VASILY JUKOVSKY
1.
BÔNG HOA
Từng trang điểm cánh đồng,
Từng trang điểm cánh đồng,
Nay bông hoa đã chết
Bởi bàn tay mùa đông
Phũ phàng và giá rét.
Ta, con người đáng thương,
Cũng thế thôi, không khác.
Hoa rụng cánh, mất hương,
Người già vì tuổi tác.
Tuổi tác tước của ta
Ước mơ và hy vọng.
Mỗi một giờ trôi qua,
Bớt một giờ được sống.
Sao đã tắt trên trời,
Mọi niềm vui cũng hết.
Khó nói: Hoa hay người
Ai hơn ai ai sống chết?
1811
2.
CHIẾC LÁ
Từ trên cây, chiếc lá
Bão tố bắt lìa cành.
Ngươi bay đâu, chiếc
lá,
Từ ngày không còn
xanh?
Bay đâu, tôi chẳng
biết.
Tôi bay theo ý trời.
Bay về phía cõi chết
Của vật và của người.
1818
3.
EM ĐỨNG TRƯỚC ANH...
Em đứng trước anh
Em đứng trước anh
Một mình, lặng lẽ.
Cái nhìn của em
Rưng rưng ngấn lệ.
Cái nhìn của em
Gợi về quá khứ.
Đó là những gì
Anh đang cố giữ.
Em bỏ anh đi
Như thiên thần nhỏ.
Thiên đường của em
Nay là ngôi mộ.
Dưới mộ với em -
Biết bao thương nhớ,
Ý nghĩ về trời,
Và lòng kính Chúa.
Xung quanh tĩnh êm,
Trời đầy sao đêm...
1823
4.
NGƯỜI HIỆP SĨ GIÀ
Ngày xưa, ở đất thánh,
Ngày xưa, ở đất thánh,
Khi tuổi còn thanh xuân.
Ông từng là chiến tướng,
Giành thắng lợi nhiều lần.
Ở đấy, ông đã nhổ
Một cây ô-liu non,
Buộc vào chiếc khiên sắt
Bằng sợi dây da tròn.
Cùng cây ô-liu ấy
Ông xông ra chiến trường,
Sau thắng lợi, cùng nó
Lại trở về quê hương.
Cẩn thận, ông trồng nó
Ngay trước sân nhà mình,
Hàng ngày chăm tưới nước
Để cây ngày một xanh.
Năm tháng trôi, hiệp sĩ
Trở thành một ông già.
Còn cây ô-liu nhỏ
To lớn, lá xùm xòa.
Dưới bóng mát của nó
Ông thường ngồi một mình,
Trầm tư, và ngủ thiếp,
Nhớ ngày xưa quang vinh.
Che cho mái tóc bạc
Chiến đấu vì đức tin
Là cây ô-liu nhỏ
Lấy từ Palestin.
Ông lại nhớ đất thánh,
Luyến tiếc thời thanh xuân,
Khi ông là chiến tướng
Giành vinh quang nhiều lần.
1832
5.
THẦN RỪNG
Ai đêm khuya đang phóng ngựa như bay?
Ai đêm khuya đang phóng ngựa như bay?
Một ông bố ôm con trai trên
tay.
Đang lo sợ, người run lên,
đứa bé
Ôm chặt bố, dướn mắt nhìn
lặng lẽ.
“Có điều gì làm con sợ, con
trai?”
“Ôi, thưa bố, kia, Thần Rừng
râu dài
Đang nhìn con từ tán cây xẫm
tối.”
“Không, không đâu, đó chỉ là
sương khói.”
“Nào cậu bé, cậu hãy nhìn
phía này,
Nơi có nhiều, nhiều cái vui,
cái hay.
Nào hoa đẹp đầy vườn, nào
vàng bạc
Và kim cương chảy từng dòng
như thác.”
“Ôi, Thần Rừng nói với con,
bố ơi,
Dụ dỗ con bằng vàng bạc, trò
chơi...”
“Không, không phải, con đừng
tin, có lẽ
Đó là gió thổi qua rừng khe
khẽ.”
“Nào cậu bé, trong tán lá xùm
xòa,
Cậu sẽ gặp các con gái của
ta.
Chúng bay nhảy, hát những bài
quyến rũ,
Chơi với cậu cho đến khi cậu
ngủ.”
“Các con gái Thần Rừng đang
đến đây,
Kia, bố ơi, họ gọi con trên
cây.”
“Không, trong rừng không có
gì khác lạ.
Chắc con nhầm với cành cây,
tán lá.”
“Này cậu bé, ta mến cậu, vậy là
Muốn hay không, cậu cũng
thuộc về ta!”
“Bố, Thần Rừng đang đến gần,
con sợ.
Ông ta chạm vào con, con khó
thở...”
Thúc mạnh ngựa, người bố
phóng như bay,
Cậu bé sợ, cậu bé khóc trên
tay.
Ngựa cứ phóng, về đến nhà,
mỏi mệt
Người bố thấy con trai mình
đã chết.”
1818
6.
CHÚ MÈO VÀ CHÚ DÊ
Tặng hai con gái
Một chú Mèo có râu
Tặng hai con gái
Một chú Mèo có râu
Dạo trong khu vườn nhỏ.
Chú Dê, sừng trên đầu,
Thong thả đi theo nó.
Chú Mèo đưa một tay
Vuốt miệng, trông rất nhắng.
Chú Dê cười thật hay,
Rung bộ râu bạc trắng.
1851
7. TRONG NHÀ THỜ
Chen chúc nhau, người đời
Chen chúc nhau, người đời
Nguyện cầu, mong sám hối,
Dâng lễ vật cho Người,
Hát thánh ca không mỏi.
Đứng trong góc một mình,
Lòng lâng lâng khó tả,
Tâm hồn con nguyên trinh,
Xin dâng Chúa cao cả.
1821
8.
TRẢ THÙ
Chuyện kể rằng, có một tên đầy tớ
Chuyện kể rằng, có một tên đầy tớ
Đã giết chủ, chỉ vì ghen và
sợ.
Người hắn giết, một hiệp sĩ,
giết xong,
Giữa đêm khuya quẳng xác
xuống dòng sông
Rồi bỏ trốn cùng giáp, khiên
ông chủ
Hắn lên ngựa, phóng đi nhanh,
không ngủ.
Khi đi qua một chiếc cầu, lạ
sao,
Ngựa ngừng chạy, hai chân
trước giơ cao.
Hắn thúc mạnh vào hai hông,
la hét,
Nó hất hắn xuống dòng sông
chảy xiết.
Hắn cố bơi, xin Đức Chúa lòng
lành,
Nhưng giáp nặng làm hắn chìm
rất nhanh.
1816
9.
GIẤC MƠ
Bên đường, trên bãi cỏ,
Bên đường, trên bãi cỏ,
Tôi nằm rồi ngủ quên,
Và mơ được đưa tới
Thế giới của thần tiên.
Tỉnh dậy, tôi chỉ thấy
Một chàng trai nông dân
Vừa chơi đàn vừa hát,
Đang đi xa, xa dần.
Chàng đi khuất, tiếng hát,
Tiếng đàn còn vấn vương.
Phải chăng con người ấy
Đưa tôi lên thiên đường?
1816
CÁI CHẾT CỦA LÃO GIÁM MỤC
Suốt mùa hè và mùa thu mưa to,
Suốt mùa hè và mùa thu mưa to,
Bốn xung quanh ruộng ngập
nước như hồ.
Lúa chưa chín, bao công lao
mất hết,
Thế là đói, và nông dân chờ
chết.
Nhưng Gatông, lão giám mục
thì sao?
Không, kho mì của lão vẫn
chất cao.
Nhờ cẩn thận, lão khôn ngoan
giữ lại
Mì và mạch từ vụ mùa năm
ngoái.
Đám nông dân đang đói lẫn ăn
mày
Đến xin ăn trước nhà lão hàng
ngày.
Nhưng Gatông, vốn là người
độc ác,
Lại keo kiệt, nên không hề
lung lạc.
Rồi một hôm, nghe xin mãi đau
đầu,
Lão nghĩ ra một kế độc như
sau:
Lão cho mời hết những ai đói,
khổ,
Đến nhà lão vào giờ này, ngày
nọ.
Đúng giờ hẹn, cả đám đông
đáng thương,
Toàn những người chỉ còn da
bọc xương,
Vội kéo đến chờ được ăn, và
lão
Mời họ vào một nhà kho rệu
rạo.
Nhà kho ấy, trống và rộng
mênh mông,
Khi đầy người, bất chợt lão
Gatông
Cho khóa chặt, và rồi châm
lửa đốt.
Kho bốc cháy trong tiếng kêu
hoảng hốt.
Lão giám mục nhìn tàn lửa
đang bay,
Nói “Nhờ ta nghĩ được cái trò
này
Mà xứ đạo lại bình yên, thoát
tội,
Không bị quấy bởi một bầy
chuột đói!”
Lão giám mục về lâu đài của
mình,
Nghỉ rồi ăn, rồi múa hát linh
đình
Rồi đi ngủ, rất thản nhiên,
đắc chí,
Ngủ rất say và không hề mộng mị.
Sáng hôm sau, tỉnh dậy, mới
tinh sương,
Lão ngạc nhiên khi nhìn thấy
trên tường
Chân dung lão, khá to và sặc
sỡ,
Bị chuột ăn còn trơ khung,
thật sợ.
Lão đứng tim vì kinh hãi, bất
ngờ
Có người báo: “Cả xứ đạo bây
giờ
Đầy chuột cống, các kho mì,
kho mạch
Đã bị chúng ăn từ lâu, ăn
sạch!”
Liến sau đó, có tiếng nói
vang xa:
“Trời phạt ngươi vì tội ác
hôm qua!
Từ bốn phía, chuột từng đàn
rầm rộ
Đang tấn công lâu đài ngươi
đồ sộ.”
Trong phòng lão có đường hầm
tối đen
Nối lâu đài và sông Reine kề
bên.
Giữa lòng sông có tháp canh
nho nhỏ.
“Ta sẽ ra trốn một mình ở
đó!”
Theo đường hầm lão tới được
sông Reine,
Liền vội vã bơi thuyền ra
tháp canh,
Theo bậc đá leo lên cao, ở
đấy,
Vặn khóa sắt, chân tay run
lẩy bẩy.
Các bức tường chắc như thép,
màu nâu.
Ô cửa sổ chấn song to trên
đầu.
Các cột đỡ bằng đá tròn rất
nhẵn,
Cánh cửa sắt khóa hai lần
chắc chắn.
Lão lúng túng, không biết
trốn đi đâu,
Nằm xuống sàn, bất động một
hồi lâu.
Bỗng có tiếng gầm gừ nghe
thật lạ
Cùng đôi mắt rất to và sáng
lóa,
Đôi mắt kia đang nhìn lão,
mắt mèo,
Lão hết hồn, con vật cứ meo
meo.
Nó cũng sợ, đang run run chờ
đợi
Bầy chuột cống từng đàn, kia.
sắp tới.
Quì trên sàn, lão giám mục
thất thanh
Xin Đức Chúa xuống cứu lão
nhanh, nhanh.
Trong khi đó, bầy chuột kia
đông đúc
Bơi đến gần, gần hơn, cùng
một lúc.
Kia, chúng tới, triệu triệu
con, rất gần,
Đâu cũng nghe tiếng chúng gặm
thức ăn,
Tiếng cào cấu, tiếng kêu nghe
kỳ lạ,
Và cả tiếng răng chúng nhai
đất đá.
Rồi bỗng nhiên, đâu đó tự
trên không,
Qua cửa sổ, chúng ập xuống
khắp phòng,
Từ phía trước, từ phía sau,
nhung nhúc...
Ngài cảm thấy thế nào, thưa
giám mục?
Ôi, lũ chuột, lũ chuột đói
thi nhau
Cắn xé lão, suốt từ chân đến
đầu,
Cho đến lúc chẳng còn gì...
Và đó
Là trừng phạt của Chúa Trời
phẫn nộ.
1831
MIKHAIL LERMONTOV (1814 –
1841)
Mikhail Yuryevich Lermontov (tiếng Nga: Михаи́л Ю́рьевич Ле́рмонтов, 15 tháng 10, 1814
– 27 tháng 7, 1841)
– nhà thơ, nhà văn Nga. Là nhà thơ lớn của Nga sau Aleksandr
Pushkin.
Mikhail Yuryevich Lermontov sinh ở Moskva trong một gia đình có gốc gác từ Scotland. Mẹ mất sớm nên Lermontov được bà ngoại
nuôi dạy. Từ nhỏ đã thông thạo tiếng Pháp, tiếng Đức. Năm 1825 bà
ngoại đưa Lermontov đi về vùng Kavkaz. Ký ức tuổi thơ trước
phong cảnh thiên nhiên của vùng Kavkaz in đậm trong nhiều sáng tác của ông. Năm
1827 trở lại Moskva, Lermontov vào học tại học xá Moskva, đến năm 1830 học xá
trở thành gymnazy thì nghỉ học, sau đó vào học Đại học Moskva
nhưng hai năm sau lại nghỉ học. Theo lời khuyên của một người bạn, Lermontov
vào học trường võ bị Sankt Peterburg.
Sau khi tốt nghiệp đi về vùng Kavkaz phục vụ. Thời gian ở Kavkaz, trong một vụ
xích mích với Martynov,
người trước đây từng là bạn học ở trường võ bị, đã quyết định đấu súng và bị
giết chết.Cuộc đời của Lermontov chỉ vỏn vẹn có 27 năm nhưng di sản thơ ca mà ông để lại cho đời vô cùng to lớn. Lermontov giữ một vị trí đặc biệt trong thơ ca Nga. (Wikipedia)
1.
ANH ĐAU BUỒN...
Anh đau buồn vì anh rất yêu em
Anh đau buồn vì anh rất yêu em
Và biết trước tuổi xuân em êm
đềm
Bị đầu độc bởi lời đồn tai
hại.
Cái giá đắt mỗi giây em tồn
tại
Là những dòng nước mắt em
tuôn.
Vì em vui... mà anh thấy
buồn.
1840
2.
TÔI MUỐN SỐNG...
Tôi muốn sống, muốn được buồn
khi yêu,
Tôi không thích đời trơn tru,
nhàn nhạ.
Đầu óc tôi bị nó quá nuông
chiều,
Cả vầng trán - bị vuốt ve
nhiều quá.
Đã đến lúc xua màn sương hững
hờ.
Đã đến lúc trêu chọc đời bất
biến.
Không đau khổ, không thể gọi
nhà thơ?
Thiếu phong ba, biển sẽ không
là biển!
Nhà thơ sống bằng nỗi đau con người,
Bằng cả việc tìm vần thơ kiên
nhẫn.
Anh ta mua ý thơ hay ở trời,
Trao vinh quang, không của
mình, không nhận.
1832
3.
CÁNH BUỒM...
Cánh buồm con đơn độc
Cánh buồm con đơn độc
Giữa sương mù đại dương
Tìm gì nơi xa lạ,
Bỏ gì nơi quê hương?
Sóng cứ dâng, gió thổi,
Cột buồm cong, kêu rên.
Nó không tìm hạnh phúc,
Cũng không trốn bình yên.
Trên - mặt trời, dưới - sóng.
Nó cầu xin bão giông,
Như thể trong giông bão
Nó sẽ được yên lòng
1832
4.
MỎM ĐÁ
Đêm, một đám mây vàng
Đêm, một đám mây vàng
Ngủ trong lòng mỏm đá.
Sáng, đám mây vội vã
Ra đi, vui, nhẹ nhàng.
Trên trán mỏm đá già
Một ít sương còn đọng.
Mỏm đá buồn, xúc động,
Khóc nhớ đám mây xa.
1841
5.
CHÁN VÀ BUỒN...
Chán và buồn, không bạn để chìa tay
Chán và buồn, không bạn để chìa tay
Trong những phút trái tim
đau, co giật.
Mơ ước mãi - ích gì đâu điều
này?
Tháng năm trôi, những tháng
năm đẹp nhất!
Yêu? Yêu ai? Yêu chốc lát,
ích gì?
Yêu mãi mãi lại là điều không
thể.
Ngắm mình ư? Quá khứ đã trôi
đi,
Mọi niềm vui, buồn đau đều
nhỏ bé.
Các đam mê? Rồi cũng thế mà
thôi,
Sớm hoặc muộn, nguội dần theo
cuộc sống.
Nếu bình tâm, ta sẽ thấy rằng
đời
Chỉ là cái ngu si và trống
rỗng.
1840
6.
TA CHIA TAY...
Ta chia tay, nhưng hình bóng của em
Ta chia tay, nhưng hình bóng của em
Anh vẫn giữ trong tim
anh nóng bỏng.
Như kỷ niệm những
tháng năm êm đềm,
Nó lấp đầy trái tim
anh trống rỗng.
Rồi đam mê, yêu người
khác - không ai
Thay được bóng hình
em, không thể,
Vì bỏ trống, lâu đài
vẫn lâu đài,
Và thần tượng không
được thờ - vẫn thế.
1837
7.
CÔ ĐƠN
Thật kinh khủng khi dây xích cuộc đời,
Thật kinh khủng khi dây xích cuộc đời,
Bắt ta sống trong cô đơn, gò
bó.
Ai cũng thích chia niềm vui,
nụ cười,
Không ai thích chia nỗi buồn,
đau khổ.
Tôi một mình, tôi là vua ở
đây,
Nén đau khổ trong trái tim
trống rỗng.
Tôi quan sát: Rất ngoan
ngoãn, tháng ngày
Cứ lặng lẽ trôi qua như giấc
mộng.
Rồi tháng ngày sẽ lại đến,
rồi đi.
Người cũng thế, không có gì
mới lạ.
Tôi nhìn thấy cỗ áo quan đen
xì
Đang chờ đợi - sao phải buồn,
nấn ná?
Không một ai thương hay tiếc
cho tôi,
Và mọi người - tôi điều này
rất biết -
Sẽ thản nhiên khi thấy tôi
chào đời,
Nhưng rất vui khi nghe tin
tôi chết!
1830
8.
NGƯỜI TÙ
Hãy mở cửa, mở cửa,
Hãy mở cửa, mở cửa,
Cho tôi thấy ban ngày,
Cô gái mắt đen nhánh,
Con ngựa phi như bay.
Nhưng cửa tù vẫn đóng,
Cửa sổ chắc và cao,
Cô gái mắt đen nhánh
Vẫn ở tận nơi nào.
Con ngựa thì gặm cỏ
Nhởn nhơ trên cánh đồng,
Không yên cương, chạy nhảy,
Vung chiếc đuôi dày lông.
Còn tôi, thân tù ngục,
Bốn bức tường trống trơn.
Chiếc đèn con le lói
Thứ ánh sáng chập chờn.
Chỉ bên ngoài nghe rõ
Đều đều tiếng bước chân
Của người lính gác ngục,
Hêt xa rồi lại gần.
1837
9.
GỬI...
Anh và em lại gặp nhau, thời gian,
Anh và em lại gặp nhau, thời gian,
Vâng, thời gian làm ta
thay đổi quá.
Nhiều tháng năm đã
lặng lẽ trôi qua
Theo dòng chảy chán
chường, không vội vã.
Anh cố tìm ngọn lửa
trong mắt em,
Trong tim em - sự bồi
hồi xúc động.
Chao, cả em, và cả
anh, chúng ta
Đều đã chết trong cuộc
đời trống rỗng.
1929
10.
GỬI D.
Nước Nga này tôi đã đi gần hết,
Nước Nga này tôi đã đi gần hết,
Như một anh lạc lõng giữa
loài người.
Đâu cũng thấy toàn âm mưu,
rắn rết,
Nghĩ từ nay không có bạn trên
đời.
Không tình bạn luôn chân
thành, ngay thẳng
Không thơ ngây lời nói hoặc ánh
nhìn
Nhưng gặp anh, món quà trời
ban tặng,
Tôi dần dần lấy lại được niềm
tin.
Tôi yêu anh, mối cảm tình
thân thiết,
Ta chuyện trò vui vẻ, chẳng
thờ ơ.
Với phụ nữ, xinh tươi và xảo
quyệt,
Tôi không yêu, không tin nữa
bao giờ!
1829
11.
THƠ VIẾT TRÊN BIA MỘ
Là một người hồn nhiên, yêu tự do,
Là một người hồn nhiên, yêu tự do,
Anh ta sống luôn sục sôi,
mãnh liệt.
Về cái đẹp con người và thiên
nhiên,
Anh ta yêu và nhiều khi đã
viết.
Anh ta tin vào tình bạn, tình
yêu,
Tin bùa phép, lời tiên tri
dối trá.
Những năm tháng tốt nhất của
đời mình
Anh ta trao những đam mê kỳ
lạ.
Trong anh ta quả thật có rất nhiều
Lòng xúc động, tình yêu và nỗi khổ.
Anh ta sinh không phải để giống người.
Giờ đã chết, và nơi đây là mộ.
1830
12.
LỜI CẦU CỦA TÔI
Tôi cầu mong không bị bắn phanh thây,
Tôi cầu mong không bị bắn phanh thây,
Không bị yêu bởi các nàng lọc lõi,
Hay các bà quá lãng mạn, thơ ngây.
Không bị bạn nuông
chiều tôi quá tội.
1830
13.
GỬI S.
Anh quen em từ lâu, đã từ lâu
Anh quen em từ lâu, đã từ lâu
Nhưng chưa nghe trái tim em
thổn thức.
Nụ cười em, phải nói, cũng
rất tươi,
Nhưng tim anh vẫn giá băng
trong ngực.
Thì đã sao? Chẳng sao. Lúc
chia tay,
Quả lòng anh hơi ít nhiều bối
rối.
Ồ không, không, không phải
bởi buồn đau.
Anh không yêu, không yêu em,
xin lỗi.
Thế mà giờ anh mong, dù một
ngày,
Hay dù chỉ một giờ thôi cũng được,
Được gặp em, để đôi mắt em
nhìn
Làm lòng anh lại thảnh thơi
như trước.
1830
14.
KHÔNG MỘT AI...
Không một ai, không một ai, không ai
Không một ai, không một ai, không ai
Làm dịu bớt nỗi đau này cháy
bỏng.
Yêu? Tôi yêu không ít - đã ba
lần.
Ba lần yêu, và ba lần vô
vọng!
1830
15.
GỬI...
(Sau khi đọc cuốn Tiểu sử Byron của Moor)
(Sau khi đọc cuốn Tiểu sử Byron của Moor)
Tôi không nghĩ tôi đáng được đời thương,
Dù bây giờ thơ tôi buồn, quá
tẻ.
Bao nỗi đau và dằn vặt đời
thường
Chỉ báo trước sẽ còn đau hơn
thế.
Tôi trẻ trung, còn đầy thơ trong
đầu,
Tôi cũng muốn như Byron bồng
bột.
Chúng tôi chung cả tâm hồn,
cái đau,
Nếu số phận có cái chung,
càng tốt.
Giống Byron, tôi khao khát tự
do,
Cũng giống ông, tâm hồn tôi
cháy bỏng.
Tôi yêu biển, yêu hoàng hôn
sông hồ,
Yêu bão táp trên đất liền,
trên sóng.
Cũng giống ông, tôi tìm kiếm
bình yên
Nhưng vô ích, vật vờ như ma
ám.
Tôi ngoái lại nhìn quá khứ -
xạm đen.
Nhìn tương lai - một tương
lai đen xạm!
1930
16.
NGƯỜI HÀNH KHẤT
Bên cổng chợ là một người hành khất
Bên cổng chợ là một người hành khất
Đứng lặng im, xin bố thí suốt
ngày.
Một ông lão vì đau buồn, đói,
khát,
Mà thân hình khô héo giống
cành cây.
Một mẩu bánh, ông chỉ xin mẩu
bánh,
Đôi mắt sâu van nỉ, thật đau
lòng.
Có ai đó đặt một hòn đá lạnh
Lên khô gầy, đen xạm cánh tay
ông.
Anh cũng thế, anh cầu xin, van vỉ
Chút tình yêu em ban tặng, thế mà
Như ông lão chìa tay xin bố thí,
Anh bị lừa, thật trơ trẽn, xót xa.
1830
17.
GỬI...
Rằng tôi hèn, tôi ngu - xin đừng nói!
Rằng tôi hèn, tôi ngu - xin đừng nói!
Cuộc đời tôi, dẫu chỉ mới bắt đầu,
Quá đau đớn, vậy thì xin được hỏi:
Đến mức nào đau đớn ở phần
sau?
1830
18.
KHÔNG ÍT KHI...
Không ít khi người ta làm tôi khổ
Không ít khi người ta làm tôi khổ
Và làm tôi rất khó chịu, đó
là
Tôi tha thứ rất nhiều điều
cho họ,
Cái, phần mình, chắc chắn họ
không tha.
Rồi cuộc đời cứ nhằm tôi mai
phục,
Đánh rất đau, rất vô cớ, rất
hèn.
Tôi thành người lạnh lùng,
không cảm xúc.
Đó là điều tôi rất tiếc, tất
nhiên.
Và từ đó, mặt nhâng nhâng, buồn bã,
Tôi giao du với họ, thế mà rồi
Tôi nhìn đâu và gặp ai, thật lạ,
Ai cũng cười, vồn vã đón chào tôi!
1830
19.
THƠ GỬI MỘT NGƯỜI ĐẸP
NGU NGỐC
Xưa một lần thần Tình Yêu hỏi tôi
Xưa một lần thần Tình Yêu hỏi tôi
Có muốn uống thứ rượu thần
dịu ngọt?
Dẫu còn nhỏ, và lúc ây
chưa yêu,
Tôi vẫn uống, đến không còn một giọt.
Giờ thì tôi muốn uống nó giải buồn
Và làm mát đôi môi tôi cháy bỏng,
Chỉ đơn giản vì cốc rượu tình yêu
Cũng vớ vẩn như đầu cô trống rỗng!
1830
20.
XIN BẠN HÃY NHỚ TÔI...
Khi tôi bị tù tội,
Xin bạn hãy nhớ tôi,
Cô đơn, khát và đói
Nơi lưu đày xa xôi.
Mong một ngày nào đó
Trước ngọn nến màu hồng
Bạn ngồi bên cửa sổ,
Nước mắt chảy thành dòng,
Rồi thở dài, bạn nghĩ:
Anh ta từng ngồi đây,
Chờ Số Phận quyết định
Cuộc đời mình sau này.
1831
21.
TÔI KHÔNG PHẢI LÀ BYRON
Tôi không phải là Byron, tôi khác.
Tôi không phải là Byron, tôi khác.
Tôi - một anh được trời chọn,
khác người.
Dẫu tâm hồn rất Nga, tôi cũng
thế
Bị cuộc đời xua đuổi, chạy
khắp nơi.
Bắt đầu sớm, tất nhiên, tôi
chết sớm,
Với cái đầu cũng có chút long
lanh.
Trái tim tôi, như đại dương,
đang chứa
Bao ước mơ đã bị đánh tan
tành.
Ai hiểu được đại dương luôn
bí ẩn?
Và liệu ai có đủ sức, đủ tài
Để hiểu hết những gì tôi suy
nghĩ?
Tôi là Thần, hoặc giả, chẳng
là ai!
1832
22.
CỐC ĐỜI
Với hai mắt nhắm tịt,
Với hai mắt nhắm tịt,
Chúng ta uống cốc đời.
Lên mép vàng của nó,
Ta để nước mắt rơi.
Rồi chiếc băng bịt mắt
Trước khi chết vứt đi,
Bao nhiêu điều tưởng đẹp,
Ta thấy chẳng còn gì.
Giật mình, ta cũng thấy
Cốc đời rỗng, hóa ra
Ta chỉ uống mơ ước,
Mơ ước không của ta!
1831
23.
GỬI L.
(Bắt chước Byron)
(Bắt chước Byron)
1
Quì bên gối người khác,
Anh thấy mắt em nhìn
Yêu người khác, anh nhớ
Người anh từng yêu, tin.
Trí nhớ, con quỉ dữ,
Cứ làm ta yếu mềm
Và rồi anh nhắc mãi:
Anh yêu em, yêu em!
2
Giờ em của người khác,
Em quên anh từ lâu.
Mơ ước bắt xa xứ,
Đi tận đâu, tận đâu.
Đời bắt anh phiêu dạt,
Sóng gió thế là nhiều,
Sóng biển theo anh, nhắc:
Anh yêu em, anh yêu...
3
Ai được yêu nhiều quá,
Sẽ không nghe tiếng đời.
Bao năm anh đau khổ
Vì trí nhớ con người.
Hễ lúc nào bới lục
Chuyện xưa, đẹp, êm đềm,
Trái tim anh lại nhắc:
Anh yêu em, yêu em!
1831
24.
CÓ THỂ TIN...
Có thể tin: chỉ là mơ - hy vọng,
Có thể tin: chỉ là mơ - hy vọng,
Cái buồn đau có thể
lại tốt lành.
Nhưng đừng tin những
lời khen sáo rỗng,
Mà hãy tin vào tình
yêu của anh.
Vì không thể không tin
anh: giả dối
Để lừa em, anh quả
thấy không cần,
Không những thế, đó là
điều tội lỗi:
Em thơ ngây, trong
trắng tựa thiên thần!
1831
25.
GỬI...
Em quá tốt nên không làm việc xấu,
Em quá tốt nên không làm việc xấu,
Không được yêu vì quá đỗi dịu
dàng.
Để hạnh phúc, em hy sinh tất
cả,
Thế mà rồi hạnh phúc cứ đi
ngang.
Vâng, Số Phận không cho ai
trọn vẹn.
Em nhìn kia, con sông chảy
rất hiền.
Hoa nở rộ trên hai bờ, mà
đáy,
Đáy lúc nào cũng giá lạnh bùn
đen!
1831
26.
ĐÃ ĐẾN LÚC...
Đã đến lúc nên chết,
Đã đến lúc nên chết,
Tôi sống thế đủ rồi.
Sống vừa yêu vừa ghét,
Đời luôn dối lừa tôi.
1831
27.
CỨ ĐỂ TÔI...
Cứ để tôi yêu ai đó,
Cứ để tôi yêu ai đó,
Dẫu yêu cũng chẳng ích gì.
Tình yêu như chiếc mụn nhỏ
Trong tim, nhức nhối, đen xì.
Tôi sống bằng cái người khác
Cho là điên loạn, đáng khinh.
Thế giới thần tiên, tọa lạc,
Tôi sống cô đơn, một mình.
1831
28.
TÔI ĐƯỢC SINH...
Tôi được sinh, chắc chắn,
Tôi được sinh, chắc chắn,
Không để thành thiên thần.
Hơn ai hết, Chúa biết
Sao tôi buồn, than thân.
Trong tôi, con quỉ nhỏ
Rất kiêu, rất khinh đời.
Như tôi, nó lạc lõng
Giữa loài người và trời.
Đọc thơ tôi thì biết,
Giữa con quỉ và tôi,
Hãy tin: tuy khác đấy,
Nhưng chỉ một mà thôi.
1831
29.
TÂM HỒN ANH...
Tâm hồn anh giá lạnh
Tâm hồn anh giá lạnh
Em đang ôm vào lòng.
Em hãy gật lấy nó,
Vứt thật xa, được không?
Dẫu vậy, nó sùng kính
Thờ em như vị thần.
Cứu anh - không phải Chúa,
Mà em, một người trần.
1831
30.
THOÁNG TRONG ĐẦU...
Thoáng trong đầu điểm lại
Thoáng trong đầu điểm lại
Những gì đã trải qua,
Tôi không tiếc quá khứ -
Nó buồn và nhạt nhòa.
Cũng thế, như hiện tại,
Đầy đam mê cuồng ngông,
Bị cái ác lôi cuốn
Như bão tuyết ngoài đồng.
Yêu, không được yêu lại,
Dẫu thấp thỏm đợi chờ.
Khi nói về tình ái,
Tức là tôi ước mơ.
Như sao băng lóe sáng,
Tình yêu đến, và rồi,
Hệt như mọi cái khác,
Đến chỉ để lừa tôi.
1831
31.
TẶNG O. S
Tôi muốn nói nhiều điều khi chưa gặp,
Tôi muốn nói nhiều điều khi chưa gặp,
Nhưng gặp bà, tôi chỉ biết ngồi nghe.
Bà lặng lẽ, luôn nhìn tôi nghiêm khắc,
Khiến tôi im, không dấu hết
vụng về.
Biết làm sao? Tôi biết bà
không thích
Lắng nghe tôi muốn nói biết
bao điều.
Chuyện chỉ thế, thật ngô
nghê, lố bịch,
Nếu không buồn, không bối rối
vì yêu!
1840
NIKOLAI NEKRASOV (1821-1877)
1.
NGÀY HÔM QUA...
Ngày hôm qua, khoảng sáu giờ, có việc,
Tôi đến Xennaia, và rồi
Thấy người ta rất công khai, tàn nhẫn
Đánh một người phụ nữ trẻ bằng roi.
Người phụ nữ không hề rên
hay khóc,
Chỉ tiếng roi nghe vun vút; Bấy giờ
Tôi khẽ bảo nàng thơ tôi: "Nhìn đấy,
Cô gái này là chị của Nàng thơ!"
2.
VỚI BẢN THÂN...
Với bản thân, tôi vô cùng khinh bỉ,
Vì năm tháng đời tôi, tôi bỏ phí,
Vì sức tôi, tôi chẳng biết làm gì;
Thường trách mình rất cay nghiệt nhiều khi.
Và lười biếng, tôi xem mình nhỏ bé,
Tình nguyện sống suốt đời như nô lệ;
Vì đến nay, ba mươi tuổi trên đầu,
Tôi vẫn chưa ki cóp đủ thành giàu,
Để bầy ngốc phải xun xoe sợ sệt
Và để cả người thông minh ghen ghét.
Tôi khinh tôi vì đã sống buồn sao,
Rất muốn yêu mà không yêu người nào.
Tôi khao khát, thèm được yêu tất cả
Mà phải sống trong cô đơn băng giá,
Và vì tôi, dù căm giận tràn đầy,
Nhưng mỗi lần cầm súng lại run tay.
3.
ZINA
Em còn trẻ và sống lâu, hẳn thế,
Em còn trẻ và sống lâu, hẳn thế,
Trong khi anh đời ngả bóng,
xế chiều.
Khi anh chết, vinh quang anh
cũng chết,
Đừng ngạc nhiên, và đừng
khóc, em yêu.
Em phải biết, vinh quang
không ở lại
Với việc làm và với cả tên
anh:
Vì đấu tranh, anh không thành
thi sĩ,
Làm thơ nhiều cũng cản trở
đấu tranh.
Chỉ những ai vì mục tiêu cao
cả,
Không đắn đo, dám dành trọn
đời mình
Cho công cuộc đấu tranh vì
nhân loại,
Mới là người đáng được hưởng
quang vinh.
1867
4.
SẮP ĐẾN NGÀY...
Sắp đến ngày tôi làm mồi cho đất.
Sắp đến ngày tôi làm mồi cho đất.
Chết cũng vui, nhưng phải
chết cũng buồn.
Đừng than tiếc - mà chẳng ai
than tiếc
Khi đến ngày tôi sẽ bị vùi
chôn.
Với tầng lớp thượng lưu và
quí tộc,
Đàn thơ tôi không xu nịnh,
uốn mình,
Nhưng xa lạ với nhân dân lao
động,
Cả bây giờ, sắp chết, lẫn lúc
sinh.
Các sợi dây bạn bè cùng chí
hướng
Giờ than ôi đã đứt, cuộc đời
này
Bắt tôi gặp nhiều kẻ thù; bạn
tốt
Không ít người đã ngã xuống
xưa nay.
Họ phải chết vì cường quyền,
chuyên chế,
Tuổi còn xuân, chưa xong
việc, và rồi
Từ chân dung treo trên tường , lặng lẽ,
Họ hàng ngày vẫn nghiêm khắc
nhìn tôi.
1876
5.
SẮP MƯA
Gầm gừ, gió thổi mạnh,
Gầm gừ, gió thổi mạnh,
Trời ùn ùn mây đen.
Thông uốn cong, muốn gãy,
Rừng xào xạc như rên.
Hơi lạnh, khô và buốt
Từ xa thổi tới đây.
Mặt suối lăn tăn sóng
Lá tiếp lá rơi đầy.
Rồi bỗng từ bốn phía
Bóng tối đến, trên cao
Bầy quạ bay nhao nhác.
Gió đã thổi ào ào.
Trên chiếc xe thổ mộ,
Bịt kín, chẳng chừa gì,
Vung roi, viên đội quát,
Bảo người đánh xe: “Đi!”
1846
6.
ĐƯỜNG MỚI ĐI MỘT NỬA...
Đường mới đi một nửa,
Đường mới đi một nửa,
Chúng ta đã chia tay,
Mà không hề nghĩ đến
Bao khổ đau sau này.
Viết thư cho anh nhé.
Anh sẽ giữ bên mình
Như hoa mọc trên mộ,
Trên mộ trái tim anh.
1856
7.
ANH VÀ EM...
Anh và em đúng là chẳng ra gì,
Anh và em đúng là chẳng ra gì,
Cứ cãi nhau như trẻ con, vô
cớ,
Cãi cho vui, cho hết bực mới
thôi,
Bằng những từ vô duyên và
đáng sợ.
Vây mời em cứ nói đi, nói đi
Nói cho hết những điều em
buồn chán.
Ta cãi nhau thật sòng phẳng,
công khai,
Rồi làm lành, rồi lại vui,
đơn giản.
Trong tình yêu nếu quả có văn xuôi,
Thì ít nhất ta cũng nên,
thiết nghĩ,
Biến cãi nhau thành gia vị tình yêu -
Cãi nhau xong ta lại vui, em nhỉ?
1851
8.
ANH KHÔNG THÍCH...
Anh không thích cách em đùa, châm chọc.
Anh không thích cách em đùa, châm chọc.
Chẳng hay ho điều ấy, chẳng
ích gì.
Ta đang còn yêu nhau, chưa
phải khóc
Phải nói lời vĩnh biệt, vậy
thôi đi.
Anh biết em đang yêu anh,
mong đợi
Được gặp nhau; anh cũng thế,
vậy thì
Sao nhất thiết em cứ mong
chóng tới
Cái thế nào cũng phải đến,
thôi đi!
Vâng, sẽ đến cái ngày kia bất
hạnh,
Dẫu hai ta yêu say đắm, ích
gì:
Trong tim ta đang nhú mầm cái
lạnh
Và cái buồn mùa băng giá...
Thôi đi!
1850
9.
THỬA RUỘNG MÌ CHƯA GẶT...
Đã cuối thu, quạ bay qua, bay lại.
Đã cuối thu, quạ bay qua, bay lại.
Rừng rụng lá, cánh đồng mì
trống trải.
Chỉ một ô lúa chín, tận bây
giờ
Chưa thu hoạch, nghĩ và buồn
vẩn vơ.
Các bông mì hình như đang trò
chuyện:
“Vậy là thêm một thu buồn nữa
đến.
Buồn vì lạnh, vì cúi đầu, úp
mặt
Để hạt mì mốc meo, đầy bụi
đất!
Buồn ngày đêm bị mưa gió phũ
phàng,
Buồn làm mồi cho bầy chim bay
ngang.
Chưa kể lũ chuột đồng hay phá
phách...
Sao người ta chưa đến đây thu
hạch?
Suy cho cùng, người ta trồng
lúa mì
Là để gặt, chứ không phải vứt
đi!”
Gió nghe thế, trả lời ngay
lập tức:
“Người nông dân các anh đang
kiệt sức.
Anh ta biết vì sao trồng lúa
mì,
Nhưng yếu quá, không thể làm
điều gì.
Không thể uống, không thể ăn,
thật tội,
Cái buồn đau làm trái tim
nhức nối.
Đôi cánh tay từng cày xới
đồng này
Giờ héo rũ như lá úa trên
cây.
Anh nông dân của các anh thế
đấy.
Xin đừng trách. Ai gây nên
điều ấy?”
1854
10.
BAO GIỜ EM CŨNG ĐẸP...
Bao giờ em cũng đẹp.
Bao giờ em cũng đẹp.
Lúc anh buồn, chán đời,
Em biết cách khích lệ
Bằng lời nói, nụ cười.
Em cười thật quyến rũ,
Biết chửi kẻ thù anh.
Lúc vui, lúc tư lự,
Lúc dữ, lúc hiền lành.
Em ít khi âu yếm,
Nhưng đã hôn thì ôi!...
Đôi mắt em tuyệt đẹp,
Xanh màu xanh da trời.
Anh sẵn sàng chia sẽ
Nỗi buồn và ước mơ,
Vì em, sẵn sàng đón
Mọi tai họa đang chờ.
1847
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét