngày kia chàng bất ngờ
xuất hiện tại ấp Tara. Cả Scarlett và Melanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will
ngăn Scarlett lại và hỏi cô: "Anh ta là chồng cô ấy, phải không nào?"
khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.
Phần 4
Chiến tranh
kết thúc nhưng một lần nữa số phận Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee tăng
tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại
Tara cho tên quản gia Yankee Jonas Wilkerson và vợ hắn, một kẻ da trắng cặn bã.
Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng
giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett
để mượn một khoản tiền mà không để anh biết là nàng đang cố tán tỉnh anh vì
tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của
anh thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng
nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích
thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền.
Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của
Suellen, nay đã là chủ một cửa hàng và có một khoản tiền khá. Bằng cách nói dối
Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy
mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng
mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng
tiền giúp Ashley Wilkes.
Scarlett điều hành xưởng cưa rất thành
công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành
cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên phơi mình
nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald
qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có
liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng
đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent
Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã
mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền
bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Melanie kiên quyết đồng ý nên Ashley
đành chiều theo ý vợ.
Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên
lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy
hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen giải
phóng tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ
da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số
người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan
phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành
viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, một gái mại dâm
ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối quan hệ của Rhett và
nhân dân thành phố dần dần được cải thiện. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay
lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.
Phần 5
Scarlett lấy Rhett. Anh chiều chuộng
nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa
bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người
bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và
làm ăn gian dối trong chiến tranh.
Do đó mà mối quan hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở
nên xấu đi và đỉnh điểm là trong 1 buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống
đốc bang thuộc đảng Cộng hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu
miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ với hai người, ngoại trừ Melanie.
Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett 1
đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia
Victoria (theo tên nữ hoàng Victoria và hoàng hậu Pháp Eugenie). Cô bé vô cùng
xinh đẹp với đôi mắt xanh dương
nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ Hợp bang -
Bonnie Blue Flag (lá cờ xanh xinh đẹp). Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương
yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ
chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ
liên tục với nàng về mối quan hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Anh muốn con
gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi
Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.
Tại Georgia, sự tham nhũng của đảng Cộng Hòa ngày
càng tăng và khiến uy tín của đảng này giảm sút đến không ngờ. Rhett giờ đây
lại đứng về đảng Dân chủ cùng với những bạn bè xưa cũ khiến
cho quan hệ giữa anh và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là anh muốn gây dựng một
tương lai đảm bảo và thanh danh cho Bonnie, cô con gái anh yêu thương vô hạn.
Rhett giờ đây còn nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.
Melanie tổ chức một bữa tiệc sinh nhật
bất ngờ cho Ashley. Melanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình
có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về
những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India
Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Melanie bắt gặp. Rhett biết được
chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley
với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie.
Melanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin
và ra sức bênh vực Scarlett. Melanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì
Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Melanie đã gây chia rẽ
trong gia đình và bạn bè thân hữu.
Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong
trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải
qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và
háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẩn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn.
Anh bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với anh và
cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên
cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức
muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong
mắt Scarllet, anh giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy
thai.
Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara
một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Melanie tìm cách lừa Scarlett để
cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng bị lật
nhào, kéo theo đó là những người bạn mới của Scarlett. Bonnie ngày càng được
Rhett cưng chiều. Cô bé rất thích cưỡi ngựa.
Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị
chấn động tâm lý nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Melanie mới giúp anh
vượt qua cú sốc đó.
Melanie mang thai và giấu mọi người để
sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do thể trạng quá yếu, nàng lâm
nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh,
Melanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối
cùng, Melanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn.
Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Melanie quan trọng với
mình đến nhường nào và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley
cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình
yêu do nàng tự tưởng tượng ra.
Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến
Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong
bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại.
Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt
vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett. Nhưng giờ đây
anh lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Anh lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua anh
dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ anh nhận được, chỉ còn lại hai
điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.
Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng
Scarlett vẫn can đảm thổ lộ: "Nhưng em yêu anh ". Rhett thản nhiên
đáp lại: "Đó là nỗi bất hạnh của em". Rồi anh bảo nàng rằng anh sắp
đi xa và có thể sẽ trở về quê nhà Charleston để tìm lại những ngày xưa cũ êm
đềm và đẹp đẽ. Scarlett van lơn: "Ôi anh yêu dấu, em biết làm gì nếu anh
đi ?" và Rhett trả lời với giọng đầy hờ hững: "Em yêu ạ, anh cóc
cần quan tâm".
Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ
đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả
hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với
tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett.
Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. Tác phẩm
kết thúc bằng hình ảnh Scarlett đầy cương nghị đứng trước thềm Tara ngập nắng
với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: "Sau tất cả, ngày mai là một
ngày mới"
ĐỒI GIÓ HÚ
Các sự kiện trong Đồi gió
hú diễn ra qua lời kể của hai nhân vật, ông Lockwood và bà quản gia Nelly
Dean, ngoài ra còn một số đoạn hồi tưởng của các nhân vật khác. Tiểu
thuyết bắt đầu bằng năm 1801, khi
ông Lockwood tới sống tại trang trại Thrushcross,
một căn nhà lớn vùng đồng cỏ hoang vắng xứ Yorkshire mà ông thuê từ người chủ
đất Heathcliff, một người vốn
sống trong một tòa nhà có tên Đồi gió hú. Lockwood qua đêm tại nhà của
Heathcliff và trải qua một giấc mộng kinh hoàng khi hồn ma của Catherine Earnshaw cầu xin ông cho
giúp nó vào nhà. Khi quay trở về Thrushcross, Lockwood đã đề nghị bà quản gia
Nelly Dean kể lại câu chuyện của Heathcliff và Đồi gió hú.
Nelly bắt đầu câu chuyện
bằng việc quay lại 30 năm trước đó, khi Heathcliff, một đứa trẻ bị bỏ rơi sống
vất vưởng trên đường phố Liverpool
được chủ nhân của Đồi gió hú, ông Earnshaw,
nhặt về nuôi nấng và nhận làm con nuôi. Bản thân ông Earnshaw có hai người con
ruột, trong đó người con gái út Catherine
nhanh chóng trở thành bạn thân thiết của Heathcliff, còn người anh cả Hindley lại tỏ rõ thái độ thù địch
với người mới đến, coi cậu là kẻ phá đám và xâm phạm quyền lợi của mình.
Heathcliff đến Đồi gió hú được ba năm thì ông Earnshaw qua đời, Hindley (lúc
này đã cưới một người phụ nữ tên là Frances)
nghiễm nhiên trở thành ông chủ của tòa nhà, ông ta không bỏ lỡ cơ hội này để
đối xử tàn bạo với Heathcliff, coi anh chỉ như một kẻ làm công trong nhà. Trong
khi đó, Catherine lại bắt quen với gia đình nhà Linton ở trang trại Thrushcross
gần đó, chính họ đã bước đầu làm dịu đi tính cách hoang dại vốn có của cô gái.
Catherine đặc biệt thân thiết với con trai cả có vẻ có học thức và hòa nhã của
nhà Linton là Edgar Linton,
người mà Heathcliff ngay lần gặp đầu tiên đã tỏ thái độ ác cảm.
Một năm sau đó, vợ của
Hindley qua đời sau khi sinh hạ đứa con trai Hareton, khủng hoảng trước cái chết của Frances, Hindley bắt đầu
nghiện rượu và bài bạc. Khoảng hai năm sau, Catherine đồng ý lời cầu hôn của
Edgar và cô giúp việc Nelly biết rằng tin này sẽ là đòn trí mạng đối với
Heathcliff, nhất là sau khi tình cờ nghe được lời giải thích của Catherine với
Nelly rằng cô sẽ "mất danh giá" nếu cưới Heathcliff. Ngay khi nghe
được điều này, Heathcliff bỏ đi mà không kịp nghe những tâm sự tiếp theo của
Catherine về tình cảm tuyệt đối của cô dành cho anh.
Sau khi làm đám cưới với
Edgar, Catherine ban đầu sống rất hạnh phúc cho đến khi Heathcliff quay trở lại
với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt tất cả những ai đã ngăn cản mình đến với
người yêu. Lúc này Heathcliff đã trở thành người giàu có và còn tiếp tục âm mưu
lừa ông Hindley để trở thành người chủ của Đồi gió hú. Trong âm mưu trả thù
Edgar, Heathcliff đã quyến rũ em gái của Edgar là Isabella. Không lâu sau khi Heathcliff trở về, Catherine ốm nặng
và qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh con gái đầu lòng cho Edgar, cô bé cũng được
đặt tên là Catherine, hay Cathy.
Cái chết của Catherine làm Heathcliff càng trở nên độc ác và nung nấu âm mưu
trả thù. Ông ta cưới Isabella và hành hạ cô sau khi cưới đến mức cô phải bỏ
trốn và sau đó cho ra đời Linton,
đứa con trai thực sự của Heathcliff. Trong khoảng thời gian này, Hindley chết,
Heathcliff trở thành chủ nhân mới của Đồi gió hú, ông ta nuôi dạy con trai của
Hindley là Hareton với tất cả
lòng căm thù đã chất chứa trong những năm sống ở nhà Earnshaw.
Không lâu sau khi Linton
ra đời, Isabella chết vì bệnh tật. Mặc dù nguyện vọng của cô là gửi con cho
người anh Edgar nuôi dưỡng nhưng Heathcliff đã giành lấy đứa trẻ ốm yếu để tự
tay nuôi dưỡng nó trên Đồi gió hú. Khinh rẻ chính con đẻ của mình, Heathcliff
chỉ coi Linton như phương tiện để ông ta trả thù Edgar và cướp đoạt gia sản của
kẻ thù bằng cách ép buộc cô gái trẻ Cathy phải làm đám cưới với Linton. Vài
ngày sau khi Cathy và Linton lấy nhau, Edgar qua đời và Heathcliff chiếm được
cả quyền sở hữu của trang trại Thrushcross. Một tháng sau khi Edgar chết,
Linton ốm yếu cũng qua đời và để lại vợ như một người tù giam lỏng trong Đồi
gió hú.
Tiểu thuyết quay trở lại
lời kể của ông Lockwood. Như quan hệ của mẹ mình với Heathcliff trước kia,
Cathy dần dần trở nên thân thiết với Hareton cục mịch vô học do sự dạy dỗ của
Heathcliff. Chẳng bao lâu sau ông chủ của Đồi gió hú qua đời, Heathcliff được
chôn cạnh Catherine như ước nguyện của Heathcliff lúc còn sống. Tiểu thuyết
khép lại với chuyến viếng thăm ba ngôi mộ của Catherine, Heathcliff và Edgar
nằm cạnh nhau.
HỘI CHỢ PHÙ HOA
Amelia là con gái một thương gia giàu có, lớn
lên trong giàu sang sung sướng, nhưng nàng lại có tính cách nhân hậu, đoan
trang, hiền lành và đa cảm. Nàng được gửi đến viện nữ thục Miss Pinkerton để
học hành. Ở đây một phần do gia thế nàng đã được nhà trường trọng vọng. Ngược
lại, Rebecca, một nữ sinh trong
lớp vốn xuất thân gia thế tầm thường, mẹ là vũ công, bố say sưa nghiện ngập,
không có vốn liếng và hồi môn, lại thêm tính tình khôn lanh và khá ngang ngạnh,
không được lòng nhà trường. Ngày tốt nghiệp, Amelia trở về nhà với tương lai
rộng mở, còn Rebecca phải bắt đầu cuộc sống tự lập bằng nghề gia sư cho một gia
đình quý tộc vùng quê.
Từ hoàn cảnh đó Rebecca đã
"khôn trước tuổi", thậm chí trở thành láu lĩnh có phần tinh ranh nhờ
vẻ đẹp quyến rũ. Nàng luôn tận dụng mọi cơ hội để kiếm chồng giàu để mong đổi
đời. Khi đến nhà Amelia chơi và gặp người anh kệch cỡm, lười biếng của Amelia
là Joseph thì Rebecca đã có ý
định đó, nhưng bị phá ngang bởi Georgre Osborne, một chàng trai theo đuổi
Amelia. Rebecca vào làm gia sư kiêm tuỳ nữ cho gia đình quý tộc ngài Pitt Crawley. Đây là một gia đình phức
tạp và hỗn loạn, gồm một tay quý tộc lố bịch, hám gái và một cậu con trai Rawdon dốt nát, ăn diện, nhưng rất
được lòng một bà cô già giàu có đang muốn cho cậu cháu cưng thừa kế gia tài.
Cậu này rất thích Rebecca nên đã nhiều lần lấy cớ đi thăm bà cô để thường xuyên
đến gặp Rebecca khi nàng đang theo phụ việc cho bà. Bất ngờ, bà Crawley (mẹ của
Rawdon) mất. Thì ngay sau đó, ngài Pitt đã ngỏ ý cưới Rebecca. Nhưng nàng đã từ chối với lý do là nàng đã có chồng và
người đó chính là cậu con Rawdon. Người cha phát cuồng vì ghen tuông với cậu
quý tử còn bà cô già nổi cơn thịnh nộ vì "đứa con nuôi lý tưởng" dám
qua mặt bà, nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận cho họ trở thành vợ chồng. Lợi
dụng tiếng tăm của gia đình chồng, Rebecca đã trở thành một mệnh phụ quý tộc
đài các, sống nhàn nhã, xa hoa bằng đủ thứ mánh khoé.
Về phần Amelia, sau khi ra
trường với gia thế giàu có, vẻ đẹp đoan trang hiền dịu nên nàng trở thành mục
tiêu chú ý của nhiều chàng trai, trong đó có Doblin và George.
Tình cảm của Amelia đã dành hết cho George. Mặc dù bố của George luôn muốn con
trai mình cưới một cô gái tỉ phú da đen nên phản đối kịch liệt, nhưng cuối cùng
George và Amelia cũng kết hôn với nhau. Hai đôi
vợ chồng trẻ (Rawdon- Rebecca; George- Amelia) gặp lại nhau. Trước sức quyến rũ
của Rebecca, George và Rebecca đã nhiều lần hò hẹn nhưng Amelia và Rawdon đều
không hay biết.
Chiến tranh bùng nổ, George và Rawdon cùng ra trận. George chết, còn Rawdon trở về sau chiến
tranh chấm dứt, được thăng hàm đại tá. Hai vợ chồng Rebecca và Rawdon đến Paris chơi. Tại đây, họ đã quen được nhiều bạn
bè chuyên sống bằng những nghề do một xã hội ăn chơi tạo ra. Dần
dần Rebecca trở nên hư hỏng thực sự dù đã có một con trai Rawdy. Nàng ta kiếm
tiền bằng cách quyến rũ bọn ham sắc, trong đó có lão quý tộc già Lord Steyne.
Rawdon biết chuyện nên dứt tình với vợ. Vào một lúc quá túng tiền, Rebecca đã
quyến rũ người anh si tình có phần ngốc nghếch của Amelia. Nàng bị cả chồng lẫn
con khinh khi từ bỏ, đứa con trai thề không bao giờ nhìn mặt mẹ.
Goá chồng, sống trong hoàn
cảnh khó khăn, Amelia đành đau khổ bằng lòng để cho con trai Georgy về ở hẳn
với ông nội mong sau này nó trở thành người thừa kế. Amelia sống cô đơn và tôn
thờ hình ảnh người chồng quá cố. Vì muốn bạn mình yên tâm tái giá với thiếu tá
Doulin, Rebecca đã đưa ra bằng chứng là những lá thư hẹn hò mà George đã từng
gửi cho nàng. Thế là, Amelia
bằng lòng lấy Doblin và sống hạnh phúc. Rebecca
lấy Josepth, anh trai của
Amelia, nhưng chẳng bao lâu sau Josepth cũng chết. Lúc này, Rebecca phải sống
rày đây mai đó và làm việc từ thiện, tuy vẫn được chu cấp, nàng bị chồng cũ
(Rawdon), con lẫn bạn bè xa lánh.
AIVANHOE
Cốt truyện tóm tắt như
sau: Xi - đơ - rích là một hào trưởng, dòng dõi quý tộc Saxon nước Anh, rất căm
thù quân xâm lược Norman, mưu đồ khôi phục đất ước. Ông có người con trai là
Ivanhoe theo Richard Sư tử Tâm (Richard đệ nhất) dự cuộc Thập Tự Chinh thứ ba
tại Palestine. Vua Richard tuy là người Norman nhưng là người công bằng và yêu
nước. Sau khi cuộc Thập Tự Chinh thất bại, vua Richard và Ivanhoe bí mật về
nước, cải trang dự hội võ Át-bai Đơ-la-dút, đánh thắng bọn hiệp sĩ, tay chân
của Hoàng tử John, em vua Richard. John
lúc đó đang cầm quyền nhiếp chính nhưng phản bội anh và thông đồng với nước
ngoài, cầm tù vua Richard ở nước ngoài. Sau hội võ, Ivanhoe bị thương nặng,
được Rebecca, một thiếu nữ Do Thái xinh đẹp, con một người Do Thái giàu có là
Isac cứu chữa. Sau đó tay chân của John bắt cóc Xi-đơ-ríc, Isac, Rebecca để
cưỡng bức nàng và bắt nộp tiền chuộc. Ivanhoe và người yêu là Roenna cũng bị
bắt giam. Tất cả bị giam vào tòa lâu đài Toockinston của Đầu bò, tay chân của
Hoàng tử John. Richard cùng bọn lục lâm người Saxon, vì lòng yêu nước và yêu
công lý đã tổ chức công phá lâu đài đề giải phóng họ. Nhưng Rebecca bị một tên
hiệp sĩ Thánh Chiến (Hiệp sĩ Dòng Đền) bắt nhốt tại một tu viện. Việc bị tiết
lộ, giáo trưởng buộc tội nàng là phù thủy và phải bị thiêu sống trên giàn lửa.
Mặc dù đang bị thương, Ivanhoe cũng hy sinh thân mình chiến đấu để cứu Rebecca.
Tên hiệp sĩ Thánh Chiến chết một cách kỳ lạ. Rebecca thoát nạn và bè đảng phản
quốc của John bị tiêu diệt.
OLIVER TWIST
Oliver Twist sinh ra trong
hoàn cảnh nghèo nàn và không may ở tại một nhà tế bần ở một thị trấn vô danh.
Không cha không mẹ vì mẹ của Oliver chết khi mới sinh ra cậu vài phút và cha
Oliver thì không biết tên. Oliver được hưởng điều luật Poor Law và có chín năm cuộc đời tại trại trẻ chăm
sóc của bà Mann. Tại sinh nhật lần thứ chín của Oliver, ông Bumble, ông tư tế,
đưa cậu đến một trại tế bần khác. Oliver sống ở đấy rất cực nhọc vì thức ăn rất
ít, cụ thể là khoảng sáu tháng. Một ngày, những cậu bé do quá đói đã bầu ra một
đứa đi xin thêm cháo lỏng, xui xẻo thay người đó lại là Oliver. Cậu đứng trước
những người ở nhà tế bần và nói một câu rất nổi tiếng là: "Thưa ngài, cho
cháu thêm một ít ạ."("Please
sir, I want some more.")
Nhưng thật bất công. Những
kẻ đứng đầu nhà tế bần lại cho đó là một việc làm của quỷ sứ và nhốt cậu vào
ngục tối, chờ ngày đem đến phiên toà xét xử. Quan toà đã quyết định đem cậu đi
treo cổ nếu không có người nào đó chịu mua
cậu để phụ giúp công việc. Đầu tiên, có một gã hành nghề nạo ống khối đến hỏi
mua cậu. Oliver có cảm tưởng không hay về công việc này, rất may một trong số
các ngài quan toà đã hỏi cậu: "Cháu có thích công việc này không?",
Oliver đã lắc đầu, và cậu tiếp tục bị nhốt vào ngục tối lần nữa. Rồi, đến lượt
ông Sowerberry, một người kinh doanh dịch vụ tang lễ đến hỏi mua, với những
điều kiện béo bở, các quan toà đã đồng ý cho ông ta đem Oliver về, cậu bé cũng
đồng ý vì thấy Sowerberry chẳng có gì đáng sợ cả.
Oliver được ông Sowerberry
cho đi theo xem công việc của mình ra sao, Oliver thấy nó cũng tạm được.
Sowerberry đã nhận thấy có một vẻ phúc hậu trên gương mặt Oliver, ông quyết
định cho cậu bé làm nghề khóc thuê. Từ đó, Oliver luôn làm nghề này. Tuy vậy,
cậu lại không được lòng bà Sowerberrt, Noal Claypole và Charlotte, cũng là hai
người ở nhưng được bà Sowerberry yêu quý. Một hôm, Noal đã trêu chọc Oliver về
mẹ cậu và xuất thân của cậu khiến Oliver nổi giận đánh vào mặt Noal. Charlotte
thấy vậy bèn gọi bà Sowerberry, bà Sowerberry bảo Charlotte đi gọi ông Bumble,
ông Bumble đi gọi ông Sowerberry. Khi ông Sowerberry về tới nhà thì cũng là lúc
ông nghe thấy cuộc cãi nhau giữa Noal với Oliver. Noal bảo Oliver gây sự trước,
hiển nhiên đây là lời nói dối, Oliver thì bảo Noal trêu chọc mình trước. Ông
Sowerberry không biết tin vào ai cho đến khi vợ ông lên tiếng. Bà Sowerberry
bên vực Noal dù bà biết sự thật, Oliver đã cãi lại bà ta. Ông Sowerberry nổi
giận lôi đình, đành rằng ông cũng thương Oliver nhưng một khi đã đụng vào vợ
ông thì không thể tha được.
Oliver bị tống vào hầm
rượu chờ cho ông tư tế và ông kinh doanh dịch vụ tang lễ tìm cách xử lý cậu.
Oliver lo sợ việc khủng khiếp đã xảy ra đến mình nên đang đêm đã bỏ trốn đến Luân Đôn.
Ở Luân Đôn, gặp Cáo Tinh Ranh và Fagin
Khi Oliver đến London, cậu
gặp một đứa trẻ trạc tuổi mình là Jack Dawkins, một thằng làm nghề móc túi, có
biệt danh là Cáo Tinh Ranh (ngắn gọn hơn là Cáo). Cáo Tinh Ranh hứa hẹn cho
Oliver những điều kiện như sẽ có được chỗ ngủ qua đêm và thức ăn ngon miễn phí.
Do lần đầu tiên ra ngoài đời, Oliver đã đồng ý ngay. Cáo đưa Oliver đến gặp
Fagin, một lão già Do Thái
cũng là một tên lứa gạt, trộm cướp. Ở đó, Oliver có thể thấy rất nhiều đứa trẻ
trạc tuổi Cáo và cậu. Fagin cho Oliver làm công việc gỡ những cái tên thêu trên
những cái khăn tay mà hắn và bọn trẻ của hắn lấy được. Oliver vui vẻ làm việc.
Rồi đến một hôm, Fagin cho Oliver xem một trò chơi kỳ lạ. Oliver không hiểu lắm
đó có nghĩa là ý gì. Nhưng một ngày, cậu theo Cáo và Charley Bates ra ngoài
thành phố. Cáo và Charley bảo cậu nấp ở xa và xem chúng làm việc. Chúng đến gần
một cụ già trông có vẻ phúc hậu, cố tìm cách lấy chiếc khăn tay của cụ mà cụ
thì đang đọc sách say sưa chẳng chú ý đến xung quanh. Oliver đứng ở xa nhìn
thấy hết và cậu đã biết đó là công việc gì. Cậu hoảng sợ bỏ chạy, lúc đó cụ già
cũng biết mình bị mất đồ bèn hô hoán người đuổi theo. Do Olvier chạy như nhanh
nên cụ và người ta tưởng cậu chính là tên ăn trộm. Cụ già và người ta đuổi theo
cậu, cả Cáo và Charley cũng nhập vào đoàn người đuổi bắt Oliver. Cậu bị bắt và
bị tống vào nhà giam ở trạm cảnh sát.
Đứng trước phiên toà, cụ
già, tên Brownlow, đã đến gặp ngài quan toà. Ông ta hỏi cụ Brownlow có phải là
Oliver chính là tên móc túi không, cụ nói không chắc. Nhưng quan toà quyết định
phạt Oliver dù không rõ có phải chính cậu lấy chiếc khăn tay của cụ Brownlow
hay không. Do quá mệt, Oliver đã ngất đi trước vành móng ngựa. Cụ Brownlow xin
rút đơn kiện và đưa Oliver về nhà chữa bệnh. Cụ mời một bác sĩ tên Bedwin đến
khám cho Oliver. Với sự chăm sóc cần mẫn của những người hầu và cụ Brownlow nên
Oliver nhanh chóng bình phục. Trông thời gian chữa bệnh ở đây, Oliver có để ý
thấy trong nhà cụ Brownlow có treo một tấm hình của một người phụ nữ rất đẹp.
Cậu bé thấy gương mặt ấy rất quen dù không nhớ ra bà ấy là ai. Cụ Brownlow nhận
thấy bức tranh có ảnh hưởng đến sức khoẻ của Oliver nên cho người đem cất nó
đi.
Một bữa tối, cụ Brownlow mời
một người bạn của mình đến chơi. Cả hai đã đánh cá rằng Oliver hoặc là một đứa
trẻ trung thành hoặc là một thằng vong ơn bội nghĩa. Bằng cách như sau: cụ
Brownlow có mượn anh bán sách một số quyển sách và sai Oliver trả lại cho anh
ta. Oliver nếu trung thành sẽ quay về còn bằng không sẽ đi luôn. Oliver đang đi
giữa đường thì gặp một cô gái tên Nancy tự xưng là chị gái mình bắt về cùng với
sự trợ giúp của một kẻ lạ mặt. Oliver lại bị bắt đến chỗ Fagin và cậu biết rằng
cô gái là một trong những người bạn của lão Do Thái, còn kẻ lạ mặt kia là Bill
Sikes một tên cướp dữ tợn. Chúng đã tướt đoạt bộ quần áo đẹp của cậu và giữ luôn cậu đấy.
Fagin cho rằng Oliver
không đánh tin cậy và nhốt cậu bé trong nhà, cấm không cho cậu bước ra ngoài dù
nửa bước. Oliver chán nản chờ đợi. Một tối nọ, Bill Sikes nói với Fagin rằng có
một căn nhà có rất nhiều thìa bạc và chén dĩa quý, hắn muốn trộm những thứ ấy
nhưng ngặt nổi không có ai lẻn vào mở cửa. Fagin hiểu ý hắn, Bill Sikes muốn
mượn một đứa của Fagin, đứa nào càng nhỏ càng tốt. Fagin đem Oliver giao cho
Bill Sikes. Cùng với một số tên ăn trộm nữa, chúng đã bắt đầu thực hiện vụ
trộm. Oliver vừa mới lẻn vào nhà thì những người ở của căn nhà ấy đã bắt được.
Cậu bị bắn. Bill Sikes cõng cậu chạy được một đoạn thì thả cậu xuống, tự tìm
đường thoát thân. Oliver lê từng bước đến một ngôi nhà và gõ cửa. Người ở trong
ngôi
nhà ra mở. Và do tình cờ, đấy cũng chính là ngôi nhà Bill Sikes định vào trộm.
Người chủ của ngôi nhà, bà Maylie và cô Rose đã nhân từ cứu cậu.
Oliver sau khi bình phục
đã nói ra hết nguyên nhân cớ sự của mình. Bà Maylie cùng với những người khác
đồng ý rằng cậu bé bị ép buộc nên mới làm thế. Bà Maylie và cô Rose cũng nhận
nuôi cậu. Oliver có một cuộc sống mới với những người bạn tốt hạnh phúc.
Cùng lúc ấy, ông Bumble
lên thành phố để làm nhiệm vụ, tình cờ ông ta thấy có đăng hình tìm kiếm
Oliver. Nhận ra đứa trẻ này, ông ta đã liên lạc với người đăng hình là cụ
Brownlow nhằm cung cấp một số thông tin cho cụ và để nhận tiền thưởng (ông ta
muốn lấy lòng bà chủ nhà tế bần). Ông Bumble đã kể về những việc làm xấu xa của
Oliver theo ý ông ta và đồng thời thêm mắm thêm muối vào cho Oliver nghe có vẻ
tệ hơn. Sau khi nghe xong câu chuyện, cụ Brownlow trả tiền cho ông Bumble và
thực sự nổi giận, cấm không được nhắc đến tên Oliver trước mặt cụ.
Câu chuyện có thêm nhân vật và tình tiết mới
Trong khi Oliver đang sống
cùng với bà Maylie và cô Rose thì ở tận vùng quê xa xôi, nơi cậu sinh ra, ông
tư tế Bumble đã cưới bà chủ nhà tế bần. Hai vợ chồng Bumble vừa mới cưới nhau
đã có những cuộc cãi cọ, xem ai người chủ gia đình, bà Bumble thắng. Ông Bumble
bỏ đi để quên nổi buồn thì gặp
một kẻ lạ mặt ngồi trong quán rượu. Anh ta gọi ông Bumble lại và bàn chuyện.
Anh ta tự xưng là Monks. Monks muốn hỏi xem bà Bumble có giữ thứ mà hắn cần
không, hắn sẽ trả cho vợ chồng Bumble một khoảng tiền lớn. Tất nhiên ông Bumble
không từ bỏ món hời này và ông dám cá vợ mình có giữ món đồ ấy.
Vợ chồng Bumble đến gặp
Monks mang theo món đồ ấy. Monks nhận lấy đồ và trả tiền cho ông bà Bumble. Hắn
còn bảo rằng nếu như ông bà Bumble không mang đúng món đồ hắn yêu cầu thì có lẽ
hắn đã ném hai người đó xuống vực thay vì món đồ. Hai vợ chồng Bumble khiếp sợ
và không dám hé răng với ai nữa lời.
Câu chuyện quay về với
Oliver và những người bạn tốt. Bà Maylie và cô Rose đã đem Oliver đến vùng quê
đẹp để tránh xa những cái xấu. Ở đây, Oliver được học chữ được vui chơi. Nhưng
đột ngột cô Rose ngã bệnh. Những cuộc vui của họ đành phải hoãn lại. Ở chương này cũng
cho biết thêm cô Rose chỉ là con nuôi của bà Maylie, bà Maylie còn có một cậu
con trai tên Harry Maylie. Anh ấy đã vội vã đến thăm Rose khi cô bị bệnh. Harry
rất yêu Rose nhưng chưa bao giờ dám thổ lộ với cô vì sợ cô sẽ bị tổn thương.
Về Oliver, trong lúc đang
nằm ngủ trưa, cậu đã mơ thấy ác mộng. Choàng tỉnh giấc, Oliver thấy hai bóng
người ở ngoài cửa sổ, một già một trẻ. Oliver hét lên, Harry và một gia nhân
trong nhà vội chạy đến hỏi có chuyện gì, Oliver kể tất cả cho họ nghe. Họ bèn
đuổi theo hai tên ấy. Oliver nhận ra một trong số chúng là Fagin còn người kia,
cậu đã đụng phải trong lúc mời bác sĩ đến khám cho Rose. Cuối cùng do không
thấy vết tích chúng, Oliver mới nghĩ rằng chẳng qua do giấc mơ ảnh hưởng tới
mình nên gác lại chuyện ấy. Cô Rose dần dà bình phục, Harry đã bày tỏ tình cảm
với cô ấy nhưng bị từ chối đúng như anh nghĩ (mặc dù cô Rose cũng có tình cảm
với anh, là do khác biệt thân phận). Harry không nói gì, chỉ chúc cho cô Rose
được hạnh phúc. Lúc này Oliver nhớ đến cụ Brownlow, cậu cùng một gia nhân trong
nhà đi Luân Đôn
để gặp cụ Brownlow, xin lỗi về việc đã bỏ đi cũng như giải thích mọi điều. Tiết
thay, cụ Brownlow đã chuyển nhà. Oliver buồn rầu và tự dằn vặt mình.
Câu chuyện lại chuyển nhân
vật trung tâm một lần nữa. Lần này nói về Bill Sikes với Nancy. Bill bị bệnh kể
từ lần ăn trộm không thành vừa rồi và hắn thường xuyên nổi nóng. Người duy nhất
chăm sóc hắn là Nancy. Cô đã có tình cảm với hắn và Bill cũng biết điều đó.
Nhưng với tính khí hay nổi giận, Bill thường quát mắng nặng với Nancy, thế vậy
mà, Nancy vẫn yêu hắn.
Sự việc càng trở nên đen tối hơn
Fagin đến một quán rượu để
gặp hỏi tin tức về Monks. Khi hai người gặp nhau tại nhà của Fagin, Monks hứa
sẽ trả Fagin hậu hĩnh nếu lão Do Thái tìm ra Oliver và biến
cậu thành một kẻ thật sự xấu xa. Monks đang nói chuyện thì nhìn thấy một bóng
người và la toán lên. Nhưng Fagin cho rằng đó chỉ là do Monks tưởng tượng ra.
Noal Claypole cùng
Charlotte bỏ trốn khỏi nhà ông Sowerberry vì đã lấy cắp tiền của ông chủ. Hắn
cùng với tình nhân đi lang thang và cuối cùng lại gặp được Fagin. Lão hứa sẽ
cho Noal một công việc kiếm tiềm nhàn hạ với những giao kèo có lợi cho hai bên.
Fagin cũng đề cập tới việc Cáo Tinh Ranh đã bị cảnh sát bắt và có nhiều bằng
chứng chống lại sự vô tội của Cáo. Cáo sẽ bị đưa đi đày vào một ngày nhất định.
Nancy đến gặp cô Rose, lúc
này đã chuyển về thành phố. Nancy bày tỏ hết nỗi niềm của mình với cô Rose. Cô
Rose do lòng nhân từ đã bảo Nancy hãy đến ở với gia đình này nhưng Nancy từ
chối. Lý do: Cô quá yêu Sikes.
Fagin đến nhà Bill Sikes,
lão đã nghi ngờ hành tung của Nancy. Lão cho rằng Nancy đã có kẻ khác ngoài
Bill. Hắn cho Noal theo dõi Nancy mà không biết rằng chính việc làm này đã gây
ra cái chết của cô gái bán hoa tội nghiệp sau này. Nancy không mảy may nghi
ngờ, cô vẫn đến gặp cô Rose như đã định. Lần này có thêm cụ Brownlow nữa (cụ đã
biết hết chuyện về Oliver và cụ trở nên thông cảm với cậu). Họ bàn chuyện về
Oliver. Noal đứng khá xa nên không thể nghe thấy được toàn bộ câu chuyện. Nhưng
anh ta chạy một mạch về nhà Fagin nói với lão ta những gì mình biết. Fagin nói
với Sikes. Sikes vội vàng đi đến kết luận rằng Nancy phải bội lại hắn và giết
cô một cách thật tàn nhẫn. Bill Sikes cùng con chó của hắn bỏ trốn.
Cùng lúc đó, Monks bị
người của cụ Brownlow đưa về nhà. Cụ Brownlow gạ hỏi hắn ta. Và hắn đã thú nhận
tất cả: Monks tên thật là Edward Leeford, con trai của Edwin Leeford. Và Monks
cũng chính là anh cùng cha khác mẹ của Oliver.
Cái kết
Fagin bị đưa vào tù và bị
kết án treo cổ cho đến chết.
Bill Sikes trốn tới đảo
Jacobs nhưng bị Charley Bates tố giác. Còn Charley Bates sau này đã trở thành
một ông chủ ở một trang trại tính tình vui vẻ nên được mọi người yêu mến.
Cô Rose và Harry Maylie
kết hôn. Harry cũng tiết lộ anh chính là một giáo hoàng. Cô Rose cũng chính là
em gái của mẹ Oliver.
Những tên đồng bọn khác
của Fagin cũng bị chết ở đâu đó, xa quê hương.
Còn Monks, sau khi nói hết
về thân thế của Oliver cũng như món đồ mà hắn đã ném xuống vực (là bằng chứng
để chứng minh thân phận của Oliver) thì trốn đi với một phần tài sản của cha
hắn để lại rồi cũng chết ở trong tù do một lỗi gì đó. Về vợ chồng Bumble, họ bị
tước mất quyền làm ông bà chủ nhà tế bần và trở nên nghèo khổ, sau cùng cũng
chết như bao người nghèo khác.
Oliver được cụ Brownlow
nhận làm con nuôi, cậu có một cuộc sống trong sạch, hạnh phúc bên những người
yêu thương mình thật sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét