VƯƠNG
DUY
Sinh năm 701 mất 761, người
Hà Đông (nay là Vĩnh Tế, Sơn Tây), tên chữ là Ma Cật, xuất thân trong một gia
đình quan lại lớn, đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 9 (721), từng làm Hữu tập di,
Thượng thư hữu thừa... Cuối đời theo Phật, được người đời tôn là Phật Thi; ông
còn là một họa sĩ thủy mặc nổi tiếng. Tác phẩm: "Vương Ma Cật tập".
196. Quán Trúc
Lý
Hết đàn rồi lại hát,
Một mình giữa rừng cây.
Chỉ trăng và gió mát.
Chẳng bị ai quấy rầy.
197. Núi Hoa Tử
Chim bay hoài không dứt.
Núi Hoa
Tử nối nhau,
Hết lên
rồi lại xuống.
Đã sầu
càng thêm sầu.
198. Khúc hát Vị
Thành
Vị Thành mưa bụi trắng như mây.
Chớm xuân, quán rượu nụ đầy cây.
Ra khỏi Dương Quan là đất lạ.
Nào thêm chén nữa lúc chia tay.
199. Tiễn bạn ở Y Hồ
Hoàng hôn, ra bến nước,
Thổi sáo lúc chia tay.
Từ hồ ngoái nhìn lại,
Thấy núi xanh đầy mây.
200. Trại Mộc
Lan
Núi thu vét nhặt chút hương ngày.
Líu ríu chim rừng, chim nhạn bay.
Mờ mờ ảo ảo màu cây cối.
Hoàng hôn, sương núi đã rơi đầy.
201. Vùng đất thấp Liên Hoa
Hái sen thường về muộn,
Vì bãi cát ven sông.
Nhẹ khua chèo, để nước
Không ướt cánh sen hồng.
202. Lục ngôn tứ tuyệt
Hoa đào ướt đẫm mưa đêm.
Sương treo trên lá liễu mềm.
Lá rụng, người nhà chưa quét.
Khách ngủ, chim kêu ngoài thềm.
Ngày Trùng Cửu, nhớ anh
em ở Sơn Đông
Làm khách một mình nơi đất xa.
Hôm nay nhớ bạn ở quê nhà.
Anh em có lẽ cùng lên núi,
Thù du 1) cài tóc, thiếu mình ta.
1. Một loại cây có hoa đẹp. Ở Sơn Đông, vào ngày tết Trùng Cửu mồng
chín tháng Chín, người ta leo núi, bẻ cành thù du cài lên đầu lấy phước.
203. Nghe tú tài Bùi Địch ngâm thơ, đùa tặng
Ngâm gì như vượn hót.
Nghe mà thật não lòng!
Thôi im cái giọng ấy,
Kẻo buồn khách trên sông.
294. Lộc Trại
Rừng vắng không thấy người,
Nhưng nghe rõ tiếng cười.
Nắng chiều va vào núi,
Lên rêu xanh đang rơi.
205. Núi Hoa Tử
Chim cứ chao lượn mãi.
Núi nhấp nhô ngả màu.
Đường viền dãy Hoa Tử
Nhìn bỗng buồn hồi lâu.
206. Lũng Tân Di
Hoa phù dung nở chóp cây xanh.
Một vùng đỏ rực bốn xung quanh.
Bên khe, nhà nhỏ người đi vắng.
Hoa bông mới nở, bông lìa cành,
207. Vũng Loan
Gia
Mưa thu, từ kẽ đá
Chảy thành những dòng nông.
Con cò sợ, sà xuống,
Lại vội vút lên không.
208. Tiệp Dư 1)
họ Ban
Điện vắng người, cửa sổ
Lập lòe đom đóm bay.
Đêm thu ngồi tựa trướng,
Đèn mờ ảo, lắt lay.
1. Một chức quan nữ phục vụ trong cung thời Trung Quốc phong kiến.
209. Thơ tặng
Thôi Hưng Tông lúc chia tay
Giờ chia tay, dừng ngựa.
Trời lạnh, giữa hoàng hôn.
Phía trước phong cảnh đẹp,
Nhưng một mình vẫn buồn.
210. Từ núi, gửi
các em gái
Ở đây nhiều đạo hữu.
Đọc kinh, thiền suốt ngày.
Từ thành xa đứng ngắm
Chắc chỉ toàn thấy mây.
211. Chân dung
Thôi Hưng Tông
Vẽ chú lúc còn trẻ,
Nay chú già, râu dài.
Nhưng giờ người quen chú
Biết chú xưa đẹp trai.
212. Chú Chín họ Thôi 1) sắp đi
Nam Sơn, bên ngựa đọc tiễn
Mấy hôm nữa lại gặp.
Giờ bên thành, chia tay.
Đi thôi, hoa đang nở,
Kẻo hoa lại rụng đầy.
1. Có thể là Thôi Hưng Tông, con em nhà đằng caụa của Vương Duy.
213. Lại làm
thơ khuyên Bùi Địch
Biết khó mà thoát tục,
Xa cuộc sống ồn ào,
Nhưng cứ chống gậy gỗ
Đi về hướng Nguồn Đào. 1)
(1) Tøc lµ khe Sa La, phía nam s«ng Ngoan Thñy, huyÖn §µo Nguyªn, ®îc
xem lµ n¬i lý tëng ®Ó ë Èn.
214. Thơ vặt
Xuân, lại nghe chim hót.
Cành mai lại nở hoa.
Buồn buồn nhìn nhánh cỏ,
E nó leo vào nhà.
215. Lời than
thở trong cung
Trăng lạnh, mùi hoa như thấm sương.
Tiếng đàn réo rắt cung Chiêu Dương,
Như giọt đồng hồ ai thêm nước.
Để kéo dài thêm giọt chán chường.
216. Tặng Vi Mục
Cùng nặng lòng mây núi,
Không chịu về Đông Sơn.
Chắc đường đi tới đấy
Giờ cỏ mọc nhiều hơn.
217. Ghi lại
Mưa phùn, gác mờ tối.
Không mở cửa vì lười.
Nhìn đám rêu chợt thấy
Nó muốn bám áo người.
218. Tiễn biệt
Chiều, tiễn nhau trong núi.
Về đóng liếp tranh dày.
Sang năm cỏ lại mọc.
Liệu khách còn tới đây?
219. Gửi chồng ở
xa
Bài
một
Chồng hão danh lính thú,
Vợ nhan sắc phai dần.
Trang điểm xong lặng lẽ
Khóc, ngắm cành hoa xuân.
220. Gửi chồng ở
xa
Bài
bốn
Đầy sương mù, hôm ấy
Chàng và thiếp chia tay.
Giờ đứng nhìn chỉ thấy
Phía chàng trời đầy mây.
221. Gửi chồng ở
xa
Bài
năm
Trắng và mềm như lụa,
Trăng rất sáng đêm nay.
Để soi lòng của thiếp,
Trăng sáng đến rạng ngày.
222. Thú điền
viên
Bài một
Hái hoa súng về, gió nổi.
Chống gậy ven thôn chiều tà.
Cây Hạnh 1) có người đánh cá.
Bên suối Đào Hoa có nhà.
1) S¸ch Trang Tö cã viÕt: "§øc Khæng Tö ®i ch¬i rõng Tri Duy,
ngåi trªn ®µn cã c©y H¹nh (H¹nh §µn), c¸c häc trß cña ngµi ®äc s¸ch. Ngµi gÈy
®µn, ®îc nöa khóc th× cã mét ng phñ r©u tãc b¹c ph¬ bá thuyÒn c©u lªn
nghe".
223. Thú điền
viên
Bài
hai
Hè mà thông như vẫn lạnh.
Xuân về cỏ mọc xanh non.
Trẻ hồn nhiên, không danh lợi.
Trâu thuộc đường, tự về thôn.
224. Thú điền
viên
Bài
bốn
Hoa đào đỏ ngậm mưa đêm.
Liễu xanh mầm non mới nhú.
Hoa rụng chưa quét ngoài thềm.
Chim hót, khách lười vẫn ngủ.
225. Thú điền
viên
Bài
năm
Uống rượu cùng nhau bên suối.
Ôm đàn ngồi tựa gốc thông.
Sáng bẻ bông quỳ phía bắc.
Đêm nằm trong hang phía đông.
226. Đưa ma Ân Tử
Đưa tiễn ông về núi Thạch Lâu.
Táng xong, thấy bách vẫn xanh màu.
Từ nay xương trắng vùi mây trắng.
Chỉ nước xuôi về mang nỗi đau.
227. Khúc hát về những người trẻ tuổi
Tân Phong rượu quý sẵn, hàng ngày
Khách trẻ Hàm Dương vẫn tới đây.
Gặp nhau, cảm nhau mà nâng chén.
Ngựa buộc bên lầu, dưới gốc cây.
228. Than tóc
bạc
Ngày nào trai trẻ, giờ răng móm.
Tóc đen nay đã trắng trên đầu.
Kiếp người bao chuyện buồn như vậy,
Không mong vào chùa thì vào đâu?
229. Tiết hàn
thực trên sông Tị
Bên thành Quảng Vũ buổi cuối xuân,
Khách Mấn lên đường, lệ ướt khăn.
Chim hót, hoa rơi, cây liễu nhỏ
Nhìn khách sang sông, bóng khuất dần.
230. Ao Mạnh Thành
Dọn về ở Mạnh Thành.
Liễu già soi bóng nước.
Ai sẽ đến sau ta?
Thương cho người ở trước.
231. Khúc đêm
thu
Giọt nước đồng hồ tí tách rơi.
Trăng khuya mờ ảo phía chân trời.
Thu đến, áo chàng chưa kịp gửi,
Xin đừng rơi sớm, lạnh, sương ơi.
232. Tặng quan
trung thư họ Tử
bài "Trông
núi Chung Nam"
Chiều, từ Tử Vi 1) xuống.
Đời oan trái nhiều bề.
Dừng ngựa bên song thụ,
Mải ngắm cảnh, quên về.
(1) Tøc Tö Vi tØnh, n¬i c¸c quan Quang Trung lµm viÖc.
233. Lời tiễn
xuân
Người già thêm từng ngày.
Xuân đi rồi lại đến.
Tiếc gì cánh hoa bay.
Sẵn rượu, cứ nâng chén.
.
234. Thơ đề chơi trên phiến
đá
Chiếc bàn đá nhỏ dưới lùm cây.
Bên suối, long lanh chén rượu đầy.
Nếu quả gió xuân vô tri giác,
Sao xua hoa rụng đến nơi này?
235. Thơ vặt
Bác vừa từ quê ra,
Chắc biết rõ chuyện nhà.
Bụi mai vàng bên giếng
Dạo này vẫn nhiều hoa?
236. Khe chim
kêu
Người nhàn, hoa quế nở.
Lặng im rừng đêm hè.
Trăng mọc làm chim sợ.
Giật mình, kêu dưới khe.
237. Khúc đêm
thu
Vừa mới chớm thu, lạnh đã se.
Chưa thay áo mỏng mặc mùa hè.
Nghe mãi sáo đàn rồi cũng chán,
Nhưng ngại phòng không, chưa muốn về.
238. Nhớ nhau
Giống đậu núi Ngũ Lĩnh
Thu đến mọc rất nhanh.
Ăn nó nhớ nhau lắm.
Hái nhiều nữa đi anh!
239. Tiễn biệt
Tiễn người Nam Phố, lệ như mưa.
Khi đến Đông Châu xin hãy thưa,
Nhắn giúp: Bạn bè ngày một ít,
Khác thời còn ở Lạc Dương xưa.
240. Đình bên hồ
Thượng khách bước lên thuyền.
Thuyền rẽ sóng tiến lên.
Ngồi trên hiên, uống rượu.
Bốn phía đều hoa sen.
241. Cùng với
viên ngoại Lư Tượng thăm
nhà trong rừng của xử sĩ Thôi Hưng Tông
Cây xanh, bóng rợp, mát nơi nơi.
Rêu bụi không dây, có một người
Ngồi dưới gốc thông, đầu tóc xõa
Mắt trắng nhìn quanh nhận xét đời. 1)
(1) NguyÔn TÞch (cuèi ®êi Ngôy) lµ mét trong b¶y ngêi hiÒn ë Tróc
L©m, tôc truyÒn khi tiÕp ngêi thanh cao, «ng nh×n b»ng ®«i m¾t xanh, khi gÆp
kÎ xÊu m¾t «ng cã mµu tr¾ng.
242. Tức phu
nhân
1)
Đâu vì được yêu mến
Mà quên mất tình xưa.
Khóc, ngắm hoa, lời nghẹn
Không nói gì với vua.
1) Vèn lµ vî vua níc Tøc thêi Xu©n thu. Së diÖt Tøc, vua Së Ðp nµng
lµm vî m×nh, dï sinh ®îc hai con nhng nµng kh«ng bao giê nãi mét lêi nµo víi
Së V¬ng.
243. Đưa chân
ông Nguyên Nhị đi sứ An Tây
Mưa nhỏ
Vị Thành, mưa lây rây.
Quán
khách xanh xanh khói liễu bay.
Ra khỏi
Dương Quan toàn khách lạ,
Ông hãy
cùng tôi uống chén này.
Tiễn biệt
Vừa tiễn
bạn trong núi.
Cửa
đóng, ánh chiều tà.
Đầu
xuân, cỏ lại mọc.
Liệu bạn
đã về nhà?
Nhớ nhau
Nguồn
gốc từ nước Nam,
Đậu đỏ,
kia, đã nở.
Xin bác
hái thật nhiều -
Nó gợi
ta thương nhớ.
Tiễn Chu Đại vào Tần
Tiễn bác
đi Vũ Lăng.
Đây,
thanh kiếm nghìn vàng.
Chia
tay, xin cởi tặng
Cùng tấm
lòng tao khang.
Ao Ngưng Bích
Muôn nhà
chiến sự, lắm gian nan.
Mong sớm
chầu vua - lòng các quan.
Trong
cung quạnh quẽ hoa hòe rụng.
Ngoài ao
Ngưng Bích rộn tiếng đàn.
244. Trả lời chú Năm Trương Nhân
Núi
Chung Nam trước mặt.
Nhà
tranh, xa lánh đời.
Vắng
khách, cửa luôn khép.
Suốt
ngày lòng thảnh thơi.
Uống
rượu, lại câu cá.
Chú rỗi,
mời đến chơi.
245. Đưa tiễn
Xuống
ngựa, nâng chén rượu,
“Bác đi
đâu bây giờ?”
Bác đáp:
“Đời chán quá,
Về núi
Nam ngâm thơ.
Để tôi
đi, đừng hỏi,
Kẻo mây
trắng không chờ”.
246. Đáp quan huyện họ Trương
Tuổi già
thích yên tĩnh.
Không
bận lòng đến ai.
Tự thấy
mình vô dụng,
Thì về
núi nằm dài.
Gió thổi
bay dải áo.
Trăng
soi sáng cành mai.
Bác hỏi
về lẽ sống?
Hãy lắng
nghe sáo chài.
247. Nhà riêng ở núi Chung Nam
Trẻ đã
yêu đạo Phật.
Già, về
sống núi này.
Hứng -
một mình đi dạo.
Vui -
chỉ một mình hay.
Đi đến
tận nguồn nước,
Ngồi
ngắm áng mây bay.
Bất chợt
gặp ông lão,
Vui
chuyện đến hết ngày.
248. Ngẫu nhiên
làm bài thơ này
Về già
đâm lười biếng.
Tuổi tác
đến bất ngờ.
Kiếp
trước chắc nghề vẽ,
Danh văn
chỉ ỡm ờ.
Do vì
quen mà viết.
Người
đời gọi nhà thơ.
Chữ và
tên đã có,
Cái tâm
thì còn chờ.
249. Đêm thu trên núi
Đang
thu, chiều trĩu nặng.
Núi hiện
dần, mưa tan.
Rừng
thông trăng chiếu chếch.
Suối
chảy qua đá tràn.
Xôn xao
tiếng con gái.
Dập dềnh
chiếc thuyền nan.
Du khách
còn ở lại,
Mặc cho
xuân úa tàn.
250. Ghé chùa Hương Tích
Hương
Tích đâu không biết.
Đi mấy
dặm đến đây.
Núi sâu
tiếng chuông vọng.
Lối đi
lá phủ dày.
Suối
chảy ven vách đá,
Nắng
lạnh vướng trên mây.
Hoàng
hôn buông, quạnh quẽ.
Sâm sẫm
một bãi lầy.
251. Tháng Hai,
trong vườn
Tu hú
đậu nóc nhà.
Khắp
làng hạnh đâm hoa.
Cuốc đất
tìm mạch suối.
Dao phát
lá xùm xòa.
Én tìm
về tổ cũ.
Người
xem lịch năm qua.
Nâng
chén, quên không uống,
Chợt nhớ
người đi xa.
252. Thơ làm khi về núi Tung Sơn
Qua rừng
thưa, sông chảy.
Xe ngựa
đi thong dong.
Chim
chiều bay nháo nhác.
Nước
chảy như chiều lòng.
Thành
hoang bên bến cũ.
Nắng vàng
như mật ong.
Về núi
Tung yên tĩnh
Đóng
cửa, lánh bụi hồng.
253. Đêm thu, ngồi một mình
Một mình
thương tóc bạc.
Chắc đã
đến canh ba.
Trong
mưa trái cây rụng.
Dưới đèn
giun dế ca.
Khó làm
tóc xanh lại.
Trường
sinh tìm đâu ra?
Chỉ chăm
lo đạo Phật
Mới thắng
nổi cái già.
254. Tiễn Triệu Tiên Chu trên sông Kỳ
Mới gặp
nhau vui vẻ,
Giờ đã
buồn xa nhau.
Người
đi, thương vất vả.
Kẻ ở,
luống ngậm sầu.
Trời
lạnh, núi quang đãng.
Chiều
buông, sông đục ngầu.
Thuyền
bác đi đã khuất,
Còn nhìn
theo rất lâu.
255. Uống rượu cùng Bùi Địch
Nâng cốc
cùng anh, rượu rót đầy.
Tráo
trở, lòng người luôn đổi thay.
Bạc phơ
mái tóc, gươm còn chống.
Lầu son
kẻ ác ghét người ngay.
Lất phất
mưa phùn, cây cỏ ướt.
Gió xuân
lành lạnh, cánh hoa bay.
Việc đời
bèo bọt xin đừng hỏi,
Thà rằng
nằm khểnh ngắm mây bay.
256. Thơ làm trong núi lúc đầu thu
Bất tài,
chẳng dám mộng Trường An.
Chọn
chốn Đông Khê để sống nhàn.
Ngang
sánh Thương Bình, con gả sớm.
Chỉ thua
Đào Lệnh, chậm từ quan.
Ve kêu
trong núi nghe buồn bã.
Ngoài
vườn giun dế khóc râm ran.
Nhà tre
vắng vẻ không ai tới.
Rừng
xanh ta hẹn với mây ngàn.
257. Thơ làm tại nhà Võng Xuyên, trong cơn
mưa dầm
Trong
mưa, rừng vắng, khói trên không.
Nấu
canh, nấu cá kiểu nhà nông.
Cò trắng
chao bay trên ruộng nước.
Chim
oanh vui hót bụi ngô đồng.
Nhìn
cây, ngồi lặng, thiền trên núi.
Bẻ quỳ,
chay tịnh giữa rừng thông.
Mấy bác
nhà quê tranh chiếu rượu,
Ngơ
ngác, chim âu cứ lượn vòng.
258. Núi Chung Nam
Mạch
rồng chạy tới biển.
Thái Ất
gần kinh đô.
Mây
quyến luyến muốn tụ.
Đẹp như
tranh họa đồ.
Núi
xanh, khe nhiều vẻ.
Thung
lũng chia thành ô.
Muốn đến
đây nghỉ tạm,
Hỏi
chuyện anh lái đò.
259. Nhà trên
núi của xử sĩ họ Lý
Biết
phận hèn, tự rút.
Quan lớn
đầy trong triều.
Đi theo
các đạo sĩ.
Lên núi
cao dựng lều.
Tựa núi,
ngắm hoa nở.
Ngước
lên, nhìn mây chiều.
Sáng
bạch rồi còn ngủ,
Nằm lười
nghe chim kêu.
260. Chia tay
hai em gái
Hai em
nay đã lớn.
Tóc gần
bằng người ta.
Đã biết
cầm đàn quí.
Đã biết
che khăn là.
Nhớ anh
đi lần trước,
Còn vô
tư nghịch hoa.
Nay hiểu
buồn ly biệt,
Ân cần,
giọt lệ sa.
261. Tiễn Chấp
Nhị ở chùa Tư Thánh
Sống ở
đời, sống gửi.
Chức
quan còm, sá gì.
Cả với
tôi cũng vậy.
Quan
trọng gì ở, đi!
Đầu hạ,
hòe râm mát.
Cuối
xuân, liễu xanh rì.
Bờ ngự
câu, bất giác
Nâng
chén rượu biệt ly.
262. Tiễn chú
Năm Trương Nhân về núi
Tiễn
chú, buồn vô hạn.
Còn tiễn
ai nữa đây?
Ở với
nhau mấy bữa,
Chú đã
vội chia tay.
Đông Sơn
có nhà lá,
Nhờ quét
ngõ hàng ngày.
Ta cũng
nên về nốt,
Hơn cam
chịu nơi này.
263. Quan lục
sự họ Thôi
Hiếm
thay, con người ấy.
Đổi quan
lấy ruộng đồng.
Trẻ,
giang hồ hiệp sĩ.
Già,
thiền, đạo Nho thông.
Lánh
đời, về núi ở,
Dựng nhà
góc biển Đông.
Nghe đồn
tu đắc đạo.
Tôi cũng
muốn theo ông.
264. Thơ làm
lúc thuyền xuôi
Đại Hà đến Thanh Hà
Thuyền
giữa sông Đại Hà.
Trời và
nước bao la.
Sóng lớn
dâng cuồn cuộn.
Hai bên
- vạn ấp, nhà.
Tiếp đến
là đô thị.
Cả ruộng
dâu, ruộng cà.
Ngoảnh
lại nhìn quê cũ,
Thấy
toàn mây xa xa.
265. Nỗi lòng
đêm đông
Đêm đông
dài và lạnh.
Đồng hồ
điểm canh thâu.
Sương
treo trên cỏ trắng.
Gặp rét,
lá nhạt màu.
Áo đẹp,
người ốm yếu.
Đèn đỏ,
bạc tóc râu.
Triều
đình chuộng người trẻ.
Mai xấu
hổ vào chầu.
266. Đến thiền
đường thăm thiền sư họ Phúc
Lối nhỏ
men quanh núi.
Cây che
kín thiền đường.
Chư tiên
bay, tấu nhạc.
Chức nữ
quì dâng hương.
Núi sáng
sau rặng trúc.
Khe mát,
cây khói vương.
Ngài
tĩnh tâm thiền tọa.
Hoa nở
thơm bên đường.
267. Bị đổi đi
Tế Châu
Quan nhỏ
dễ mắc tội.
Bị đổi
đi Tế Châu.
Người
chấp chính quyết định.
Vua có
lòng nào đâu.
Nơi ấy
làng ẩm thấp,
Dân ít,
cảnh buồn rầu.
Mai đây
nếu về được,
Chắc
cũng bạc phơ đầu.
268. Sống nhàn
ở Võng Xuyên 1)
Từ ngày
về Bạch Xã, 2)
Không
còn ở Thanh Môn, 3)
Thường
tựa cây ngồi ngắm
Cảnh
ruộng đồng, nông thôn.
Lau xanh
soi bóng nước.
Chim
trằng bay về non.
Ô Lăng
Tử thong thả 4)
Tưới
vườn bằng gáo con.
1. Võng Xuyên - một danh thắng, cách huyện Lam Điền 20 dặm về phía
Tây Nam. Vương Duy có ngôi nhà riêng ở đó, phía trước là nhà của nhà thơ Tống
Chi Vấn. Hai ông và bạn bè thường tụ họp ở đây ngâm vịnh.
2. Vùng đất phía tây cửa Kiến Xuân, thành Lạc Dương. Vương Duy nói
về Bạch Xã chỉ việc lui về ở ẩn, tu hành
theo đạo Phật.
3. Cổng thành ở Trường An cũ.
4. Ô Lăng Tử, hay còn gọi là Ô Lăng Trọng Tử, là hiệu của Trần
Trọng Tử, người nước Tề, nổi tiếng khí khái, vua nước Sở mời ra làm quan không
chịu, hàng ngày kiếm sống bằng cách tưới nước thuê.
269. Nhà trên
núi của quan cấp sự họ Vi
Không
nhiều người tìm được
Một nơi
đẹp như đây.
Núi cao
liền sát cổng,
Khe nước
giữa rừng cây.
Sau nhà
bếp - khóm trúc.
Trước
thềm đá - bụi mây.
Ai không
muốn treo ấn
Khi được
chỗ thế này?
270. Viết trên
đò đêm đi Ba Nam
Bến đò
lúc chiều tối.
Tiếng
gọi đò xôn xao.
Chuông
chùa quê đang điểm.
Đèn lốm
đốm như sao.
Nhìn
nhạn, nhớ quê cũ.
Nghe
vượn hót, lệ trào.
Đêm, đò
côi, trăng sáng,
Lòng cứ
thấy thế nào.
271. Đến hang
Cao Cốc với Trình Hộ
Rỗi, đến
hang Cao Cốc
Tìm bác,
bác vắng nhà.
Mây
xuân, cây thêm ấm.
Mưa
chiều, thêm đỏ hoa.
Lối vào
hang vắng vẻ.
Đàn hươu
đi trước nhà.
Áo quần
và gối chiếu
Thấm hơi
núi xa xa.
272. Thơ đề
phòng nhà sư trên núi
Cây chìa
cành vào cửa.
Núi đổ
bóng xuống thềm.
Nước
chảy, cối tự giã.
Lá như
bàn tay mềm.
Mới biết
học là ngốc.
Làm quan
chỉ mệt thêm.
Sư ngủ
đâu không thấy,
Chỉ nghe
tiếng chuông đêm.
273. Đến tiểu
viện của thương nhân Đàm Hưng
Đợi nhau
bên Khe Hổ.
Tay cầm
chiếc gậy tre.
Tiếng núi
vang như giục.
Đi men
theo bờ khe.
Hoa đồng
nở từng cụm.
Chim gì
hót não nề.
Đêm ngồi
nơi rừng vắng,
Nghe
gió, tưởng thu về.
274. Trên núi
Cổng
đóng, trời tĩnh mịch.
Bóng
chiều đổ mênh mông.
Ít người
đến làm khách.
Nhiều
chim trên ngọn thông.
Tre non
phủ phấn trắng.
Sen để
rơi cánh hồng.
Bến đò
đèn đã sáng.
Người đi
lại rất đông.
275. Đi ngang
qua nhà sơn nhân
họ Lý, đề thơ lên vách nhà
Đời
người như giấc mộng.
Hứng thì
hát nghêu ngao.
Đất
rộng, tre cứ mọc.
Sống
lâu, tuổi càng cao.
Thuốc
mượn Hàn Khang bán. 1)
Cửa chờ
Hướng Tử vào. 2)
Chỉ hiềm
mây trắng thế,
Ông biết
ngủ thế nào?
1. Hàn Khang người đời Đông Hán, làm nghề bán thuốc ở chợ Trường An
với giá nhất định. Một cô gái đòi mặc cả, ông nhất định không cho. Cô kia tức
giận nói: “Ông là Hàn Khang hay sao mà không cho mặc cả?” Ông nghĩ bụng, mình
muốn tránh cái danh mà đến một cô gái nhỏ còn biết tên, vậy ẩn danh làm gì nữa.
Ông bèn bỏ sạp lên núi Ba Lăng ở ẩn.
2. Tên đầy đủ là Hướng Tử Bình, người đất Triệu Ca, đời Đông Hán,
sau khi dựng vợ gả chồng cho con xong, ông cùng Cầm Khánh ngao du vùng Ngũ Nhạc
đến hết đời.
276. Tiễn Mạnh
Lục về Tương Dương
Đừng
bước ra khỏi cửa.
Không
tha thiết với đời.
Sống thế
là hay nhất.
Bác cứ
về nghỉ ngơi.
Say
khướt với vò rượu.
Đọc
sách, thích, cứ cười.
Còn đòi
gì hơn nữa?
Đừng thơ
phú, mệt người!
277. Xuân muộn
nơi khuê phòng
Buồn
buồn, ngồi trang điểm.
Mặt trời
lặn, rực hồng,
Hắt bóng
lên thềm ngọc.
Lò sưởi
tỏa hương nồng.
Bướm
bay, vương vào lưới.
Chim sẻ
lượn vườn đông.
Hoàng
hôn, buồn man mác.
Đào mận
nở bên song.
278. Cuối xuân
ở Vũ Uy, nghe tin phán quan
Vũ Văn đi sứ miền tây đã về tới Tấn Xương
Oanh
lượn quanh đồn thú.
Mưa lất
phất trên lầu.
Đào thấm
lệ quan ải.
Liễu
biên khu gợi sầu.
Soi
gương, thương tóc bạc.
Xuân,
thay áo cũ nhàu.
Nghe nói
bác đi sứ
Đã về
tới Qua Châu.
279. Về Võng
Xuyên
Cửa
hang, nghe chuông điểm.
Tiều ngư
đã vắng dần.
Đi về
hướng mây trắng.
Buồn
buồn cái chiều xuân
Hoa
dương nhẹ, chấp chới.
Đung đưa
cọng rau tần.
Cỏ bờ
đông xanh biếc.
Đóng
cổng, đứng tần ngần.
280. Cảnh chiều
sau cơn mưa
Mưa
tạnh, đồng rất rộng.
Bầu trời
cao, xanh trong.
Làng
vươn tận khe núi.
Cổng
thành giáp bến sông.
Nước
ruộng xa sáng loáng.
Núi gần
vút lên không.
Đang
ngày mùa, bận việc,
Cả nhà ở
ngoài đồng.
281. Than tóc
bạc
Tuổi ta không còn ít.
Tóc bạc thêm từng ngày.
Dọc ngang khắp trời đất,
Còn sống được mấy ngày?
Hết lo chiều lại sáng.
Nhớ nhà khi ngắm mây.
Còn vướng víu gì nữa
Mà tất bật đó đây?
Sống nhàn ở Võng Xuyên
Bài hai
Núi lạnh
màu xanh biếc.
Suối róc
rách suốt ngày.
Chống
gậy đứng trước cửa
Nghe ve
kêu trên cây.
Bên
sông, mặt trời lặn.
Trên gò,
khói lam bay.
Hát
ngông trước Ngũ Liễu
Lại Tiếp
Dư đang say.
Ngắm cảnh sông Hán
Tam
Tương liền Ải Sở
Kinh Môn
chín nhánh thông.
Sông
chảy xa tít tắp.
Núi khi
thấy, khi không.
Sóng lô
xô, vời vợi.
Làng xa
trên bãi sông.
Tương
Dương nhiều cảnh đẹp.
Lại say
với sơn ông.
Đáp ông Quách Cấp Sự
Cửa
động, lầu cao rợp nắng tà.
Xanh
tươi đào mận, liễu ra hoa.
Chim kêu
trong sảnh, gia nhân ít.
Nhà quan
vắng vẻ, chuông ngân nga.
Sáng
rung bội ngọc, đi lên điện.
Chiều
vua ban chiếu, lạy, lui ra.
Những
muốn theo vua, không ngại tuổi.
Lắm
bệnh, từ quan, phải ở nhà.
Ghé chơi nhà Lý Tiếp
Suốt
ngày vắng xe ngựa.
Trước
cửa đầy cỏ hoa.
Khách đi
theo ngõ tối.
Chó sủa
dưới rừng già.
Đi, tay
cầm sách đạo.
Tóc
không trâm, lòa xòa.
Yên
nghèo, vui đạo hạnh.
Ông là
bạn của ta.
Uống
xong chén rượu quí,
Lại chia
tay, về nhà.
Lên thành Nhuận Châu
Lên cao,
nhìn bát ngát.
Thành
bên sông, xế ngày.
Chân cầu
vồng mưa tạnh.
Cồn cát
nước ngập đầy.
Quanh
cánh buồm chim lượn.
Khói
vương vấn ngọn cây.
Quê nhà
nơi nào nhỉ?
Mắt nhìn
về hướng Tây.
Cảnh nông nhàn ở Vị Xuyên
Mặt trời
xế đầu xóm.
Từ núi
trâu dê về.
Ông lão
chờ lũ trẻ,
Chống
gậy trước cổng tre.
Chim trĩ
kêu, lúa tốt.
Tằm ngủ,
ăn no nê.
Nông phu
vai vác cuốc,
Gặp, nói
chuyện đồng quê.
Sống
nhàn là như vậy.
Cứ hát,
cười hả hê.
Tây Thi
(Trích)
Người
đời thích gái đẹp
Nên mới
có Tây Thi.
Sáng bên
khe giặt áo,
Chiều đệ
nhất cung phi.
Lúc
nghèo, giống người khác.
Giàu mới
thành khinh khi,
Có người
hầu trang điểm,
Nâng đỡ
từng bước đi.
Vua yêu,
càng ngang ngược,
Chẳng
coi ai ra gì.
Suối Thanh Khê
Giữa
rừng thông thanh vắng
Ầm ầm
tiếng thác rơi.
Hai bên
bờ lau lách.
Nước
lạnh in mây trời.
Ta vốn
ưa nhàn nhã,
Gặp chỗ
này tuyệt vời.
Vậy ngồi
xuống phiến đá,
Câu, quên
hết sự đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét