Cổ Thi Tác Dịch. Thơ Chữ Hán Việt Nam
MAI AM
Tên thật là Trinh Thận, tên chữ là Thục
Khanh, con gái vua Minh Mạng, em ruột Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương, thường
gọi là Lại Đức công chúa. Tác phẩm có Diệu Liên tập.
1234. Cảm xúc ở bến Thuận An
Bãi sông cát mịn ụn thành cồn.
Điện xưa còn lại chiếc lầu con.
Giật mình trước cảnh thành hoang
phế.
Không nói đến buồn đã thấy buồn.
Lau trắng, tranh vàng, bờ lũy cũ.
Cỏ xanh, sóng lớn, khuất thuyền
son.
Nắng chiều như hiểu lòng ly
khách,
Thuyền đi còn gửi chút hoàng hôn.
TRỊNH HOÀI ĐỨC
Sinh năm 1765, mất 1828, tự Chỉ Sơn,
hiệu Cấn Trai, người gốc Phúc Kiến, Trung Quốc, làm quan với Gia Long đến chức
Lại bộ thượng thư, năm 1802 đi sứ sang nhà Thanh, là nhà thơ nổi tiếng đất Gia
Định; có thời gian sống ở Campuchia.
1235. Làm khách
lâu ngày ở Chân Lạp 1)
Thuyền con
vượt sóng chặng đường dài,
Đi qua Tiên
Phố đến Kim Đài.
Xuân đến mà
còn đang đất khách,
Biết nhờ ai
gửi giúp cành mai? 2)
(1) Tøc
C¨mpuchia ngµy nay. Bµi nµy viÕt khi t¸c gi¶ ®i sø tíi nưíc nµy n¨m 1784.
2) TÝch kÓ r»ng ®êi
TÊn, Lôc Kh¶i bÎ cµnh mai chê ngưêi ®ưa tin chuyÓn cho
b¹n lµ Ph¹m TiÖp.
PHAN
HUY CHÚ
Sinh năm 1782, mất 1840, tự Lâm Khanh,
hiệu Mai Phong, thi chỉ đỗ tú tài, ở nhà đọc sách, sau được vua Minh Mệnh mời
vào cung làm Biên tu Quốc Tử Giám. Hai lần đi sứ Trung Quốc. Ba bài thơ này của
ông viết trong thời gian ấy. Ông là nhà bác học lớn, tác giả bộ "Lịch
triều hiến chương loại chí" soạn trong 10 năm, có thể ví như cuốn bách
khoa toàn thư của Việt Nam thời phong kiến.
1236. Ở Hành Châu, đêm mưa nghe tiếng chuông
Con thuyền
lướt nhẹ dọc sông Tương,
Cách ải Nam
Quan vạn dặm đường.
Đêm mưa Hồi
Nhạn 1) nghe chuông gióng,
Thấy lòng da
diết nhớ quê hương.
(1) Ngän nói ë phÝa Nam thµnh Hµnh Ch©u.
1237. Nghỉ lại ở
Tương Âm 1)
Bài một
Sắc
núi mờ mờ, mưa lâm thâm.
Mái
chèo rẽ sóng tới Tương Âm.
Thành
vắng đêm mưa, thuyền tạm đỗ.
Canh
cánh quê hương nỗi nhớ thầm.
(1) Tªn mét huyÖn ë tØnh Hå Nam, Trung Quèc, n¬i
thuyÒn cña Phan Huy Chó v× gÆp mưa ph¶i tró l¹i ba ngµy, trªn ®ưêng ®i sø tíi B¾c Kinh.
1238. Nghỉ lại ở
Tương Âm
Bài hai
Mưa tạnh, mù
tan, doi cát nông.
Nước trời pha
lẫn, màu xanh trong.
Gió nam chưa
gặp, buồm chưa kéo,
Buộc thuyền
dưới liễu sát bờ sông.
CAO BÁ QUÁT
Sinh năm 1809, mất 1854, tự Chu Thần,
hiệu Cúc Đường, người huyện Gia Lâm, Hà Nội, đỗ cử nhân năm 1831, được giữ chức
Hành Tẩu ở bộ lễ. Đời ông nhiều sóng gió, từng bị bắt , tống ngục, tra
tấn và
đày sang Inđônêxia, Cămpuchia. Năm 1853 ông tổ chức khởi nghĩa và bị giết chết
trong chiến trận (1854). Ông còn là nhà thơ lớn, tác giả hơn 1000 bài thơ các
loại.
1239. Tắm ở khe
Bàn Thạch
Sáng tắm khe
Bàn Thạch.
Nhặt sỏi chơi
suốt ngày.
Cả giang sơn
nhặt mãi,
Chưa đầy một
vốc tay.
1240. Xuân sớm ở An Quán
Khách kể: Ngày xưa giàu, dân
đông.
Tường trắng, gác son soi bóng
sông.
Nay chỉ thấy chim, nhiều vô kể,
Quanh quẩn Hồ gia 1) cứ lượn vòng.
1. Mượn ý hai câu trong bài Ô Y Hạng của Lưu Vũ
Tích, ý nói về sự san sút kinh tế.
1241. Ông Lê Bảo Xuyên 1) họa thơ tôi,
còn biếu
thêm quả na. Xin họa lại bài thơ ấy
Quen rồi thành bạn chốn thôn quê.
Gặp nhau, thành lệ, uống say nhè.
Cây trái Giang Nam ta cứ nếm.
Chỉ sợ cụ say, quên lối về.
1. Bạn tác giả, tự Tồn Châu, người Đà Nẵng.
1242. Suốt đêm một mình lo buồn
Không gió, không trăng, không ánh
đèn.
Lo buồn, đi lại giữa hàng hiên.
Trách dế lòng người không hiểu ý,
Vô tình ri rỉ tiếng thu rên.
1243. Cúc đã hé nụ. Có người khoe chim hồng tước,
viết
bài thơ này hỏi mượn
Thu về, quán trọ vắng, buồn thay.
Bác khoe chim quí hót rất hay,
Còn biết ngâm thơ. Xin mượn tạm
Về vui với cúc nở bên này. 1)
1. Chim hồng tước, trong nguyên bản là mai hoa điểu,
chim hoa mai. Tác giả chơi chữ, mượn chim cũng như mượn hoa mai về chơi với hoa
cúc.
1244. Tám bài tứ tuyệt vịnh Hồ Tây 1)
Bài hai
Lòng xuân phơi phới, không kìm
được.
Tây Hồ vẻ đẹp sánh Tây Thi 2):
Mày ngài rạng rỡ - làn sóng lặng.
Dây lưng - bờ cỏ uốn xanh rì.
1. Hồ Tây ở Hà Nội.
2. Tên người đàn bà nước Việt, Trung Quốc, đep nổi
tiếng thời Xuân Thu.
1245. Tám bài tứ tuyệt vịnh Hồ Tây
Bài bảy
Cầm câu, thong thả dạo quanh co.
Không câu, chỉ muốn vợi buồn lo.
Lũ cá không tin người vô hại,
Hễ thấy, đua nhau trốn đáy hồ.
1246. Ông Đoàn Tính cho người đến thăm,
vội viết
thơ này đáp tặng
Một bọc trà xanh, thư mấy chữ
Nơi xa gửi đến chốn lưu đầy.
Xin báo tiên sinh: Tôi vẫn khỏe,
Vẫn nhàn, mặc sức ngắm trời mây.
1247. Ở quán trọ, dậy sớm
Nhà tranh, gà mới gáy.
Trăng lên, trời đầy sương.
Nghe tiếng xe cót két,
Biết có khách trên đường.
1248. Thăm lại nơi đọc sách
Khóm liễu bên tường nay đã lớn.
Thư phòng không sách, cảnh tàn
hoang.
Nhớ những đêm mưa, trời nổi gió,
Sáng dậy đầy hiên ngập lá vàng.
1249.Hoa rụng
Tiếng cuốc đêm mưa thật não lòng.
Cuốc kêu làm rụng những cánh
hồng.
Xuân sắc, thương hoa không giữ
được,
Mệnh bạc thôi đành thua gió đông.
1250. Ngẫu hứng thành thơ
Đêm qua hoa mai nở.
Ngoài song trăng sáng ngời.
Sáng dậy - trời tĩnh lặng,
Biết là tuyết đã rơi.
1251. Sáng sớm ra đi từ phố Nghĩa Quảng
Tiếng gà eo óc gáy đầu thôn.
Sao Hôm gác núi, mảnh trăng tròn.
Gió rừng, lá rụng, lưng lừa lạnh.
Khách dậy, lên đường rời Thạch
Môn.
1252. Tức sự ở quán trọ
Buổi sáng, xung quanh giống mọi
ngày.
Khói mờ, những tưởng đang trong
mây .
Ngồi lâu, quên mất mình là khách.
Hương cau nhè nhẹ, gió heo may.
1253. Lại thêm một bài thơ tặng bạn
Gặp chỉ một đêm, đừng quá vội.
Du khách đường xa, lâu mới về.
“Quay đầu về núi” 1), tôi cùng bác.
Nơi nào có núi, ấy là quê.
1). Người Trung
Quốc có câu: “Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi”, ý nói tình yêu quê cũ.
1254. Dậy sớm ở núi
Nhà tranh treo vách núi.
Lối nhỏ ngập lá cây.
Trời se, nước thu biếc.
Trang lặn, đã rạng ngày.
1255. Tạm nghỉ chân trên núi
Ngồi pha trà trên núi.
Trà thanh, người cũng nhàn.
Gió mát hây hây thổi.
Trong rừng chim hót ran.
1256. Trồng mai
Gieo hạt mai lên núi.
Giống thanh tao, tuyệt vời.
Gặp mưa xuân, tươi tốt,
Thành bức tranh cho đời.
1257. Đề vách quán Thanh Phong
Nỗi buồn khẽ chạm vẫn gây đau.
Trăng thanh gió mát vẫn buồn rầu.
Đèn như hạt đỗ, chăn bông lạnh.
Tình buồn quả thật nặng và sâu.
1258. Từ đình Ái Liên, họa thơ Hòa Phủ
Bài một
Nghìn thước tâm tình giấu thật
sâu.
Đứng tựa lan can, dưới mái lầu.
Mỉm cười lặng lẽ, không ai thấy.
Tiếng đàn nhà bên ngân rất lâu.
1259. Từ đình Ái Liên, họa thơ Hòa Phủ
Bài hai
Ai sang nhà hàng xóm
Nói với người chơi đàn:
Đêm qua gió đông thổi
Mang xuân cho thế gian.
1260. Từ đình Ái Liên, họa thơ Hòa Phủ
Bài ba
Cửa sài luôn mở rộng.
Chủ chơi xuân chưa về.
Phu vườn báo tin tốt:
Có khách thăm vườn tre.
1261. Từ đình Ái Liên, họa thơ Hòa Phủ
Bài bốn
Uốn khúc sông xuân, nước lững lờ.
Cảnh vật ân cần đón khách thơ.
Thế sự thế nào, đừng gạn hỏi.
Một chiếc thuyền con, kia, đang
chờ.
1262. Mười bài tuyệt cú mùa xuân
Bài tám
Vườn xưa cỏ vẫn mọc.
Xuân lại đến bên đầm.
Chợt buồn, nhìn sông Nhị,
Lòng lại hướng về Nam.
1263. Xóm nhỏ chiều buông
Vi vu gió nhẹ thổi.
Nửa núi ngập nắng vàng.
Đôi chim đậu cành trúc.
Đàn trâu đi về làng.
1264. Ráng chiều núi xa
Hoàng hôn buông nhẹ, nước mênh
mang.
Nhấp nhô bốn phía lũy tre làng.
Nhàn nhạt trời tây, hồng một dải.
Núi xanh vệt sáng mỏng bắc ngang.
1265. Vườn cau sau mưa
Đêm trước sương rơi như muối kết.
Sáng dậy mưa phùn tựa lưới giăng.
Mưa hết, mây tan, trời hửng nắng.
Nửa vườn ngập nước, giống hình
trăng.
1266. Gió nhẹ thổi qua ruộng lúa
Lưng tựa chiếc bừa, bên mép sông,
Ngắm nhìn ruộng lúa sắp đâm đòng.
Nghe nói có mưa khi gió lạnh.
Nhìn trời đoán tiết - thú nhà
nông.
1267. Chim hồng buổi sáng ở bến sông Nhị
Bốn bề lúa tốt, một màu xanh.
Tính chuyến về Nam gửi thiếp
lành.
Cuối năm, quê cũ người chưa đến.
Cầu nhỏ lối về mây vấn quanh.
1268. Tiếng chày đêm ở Đào Xuyên
Tiếng chày giã gạo đầu thôn Bắc.
Nghe nói về thêm mấy chục nhà.
Có kẻ đang buồn, nghe tiếng giã,
Chạnh lòng, tê tái nhớ quê xa.
1269. Uống say, ngủ ở điếm sông
Uống rượu bên cầu với gió đông.
Chùa vắng, điếm canh cũng trống
không.
Mặc kệ sương rơi, ta cứ ngủ.
Nhờ rượu, chuông kêu chẳng bận
lòng.
1270. Cô gái đi trên cầu lúc chiều tối
Lo rét không bằng lo đói ăn.
Gạo đắt, phải cầm cả áo, khăn.
Biết có người chờ bên bậu cửa,
Lầm lũi một mình rảo bước chân.
1271. Tiễn bạn ra ải
Giữ bạn, cầm cương, không giữ
nổi.
Lạnh lẽo mây chiều trên núi cao.
Đường tới biên cương nhiều lối
rẽ.
Một ngựa, một thân, đi lối nào?
1272. Tiễn bạn
Cửa khép, ngôi nhà tranh.
Chùa nhỏ trên núi xanh.
Nhiều chỗ chưa xem hết,
Nhưng mưa, đành tiễn anh.
1273. Nghe tiếng sáo
Sáng sớm đầu sông rộn tiếng ca.
Xế chiếu sáo trúc thổi ngân nga.
Tiếng sáo tỉ tê bên gối mỏng,
Làm khách tha phương chạnh nhớ
nhà.
1274. Qua đò sông Gianh giữa trời mưa
Sương biển phủ mờ bãi cát nông.
Xa xa lởm chởm núi hình cong.
Theo dọc hai bờ cơn gió thổi.
Buồm như chiếc lá, cứ xoay vòng.
1275. Đại hàn
Người nghèo sợ
rét sớm.
Người giàu
không thích hè.
Mặc người yêu,
người ghét,
Năm mới lặng
lẽ về.
1276. Nắng mới,
sau hôm lập xuân một ngày
Xuân về xua
hết rét mùa đông.
Hoa nở sáng nay
đủ tía hồng.
Việc đời giá
được như cây cỏ,
Sau mưa trời
lại sạch, xanh trong.
1277. Chiều tà,
uống rượu say, trở về
Uống say,
nghiêng ngả, tự về nhà.
Một dải sông
mờ phía xa xa.
Xuống ao khẽ
hỏi bông sen đỏ:
"Liệu có
đỏ bằng mặt của ta?"
1278. Xuân sớm ở An Quán
Chuông điểm canh ba, vẳng tiếng
gà.
Pháo nổ râm ran, rộn mấy nhà.
Tựa cửa đứng nhìn - đường ít
khách.
Ít cả ánh đèn nơi xóm xa.
1279. Nghỉ lại ở chùa trên núi
Sư tham thiền
tĩnh tọa.
Bên song,
trăng sáng ngời.
Chim hạc từ
đâu đến.
Như mưa, hoa
tùng rơi.
1280. Ngẫu hứng
khi đi chơi sông Hương
Lâu đài cung
điện trải ven sông.
Trại giam,
dinh đốc đối tây đông.
Suốt bốn mươi
năm suy lại thịnh,
Riêng hoa sen
nở, vẫn tươi hồng.
1281. Tát nước đồng cao
Hai người thoăn
thoắt chiếc gàu dây.
Bụng đói, môi
thâm, mới rạng ngày.
Đê dài nhiều
chỗ không còn cỏ.
Ruộng rộng dăm
nơi bén mạ gầy.
1282. Nghe mưa suốt đêm, cảm tác
Mưa phùn dai dẳng suốt đêm đông.
Leo lắt ngọn đèn, lạnh, trống
không.
Kẻ ở phòng khuê, người biên ải.
Nhớ nhau, ai chẳng tái tê lòng.
1283. Chiếc cầu gãy của Đoan Công 1)
Nơi đây - cầu
gãy, sông bồi lấp
Ngày xưa nghe
nói chốn kinh thành.
Biết bao triều
đại từng oanh liệt
Mãi mãi vùi
chôn dưới cỏ xanh.
1). Có lẽ chỉ chúa Nguyễn Hoàng (1525 –
1613), từng được vua Lê phong tước Đoan quận công rồi Đoan quốc công.
1284. Thơ vặt làm khi ở Hạ Châu
Gác lầu sát bến, nước mênh mang.
Hoa cỏ tốt tươi, thông mấy hàng.
Cửa quan không đóng, xe vào
thẳng.
Hầu xe da trắng toàn da vàng.
1285. Đêm rằm gió lớn
Suốt đêm gió lớn, thổi ào ào.
Ngoài cửa Thuận An, sóng biển
gào.
Hùng khí Chu Du chưa tắt hẳn,
Đánh tan tàu lớn bọn Hồng Mao 1).
1. Chỉ người phương Tây.
1286. Dọc đường Ninh Bình
Sông như dải lụa đẹp trên tay.
Núi như chén ngọc đãi khách say.
Trăng gió xem ra lâu mới hết.
Chỉ sợ nhà thơ không đến đây.
1287. Chải tóc
Sách đọc năm xe mà sống uổng.
Tóc cứ thưa đi theo tuổi đời.
Thôi chẳng so đo đời với tóc:
Rốt cục cả hai luôn rối bời.
1288. Diễu Phật gãy tay
Ai khen Phật rắn tựa kim cương?
Nhìn kia, tay gãy, nghĩ mà thương.
Lo mình chưa nổi, lo ai nữa?
Sư thó oản ngài, lũ bất lương!
1289.
Đêm lạnh
Trời lạnh không ngủ được,
Dậy chữa thơ, chiếc đèn
Hết dầu, gọi thằng nhỏ.
Thằng nhỏ ốm, nằm rên.
Đành lấy chiếc chiếu mỏng
Đắp cho nó ngủ yên.
1290. Qua núi Dục Thúy
Đất trời có Dục Thúy.
Muôn thuở có chùa này.
Phong cảnh đã tuyệt đẹp,
Lại thêm ta đến đây.
Muốn leo lên đến đỉnh
Gửi lòng vào trời mây.
Muốn mà làm không được.
Thường vẫn thế xưa nay.
1291. Lên núi Hoành Sơn
Non xanh, núi
biếc tận chân trời.
Cỏ cây như
muốn níu chân người.
Chiến tranh
sót lại, đây, bờ lũy.
Ai tài, giữ
được sóng ngoài khơi?
Núi Bắc mây
tan, trời đã tạnh.
Xóm Nam buổi
sáng, nắng vàng tươi.
Xuống rồi mới
biết leo lên mệt.
Tiếc bị cuốn
theo sóng cuộc đời.
1292. Ngày mười sáu, neo
thuyền ở bến Lữ Thuận,
họa
thơ Trần Ngộ Hiên
Mưa, cánh buồm thêm nặng.
Gió, thuyền đậu bến sông.
Đường còn xa muôn dặm.
Một ngày dài ba đông.
Đời biết ai xấu tốt?
Sóng lớn giữa cuồng phong.
Thẹn mình luôn lận đận,
Thả buồn xuôi theo dòng.
1293. Trả lời Trần Ngộ
Hiên
Gặp nhau, chỉ đứng lặng.
Bác đừng trách thằng này.
Bất tài mà bị ghét.
Ốm, còn chạy suốt ngày.
Biển xa, sông càng xiết.
Trời lạnh, trăng thêm gầy.
Nhiều khi buồn, tự hỏi:
Đời đểu, tính sao đây?
1294. Trọ ở Lạc Sơn
Đường hẻm quanh co giữa núi ngàn.
Chân đi, đi mãi, nghĩ miên man.
Khe núi lơ thơ làn khói biếc.
Con suối lách qua bậc đá tràn.
Tiễn khách, chim bay, kêu thảng
thốt.
Đón người, nở muộn những chùm
lan.
Còn trẻ mà thân luôn lặn lội.
Đường đời phía trước thật gian
nan
1295. Chơi phố Hội An, gặp
đào hát người Vị Thành
Tiếc gặp nhau đã muộn,
Lại đất khách thế này.
Xa quê, nghe đàn hát
Dưới trăng vàng đêm nay.
Đèn sáng, lửa lòng tắt.
Lệ khô, rượu còn đầy.
Bạn bè giờ đã ít,
Tiếc gì bài hát hay!
1296. Nhận được thư bạn cũ ở Hà Thành
báo
chuyện gia đình
và hỏi về những bài văn thơ mới viết
Được biết
Chương Sơn, nơi cố hương,
Hai con, bố mẹ
vẫn bình thường.
Sáu năm lạnh
lẽo nương đất khách,
Một bức thư
con ấm lạ thường.
Mọi chuyện cổ
kím cần phải rõ,
Dẫu buồn bèo
nổi nghiệp văn chương.
Biết trước công
danh luôn tráo trở,
Mong về sống
ẩn với người thương.
1297. Một mình trong đêm, viết về nỗi lòng
Đồng hồ nhỏ lệ, khóc trong đêm.
Rượu đang còn đó, uống say mèm.
Đèn mờ soi lạnh lòng du khách.
Ghế ngắn khách ngồi giở thơ xem.
Lão Đỗ 1) bệnh nhiều, gầy đét mãi.
Xương Lê 2) đọc lắm, buồn, buồn thêm.
Ngồi bên cửa sổ lòng xao xuyến.
Mờ ảo sông Ngân, dải lụa mềm.
1). Tức Đỗ Phủ.
2). Tên khác của Hàn Dũ, một tác giả đời
Đường.
1298. Đêm ngồi một mình
Nhà thị thành, chật hẹp.
Người vừa ốm vừa già.
Suốt một đời vất vả.
Thua từ lúc sinh ra.
Hết lụt lại đến hạn.
Dân đói khổ, kêu ca.
Muốn giúp đời, không được,
Thẹn mình là nho gia.
1299. Cuối xuân, thấy
cảnh, nhớ người
Xuân qua, màu đỏ gợi thêm sầu,
Khiến lòng tê tái lúc xa nhau.
Đường đời lỡ bước, thôi đành chịu.
Trăng gió còn đây, người ở đâu?
Đứt ruột khi nhìn thông trút lá.
Nóng lòng muốn liễu nở hoa mau.
Phòng văn ngồi mãi, đầu thêm nặng.
Tin tức xem chừng vắng đã lâu.
1300. Nghe tin Lưu Nguyệt
Trì ra Bắc,
không
đến tiễn được, xin gửi hai bài thơ này
Bài một
Nhận chiếu vua, người ngựa,
Bác lên đường đi xa.
Chắc đang thầm vui sướng
Sắp gặp lại mẹ cha.
Tôi buồn vì vắng bác,
Buồn cả vì xa nhà.
Xin nói giùm bè bạn:
“Lý Bạch vờ điên mà”.
1301. Nghe tin Lưu Nguyệt
Trì ra Bắc,
không
đến tiễn được, xin gửi hai bài thơ này
Bài
hai
Trời cho tính ngay thẳng,
Mà đời lắm long đong.
Tiếc đôi chân quá ngắn,
May giữ được tấm lòng.
Giận đời luôn tráo trở.
Nhớ nhà, đêm ngóng trông.
Nhà tôi chắc khổ lắm.
Bác ghé thăm được không?
1302. Nỗi cảm nhớ trên đường xa
Quán rượu, cờ xanh, dương liễu xanh.
Dừng xe hít thở khí trong lành.
Bay ngược chiều nhau, bầy én nhỏ.
Trong lồng líu ríu mấy con oanh.
Đi đường đã mệt, còn mưa bụi.
Xa quê, hoa nở, ngắm không đành.
Ngẫm nghĩ chuyện xưa thêm não ruột.
Xốp nhẹ như mây, mộng chẳng thành.
1303. Vịnh núi Tản Viên 1)
Núi thiêng truyền tụng mãi xưa
nay.
Tròn trịa bốn bề tựa tán cây.
Muôn bậc vươn cao, khinh nước
lụt.
Sao trời như thể dưới tầm tay.
Có vị tiên già đang ẩn dật,
Xa lánh cõi trần, giữa khói mây.
Vua Đường khiếp đảm, Cao Biền nản
2).
Trấn giữ phương Nam ngọn núi
này.
1.
Nằm ở huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, vì hình núi tròn nên gọi là Tản Viên. Theo
truyền thuyết thần núi Tản Viên vẫn còn ngự trên núi.
2.
Vua Đường nghe đồn Tản Viên là nơi linh thiêng, sợ để vậy sẽ sinh ra người tài
giỏi hậu họa khôn lường, bèn sai Cao Biền, là thầy địa ly nổi tiếng thời ấy
sang làm An Nam
\đô hộ sứ để yểm bùa. Cao Biền yểm không nổi, bèn cho người về tâu rằng “Thần
núi Tản Viên rất thiêng, không làm gì được”.
1304.
Người ăn mày
Ngập ngừng, dù đói rét,
Không dám xin người đời.
Chỉ một xu là sống.
Áo quần rách tả tơi.
Quan quát: “Đang vụ thuế,
Mày còn bỏ đi chơi?”
Các cháu đừng trêu chọc:
Ăn mày cũng là người!
1305.
Gặp người ngoài Bắc vào, hỏi chuyện gia đình
Lặng lẽ nhìn nhau, giọt lệ sa.
Hỏi thăm làng xóm, chuyện ngày
qua.
Được biết hai thân đều khỏe mạnh,
Lũ con sung sướng vẫn còn cha.
Gọn gàng bản thảo trong bồ sách.
Cây mai đã lớn, vẫn sau nhà.
Ai nỡ gọi hồn người chửa chết?
Nhìn về phía bắc, dặm trường xa.
1306. Ngày tết Đoan Ngọ
Miền Bắc xa
nghìn dặm.
Vào Nam đã khá
lâu.
Đường về quê
trắc trở.
Thời gian -
chuỗi buồn rầu.
Uống rượu say
để ngủ
Ngay dưới dàn
hoa bầu.
Ngày tết, vui
thả sức.
Đọc nhiều ích
gì đâu!
1307. Cảnh chiều ở thôn
quê
Bờ tre râm mát, khói vòng vo.
Tiếng người giã gạo, tiếng hò dô.
Khách đến, sách hay chia cùng
đọc.
Bình thơ mới viết với ông đồ.
Hòn Chén, rừng cây xiên ánh nắng.
Sông Hương, triều xuồng, bãi bồi
nhô.
Qua rèm gió thổi hiu hiu mát,
Một phần nhẹ bớt nỗi buồn lo.
1308. Tình hận
Chút danh nho nhỏ trói chân tay.
Lại thêm ly biệt mối tình này.
Thói quen chưa bỏ, thôi đành thế.
Tình duyên đã bén, tính sao đây?
Hoa đẫm hơi sương như ngấn lệ.
Ngỡ tiếng bạn kêu, chim gọi bầy.
Tình hận bao điều lòng muốn nói,
Mà im, người khác khỏi buồn lây.
1309. Từ biệt lang trung
họ Phạm 1)
Hai người ly biệt bốn năm nay,
Giờ gặp, nghẹn ngào, khó nói
thay.
Bao giờ mới hết đời trôi nổi?
Ngậm ngùi, bịn rịn lúc chia tay.
Đỗ Phủ nhớ quê, buồn ứa lệ.
Thẩm Ước 2) làm quan, bệnh, yếu gầy.
Sáng mai ngoái lại nhìn quê cũ,
Nam Bắc một trời mây nối mây.
1.
Tức Phạm Sĩ Ái, tên tự là Đôn Nhân, người xã Trung Lập, huyện Đường Hào, nay là
Mỹ Hào, Hải Dương, đỗ Hoàng Giáp năm 1832, làm lang trung bộ Lại.
2.
Người đời Nam Triều, làm quan qua ba triều là Tống, Tề và Lương, sau xin về ở
ẩn, viện ly do sức khỏe.
1310.
Núi vọng phu
Một mình trên núi đứng bồng con.
Mỏi mắt chờ chồng, nhạt phấn son.
Biền biệt người đi, tin tức vắng,
Trời bể mênh mông, cứ héo mòn.
Vách núi mây trùm như tóc xõa.
Sương như lệ máu giữa hoàng hôn.
Đổi thay trời đất, tình không đổi.
Trong động, tiếng chuông cứ đổ dồn.
1311. Lại gửi Phương Đình 1)
Mười năm cầm
bút thật phí công,
"Vui sau,
lo trước" vấn vương lòng.2)
Chuyện riêng
vân vũ, tan rồi hợp.
Thế sự vơi đầy
giống nước sông.
Khóm cúc vườn
xưa chờ thu đến.
Bụi mai gác
nhỏ một mình trông.
Cái thói đa
tình mà khó bỏ.
Hai chữ phù
danh lỗi với ông.
1. Tức Nguyễn Văn Siêu, bạn thân của tác
giả.
2. Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu
thiên hạ chi lạc nhi lạc - một thuyết của đạo Nho.
1312. Nhớ buổi chia tay ở chùa Châu Long
Mới chia tay
ba bạn,
Nay đã được
sáu tuần.
Toàn những
người lận đận,
Buồn đau lúc
còn xuân.
Mưa rơi không
ngủ được.
Vó ngựa phi xa
dần.
Tựa lan can
đứng lặng,
Cứ nghĩn về cố
nhân.
1313. Đi thuyền tới Hưng Yên
Thuyền nhẹ
lướt trăm dặm.
Nhắm thẳng
hướng Đằng Châu.
Sông lớn chia
trời đất,
Vùng đất trấn
mỡ màu.
Sương che Hoa
Dương Quán.
Khói phủ Bán
Nguyệt Lầu.
Đúng là đất
phồn thịnh
Được nhắc đến
từ lâu.
1314. Ngồi trong thuyền, ngắm trăng
Một mình trên
thuyền nhỏ.
Trăng tỏa sáng
bốn bề,
Lung linh đầu
ngọn sóng.
Sương đùng
đục, se se.
Tựa chèo, ngắm
mây rách.
Khua mái, gạt
cỏ che.
Trường An 1) xa nghìn dặm,
Đêm cứ mơ về
quê.
1.
Tức kinh đô. Ý tác giả nói mình đang ở Huế.
1315. Ngồi lâu một mình
Mây trôi qua
nhè nhẹ.
Nhàn nhạt trăng
hoàng hôn.
Sương tan,
muỗi im tiếng.
Chim hót nghe
bồn chồn.
Cau thưa, bóng
run rẩy.
Dơi lượn một
vài con.
Hứng đến, thơ
lại tắc.
Rồi hứng cũng
không còn.
1316. Đêm khua, hóng mát với hai ông
Trần Ngộ
Thiên và Lê Trực Thiên
Trời xanh sà
xuống ghế.
Mép rèm dính
đầy sao.
Ngọn sóng xô
trăng vỡ.
Buồm no gió,
dương cao.
Quí nhau, cùng
hóng mát,
Trò chuyện
thật vui sao,
Cả đùa, cả
nghiêm túc.
Canh năm đến
lúc nào.
1317. Dời đến trọ trong chùa Diên Phúc
Trọ nhiều,
thành khéo chọn,
Nên dọn đến
nơi này.
Đầy ao hoa sen
nở.
Thông xanh mát
suốt ngày.
Hứng, ngâm thơ
bên tượng.
Nghe khánh đá
cũng hay.
Không hề nhắc
đến Phật.
Thiếu rượu chỉ
chau mày.
1318. Được bổ vào viện hàn lâm, sung
chức
biên tập vận
học, vui mừng mà làm bài thơ này
.
Đi rồi, lại quay lại.
Đi rồi, lại quay lại.
Thật đúng là
vận may.
Sách dạy: giàu
nhờ lộc.
Làm quan lòng
phải ngay.
Theo gương bậc
tiền bối
Để báo vua ân
này.
Nóng lòng muốn
đến viện,
Đêm mong chóng
rạng ngày.
1319. Đề ở học quán Thận Tư 1). Mười một bài,
theo vần thơ
của Phương Đình 2)
Bài một
Sương tan, mặt
trời mọc.
Nhè nhẹ thổi
gió xuân,
Vào chỗ thầy
ngồi dạy,
Tăng hứng thú
bội phần.
Đến đây quên
lo nghĩ,
Khách có thể
dừng chân.
Gặp chủ, không
ai chán.
Ta cũng đến
mấy lần
1). Nơi dạy hoc của Trần Văn Vi, tự Thận Tư, bạn tác giả.
2). Tên hiệu của Nguyễn Văn Siêu, một
nhà thơ người Thanh Trì, Hà Nội.
1320. Đề ở học quán Thận Tư. Mười một
bài,
theo vần thơ
của Phương Đình
Bài hai
Thời gian trôi
nhanh thật.
Hàng dâu đổ
bóng dài.
Hoa đúng thời
đang đẹp,
Không thưởng
ngoạn là sai.
Nhìn đâu chẳng
thấy việc.
Để đấy, đời
còn dài.
Thấy đẹp, cứ
vui đã,
Bất luận nhà
của ai.
1321. Đề ở học quán Thận Tư. Mười một
bài,
theo vần thơ
của Phương Đình
Bài sáu
Vui vì gặp bè
bạn.
Trong bầu rượu
còn đầy.
Chủ nhân tiếp
nồng hậu.
Nhà cửa đẹp,
nhiều cây.
Tiền tiêu hết
lại có 1).
Còn rượu, uống
kỳ say.
Cứ như đang
trong mộng
Những cuộc vui
thế này.
1). Lý Bạch từng viết: “Trời sinh ta có
tài, ắt có dụng. Nghìn vàng tiêu hết lại có”.
1322. Đêm, ngồi một mình
Ban đêm lo gió
lạnh.
Sợ nóng bức
ban ngày.
Chăn gối luôn
đơn chiếc.
Sách vứt bừa
đó đây.
Sương mù che
thôn xóm.
Gió thét gào
trên cây.
Khó khăn
nhiều, đã khổ,
Còn lắm bệnh
mới gay.
1324. Cùng Bùi Nhị Tôn Thất Minh Trang giong
thuyền
ra cửa biển Đà Nẵng. Chiều tối dừng thuyền đợi trăng
Trống đài báo
canh một.
Dừng thuyền
bên bãi nông.
Gió mang hơi
biển mặn.
Mưa đã tạnh
trên sông.
Uống rượu, chờ
trăng sáng,
Ngắm làn mây
bập bồng.
Chợt ý xuân
thoáng hiện,
Khách xốn xang
trong lòng.
1325. Đêm lạnh tức sự
Người mệt mỏi,
gối lạnh.
Thật buốt gió
mùa đông.
Bảo đầy tớ lấy
chiếu.
Nhường khách
tấm chăn bông.
Khó ngủ, nghĩ
công việc.
Nỗi nhớ quê
trong lòng.
Không muốn
nghĩ không được.
Chưa quen
“viết lên không”. 1)
1). Âu Hạo đời Tống làm quan bị cách
chức, bực mình, suốt ngày viết lên không bốn chữ “đôt đốt quái sự” (chà chà,
việc lạ).
1326. Ban trưa có mưa lành, họa theo vần
thơ ông Thận Tự
Gió thổi, trời
bớt nóng.
Lại có mưa lây
rây.
Cành trúc long
lanh nước.
Hương hoa nhè
nhẹ bay.
Mưa xuân, Tam
Dương khí 1)
Đang thấm
nhuần cỏ cây.
Vậy, đang
hứng, mời bác
Ta nâng chén
rượu này.
1). Theo Kinh Dịch, tam Dương khí là khi
tiết tốt tháng Giêng.
1328. Nhớ con
Trẻ nhà ai,
hai đứa
Cười nói, đi
ngang qua.
Bố mẹ nào
không nhớ,
Không thương
con ở nhà?
Nhớ chúng đói,
đòi mẹ,.
Học cách chào
ông bà.
Thiếu trẻ, nhà
vắng hẳn
Thấy con
người, nhớ ta.
1329. Xế chiều, biết được nơi ở trọ của
anh trai,
đêm viết thư này gửi anh
Viết thư này,
đẫm lệ.
Anh em người
một nơi.
Bao năm phải
làm khách
Nơi góc biển,
chân trời.
Ngồi bên đèn,
khẽ hát
Bài hát buồn cuộc
đời.
Thềm vắng,
trăng lặng lẽ
Luôn quẩn
quanh bên người.
1330. Lên núi Khán Sơn, có điều nhớ
nhung
Mặt trời hé
mọc phía đằng đông.
Tình cờ leo
núi, bước thong dong.
Tam Đảo, Tản
Viên xanh bát ngát.
Hồ Tây, sông
Nhị nước mênh mông.
Lên cao, đất
rộng, xa nghìn dặm.
Chín gác lầu
son soi bóng hồng.
Bạn bè ngày
trước giờ đâu nhỉ?
Ngắm cảnh,
bâng khuâng thấy chạnh lòng.
1331. Sống nhàn
Cửa đóng vì
nhàn rỗi.
Bướng và lười
nhiều khi.
Khách thương
bởi hay ốm.
Vợ mừng thấy
ngồi lì.
Tự trồng cúc,
thích ngắm.
Chuốt thơ, đọc
lâm ly.
Đã biết mình
tài mọn.
Vất vả mà làm
gì?
1332. Chơi ở nhà một người quen cũ, đêm
nghe tiếng đàn tranh
Đàn tranh ai
gẩy, khúc vui tươi,
Như Tiểu Tần 1) xưa, thật tuyệt vời.
Một tối thương
xuân, lòng ấm ức.
Tám năm ly
biệt, xót xa đời.
Hạt sen luôn
đắng, mình sen biết.
Cây liễu vì ai
hoa cứ rơi.
Muốn đem hết
nước dòng Tô Lịch
Rửa sạch bùn
nhơ của kiếp người.
1). Tiểu Tần, điệu hát cổ của người
Trung Quốc.
1333. Từ Thanh Trì, xuôi thuyền về phía Nam
Chia tay đầm
Thanh Liệt.
Áo ướt nước
Nhị Hà.
Mặt trời hồng
đang lặn.
Bãi bồi xanh
xa xa.
Thuyền trôi
trên mặt nước.
Sông xạm giữa
chiều tà.
Không từng
trải sóng gió,
Sao luyện chí
cao xa?
1334. Đang ốm, có người mời uống rượu,
viết bài thơ
này ngay trên bàn tiệc
Đã hẹn mùa
xuân uống với nhau.
Xuân đến,
rượu, người chẳng thấy đâu.
Đất khách soi
gương - gầy yếu quá.
Hoa nở lười
nhìn bởi ốm đau.
Như nghề “mổ
rông”, nghề thơ phú.
Công danh sự
nghiệp thật buồn rầu.
Thơ văn là gì
mà coi trọng?
Hãy uống chừng
nào mặt đỏ au.
1335. Ngày 16, neo thuyền ở bến Lữ
Thuận, họa thơ Trần Ngộ Thiên
Thấm mưa, buồm
thêm nặng.
Thuyền thả neo
giữa sông.
Đường còn xa
nghìn dặm.
Một ngày bằng
ba đông.
Đời biết ai
xấu tốt.
Tóc bạc dần
như bông.
Nỗi lòng mình
những muốn
Để nước cuốn
theo dòng.
1336. Sáng sớm, vào ranh giới tỉnh Quảng
Trị
Cầu chia sông
Lệ Thủy.
Suối tưới đất
Minh Linh.
Sương sớm ôm
chân núi.
Gió thổi qua
lữ đình.
Giày dính
hương hoa dại.
Áo đầy sương
lung linh.
Tự dưng hứng,
thích thú
Hát, mình nghe
một mình.
1337. Ngẫu nhiên đêm ngủ mơ đến thăm ông
tuần phủ, nghĩ thầm có lẽ các bạn
ở kinh cũng có người đang nhớ mình, bèn gửi bài thơ này cho ông tuần phủ, đồng
thời cũng gửi cả ông Phạm Đôn Nhân.
Ở đời, mọi
việc chẳng chiều ta.
Được chăng hay
chớ, cứ trôi qua.
Đã không muốn
đọc thơ Hoàng Hiển 1).
Lẽ nào ngâm
mãi Ngọa Long ca? 2)
Tây ải, suốt
đêm nghe trống dục.
Bắc thành,
trăng sáng, sáo ngân nga.
Thân này liệu
có làm nên nghiệp?
Suốt cả mùa
xuân ốm, ở nhà.
1). Tên một bài thơ trong Kinh Thi chê
chính sự đời Tuyên Vương nhà Chu, làm cho lòng dân ly tán, không cứu giúp nhau.
2). Tức khúc Lương Phủ ngâm mà Ngọa Long
Gia Cát Lượng thích ngâm khi ở ẩn ở Nam Dương.
1338. Đám mây trôi
Đám mây kia
tất tả
Định trôi về
nơi nào?
Gió từ đâu
thổi đến
Làm lá rừng
xôn xao?
Phép “Ngũ Lôi”
1) đâu nhỉ?
Đời đang cần
mưa rào.
Ta nhìn lên,
chỉ muốn
Bám mây bay
lên cao.
1). Tên phép cầu mưa của người Trung
Quốc xưa.
1339. Về đến nhà
Tóc bạc lúc
nào đâu có biết.
Thật mừng về
lại đất quê cha.
Đây rồi điếm
nhỏ tên Cây Gạo.
Hồ Ngựa đằng
kia, nước sáng lòa.
Bà mẹ đón con,
mừng lẫn tủi.
Hàng xóm nghe
tin đến chật nhà.
Phiêu bạt lang
thang, thôi thế đủ.
Từ nay xin
cạch chữ “đi xa”.
1340. Ngắm cảnh buổi sáng
từ trong thuyền,
viết
tặng các bạn cùng đi
Một màu xanh bát ngát.
Mây đứng như xếp hàng.
Ngọn núi nhô ra biển.
Sóng lớn, nước mênh mang.
Nhìn trời, lòng man mác.
Ngắm cảnh, nhớ xóm làng.
Chốc chốc quay phía bắc,
Thấy vệt khói nằm ngang.
1341. Nhìn trời mưa
Trời mưa như
trút nước.
Nước tràn ngập
khắp nơi.
Tiếng sầm sập
thật sợ.
Nước sông lẫn
nước trời.
Mặt trời đỏ
đâu nhỉ?
Lòng dân đen
rối bời.
Sắp thu rồi mà
khách
Chỉ biết ngâm
vịnh chơi.
1342. Buổi sáng qua sông Hương
Cánh đồng bát
ngát, núi bao quanh
Sông như vệt
kiếm giữa trời xanh.
Hò khoan
thuyền cá dăm ba chiếc.
Mấy chú vịt
con ngủ bãi doành.
Dằng dặc đường
đời, đôi mắt mỏi.
Tình quê man
mác, ngựa phi nhanh.
Nhà, xe, ô
lọng ta không thiết.
Thích ngủ
giường tre, hưởng gió lành.
1343. Họa bài thơ lưu biệt Doãn Trai
của Thúc
Minh, theo đúng vần
Rượu đục, đèn
mờ, gió lung lay.
Ván cờ chơi
giở, mưa lây rây.
Quê người cảnh
đẹp, đêm không thấy.
Chủ khách bên
nhau, rượu rót đầy.
Hư ảo đường
đời chờ phía trước.
Phù du cõi tục
vẫn quanh đây.
Ngày trẻ giang hồ nhiều vụng dại.
Nhờ ông, làm
được bài thơ này.
1344. Qua trạm An Quýnh
Sau tạnh, núi
xanh giữa ráng hồng.
Nắng chiều
chiếu sáng cả rừng thông.
Đất nẻ mai rùa
vì mưa ít.
Gió nhiều, mây
rách, phía đằng đông.
Đường trạm vào
Nam nghe ngựa hý.
Nhạn kêu phía
Bắc, lượn trên đồng.
Ướm hỏi: Nghe
đâu cầu bị gãy.
Liệu bến Hoàng
Mai 1) có tắc không?
1). Tên bến trên sông Hoàng Mai, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An.
1345. Qua chùa Thiên Quang 1),
cảm thương
cung điện triều Lê cũ
Đường Chu 2), chùa nhỏ, ghé bất ngờ.
Đọc hết Thử Ly
3), buồn thẩn thờ.
Cung điện ngày
xưa giờ bãi trống.
Giao Đàn hoang
phế, cỏ lơ thơ.
Ngẫm chuyện
trăm năm mà nẫu ruột.
Chuông chiều
một tiếng gõ bâng quơ.
Còn may gặp
được người quen cũ -
Chùa này sư cụ
vốn nhà thơ.
1). Thời Trung Hưng, chùa này ở thôn Thụ
Mã, sau đổi thành Hòa Mã, hiện nay là phố Tuệ Tĩnh, Hà Nội.
2-3). Tác giả mượn chuyện nhà Chu để nói lòng mình. Nhà Chu trước đóng đô ở Kỳ Sơn, Tây
Chu, bị giặc tán phá, phải dời về Lạc Ấp, Đông Chu.
Một đại phu qua chỗ kinh đô cũ, thấy cung điện hoang tàn, cỏ dại mọc đầy bèn làm
bài thơ Thử Ly, được ghi trong Vương Phong Kinh Thi.
1346. Gửi ông cử nhân người Trà Lũ
Quê xa nghìn
dặm trông vời vợi.
Mười năm
chuyện cũ vẫn đau lòng.
Phạm tội, vụng
lo đành đợi chết.
Nổi danh thơ
phú cũng bằng không.
Nếu may thoát
được, thân già yếu,
Xin lại về quê
với ruộng đồng.
Bè bạn đến
thăm rồi sẽ thấy
Ông tiên lười
ngủ giữa mây hồng.
1347. Cảm nghĩ một mình
trong đêm
Nước lụt dâng đêm trước.
Rét về, sắp hết thu.
Năm tháng làm tóc bạc.
Khách thơ buồn, âm u..
Thanh kiếm dựng bên gối.
Áo rách, đèn tù mù.
Hận mình sức còn có
Mà phải bị giam tù.
1348. Thơ viết sau khi bị kết tội
Người mà bị
tống ngục,
Coi như chẳng
là người.
Dẫu biết sống
- tạm bợ,
Chết mới là
nghỉ ngơi,
Mong phép công
nhân ái,
Vua soi xét
đền trời.
Mới lần đầu
gặp nạn,
Đừng để nước
mắt rơi.
1349. Vịnh chim sáo
Chim sáo cho
mình giỏi,
Thích được
sống gần người.
Bắt chước
người tập nói 1),
Bị cắt lưỡi, khổ
không!
Lưng trâu
không được cưỡi.
Không mượn tổ
chim hồng 2).
Gần người, đâu
còn được
Như chim hạc
ngoài đồng.
1). Để chim sáo nói hay, người ta thường
cắt đầu lưỡi chúng.
2). Chim sáo thích đậu trên lưng trâu ăn
sâu bọ, và mượn tổ các loài chim khác.
1350. Vịnh chiếc gông
Tự hỏi vì sao đời bất công,
Sao mình phải chịu cảnh đeo gông?
Ăn ngủ, đứng đi cùng với nó.
Đau đớn, nhưng không thẹn với
lòng.
Trăm năm lưu lạc như mây gió,
Suốt đời toàn thấy bẫy cùng
chông.
Muốn chẻ nó ra làm bút viết
Bài “Ngẫm sự đời” như Thiệu Ung!
1. Thiệu Ung, tự Nghiêu
Phu, một đại nho đời Tống, có làm bài “Thiên sự ngâm”, đại nói: Người
ta làm việc thiện là vì việc thiện cần làm.
1351. Ngày 17 tháng Mười, bị bộ Lễ tra
tấn,
về nhà gượng
đau viết luôn bốn bài
Bài một
Lai bị gọi lên
bộ.
Thân này có
khổ không!
Bị đánh, máu
tung tóe.
Muốn chết
quách cho xong.
Đường cát,
nhìn phủ quạ 1).
Lầu Hán Khanh
chạm rồng 2).
Nỗi niềm bao
nhiêu chuyện
Mà phải nén
trong lòng.
1). Tiếng lóng nhà tù, chỉ Viện Đô sát,
tương đương Viện kiểm sát ngày nay
2). Chỉ Quan Hán Khanh, người Đại Đô đời
Nguyên, cuối đời nhà Kim đỗ Giải Nguyên, nổi tiếng thơ hay và giàu có.
1352. Ngày 17 tháng Mười, bị bộ Lễ tra
tấn,
về nhà gượng
đau viết luôn bốn bài
Bài hai
Một mình giữa
sấm chớp.
Bạn bè không
dám gần.
Bị khiêng về,
ngất xỉu.
Tỉnh lại, cứng
tay chân.
Nửa đời sống
vô vị.
Thân xác đang
chết dần.
May được chú
hầu cũ
Lựa lời nói ân
cần.
1353. Tức sự trong tù
Trên võng nằm im suốt cả ngày.
Trong lồng chim nhốt, chẳng còn
bay.
Trăm sự năm canh đèn với bóng.
Thu về ướt át, gió cùng mây.
Chỉ mong về lại nơi công sở.
Nhìn chiếc gông tre, lệ ứa đầy.
Nhà bên có bác hay thơ phú,
Thường sang hỏi chữ bác tù này.
1354. Cảnh chiều ở thôn quê
Râm mát bờ
tre, vệt khói nhòa.
Chèo đò, ai
hát, vẳng xa xa.
Khách quí đến
chơi, chia sách đọc.
Bài thơ mới
viết cùng ngâm nga.
Sông Hương
triều rút, trơ doi cát
Hòn Chén, cây
xanh dưới nắng tà.
Gió nồm thổi
nhẹ, bay rèm cửa,
Phần nào làm nhẹ
bớt lòng ta.
1355. Đêm trung thu, ngắm trăng
Chơi trăng
ngày trẻ khắp Long Thành.
Thời gian thấm
thoắt vụt trôi nhanh.
Đêm nay trăng
đẹp, ai không ngắm,
Không thả hồn
bay theo gió lành?
Chập chờn
tiếng sáo như trong mộng
Như xóa buồn
lo việc chẳng thành.
Ngước lên thấy
thẹn cùng trăng sáng,
Nỗi lòng khôn
nói với trời xanh.
1356. Buổi chiều đi chơi Sài Sơn, mưa
tạnh,
lên đỉnh đề
thơ vào vách
Dân làng thích
kể chuyện Phan công. 1)
Tuổi già về
sống với non sông.
Chiều xế mang
theo đời biến đổi.
Bổng lộc, công
danh chẳng bận lòng.
Sáu lẽ 2) sự đời nhìn thấy rõ.
Ba lần 3) thôi việc, phận long đong.
Ta nay đã mệt,
sinh lười biếng,
Muốn đến nơi
đây dựng thư phòng.
1). Tức Phan Huy Thực, con Phan Huy Ích,
ba lần giữ chức thượng thư bộ Lễ đầu triều Nguyễn.
2). Thuật ngữ nhà Phật, ý nói tất cả mọi
sự trên đời đều tựa như mộng ảo, bèo bọt.
3). Trong đời làm quan, Phan Huy Thực ba
lần thôi việc, một lần bị bãi chức và hai lần về hưu.
1357. Vô đề
Trăng trên thành Thăng Long
Đêm nay có sáng không?
Nhíu mày lo đời đục,
Mỏi mắt chờ sông trong 1).
Thích tĩnh nơi huyên náo.
Sau mưa đợi nắng hồng.
Khúc hát cao khó họa 2).
Bên hiên, xốn xang lòng.
1.
Bài Luận về vận mênh của Ly Khang viết: “Hoàng Hà thanh nhi, thánh nhân sinh”, tức Khi nào sông nước
Hoàng Hà trong thì thánh nhân ra đời.
2. Tống Ngọc đời Chiến Quốc nói: “Khi hát đến khúc Dương xuân
Bạch Tuyết thì cả nước chỉ có vài mươi người họa được. Khúc hát càng cao thì
người họa càng ít”. Ý nói người có tài thì đời khó biết.
VŨ TÔNG PHAN
Còn có tên khác là Như Phan, Vũ Phan, sinh năm 1800, mất 1851, tự Hoán Phủ, hiệu Hồng Châu, Đường Xuyên và Lỗ Am, người xã Đường, huyện Đường An xưa, nay là thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1826, đời vua Minh Mạng, làm quan bảy năm rồi xin về ở ẩn, dạy học ở thôn Tự Tháp, phía tây hồ Hoàn Kiếm hiện nay. Ông còn là nhà hoạt động văn hóa Hà Nội, cùng một số người khác lập các hội Văn Hội Thọ Xương và Hội Hướng Thiện, nhằm chấn hưng văn hóa Hà Nội, trong đó có việc xây dựng Văn chỉ Thọ Xương và lập đền Ngọc Sơn. Tác phẩm có 87 bài thơ cả các tập Tô Khê tùy bút tập, Lỗ Am thi tập, và Hoạn lữ nhàn vịnh.
1358. Tỉnh mộng
Sáng chờ tin mỏi mắt.
Chiều mong nhớ mẹ cha.
Đêm gió mưa mù mịt,
Không mơ thấy quê nhà.
1359. Dạo
dưới trăng trước sân
Đợi trăng lên,
thông thả
Hương trầm đốt
mấy cây.
Trăng mọc, thơ
thẩn dạo
Quanh khóm
trúc phía tây.
1360. Tự nhận xét về mình
Không thấp,
cũng chẳng cao.
Không sang,
không khiếm nhã
Học không
nhiều, đủ dùng.
Không khôn,
nên vất vả.
1361. Nhàn rỗi, ngồi tính chuyện nợ nần
Cái số sinh ra
luôn phải nợ.
Nợ tiền, chức
tước, nợ văn thơ.
Có lẽ nợ tiền
còn trả được.
Làm quan, nợ
ấy đến bao giờ?
1362. Sau mưa, nhàn hạ ngắm cảnh xa xa
Mây tan, trời sáng, hết mù sương.
Xanh xanh rặng liễu đứng bên
đường.
Nước biếc, hồ xuân vương vệt
nắng.
Nửa hồ gợn sóng, nửa như gương.
1363. Vịnh thuyền chài
Nhà là sông nước, mây là chiếu.
Lênh đênh đây đó, kế sinh nhai.
Ninh Giang bến cũ, ngày đang tắt.
Dìu dặt âm vang tiếng sáo chài.
1364. Chèo thuyền từ chùa Quảng Bá đến chùa Tây Hồ
Hoa thơm, chim hót, áng mây bay.
Mái chèo khua nhẹ, gió hây hây.
Thuyền lướt, men theo bờ rợp lá.
Chưa vội vào thu chỉ chốn này.
1365. Nói với trò Tuyên
Buồn bực trong lòng, uống giải
khuây.
Thơ giảng xong rồi, uống được
đây.
Dẫu muốn nhưng thầy xin được
miễn:
Anh uống nhiều rồi, khéo lại say!
1366. Ý nghĩ bất chợt
Nghe khen không mừng vội.
Đừng ghét kẻ chê mình.
Yêu ghét không quan trọng.
Chỉ sợ bị người khinh.
1367. Hai chợ hai đầu cầu
Nấp bóng cây
cao, chợ họp đông.
Chiếc cầu in ngược dưới dòng
sông.
Ban mai uống rượu, nghe người
hát,
Khách thơ thi hứng dậy trong
lòng.
1368. Vịnh cây trúc trước sân
Được chuyển về đây từ núi cao.
Trúc xanh xanh biếc một bờ rào.
Hoa thơm, cỏ lạ đừng khinh nó:
Hoa thơm, cỏ lạ đừng khinh nó:
Coi thường giá rét, trúc thanh
tao
1369. Nghe chim hót trước sân
Không sợ tên đạn bắn.
Hót như hiểu lòng người.
Gió thổi, lá lay động.
Xao xuyến tiếng chim trời.
1370. Lại đến Vân Đình ở Sơn Minh
Đình cổ um tùm dưới bóng cây.
Bốn chục năm rồi mới đến đây.
Nhớ ta có lẽ vài ba bạn.
Còn nhớ ta không, đình cổ này?
1371. Qua thành cũ của tướng nhà Minh
Trơ trọi thành xưa, cây cỏ mọc.
Tướng Minh nghe nói đã cho làm.
Giang sơn đâu phải trò đen đỏ.
Ý Tàu không ép được người Nam!
1372. Đêm thức giấc ở phía Đông Thành, ngẫu hứng
Cung xưa Trường Tín thành chùa
Phật.
Hồ rộng thủy quân sậy lút bờ.
Khắp thành mưa nhỏ, gà đang gáy.
Nghìn năm văn vật chỉ trong mơ.
1373. Đêm thức giấc phía đông thành, ngẫu hứng
(Bản dịch hai)
Trường Tín 1) cung xưa thành cửa Phật.
Thủy Quân 2) xơ xác đám lau gầy.
Nghìn năm văn vật còn đâu nữa.
Le te gà gáy, gió mưa bay.
1. Tên một ngôi chùa, nay còn dấu vết ở đầu phố Hàng
Chuối.
2. Hồ Thủy Quân thời Trần. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay là
một phần sót lại của hồ này.
1374. Thăm chùa Nhật Chiêu ở trại Yên Lãng, hỏi chuyện
xưa
Họ Lý quy thiền, tìm sự thật.
Cơ đồ tạo dựng đến hôm nay.
Minh Không, Giác Hải giờ đâu nhỉ?
Ai người kiếp trước, kiếp sau
đây?
1375. Qua gò Đống Đa
Ai xui để bị đánh tan tành.
Không ngờ “nghịch tặc” lại thành
danh.
Mảnh đất Thăng Long luôn vẫn vậy,
Luôn làm khiếp sợ sứ nhà Thanh.
1376. Hồ Tây
Bút nào tả hết cảnh Hồ Tây,
Đặc biệt ngày thu đẹp thế này?
Bãi Trâu trăng sáng, lô xô sóng.
Đồi Phượng bồng bềnh những áng
mây.
Chuông chùa Trấn Vũ như hơi
thoảng.
Thuyền cá làng chài tựa lá cây.
Từ đỉnh núi Nùng nhìn bốn phía -
Đấm sen chim trắng lượn lờ bay.
1377. Nhận thư nhà
Đêm nằm khắc khoải nhớ quê xa.
Sáng, đang đi dạo, nhận thư nhà.
Rõ ràng nét chữ em trai viết.
Lời lẽ trong thư giống mẹ già.
Thôn xóm, thật may, không bị
cháy.
Tiền thiếu, cuộc đời lắm xót xa.
Vui, biết trẻ ngoan khi có khách.
Bỗng thấy thương quê, lệ ứa nhòa.
1378. Chơi Hồ Tây
Xưa nay vốn đã thế.
Vẫn thế núi và sông.
Thành trì soi xuống nước.
Trời nước cứ
mênh mông.
Chuông điểm,
đêm trăng lạnh.
Cây rũ, sáng đầu
đông.
Cảnh đẹp thì
cứ ngắm,
Xua phiền muộn
khỏi lòng.
1379. Không ngủ được
Mọi người đều đã ngủ.
Bên đèn thức mình ta.
Gió lạnh xuyên chăn mỏng.
Cái rét cắn vào da.
Mưa rơi, hắt lên liếp.
Sóng biển vỗ xa xa.
Đất khách đêm khó ngủ.
Bao giờ mới về nhà?
1380. Lên lầu chuông chùa Trấn Vũ
Chùa chìm trong làng, làng trong
thành.
Lầu gác, chùa chiền bên trúc
xanh.
Sự đời hưng phế không cần biết.
Chạnh lòng, đứng ngắm cảnh xung
quanh.
Trên núi, cây khô rồi mọc lại.
Khói vương dưới nước thật yên
lành.
Cảnh sắc tuyệt vời, nhìn những
muốn
Suốt đời đọc sách giữa lều tranh.
1381. Ngắm trăng trên sông Nhị Hà
Khói bếp mờ mờ dọc mép sông.
Thuyền nối kề nhau, đứng giữa
dòng.
Như thể nhớ ai, cây phía Bắc.
Trăng vàng bối rối mãi đằng đông.
Lồng lộng trời cao, nhìn hút mắt.
Bâng khuâng soi nước áng mây
hồng.
Trời đất xem ra đang hứng khởi.
Có người nào nghĩ giống ta không?
1382. Trung thu không trăng, uống rượu với ông Giám
Phó
Hoành Sơn mây phủ phía xa xa.
Lúc đen, lúc tỏ dải Ngân Hà.
Có lẽ Thăng Long trăng rất sáng.
Liệu có soi lòng lữ khách xa?
Trò chuyện trước đèn, không khách
chủ.
Cùng tỉnh cùng say, ta với ta.
Dũa câu, tìm ý, thơ đang tắc.
Càn Nguyên trống dục, điểm canh
ba.
1383. Sông Nhị
Năm ngoái bãi lau còn giữa dòng.
Năm nay dịch lệch phía bờ Đông.
Xưa nay mọi vật luôn thay đổi.
Đời người cũng thê, phải long
đong.
Con thuyền muôn thuở trôi theo
gió.
Cây già bám rễ chắc bên sông.
Con tạo vần xuay, thôi mặc kệ.
Cốt giữ làm sao vững tấm lòng.
1384. Buổi sáng trên sông, ra về
Mái lầu canh, trăng xế.
Sông xưa vẫn xuôi dòng.
Dưới đèn, người đứng dậy.
Gọi đò, khách sang sông
Vướng râu chiếc lá rụng.
Tiễn khách tiếng chuông đồng.
Ra về theo đường lớn
Mà sóng nước trong lòng.
1385. Buổi sáng trong vườn xuân, tức cảnh
Ban mai, nắng dịu thật hiền hòa.
Tỉnh giấc mộng tàn, khinh vật
hoa.
Tường Bắc, tường Đông hương khói
tỏa.
Cành cao, cành thấp rộn chim ca.
Con người, cánh vật hòa làm một.
Chân lý cõi đời chỉ tại ta.
Trước lò hương khói ngồi tư lự.
Học xong, trò nhỏ dậy pha trà.
1386. Ngẫu hứng nói về mình
Dấn thân cát bụi cõi đời này.
Bệnh nghèo vẫn thế, trước và nay.
Học cổ làm quan e chẳng hợp.
Bắt chước dân quê, vụng cấy cày.
Làm thợ, ngại lòng trơ, thô ráp.
Đi buôn, mang tiếng dối người
ngay.
Hóa ra kiếm sống, mình luôn vụng.
Đành nhìn con tạo cứ vần xuay.
1387. Ngồi ở nhà ngoài, ngắm trăng
Hiên vắng, trà ngon, trăng trước
sân.
Mặt nước Hồ Tây xạm tối dần.
Như muôn đấu ngọc, sao rơi xuống.
Trăng vàng một vệt, sóng lăn tăn.
Gió lay, bờ trúc đung đưa khẽ.
Sương mù mỏng nhẹ, tựa vành khăn.
Đâu đó chuông chùa đang vọng lại.
Bất giác lòng ta sạch bụi trần.
1388. Tức sự nhân dậy sớm
Tiếng chày giã gạo vọng xa xa.
Trên giường, thằng bé học ê a.
Bụi cây chim hót chào ngày mới.
Cục tác ngoài sân, gà gọi gà.
Ngâm hết câu thơ, đầu tỉnh hẳn.
Hút xong điếu thuốc, thấy ngà
ngà.
Trước khi dạy trẻ bên phòng sách,
Trước khi dạy trẻ bên phòng sách,
Đủng đỉnh nhâm nhi mấy chén trà.
1389. Thơ đề ở Phương Đình
Quanh tường, trúc xanh tốt.
Gió mát, bóng đổ dài.
Chiếu rượu toàn thơ phú.
Phòng khách rặt anh tài.
Quyết cùng vui với chủ,
Khách uống say, nằm dài.
Tiếc vụng thơ, tỉnh rượu,
Chưa làm xong một bài.
1390. Qua đêm ở đền Ngọc Sơn
Cùng chơi hồ, trăng sáng.
Mênh mông nước và mây.
Đèn chài dọi giường khách.
Vách núi đẫm sương dày.
Hình và bóng biến mất.
Tiếng ồn không đến đây.
Muốn hỏi chuyện ngày trước,
Chỉ nghe tiếng thu gầy.
1391. Chiều thu, thăm đền Nam Giao
Tiêu điều lũy cổ, gió heo may.
Với ai chia sẻ nỗi niềm này?
Giữa cảnh hoàng hôn bia đổ nát.
Ngôi đền trơ trọi gió mưa bay.
Lối cũ vua đi giờ chim đậu.
Thành quách Long Biên cỏ mọc dày.
Sự ấy hỏi người, người chẳng
biết.
Hỏi trời, trời chẳng nói cho hay.
1392. Đi thuyền quay về
Hây hây gió mát thổi từ xa.
Thuyền khách lâng lâng, nắng xế
tà.
Trung thu trăng sáng, hồn thơ
hứng.
Ngời ngời sóng nước, lá xen hoa.
Tiếng cười, tiếng nói vang hai
phía
Thuyền đi như lướt giữa Ngân Hà.
Lưu luyến, núi xanh nhìn, tiễn
khách.
Lên sông, có sẵn ngựa về nhà.
1393. Mây nhẹ trên núi Hòn Chén
Bờ Nam núi núi đứng liền kề.
Hòn Chén lưng chừng mây trắng
che.
Gió sông khi thổi, khi ngừng bặt.
Mưa thu lúc tạnh, lúc dầm dề.
Một cụm lâu đài bên vách núi.
Nửa trời dày đặc bóng thuyền, xe.
Bâng khuâng tựa cửa, nhìn phong
cảnh,
Cũng vợi ít nhiều nỗi nhớ quê.
1394. Tiếng sáo chiều trên thôn bãi bồi
Lay lắt bờ Đông vệt nắng chiều.
So với ngày xưa, cảnh khác nhiều.
Thành quách giờ đây là bến cá.
Phủ quan thành chỗ trẻ chơi diều.
Ruộng lúa người nào đang thổi
sáo.
Tù và đâu đó não nề kêu.
Trên cao nhấp nháy chùm Sao Đẩu.
Mai rụng trắng phau những mái
lều.
1395. Tiếng chuông chùa sáng sớm
Giữa hồ, gò đất nhỏ.
Tiếng thiền lặng trên không.
Trăng mờ, cây xao động.
Sao nhạt, tỉnh giấc nồng.
Cá quẫy, nước xao động.
Chim bay về bãi sông.
Với sư, ngoài chuông điểm,
Không có gì bận lòng.
1396. Cảm nghĩ đầu thu
Gần bốn chục năm sống ở đời.
Hư danh, sống uổng bấy năm trời.
Mười năm làm quan mà còn vụng.
Nghỉ bệnh năm năm chưa thảnh
thơi.
Gặp người, luôn sợ người thương
hại.
Tiếp khách thường lo không đủ
lời.
Gió buốt đêm thu, không ngủ được,
Sáng dậy ngồi im, lạnh toát
người.
1397. Họa vần Phương Đình tiễn Lê Hy Vĩnh
đi tới trường học ở Sơn Tây
Nỗi lòng chưa nói hết
Đã phải tiễn người thân.
Hiểu biết nhiều cũng thế,
Thua sống ẩn, thanh bần.
Giang Thành nơi hội ngộ.
Tây Bắc chốn mừng xuân.
Bác ngâm thơ, thấy gió,
Tức là tôi ở gần.
BÙI DỊ
Sinh năm 1831, mất năm nào không rõ, tự
Ân Niên, Tốn Am, người huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, đỗ phó bảng năm 1865, làm
phó đô Ngự sử, thượng thư bộ Lễ và được giao Chánh sứ sang nhà Thanh.
1398. Xúc cảm
trong đêm
Bắc Đẩu quay
ngang, trời lắm mây.
Sông Ngân
chênh chếch phía trời tây.
Đêm khuya chợt
dậy nhìn gương đục,
Nghe gà đang
gáy phía rừng cây.
1399. Thơ làm nhân tết Đoan Ngọ
Chân trời góc
bể thích bôn ba.
Thoáng đã mười
năm sống xa nhà.
Hôm nay thật
tiếc ngày Đoan Ngọ,
Mà vẫn một
mình chinh chiến xa.
Trên án chất đầy
toàn hịch trận.
Ngoài ao sen
nở, lá xen hoa.
Mong sớm có
ngày khi thắng trận,
Cùng nhau uống
rượu dưới trăng tà.
MIÊN THẨM
Tức Tùng Thiện
Vương. Miên Thẩm là tên, Tùng Thiện Vương là tước phong, họ Nguyễn, sinh năm
1819, mất 1879, là con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, hiệu Thương Sơn, nổi
tiếng thơ hay. Thơ ông tinh tế, hàm súc, với nỗi thông cảm cuộc sống khổ cực
của dân lành. Tác phẩm gồm Thương
Sơn thi tập, Thương Sơn thi thoại và Thương Sơn ngoại tập.
1400. Hoa vườn đông
Hoa vườn đông nở đẹp.
Đừng bảo nhờ gió xuân.
Nay gió làm hoa nở,
Mai gió thổi hoa tàn.
1401. Chùa Một Cột
Hoa sen trên nước lạnh.
Chùa không vướng bụi trần.
Đêm, sao trời lặng lẽ.
Kỳ ảo tiếng chuông ngân.
1402. Liễu
Năm ngoái chim oanh đến.
Chỉ trăng biết chim gầy.
Đêm qua gió đông thổi,
Sáng, nước mắt rơi đầy.
1403. Nỗi oán buồng xuân
Bốn phía quanh lầu hoa hạnh bay.
Liễu vàng xanh lại, gió lung lay.
Cỏ tốt không vì xuân đã tới,
Mà bởi ngựa chàng không đến đây.
1404. Ngắm cảnh mùa thu
Mặt trời khuất sau núi.
Thu gầy, kém sắc tươi.
Mênh mông buồn kim cổ
Mà không nói nên lời.
Núi giăng, phô sắc đẹp.
Chim lẻ bay ngang trời.
Một mình trước khóm trúc,
Buồn càng buồn gấp đôi.
1405. Đậu thuyền ban đêm
Lất phất mưa rơi, thu úa màu.
Thuyền nhỏ một mình giữa bãi lau.
Chuông vọng từ xa, người tỉnh
mộng.
Dừng thuyền đợi đến sáng hôm sau.
Đom đóm lập lòe trên mặt nước.
Ăn đêm, cò vạc lượn trên đầu.
Rét nhẹ, dậy ngồi bên bếp lửa,
Mượn chén rượu thơm rửa nỗi sầu.
1406. Hạn hán
Năm nay trời đại hạn.
Tình cảnh thật đau lòng.
Không mưa, không cả sấm.
Đất thiếu nước, khô cong.
Sâu đen lẩn khó thấy.
Mây vàng cao trên không.
Chắc vua sẽ giảm thuế.
Bao nhiêu - chờ bệ rồng.
MIÊN TRINH
Tức Tuy Lý Vương, hiệu Vĩ Dạ, con thứ 11 của vua Minh Mạng, em trai Miên Thẩm. Ông sinh năm
1820, mất 1897, được phong làm Tuy Lý công, ngang tước vương. Năm 1983, sau khi
vua Tự Đức mất, ông xuống tàu của Pháp ở Thuận An, bị Tôn Thất Thuyết bắt đi an
trí tại Quảng Ngãi. Khi Đồng Khánh lên ngôi, ông trở lại Huế và mất ở đấy.
Tác phẩm có Vĩ Dạ Thi tập.
1407. Nhà trên núi.
Khách mệt, dừng xe sát cổng nhà.
Mấy cô sơn nữ tóc không hoa.
Hoa đào đã rụng, hoa lan héo.
Họ chỉ hái dâu, rồi hái trà.
NGUYỄN TƯ GIẢN
Sinh nqưm 1823, mất 1890, tự Tuân Thúc,
Hy Bạch, Thạch Nông, hiệu Vân Lộc, người
làng Du Lăng, Đông Ngàn, nay là Đông Anh, Hà Nội. Ông đỗ Hoàng giáp năm
21 tuổi, làm quan đến chức thượng thu bộ Lại, cơ mật đại thần. Tác
phẩm có Yên Thiều thi văn tập, Thạch Nông toàn tập.
1408. Đêm qua sông Gianh
Triều chưa
lên, nước lặng.
Gió nhẹ, trăng
mới nhô.
Đèn nhà chài
le lói.
Ai hát điệu
chèo đò.
1. Ngô tiên sinh ở đây là Ngô Thì Sĩ.
Nhị Thanh, một động đẹp ở Lạng Sơn, nơi Ngô Thì Sĩ trấn thủ.
NGUYỄN CÔNG TRỨ
Sinh 1778, mất 1859, tự Tồn Chất, hiệu
Ngộ Trai, Hy Vân, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông đậu giải
nguyên năm 41 tuổi (1819), từng trải qua nhiều chức như Dinh điền sứ, Tư nghiệp
Quốc tử giám, chủ sự bộ hình, Án sát... rồi làm Phủ Doãn phủ Thừa Thiên. Ông
thích thơ Nôm, chất thơ hài hước, ngỗ nghịch.
1409. Tự mừng thọ
Nhớ thời còn nhỏ nghịch như ma.
Thời ấy bây giờ thật khác xa.
Xưa làm rối gỗ trêu thiên hạ,
Nay vụng, lưng còng, giống rối già.
May lòng trung thực không tô mặt,
Tóc râu không nhuộm, để lòa xòa.
Chỉ thẹn đức, công còn quá mỏng.
Thôi để núi Hồng phán xét ta.
NGUYỄN
KHUYẾN
Sinh năm 1835 tại Ý
Yên, tỉnh Hà Nam, mất 1909 tại quê nhà. Nhiều lần thi hương, thi hội không đỗ,
mãi đến 1871 mới đỗ đầu thi hội và thi đình, học vị hội Hoàng Giáp, được vua Tự
Đức ban cờ biển và hai chữ Tam Nguyên, được bổ làm Toàn tu sử quan trong triều.
Cuối đời về ở ẩn dạy học. Tác phẩm có
"Quế sơn thi tập", "Tam Nguyên Yên Đổ thi ca"...
1410.
Đêm thu ngắm trăng
Bốn bề yên tĩnh một mình ta.
Phòng văn tựa ghế, ngắm trăng tà.
Một chiếc lá thu rơi, bay đến,
Gợi biết bao nhiêu nỗi nhớ nhà.
1411.
Phu trạm
Suốt ngày khênh cáng chẳng ngơi chân.
Phu trạm, thân anh thật nhọc nhằn.
Đâu biết chính người ngồi trên cáng,
Hai chục năm qua lắm bụi trần.
1412.
Núi Dục Thúy
Ai đặt tên Dục Thúy
Núi đã có từ lâu.
Bên sông ngôi chùa cổ.
Vách núi một mái lầu.
Thăng Phủ bia còn đó,
Sư Tuệ Viễn ở đâu?
Xế tà, thêm hoài cổ,
Chim hót gợi thêm sầu.
1413. Qua sông Tồn
Sông Tồn nay trở lại.
Chiều thu, lòng thêm sầu.
Sóng lạnh ngoài cửa biển.
Sương ướt trên lá dâu.
Tóc bạc cùng năm tháng.
Trên hồ lá thuyền câu.
Văn nhân nhiều phiền muộn,
Đâu riêng chuyện lên lầu.
1414.
Lên núi Ngũ Hành, viết thơ để lại
Ngũ
Hành sừng sững vút lên không.
Xanh
tươi, rực rỡ tựa tiên bồng.
Sóng
biển lô xô, nhìn tít tắp.
Cửa
hang lơ lửng mặt trời hồng.
Nửa
đêm chuông điểm nghe ngưng đọng.
Đá
khóc từng hàng giọt lệ trong.
Chiêm
ngưỡng kỳ quan này tuyệt tác,
Tự
nhiên thư thái hẳn trong lòng.
1415.
Núi Long Đọi
Ở
giữa đồng bằng, ngọn núi xanh.
Nhấp
nhô nhà cửa bốn xung quanh.
Uốn
lượn con đường dài hút mắt.
Líu
lo chim hót, lượn trên cành.
Xa
xa xóm nhỏ vương mây khói.
Thân
già, mắt kém, khó đi nhanh.
Sướng
nhất trên kia, nơi mát mẻ,
Có
ông sư béo ngủ ngon lành.
1416.
Đêm xuân, thương con thiêu thân
Cánh mỏng, thương ngươi phận yếu hèn,
Mà dám quang minh chết trước đèn.
Hoảng sợ chết liền là một nhẽ,
Ung dung mà chết, đáng nêu tên.
Tri năng trời phú còn chưa mất,
Chẳng màng danh lợi đợi kề bên.
Đèn dẫu giết ngươi, lòng vẫn xót,
Thành tro, ngấn lệ đỏ còn hoen.
1417. Cảm nghĩ nhân trung thu năm Giáp Thân (1884)
ở
Hà Nội, viết gửi cho bạn đồng niên là ông cử họ Ngô
Cùng nhau đón Tết ở đất này.
Giờ đã mười năm, cảnh đổi thay.
Đèn hồng, nến đỏ, hư mà thật.
Mũ trắng, dù xanh ta lẫn Tây.
Tô Giang sóng vỗ như tức giận.
Nùng Lĩnh cô đơn mảnh nguyệt gầy.
Nghe nói đi đâu giờ cũng cấm.
Có nhớ lần ta dạo trước đây?
1418. Sông Ghép
Lần nữa qua sông Ghép.
Một mái chèo chơi vơi.
Đàn cò bay về tổ.
Vệt núi vắt lưng trời.
Gió giật, thuyền chao mạnh.
Cát lún giữ chân người.
Khách đi đường sợ nhất
Tiếng sóng gầm ngoài khơi.
1419.
Cảm tác
Mười
hai năm lẻ được làm quan.
Những
mong ân huệ được vua ban.
Nhưng
hay đau ốm, thôi thì nghỉ.
Ngày
ăn một bữa, sống an nhàn.
Mình
nghỉ, nhiều người còn ở lại.
Về
nhà, con cháu chắc gì ngoan?
Từ
nay cứ việc say và ngủ.
Chỉ
sợ đời sau chúng chê gàn.
1420.
Về nhà
Mười
năm xa cách, nay về nhà.
Tóc
bạc như sương, mắt lại lòa.
Cây
trong ngõ cũ nhìn khang khác.
Trên
trời chim lượn, nhận không ra.
Trẻ
con lễ phép: chào ông ạ.
Các
cụ gật đầu: ông đấy a?
Đêm
bên song lạnh ngồi im lặng.
Trời
khuya trăng đẫm ánh trăng tà.
1421.
Ban đêm, trò chuyên với
hai bạn học cũ là ông
Đồng và ông Tốn
Bốn
mươi năm trước học cùng nhau.
Gặp
lại hôm nay, bạc trắng đầu.
Anh
mải chơi cờ, anh đọc sách 1)
Đều
phường vô dụng, khác gì đâu.
Mẹ
già hai bác may còn khỏe.
Rủi
tôi hay ốm, mắt thường đau.
Nay
ta đánh chén, say nghiêng ngả.
Ngủ
gác lên nhau, chân lộn đầu.
1).
Sách Trang Tử có chuyện Tang và Cốc cùng chăn dê và bị mất dê, vì người ham đọc
sách, người mê chơi cờ. Hai người hai lý do, nhưng kết quả là mất dê, ý nói
không ai hơn ai.
1422.
Mùa xuân, bị ốm
Bài một
Nhiễu
nhương thế sự, lão Nho già.
Bây
giờ ta mới hiểu thêm ta.
Tài
năng thực sự thua thằng ở.
Hư
danh hơn mấy mụ đàn bà.
Nằm
nhiều, bẳn tính thành đơn độc.
Đi
lắm, quẩn quanh trong xó nhà.
Sáng
bảnh, trùm chăn không chịu dậy,
Mặc
trời nắng đẹp, mặc chim ca.
1423.
Mùa xuân, bị ốm
Bài hai
Mới
xuân, sương sớm ướt bờ rào.
Đã
nghèo, mùa mất, nghĩ buồn sao.
Hoa
chưa rụng hẳn, hương còn thoảng.
Thuốc
sắc vừa sôi, nước đã trào.
Buồn
chẳng muốn nghe con đọc sách.
Nghèo
không còn rượu để mời khao.
May
đêm có trận mưa nho nhỏ.
Dường
như bệnh tật giảm phần nào.
1424. Tiếng dế đêm thu
Đêm, trời đầy sao sáng.
Tiếng dế kêu ngoài đồng.
Quyện trong sương tháng Bảy,
Nghe mà buồn mênh mông.
Át cả tiếng trống điểm,
Chinh phụ thêm nhớ chồng.
Thân trai không được được để
Tiếng dế làm mềm lòng.
1425.
Cảm nghĩ đầu xuân
Năm
mới đến rồi, năm cũ qua.
Cỏ
cây tươi tốt, vườn đầy hoa.
Sao
ta khô héo, toàn gân cốt?
Nhanh
thật thời gian, loáng đã già.
Giáp
Tý 1) không ghi vì không lịch.
Xuân
Thu 2) ngại đọc bởi thù nhà.
Tài
mình chỉ vậy, mong gì nữa!
Chống
gậy ra ngoài, ta với ta.
1).
Hai chữ đứng đầu can và chỉ dùng để ghi năm, tháng, ngày theo âm lịch. Vì tác
giả không còn làm quan, không được vua ban lịch, nên chẳng biết ghi vào đâu.
2).
Khổng Tử viết kinh Xuân Thu, khen đại nghĩa nhà Chu, chê thói xấu kẻ thù của nhà Chu. Tác giả ngẫm mình không
làm được như Không Tử để cứu nước nên thẹn mà không dám đọc Xuân Thu.
1426.
Thơ nhàn
Cam
thân yếm thế khi đời thịnh.
Bạn
bè ai tốt để noi theo?
Làm
quan không giúp cho dân, nước.
Đọc
sách tu thân sáng lại chiều.
Xu
thời, trục lợi không khôn khéo.
Lương
tâm, trung thực vẫn còn nhiều.
Vậy
sao còn than nghèo và khổ?
Giàu
đạo, giàu thơ, nên chưa nghèo.
1427.
Tự thán
Đáng
thương ông già hơn năm mươi.
Mắt
đỏ, da đen, móm mém cười.
Thật
tội: ốm đau không được nghỉ -
Bận
ngủ, bận say và bận lười.
Danh
lợi đường đời không muốn biết.
Sắc
không cõi Phật - chuyện giời ơi.
Là
thế đời ta, sao thế nhỉ?
Để
rỗi, bắc thang lên hỏi trời.
1428.
Mưa thu
Ngồi
bên cửa sổ, lắng tai nghe
Mưa
thu rả rích, mưa dầm dề.
Rót
mãi, cuối cùng vò hết rượu.
Lúa
ngập vì mưa, buồn ủ ê.
Ngủ
say, chuột cắn không hay biết.
Thích
chải vì đầu cứ ngứa, tê.
Con
đường phía trước mưa lầy lội,
Đành
buộc thuyền câu vào bụi tre.
1429.
Mưa tạnh
Mưa
dầm dề, gió thổi.
Bệnh
không giảm, cứ ho.
Tiếng
khàn như tiếng hạc.
Con
mèo lạnh, co ro.
Ngày
- đọc truyện Tần, Tống.
Đêm
- mơ đất Kinh, Ngô.
Rồi
mưa tạnh, hửng nắng,
Lòng
ấm, nhà cũng khô.
1430.
Sau khi say
Cái ao nửa mẫu, tuổi năm mươi.
Say, bên cửa sổ, cứ nằm chơi.
Lối đi cỏ uốn thành đai áo.
Ao bùn mặt nước cánh sen rơi.
Lúc nhàn, chỉ rượu là tri kỷ.
Câu thơ ngâm vặt chẳng cần người.
Xuân tàn, mắt kém không nhìn rõ,
Chỉ thấy lom lem sáng mặt trời.
1431.
Ngày hè thăm người anh em bên ngoại
là bác Đặng, khi trở về làm thơ
là bác Đặng, khi trở về làm thơ
Chống
gậy, men theo lối cỏ dày,
Tới
thăm bác Đặng ở thôn này.
Râu
tóc cả hai đều điểm bạc.
Nửa
xóm bây giờ đã đổi thay.
Thấy
người, con chó nhà bên sủa,
Tránh
nắng, trâu nằm dưới gốc cây.
Thầm
khen thật khéo, ông trời khỏe,
Sáo
gió vi vu thổi suốt ngày.
1432.
Mạn hứng
Cáo việc kinh đô, sống ở nhà.
Mấy năm nghèo ốm chỉ mình ta.
Trước cửa, mặt trời thu bóng ngắn,
Ngoài sân, gió thổi khóm tre ngà.
Lão nông biết ruộng cằn hay tốt.
Lái buôn hiểu rõ đấu non già.
Hứng lên, chỉ bạn cùng chai rượu,
Ngồi nhìn ngọn núi phía trời xa.
1433.
Tự than thở một mình
Ngẫm
chuyện mười năm, lòng tái tê.
Sự
đời thay đổi, nhìn mà ghê.
Cá
ăn thịt cá vì tham lợi.
Cùng
một giống nòi, tre cột tre.
Cái
khổ ngày nay do ai nhỉ?
Người
xưa ở ẩn bỏ về quê.
Nhắn
ai quen biết ngoài đô thị:
Đời
loạn mà sao chửa muốn về?
1434.
Đầu hè
Sáo
diều văng vẳng tự đâu xa.
Bên
ao, sen đã nở đêm qua.
Sáng
dậy không ngờ hè lại đến.
Trên
cành, đâu đó có chim ca.
Vợ
chết, nằm lo ông hàng xóm.
Cãi
nhau inh ỏi bốn năm bà.
Những
muốn dạo chơi cho khuây khỏa,
Nhưng
mắt lại đau, phải ở nhà.
1435.
Ngày hè hửng nắng
Được
ngày hửng nắng, ngước lên trông.
Trong
mây thấp thoáng mặt trời hồng.
Tằm
đói đòi ăn, đang tỉnh dậy.
Lúa
mới ngậm hơi đã trổ đòng.
Chú
bé lùa trâu thong thả bước.
Nhà
bên, ông lão lại thăm đồng.
Tựa
cửa một mình, ngồi uống rượu.
Quạ
về, tha rác lượn trên không.
1436.
Tiễn học trò là Nghĩa định Sứ quân Lê Như Bạch,
nhân tiện gửi các học
trò ở kinh thành
Kinh
thành từ biệt, bảy năm sau,
Gặp
anh, nhớ bạn cũ từ lâu.
Gió
bụi mịt mờ, người một ngả,
Bây
giờ thấy mặt có ngờ đâu.
Nghĩ
đến bút nghiên, trào nước mắt,
Ngước
nhìn sông núi, những buồn đau.
Anh
về nhắn hộ người quen biết:
Huyền
án tiên sinh đã bạc đầu.
1437.
Ngắm cảnh chiều hè
Tháng
Tư, cái nóng đã gắt gay.
Sắp
giông, chim nháo nhác trên cây.
Phụ
nữ nuôi tằm lo chắn gió.
Người
nhà phơi lúa, dọn luôn tay.
Ham
việc, nhiều người còn cuốc xới.
Mặt
trời le lói giữa tầng mây.
Ai
ai cũng bận, không ai rỗi,
Xõa
tóc ngồi chơi chỉ lão này!
1438.
Nhớ núi Long Đọi
Ốm,
chẳng thăm chùa kể đã lâu.
Nhớ
cuộc chơi xưa, những luống sầu.
Chùa
cổ bốn bên, cây với đá.
Sư
nghèo, mây khói ngủ kề nhau.
Tre
bọc mấy tầng che mất lối.
Ai
đứng đợi thuyền bên bãi dâu?
Tiểu
đồng quên cả chuông giờ ngọ.
Ông
già nằm ngủ dưới gốc cau.
1439.
Tết trung thu không có trăng,ba ngày sau
bỗng nhiên trời tạnh, cảm tác
bỗng nhiên trời tạnh, cảm tác
Không
nhiều sông núi chốn đồng quê.
Cảnh
buồn, gió lạnh thổi se se.
Trung
thu trời tối, không trăng sáng,
Khiến
lão già này thêm ủ ê.
Thơ
phú chua cay thành khiếm nhã.
Cảnh
nhuốm hơi thu thêm não nề.
Bất
chợt mây tan, trời lại sáng.
Một
bóng thuyền con bên khóm tre.
1450.
Hồ Hoàn Kiếm
Ba
mươi năm vắng, gặp bây giờ,
Cảnh
sắc ngày xưa đã nhạt mờ.
Nhà
tranh, cổng gỗ thành lầu đá.
Đêm
nghe tiếng súng, vắng đàn thơ.
Chim
én có về, quên chốn cũ.
Nơi
đàn cò ngủ khói như tơ.
Năm
trăm năm trước vùng văn vật,
Nay
sót một mình ngọn núi trơ.
1451.
Khóc vợ
Năm
mươi năm chẵn sống cùng nhau.
Giấc
mộng hoa hòe vụt qua mau.
Thành
giấc nghìn thu trong nấm mộ.
Ai
rồi cũng chết, khác gì đâu.
Có
thể những người trên cõi Phật
Không
thích người đời than khóc lâu.
Sống
tám trăm năm như Bành Tổ,
Phải
biết bao lần thêm khổ đau?
1452.
Tức sự
Một
mình bên cửa sổ.
Mưa
dầm, dài lê thê.
Rét
lâu, lúa chín muộn.
Mây
nặng, núi thấp tè.
Ngấm
nước, tường rêu mốc.
Rượu
nhiều, buồn ủ ê.
Không
biết xuân đã hết,
Một
con én bay về.
1453.
Nói chuyện với bạn
Xưa
theo thầy học cả hai ta,
Nay
tóc cả hai bạc, đã già.
Đời
lắm đổi thay, khôn nắm bắt.
Chẳng
ai trẻ mãi, tiếc chi mà.
Chuyện
mới ngày nào thành chuyện cũ.
Hãi
hùng giấc mộng dữ đêm qua.
Ước
gì có rượu Trung Sơn nhỉ,
Uống
say, tỉnh dậy đã thái hòa.
PHAN
THANH GIẢN
Sinh năm 1796 mất 1867, tự Tĩnh Bá, hiệu
Lương Khê, quê ở huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, đậu tiến sĩ năm 1826, làm quan
đến Hiệp biện đại học sĩ, từng đi sứ sang Trung Quốc và Pháp; khi Pháp đánh
chiếm Vĩnh Long, ông uống thuốc độc tự tử.
1454. Đêm đậu
thuyền nghe sáo
Sóng ngang bờ,
nước rút.
Trăng đầy
vịnh, trời quang.
Xa xa ai thổi
sáo.
Lá rụng, núi
âm vang.
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Sinh năm 1828, mất 1871, người làng Bùi
Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông theo đạo Thiên Chúa, học chữ Hán, được
giám mục Gauthier dạy tiếng Pháp rồi đưa sang Pháp học ở Paris, sau đó là La
Mã. Về nước năm 1868, ông có nhiều đề nghị cải cách giáo dục, xã hội, chính
trị, ngoại giao và kinh tế nhưng không được nhà Nguyễn nghe theo. Ông chủ trương
hòa hoãn với Pháp để phát triển đất nước.
1455. Cảm xúc khi qua đèo Ngang
Đây từng biên
giới chia Nam Bắc.
Bắc Nam nay đã một
sơn hà.
Ải cao tôn thế
cho non nước,
Núi rừng trùng
điệp giữa bao la.
Còn đó lũy xưa
nay đổ nát.
Còn đó bia
vua, nghĩa sáng lòa.
Đừng trách leo
đèo thân vất vả.
Qua đèo, kinh
Huế chẳng còn xa.
1456. Họa thơ vua răn dạy các quan văn
Ơn vua chưa
đền được,
Còn nặng gánh
non sông.
Đánh giặc -
không đủ sức.
Dâng thư, lệ
hai dòng.
Kiếp phù sinh,
đầu bạc.
Săt son vẫn
một lòng.
Gió xuân đang
thổi đến.
Mong yên chốn
biên phòng 1).
1. Lúc này Pháp đang rắp tâm chiếm sáu
tỉnh Nam Bộ.
NGUYỄN QUANG BÍCH
Ông nguyên họ
Ngô, tên hiệu là Ngư Phong, sinh năm 1830, người xã Trình Phố, huyện Chân Định,
nay là Tiền Hải, Thái Bình, đậu Đình Nguyên Hoàng Giáp năm Kỷ Tỵ (1869), làm
quan đến chức tuần phủ Tuyên Hóa. Ông theo Cần Vương, chống Pháp quyết liệt,
sau ốm, mất năm 1889.
1457. Thơ vịnh hoa hụê
Chỉ nở ban đêm, hương ngất ngây.
Sợ bẩn nên hoa tránh nở ngày.
Luôn hướng trời cao, thân đứng thẳng.
Giũ mình không chút bụi trần dây.
1458. Trên núi
Con sông chảy ven núi,
Mưa lâu, rêu mọc dày.
Ngồi trên cao nhìn xuống,
Tưởng mình đang cưỡi mây.
HOÀNG VĂN HÒE
Sinh năm 1848
ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, biệt hiệu Hạc Nhân; đỗ tiến sĩ năm
1880 (Tự Đức thứ 13), từng làm tri phủ huyện Kiến Xương, Thái Bình, sau treo ấn
từ quan tham gia chống Pháp với đề đốc Tạ Hiện và vua Hàm Nghi; không rõ năm
mất. Tác phẩm có Tập thơ chữ Hán
"Hạc Nhân Tùng Ngôn".
1459. Hoa cúc
Chợt thèm uống
rượu lúc thu sang.
Hoa nở ngoài sân
tựa núi vàng,
Cái nghèo vẫn
thế, ta yêu cúc
Có phải vì hoa
giống họ Hoàng?
1460. Đêm nghe tiếng sóng
Suốt ngày đi ven
biển,
Nghe sóng đánh
ào ào.
Đêm chợt tỉnh,
không hiểu -
Tiếng sóng hay
mưa rào?
1461. Đi thuyền trên sông, xuất khẩu
thành thơ
Nửa đời lưu lạc,
kiếp bơ vơ.
Lánh bụi Trường
An, sống vật vờ.
Vất vả quanh
năm, ngày rỗi việc,
Chơi thuyền một
chuyến hóa nhà thơ.
1462. Cao hứng ở quán bên sông
Bài bốn
Bừa bộn bình trà
với bút nghiên.
Tóc rối, một
mình hứng, xướng lên.
Trẻ con chỉ trỏ:
Ông này lạ,
Nửa giống người
khôn, nửa giống điên.
1463. Cao hứng ở quán bên sông
Bài
năm
Đất trời hòa
lẫn, sáng long lanh.
Núi sạch sau
mưa, bệnh cũng lành.
Muốn tìm bạn cũ,
không tìm được,
Đành ngắm thông
già, ngắm núi xanh.
1464. Cao hứng ở quán bên sông
Bài tám
Đang xuân, thật
đẹp cảnh ven sông.
Nhìn hoa, bất
chợt xốn xang lòng.
Gặp người, hỏi
chuyện làng quê cũ:
Lúa ngô có tốt,
được mùa không?
1465. Trên thuyền về An Định
Thuyền về đến
bến, trời tan mây.
Mưa tạnh, xa xa
cánh nhạn bay.
Sóng biếc, cỏ
cây như tranh gấm.
Xin hỏi: Ai thêu
đẹp thế này?
1466. Cầu trên sông Hương
Chiếc cầu, trăng
xế, bắc qua sông,
Thuyền bán,
thuyền mua đứng giữa dòng.
Tiếng mái chèo
khua xen tiếng hát,
Cộng với tiếng
người ở phía đông.
1467. Đền thờ trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi
Sân ngập ánh
trăng, cỏ mọc dày,
Dấu thành còn đó
giữa rừng cây.
Bốn bề tĩnh
mịch, buồn man mác.
Tương truyền họ
Mạc dạy nơi này.
1468. Thành
Diễn Châu
Diễn
Châu gần biển, cảnh vui thay.
Tạm
dừng xe ngựa, ngắm nơi này.
Trên
cạn ốc sò thành lũy cứng, 1)
Dưới
sông tôm cá khóc đêm ngày.
Chợt
nhớ người xưa khi tựa cửa,
Ngắm
chiều ráng đỏ, cánh chim bay.
Đã
bốn chục năm, buồn ngẫm lại -
Bèo
bọt cuộc đời tựa áng mây.
1). Dọc bờ
biển Diễn Châu nền đất chủ yếu được tạo thành bởi nhiều lớp xác ốc sò bị nén
cứng. Nhân dân địa phương thường đào lên làm gạch xây nhà.
1469. Sáng sớm ra đi từ Hà Nội,
viết trên
thuyền khi qua Vị Thành
Buồm căng, trời
nhiều gió.
Ráng làm cây rực
hồng.
Lòng khách như
nước chảy.
Trời se se chớm
đông.
Mái chèo khua
không nghỉ.
Đàn thơ, chén
rượu nồng.
Đã mấy đêm mưa
khói.
Trong mộng, vượt
nam sông.
1470. Đi
giữa rừng Cổ Pháp
Tiễn
người buổi sáng giữa rừng cây.
Nước
khe rửa sạch bụi lòng này.
Xế
bóng, mặt trời còn rực rỡ.
Giật
mình chim hót, gió lung lay.
Thời
loạn, tiều phu khinh phép nước.
Chủ
đói, người hầu túi nhẹ tay.
Nỗi
buồn ai hiểu mà tâm sự,
Họa
có chút tình, chỉ áng mây.
1471. Sông Hương, đêm trên thuyền
Sương khói trên
sông, cánh nhạn chao.
Chợt nhớ thuyền
con xưa, thưở nào.
Mây nhàn cùng
khách tranh sang bến.
Người xưa ngắm
cảnh, dạo lầu cao.
Nhiều nước, vùng
này hè vẫn mát.
Dân quen triều
biển lớn, mưa rào.
Trời in bóng
nước, trông mồn một,
Ngỡ nếu buông
câu, câu được sao.
1472. Lên núi Phật Tích
Nhàn rỗi lên
chơi ở núi này.
Thanh tao sông
nước, núi và cây.
Tùng trúc kề
bên, chùa phía dưới,
Lâu đài in
ngược, sóng lung lay.
Núi chạy dồn
nhau, chừng mỏi gối.
Chuyện đời thua
được chẳng hề hay.
Vương lang1) ngày trước giờ đâu nhỉ?
Chắc bận chơi cờ
giữa đám mây.
1). Theo
truyền thuyết, xưa có chàng Vương Chất lên núi Phật Tích, thấy hai ông già râu
tóc bạc phơ đang chơi cờ bên bàn đá. Tò mò, chàng để rìu xuống ngồi xem. Hết ván cờ, ngoảnh lại nhìn thì
thấy cán rìu đã mục nát. Chàng hiểu chàng đã lạc vào cõi tiên, nơi một ngày
bằng trăm năm.
1473. Ngâm
vịnh với ông già cùng làng
Sáu
mươi chín tuổi đã là già.
Quá
đủ đau buồn với chúng ta.
Đuổi
người, năm tháng như tên bắn.
Công
danh rốt cục cũng thành ma.
Soi
gương thấy tóc lâm râm bạc.
Sáng
trưa chiều tối uống ngà ngà.
Chung
qui nhàn nhã là hơn cả.
Hết
chơi với cháu, lại trồng hoa.
1474. Thơ đề
miếu Cổ Loa
Một
mình sừng sững giữa trời mây.
Một
thời dấu vết vẫn còn đây.
Nỏ
thần ngày trước không còn nữa,
Còn
lại thành hoang cỏ mọc dày.
Bóng
trúc đung đưa, sương sớm lạnh,
Bờ
lau trăng trắng cánh cò bay.
Đứng
tựa lan can, ghi cảm xúc.
Nước
ao rửa ngọc, ngẫm buồn thay.
NGUYỄN VĂN SIÊU
Sinh năm
1796, mất 1872, tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, người làng Kim Lũ, Thanh Trì, nay
thuộc Hà Nội. Ông đỗ phó bảng năm 1828, làm quan đến chức Án sát và từng đi sứ
sang Trung Quốc. Nguyễn Văn Siêu được coi là một trong bốn văn sĩ giỏi nhất đương
thời. Tác phẩm có Phương Đình thi loại, Phương Đình thi tập, Phương Đình tùy
bút lục, Địa dư toàn biên, vân vân.
1475. Chơi
thuyền ở Tây Hồ
Bao
đời nay đã thế -
Núi
non và sông hồ.
Vẫn
như xưa thành cổ,
Sóng
lặng, núi nhấp nhô.
Tiếng
chuông làm tỉnh mộng.
Thu
về, lá vàng khô.
Sáng
nay tôi và bác
Chơi
cho hết buồn lo.
1476. Sớm
xuân ngủ dậy
Phòng
sách đèn còn sáng.
Tiếng
chuông chùa ngân nga.
Chủ
ngáp, tung chăn dậy.
Trẻ
báo đào ra hoa.
Bụi
trúc sương còn lạnh.
Nắng
sưởi khóm mai già.
Ngoài
cửa chim oanh hót -
Sắp
có khách đến nhà.
1477. Ngắm
trăng trên sông Nhị Hà
Lập
lòe ánh lửa xóm ven sông.
Thuyền
bè tấp nập, bến lưu thông.
Lâng
lâng tình khách bên bờ bắc.
Lơ
lửng trăng gầy ở phía đông.
Mây
thấp, cây sà, nhìn xuống nước.
Trời
cao, lầu gác hướng lên không.
Vũ
trụ xem ra tình ý thật.
Lúc
này ai nghĩ giống ta không?
1478. Bến Chương Dương
Người Nguyên càn rỡ kéo quân sang,
Trăm vạn tinh binh bị bắt hàng.
Thắng giặc đâu riêng nhờ tướng giỏi,
Còn nhờ dân chúng đất Nam bang.
Biên giới hai bên trời định sẵn.
Uy danh "cướp giáo" vẫn còn vang.
Gió thu bến cũ đi theo khách.
Khách tung vạt áo, đứng hiên ngang.
TRẦN BÍCH SAN
Sinh năm 1840, mất 1877, tên chữ là Vong
Nghi, hiệu Mai Nham, người huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Đinh, đậu Tam Nguyên triều
Nguyễn, được Tự Đức đổi tên thành Trần Hy Tăng, làm quan đến chức Tả tham tri
bộ Lễ. Là một sĩ phu yêu nước, ông muốn cải cách đất nước. Năm 1877 ông được
vua triệu về kinh để làm chánh sứ sang Pháp nhưng mất đột ngột.
1479. Sóng biển
Đêm khuya ở công quán,
Nghe sóng réo một mình.
Nước Pháp gây khó dễ -
Sóng biển cũng bất bình.
1480. Ngày mồng một Tết Mậu Thìn
Gió xuân, vẫn gió cũ,
Từ biển thổi vào phòng.
Chim kêu như mời rượu,
Ngày đẹp, trời xanh trong.
Tình vua tôi bền chặt.
Rạng rỡ cảnh non sông.
Năm nay ở Bến Nghé
Hoa nở có nhiều không?
NGUYỄN XUÂN ÔN
Sinh năm 1825, mất 1889, hiệu Ngọc Dương,
người làng Lương Điền, Đông Thanh, thuộc Diễn Châu, Nghệ An. Ông thi đỗ tiến sĩ
năm 1871, làm quan đến chức án sát Bình Thuận, Quảng Ngãi rồi cáo quan về quê,
sau hưởng ứng chiếu Cần Vương, bị Pháp bắt và chết trong nhà lao Huế.
1481. Tràng An hoài cổ
Nghìn năm khởi
nước, dựng cơ đồ,
Trăm năm lăng
tẩm biến thành gò.
Lầu son thành
chốn tanh hôi cả.1)
Xóm làng đây đó cháy thành tro.
Doanh trại suốt ngày vang tiếng súng.
Ngoài đường ầm ĩ tiếng ô tô.
Mong sao đất nước mau yên ổn,
Mọi miền hướng tới đất thành đô.
1. Chỉ những nhà cao đẹp do người Pháp
ở.
DƯƠNG KHUÊ
Sinh năm 1839, mất 1902, hiệu Vân Trì,
quê ở Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến
chức tổng đốc Nam Định, sau từ quan về nhà. Tác phẩm có Vân Trì thi thảo.
1482. Tết Trung Thu ở Hà Thành
Trời quang, gió lặng, hết mưa ngâu.
Hà Thành đèn sáng suốt đêm thâu.
Nhộn nhịp phố phường, xe chen chúc.
Hồ Gươm trăng sáng chếch bên lầu.
Bàn cờ thế sự chưa lường trước.
Tuổi già mượn rượu để tiêu sầu.
Trẻ con ham nghịch trò rồng cá 1),
Không biết sơn hà thu đã lâu.
1.Ý nói chơi trò rước đèn rồng, đèn cá
trong tết Trung Thu.
ĐẶNG THÁI THÂN
Chưa rõ năm sinh, năm mất, hiệu Ngư Hải,
người huyện Nghi Lộc, Nghệ An, học trò và là đồng chí của nhà cách mạng Phan
Bội Châu. Ông bị giặc bắt năm 1910, chống trả quyết liệt rồi tự tử chết.
1483. Cảm hứng
Đêm nghe sóng
vỗ tựa mưa giông
Mới biết ngoài
kia là Biển Đông.
Muốn gửi tâm
tư vào ngọn gió,
Chỉ ngại trời
xanh thấu nỗi lòng.
ĐINH PHU NHÂN
Chưa rõ họ tên, năm sinh và năm mất, chỉ
biết bà tham gia cách mạng, bị Pháp bắt và tra tấn dã man nhưng một mực không
khai. Trước khi chêt, bà để lại ba bài thơ tuyệt mệnh. Nhà nghiên cứu Chương
Thâu cho bà là Ấu Triệu, tức Lê Thị Đàn, một nữ đồng chí của Phan Bội Châu.
1484. Thơ tuyệt mênh
Bài một
Lạnh lùng nhà
ngục lúc quyên sinh.
Biển rộng,
trời cao, khóc một mình.
Vì nước quên
thân là phận nữ.
Giận lũ mày
râu hèn, đáng khinh.
1485. Thơ tuyệt mênh
Bài hai
Suối vàng, khi
xuống gặp Trưng Vương,
Giọt máu chim
quyên khóc xót thương.
Nếu may sống
lại thành Bồ Tát,
Nghìn tay cầm
kiếm, lại lên đường!
1486. Thơ tuyệt mênh
Bài ba
Thương nước,
thương dân, lệ ứa nhòa.
Sông Hương
giận dữ nổi phong ba.
Sự nghiệp
thành công, khi hết giặc,
Có người hương
khói trước mồ ta.
NGUYỄN
THƯỢNG HIỀN
Sinh năm 1866, mất 1925, người huyện Sơn
Lãng, nay là huyện Ứng Hòa, Hà
Tây, đậu Hoàng Giáp năm 1892, triều Huế thúc ép mãi mới chịu ra làm quan; có tư
tưởng yêu nước, ủng hộ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu; từng sang Trung
Quốc, Nhật Bản và đảm đương nhiều việc hệ trọng của "Việt Nam Quang phục
hội". Cuối đời đi tu, ở ẩn ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, và mất ở
đó.
1487. Cùng tướng
quân Nguyễn Mạnh Hiếu
chơi chùa Năng
Nhân, tỉnh Việt Đông.
Người hùng cái
lợi chẳng mưu cầu.
Nợ nước, mài
gươm hẹn với nhau.
Chơi chùa, nói
chuyện toàn đao kiếm.
Lặng lẽ sư
nghe, chỉ lắc đầu.
1488.
Cùng ông Nguyễn Thời Hiến 1) dạo
chơi
các
núi ở Tây Hồ, 2)
viết bài này để tặng.
Chơi núi mỏi
chân, lại xuống thuyền,
Trở về quán rượu, uống triền
miên.
Nợ nước, thù
nhà cần phải trả,
Đừng đem cầm
cố kiếm Long Tuyền.
(1) B¹n cña NguyÔn Thưîng
HiÒn, ngưêi tØnh Gia §Þnh, Nam Kú, mét ngưêi yªu nưíc vµ cã nghÜa khÝ.
(2) Khu th¾ng c¶nh ®Ñp ë phÝa t©y thµnh phè Hµng Ch©u,
tØnh ChiÕt Giang, Trung Quèc.
1489. Tặng
Chương Thái Viêm 1)
tiên sinh khi ở
Đông Hải 2)
Con thuyền
muôn dặm giữa trùng khơi.
Đất khách gặp
nhau, nói chuyện đời.
Tàn rượu, bên
đèn ngồi đọc sách.
Tây lầu gió
thổi, đẫm mưa rơi.
(1) Nhµ c¸ch m¹ng Trung Quèc, chñ bót tê "D©n
b¸o" cña §¶ng c¸ch m¹ng do T«n DËt Tiªn l·nh ®¹o.
(2) Tøc NhËt B¶n ngµy nay.
1490. Đi thuyền
ghé Hương Cảng
Thuyền đậu bờ
sông, cỏ mọc dày,
Ngoái nhìn đất
mẹ phía trời mây.
Lưới chài khắp
chốn phơi như bẫy, 1)
Trên trời lồng
lộng cánh chim bay.
(1) T¸c
gi¶ muèn nãi ®Õn m¹ng líi mËt th¸m mµ thùc d©n Ph¸p bè trÝ ë ®©y ®Ó b¾t c¸c
nhµ c¸ch m¹ng ViÖt Nam.
1491. Núi Ngũ Hành
Bài môt
Hăm lăm năm lẻ
cõi nhân trần.
Bồng Lai không
thấy, tạm dừng chân.
Động đẹp Tàng
Chân nay được thấy,
Quét đá, dâng
hoa cúng các thần.
1492. Núi Ngũ Hành
Bài hai
Uống rượu, người
nhàn dưới bóng cây.
Tiên ông ngày
trước nghỉ nơi này.
Tiên phật là
ai, không muốn biết.
Mây nhàn phía
dưới lững lờ bay
1493. Cuối xuân, nhà trên núi
Sáng dậy nghe
chim hót.
Sương ướt đẫm
mái gianh.
Sông Ngân Hà
trước mặt.
Mai nở trắng
trên cành.
Một ngày dài đợi
việc.
Sông núi đẹp
như tranh.
Đêm qua mơ về
nước,
Thấy toàn
ruộng lúa xanh.
PHAN CHU TRINH
Là chí sĩ yêu nước nổi tiếng, Phan Chu
Trinh sinh năm 1872, mất 1906, hiệu Tây Hồ, quê xã Tiên Lộc, nay là Tiên Hồ,
Tiên Phước, Quảng Ngãi. Ông đậu cử nhân rồi phó bảng, làm quan một thời gian
ngắn và bắt đầu hoạt động cách mạng, chủ trương chống Pháp theo kiểu hợp pháp. Ông từng đi
Pháp, bị bắt đày ra Côn Đảo. Tác phẩm có Giai nhân kỳ ngộ, Tỉnh quốc hồn ca,
Tây Hồ thi tập, vân vân.
1494. Bị giải ra khỏi kinh thành
Xiềng gông đầy
người, chân lê bước.
Miệng hát, thì
ra lưỡi vẫn còn.
Một khi đất nước
đang nô lệ,
Thân trai há
phải sợ Côn Lôn?
1495. Ốm nằm ở Phan Thiết
Lại muốn một
vòng thăm đất nước.
Tam Phan 1) mưa lớn, phải nằm nhà.
Xa xứ, một
mình nghe sóng vỗ.
Lòng này ai
hiểu thấu cho ta?
1. Ba địa danh có tên là Phan - Phan
Rang, Phan Rí, và Phan Thiết.
1496. Tết Nguyên Đán ở kinh thành
Sông Hương,
núi Ngự đẹp xưa nay.
Thật vui, dân
chúng đón xuân này.
Các quan áo mũ
vào cung tế.
Dân thường gặp
bạn, uống, cùng say.
Làm công một
tháng dăm đồng bạc.
Cả năm vui vẻ
chỉ ba ngày.
Ra về chuếnh
choáng, còn buôn chuyện.
Mọi người ái
ngại, tưởng thằng ngây.
PHAN BỘI CHÂU
Sinh năm 1865, mất 1940, hiệu Sào Nam,
quê làng Đan Nhiễm nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ông đậu Giải Nguyên năm
1900, bốn năm sau thành lập Hội Duy Tân. Năm 1905 ông xuất dương thành lãnh tụ
phong trào Đông Du, sau này thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Phan Bội Châu là
tấm gương tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống Pháp vì độc lập dân tộc. Ông bị
bắt năm 1925 ở Quảng Châu, bị giải về nước và giam lỏng ở Huế cho đến khi mất.
Tác phẩm có Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Bái thạch vi huynh và
nhiều cuốn khác.
1497. Chia tay khi ra nước ngoài
Cái chí làm trai phải giúp đời.
Lẽ đâu phó mặc cả cho trời.
Việc nước bây giờ ta gắng sức,
Sau này người khác, quyết không
ngơi.
Sống nhục làm gì khi nước mất.
Đọc sách, tán suông chỉ mụ người
Muốn theo ngọn gió ra Đông Hải,
Vẫy vùng với sóng giữa trùng
khơi.
LÊ ĐẠI
Sinh năm 1875, mất 1951, tên chữ là Siêu
Tùng, hiệu Từ Long, người Thịnh Hào, Hà Nội. Đỗ tú tài hai lần nên thường được
gọi là ông Kép Thịnh Hào. Ông tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, bị Pháp
bắt đày ra Côn Đảo, đến năm 1925 mới được tha.
1498. Tặng bác Huỳnh Thúc Kháng
Côn Lôn ngày ấy... chuyện lâu
rồi.
Nghề rút ruột tằm, bác với tôi.
Ngẫm lại, văn chương vô tích sự.
Nói lắm, viết nhiều cũng thế thôi.
Hết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét